Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Đa Số Sinh Viên Việt Nam Kém Tiếng Anh? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Phương pháp và giáo trình lạc hậu
Có lẽ chúng ta đều đồng ý với sự thật này. Nhiều thế hệ học sinh hẳn đều thuộc nằm lòng mẫu câu giao tiếp huyền thoại: “Hello, how are you? I’m fine, thank you. And you?”. Với cách dạy tiếng Anh gần như không thay đổi khi phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa mà không chú trọng thực tế đã biến việc dạy và học tiếng Anh thành một hệ thống photocopy quy mô lớn khi hàng ngàn học sinh không thể áp dụng những gì mình học vào giao tiếp, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của việc học tiếng Anh.
Dù đã trải qua khá nhiều đợt cải cách giáo dục, song cách dạy tiếng Anh vẫn không hề thay đổi. Thầy cô và học sinh sẽ học từ vựng trong sách giáo khoa, dịch nghĩa và trả bài những từ vựng ấy. Các bài đọc hiểu gần như sẽ được yêu cầu học thuộc để có thể điền vào các bài kiểm tra. Với phần nghe, hầu như học sinh rất ít khi được nghe, và nếu có thì đều được phát trước phần nội dung để dễ theo dõi. Phần lớn thời gian chúng ta dành ra để ôn luyện ngữ pháp tiếng Anh. Kết quả chúng ta có những tân sinh viên có thể vững ngữ pháp (hoặc không) nhưng khả năng giao tiếp tiếng Anh thì gần như bằng không.
Liệu có khi nào bạn tra từ điển và thấy phần chú thích đây là từ cổ hay nghĩa cổ không? Thậm chí, theo thời gian một số từ vựng cũng bị thay đổi cách đọc. Do đó, bạn cần liên tục cập nhật để có những kiến thức đúng nhất. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta sẽ còn mất nhiều thời gian để tiếp tục cải cách và thay đổi, và có lẽ khả năng tiếng Anh của học sinh, sinh viên chúng ta vẫn chưa thể có chuyển biến lớn.
2. Trình độ của giáo viên
Có rất nhiều giáo viên dạy tiếng Anh thậm chí chưa bao giờ giao tiếp với người nước ngoài. Một vài giáo viên có kiến thức rất tốt, điều này không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không ít người trong số họ thì lại không như vậy.
Thậm chí một vài trường học ở nông thôn phân bổ một giáo viên phải dạy nhiều môn, và với việc dạy kiêm nhiệm quá nhiều như vậy sẽ không thể đảm bảo họ có kiến thức đủ sâu để truyền đạt. Cùng với thực tế quá nhiều trung tâm Anh ngữ được thành lập như hiện nay, nguồn cung giáo viên không đủ đáp ứng nhu cầu, việc tuyển chọn giáo viên có đủ kiến thức và kinh nghiệm là rất khó. Việc này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho học sinh, sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức tiếng Anh.
3. Sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ
Dù cùng sử dụng bảng chữ cái Latin, song có vẻ như đó là tất cả mối liên hệ giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Mà kể cả trong bảng chữ cái thôi cũng đã thấy nhiều chữ cái chưa xuất hiện trong tiếng Việt bao giờ như θ, ð, hay ʒ…
4. Lười
Rất nhiều người đã lên án hiện trạng của giới trẻ Việt: các bạn phí phạm rất nhiều thời gian của mình vào việc giải trí vô tội vạ. Điều đáng nói là có những bạn sinh viên, ngoài thời gian trên lớp, chỉ nằm dài ở nhà và lướt facebook hoặc làm những việc vô thưởng vô phạt khác. Các nguồn tài liệu học tiếng Anh miễn phí có rất nhiều trên mạng; tuy nhiên, nếu bạn không có ý định học thì những nguồn ấy cũng trở nên vô dụng mà thôi.
Tiếng Anh, hay bất kì ngôn ngữ nào khác, cũng cần sự ôn tập hàng ngày để nhuần nhuyễn và quan trọng hơn là để không bị quên. Việc học một vài ngày, sau đó bỏ luôn vì lười, vì mệt sẽ chẳng mang lại bất kì kết qủa nào. Và thế là trình độ của các bạn sinh viên lại đâu vào đấy.
5. Ngại
Ngại giao tiếp, không hiểu nhưng ngại hỏi, ngại khó nên không học,… có lẽ là những chữ ngại thường xuyên cản trở các bạn sinh viên trong việc học tiếng Anh. Như chúng tôi đã nói ở trên, do hạn chế về phương pháp và giáo trình nên nhiều bạn chưa tự tin vào kiến thưc của mình. Nhưng bạn vẫn có thể hỏi thầy cô, thậm chí là bạn bè hoặc tra cứu trên Internet.
Nếu bạn cảm thấy ngại vì không ai đặt câu hỏi mà chỉ có mình bạn thì hãy thay đổi quan điểm đó đi. Biết đâu cũng có rất nhiều người khác không hiểu như bạn thì sao? Hỏi không có nghĩa là bạn kém thông minh, nó thể hiện rằng bạn nghiêm túc với kiến thức mà mình đang được tiếp nhận và muốn tìm hiểu nó kĩ càng hơn mà thôi.
Bên cạnh đó, trong khi rất nhiều bạn hăng hái tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trò chuyện với người nước ngoài thì một bộ phận không nhỏ lại không dám tham gia. Các bạn lo sợ rằng phát âm tiếng Anh của mình không chuẩn, từ vựng không đủ hay không nghe được. Nhưng cứ mãi lo sợ như vậy cũng chẳng khiến trình độ của bạn tốt hơn đâu. Hãy mạnh dạn gạt bỏ đi những tư tưởng ngại ngần ấy nếu bạn muốn tiến bộ hơn.
Chắc các bạn vẫn còn nhớ Lệ Rơi, hiện tượng mạng một thời chứ? Không bàn đến giọng hát, chỉ riêng việc anh ấy dám hát và sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm của mình đã đủ để khiến nhiều người khâm phục rồi. Vậy bạn sẽ làm gì, gạt bỏ sự ngần ngại và học tiếng Anh hay tiếp tục lo sợ và trốn tránh?
Cố cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã có một phát biểu rất hay trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007: “Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”. Các bạn sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước, bạn sẽ làm gì để giúp Việt Nam đi lên và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới? Hãy bắt đầu với tiếng Anh, việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm. Chỉ cần nỗ lực, chúng tôi tin bạn có thể làm được!
Sĩ Thịnh Tổng hợp
CHUẨN HÓA TIẾNG ANH EMAS Tiên phong tại Việt Nam về chuẩn giọng tiếng Anh
Học MIỄN PHÍ phương pháp tự học tiếng Anh: https://freeweek.emas.edu.vn/
Sách tự học tiếng Anh giao tiếp giọng Mỹ: https://22cd.emas.edu.vn/
Hotline: 0933.6966.37
Facebook: https://www.facebook.com/ChuanHoaTiengAnh/
Vì Sao Học Sinh Việt Nam Yếu Tiếng Anh ?
Không có môn học nào gây ra sự phân biệt đối xử lớn đối với học sinh như môn ngoại ngữ. Không có môn học nào mà cha mẹ phải bỏ ra một khoản tiền lớn trong khoảng thời gian kéo dài có khi hơn chục năm cho con đi học ròng rã ở các trung tâm như môn tiếng Anh. Và kết quả là gì: trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam ngày càng giảm sút.
Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này – đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.
Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.
Các dữ kiện khác cũng cho thấy so với các môn học khác, kết quả học môn tiếng Anh của học sinh Việt Nam là kém. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trong khi điểm trung bình các môn văn và toán của thí sinh là 6,6, điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ ở mức 4,5 – là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5; đến 63,1% thí sinh đạt điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm – một mức rất thấp so với các môn thi khác. Phổ điểm môn tiếng Anh lệch sang trái, tức số thí sinh có điểm dưới mức trung bình năm nào cũng cao, đã kéo dài trong mấy năm nay.
Phải nói thẳng với nhau việc dạy và học tiếng Anh không có hiệu quả trước hết bởi năng lực các thầy cô môn này đa phần là còn yếu. Một lần nữa, đây không phải là nhận định của người viết mà là kết quả khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại nhiều địa phương: Cách đây mấy năm báo chí đã đưa tin địa phương nào cũng vậy, vài trăm giáo viên tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người; trên bình diện toàn quốc, tỉ lệ đạt chuẩn chỉ vào khoảng 2 – 3%. Giáo viên được đào tạo theo kiểu cũ, chú trọng nhiều đến ngữ pháp, dịch; nay khảo sát cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết theo chuẩn châu Âu thì tỉ lệ đạt thấp không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhưng nguy hiểm nhất là giáo viên tiếng Anh dạy ở bậc tiểu học lấy từ nhiều nguồn khác nhau, phát âm không chuẩn, dạy các em đọc sai ngay từ đầu, sau này rất khó sửa.
Học sinh cũng vậy: lúc ở lớp nhỏ, các em còn hăm hở sử dụng vài ba câu tiếng Anh mới học để đối đáp với bố mẹ ở nhà, qua lớp lớn là hết, rất ít em nhớ rằng những câu tiếng Anh vừa học là để nói với người nước ngoài nhằm mục đích giao tiếp. Với bài đọc tiếng Anh, phản ứng đầu tiên của nhiều em là cố dịch ra tiếng Việt để xem bài nói chuyện gì, rồi chăm chăm chú ý đến các phần thường hỏi trong bài thi đọc hiểu. Không mấy em nhận ra những điều hấp dẫn, bổ ích, mới lạ mà bài đọc cung cấp cho các em, hay cách viết, cách diễn đạt, cách dùng từ thú vị, độc đáo… trong văn bản. Bản chất của việc học ngoại ngữ là luyện tập, cứ luyện đều như múa quyền để khi cần bật ra đánh trúng; chứ học ngoại ngữ mà nghiền ngẫm để làm bài tập như toán, như hóa thì làm sao không yếu dần cho được.Bảng xếp hạng toàn cầu của EF
Để thay đổi, không thể một sớm một chiều đào tạo lại giáo viên, cần phải dựa vào công nghệ. Có thể tổ chức các lớp tập huấn để đào tạo giáo viên cách sử dụng các ứng dụng phục vụ việc dạy như từ điển có phát âm, phần mềm đọc to văn bản, thậm chí cả Google Translate để thầy cô tham khảo xem máy dịch như thế nào. Từ đó, trên lớp các thầy cô không cần trực tiếp dạy học sinh nữa mà để các em luyện tập với nhau, mẫu sẽ là máy đọc theo giọng của người bản ngữ. Chỉ đến khi nào, ví dụ với một học sinh lớp 3 bắt đầu học tiếng Anh, suốt một học kỳ không viết chữ tiếng Anh nào vào vở nhưng thuộc nhiều bài hát, thuộc nhiều mẩu đối thoại để đóng kịch với bạn hay kể được các mẩu chuyện ngắn trước lớp – lúc đó mới xem giáo viên đã thành công.
Lớp lớn cũng vậy, thầy cô không cần chăm chú dạy ngữ pháp, ra bài tập cho học sinh luyện để lấy điểm cao. Hãy để học sinh tự do tải về điện thoại các tự điển tiếng Anh có cả phát âm, tải chương trình dịch tự động, tải cả chương trình máy đối đáp với người như Google Assistant hay Siri. Cứ để học sinh quét bài đọc rồi nhờ Google Translate ngay từ đầu để các em thỏa mãn sự tò mò về nội dung bài. Thậm chí khi Google Translate dịch ngây ngô, điều đó cũng là một cách học: giúp các em đừng quá tin vào máy dịch mà xem đó như bước khởi đầu tương tự như khi dùng bách khoa trực tuyến Wikipedia. Sau đó tổ chức để các em lên nói về bài đọc, trình bày lại, các em khác đặt câu hỏi để tranh luận, cãi nhau về nội dung vừa học. Nói chung, không cần dạy gì nhiều ngoài việc cho học sinh gần như học thuộc lòng bài đọc để ai hỏi gì là có thể trả lời nhanh gọn, chính xác.
Để làm được điều này, cần giảm tải chương trình, cắt ngắn bài học, đơn giản hóa chương trình. Lớp nhỏ dạy đi dạy lại những câu giao tiếp bình thường trong cuộc sống, giúp các em nói trôi chảy nằm lòng; sao cho ít nhất khi vào trung học cơ sở các em có chừng vài trăm câu đã thông thạo để khi cần là đem ra sử dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. Lớp lớn bài đọc đơn giản hơn bây giờ nhưng mang tính thời sự hơn, chẳng hạn nói về những thay đổi trong cuộc sống ở thế kỷ 21. Làm sao để bản thân nội dung là mới, là hấp dẫn, gây tò mò ở học sinh, như cuộc tranh luận về mạng 5G có gây hại cho sức khỏe hay không. Học sinh có tò mò thì mới có động lực tìm hiểu bài đọc, tìm mọi cách để hiểu nội dung và nhớ nội dung để trình bày lại. Chừng nào động lực học tiếng Anh là vì điểm số chứ không phải vì muốn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, chừng đó khó lòng cải thiện thứ bậc xếp hạng Việt Nam so với các nước khác.
Ngày xưa người ta thường gọi tiếng Anh là sinh ngữ, một phần do nó liên tục biến đổi, liên tục tiếp nhận cái mới, nghĩa mới, cách dùng mới. Cách dạy, cách học bấy lâu nay xem nó như một tử ngữ kiểu ngày xưa người ta học tiếng Latin, bởi thế nên rất nhiều học sinh và kể cả giáo viên đã không thể nào hiểu được những khái niệm mới xuất hiện trong chừng 10 – 15 năm trở lại đây. Muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam, cần xem nó là sinh ngữ, tức nhìn nhận đấy chính là cầu nối giao tiếp, để học những nội dung mà nó chuyển tải, cách nó chuyển tải, bắt chước chuyển tải được như nó. Đừng xem bản thân tiếng Anh là đối tượng cần học mà chính là một công cụ ngôn ngữ để học những điều khác, để khi học sinh khi tranh luận, đối đáp, nếu các em có sai ngữ pháp cũng là bình thường. Sử dụng tiếng Anh tự nhiên, thường xuyên như một công cụ, tự các em sẽ hoàn chỉnh năng lực ngoại ngữ của mình bằng cách bắt chước người bản ngữ y như khi các em học tiếng mẹ đẻ vậy.
Theo thống kê giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2018 số trung tâm ngoại ngữ, tin học (bao gồm các loại hình trung tâm Anh ngữ, trung tâm tiếng Nhật và trung tâm ngoại ngữ – tin học) được cấp phép là 3.974, tăng 34,24% so với năm 2017. T5 Research – một công ty khảo sát thị trường của Việt Nam – dự báo năm 2020, con số này lên đến 5.533 trung tâm trên toàn quốc.
NGUYỄN VẠN PHÚ- TTCT
Vì Sao Nhiều Tân Sinh Viên Rớt Đầu Vào Tiếng Anh ?
Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên Thanh Niên ngày mai 31.12.2020 là một góc nhìn về những biến động trong năm 2020 từ dịch Covid-19 đã thay đổi thế giới đồng thời mang đến những giá trị gì cho con người.
Năm 2021, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến tuyển mới đến 8 ngành khối sức khỏe, bên cạnh nhiều ngành đã đào tạo trước đó.
Trường ĐH Mở chúng tôi công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Trong đó, đáng chú ý là trường tăng cường thêm phương thức tuyển thí sinh quốc tế.
Một sinh viên Trường ĐH RMIT đã giúp giải quyết thách thức rất lớn trong việc số hóa lượng lớn bệnh án tiếng Việt bằng cách giải mã chữ viết tay khó đọc của bác sĩ.
Việc Bộ GD-ĐT cho phép không dạy môn học ở tất cả các tuần và học sinh sẽ được học theo mạch kiến thức thay vì lặp lại số tiết của từng môn mỗi tuần được chính các nhà trường nhận định là thay đổi tất yếu.
Trường đại học Nguyễn Tất Thành ngày càng khẳng định ưu thế đào tạo cao học và được nhiều học viên tin tưởng lựa chọn để phát triển sự nghiệp của bản thân.
Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.12.2020 đặt vấn đề vì sao không nên học theo thời khóa biểu hằng tuần như hiện nay khi thực hiện chương trình giáo dục mới?
Ngày 26.12 vừa qua là một ngày vui của cả gia đình anh Trần Công Thành, vì hai cha con anh Thành cùng bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp ĐH ngành ngôn ngữ Anh (văn bằng 2) sau hơn 2 năm theo học.
Tham gia vào sân chơi trí tuệ đẳng cấp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, sinh viên trường Đại học (ĐH) Duy tân đã và đang khẳng định được năng lực thi đấu bền bỉ đầy hiệu quả trước các đối thủ “nặng ký” trên toàn quốc.
Sau 14 năm, quy định tuyển sinh chế độ cử tuyển với học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số đã có những điều chỉnh đáng kể, với yêu cầu đầu vào cao hơn hẳn về học lực, hạnh kiểm.
Xung quanh việc thiếu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng chuẩn đã được luật Giáo dục 2019 quy định, do vậy không thể làm trái luật khi cho tuyển giáo viên dưới chuẩn hoặc ‘nợ chuẩn’.
Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 29.12.2020 nêu quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc thiếu giáo viên tiếng Anh và mong muốn của các địa phương nhằm giải quyết tình trạng này.
Những Sinh Viên Làm Rạng Danh Việt Nam
Sinh viên Việt Nam thời nay nhiều bạn siêu giỏi, vươn ra tầm thế giới.
1. Nguyễn Ngọc Minh – nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ
Nguyễn Ngọc Minh, 19 tuổi, là sinh viên trường Mount Holyoke College, nằm trong top 38 trường Nghệ thuật tự do tốt nhất Mỹ.
Vào tháng 5, Minh được trao Chứng nhận về thành tích học tập xuất sắc từ chương trình Giải thưởng Giáo dục của Tổng thống Mỹ. Trong năm học vừa qua, cựu Amser này đạt điểm GPA (điểm trung bình từng học kỳ) là 4,2/ 4,3. Không chỉ thế, cô bạn còn được nhận giải thưởng của tổ Toán kết hợp với tổ Khoa học trao cho cho nghiên cứu về “Phản ứng của cá killifish và cá tuế với các môi trường sống nước lợ”.
Chân dung cô sinh viên đa tài Nguyễn Ngọc Minh
Ngoài học tập, Ngọc Minh còn hoạt động ngoại khóa rất năng nổ. Minh là chủ tịch câu lạc bộ Khoa học & Môi trường tại trường St. Margaret trong 2 năm, Top 10 học sinh xuất sắc được tham gia lớp Lãnh đạo với hiệu trưởng để học về Phụ nữ và lãnh đạo, thủ lĩnh trong trường để giúp các học sinh lớp dưới thích nghi với điều kiện học mới, giải nhất phần thiết kế đồ họa cuộc thi Essex Art năm 2012,…
Ngọc Minh từng làm phiên dịch viên cho Liên hiệp thể thao dưới nước Việt Nam từ năm 2011, làm việc tại phòng Công nghệ tế bào thực vật, viện Công nghệ sinh học Việt Nam (IBT) năm 2012.
2. Lê Ngọc Tường Vân – 4 lần được Tổng thống Mỹ trao bằng khen
Lê Ngọc Tường Vân, 18 tuổi, bắt đầu sang Mỹ du học từ năm lớp 6. Thời gian đầu gặp khó khăn với môi trường mới nhưng ngay cuối năm học đầu tiên, Vân đã được trường cấp hai Kernan Middle tặng danh hiệu “Học sinh toàn diện” của trường.
Cô sinh viên Tường Vân từng nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Obama
Lên cấp ba, Tường Vân tiếp tục được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Mỹ Barack Obama và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Điểm SAT của Vân đạt 2.310/ 2.400 điểm và TOEFL là 118/ 120 điểm. Ngoài ra, Tường Vân tốt nghiệp phổ thông với số điểm tổng kết rất cao, 3,93/ 4,0.
Bên cạnh học tập, Tường Vân thường xuyên tham gia và điều hành nhiều tổ chức tình nguyện. Nữ sinh Việt đạt được nhiều bằng khen của các tổ chức xã hội. Đặc biệt năm lớp 12, nữ sinh Việt này còn được nhận huân chương của Tổng thống Mỹ Obama về thành tích hoạt động từ thiện.
Tốt nghiệp cấp 3 loại ưu, Tường Vân nhận được học bổng toàn phần của 7 đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford,… Hiện cô bạn “đầu quân” cho Harvard – trường đại học có bề dày lịch sử và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ và thế giới.
3. Bùi Hữu Hậu – Sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bulgaria
Bùi Hữu Hậu, 23 tuổi, sinh viên năm 4, đại học Công nghệ Hóa – Luyện kim Sofia, Bulgaria. Nam sinh này khiến người khác nể phục bởi thành tích học tập xuất sắc.
Hậu sang Bulgaria theo học bổng được Bộ Giáo dục – Đào tạo xét tuyển thẳng vì kết quả học tập xuất sắc suốt những năm trung học. Ba năm ở “xứ sở hoa hồng”, anh chàng này lại tiếp tục mang về nhiều thành tích đặc biệt ấn tượng.
Bạn Bùi Hữu Hậu
Hậu được Bộ trưởng Giáo dục trao danh hiệu “Sinh viên nước ngoài giỏi nhất Bulgaria”, nhiều lần được biểu dương trong các chuyến thăm của đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu và được bầu làm trưởng đại diện đơn vị lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại thủ đô Sofia, Bulgaria.
Hậu còn hai lần rinh Huy chương bạc Olympic Toán sinh viên tại Bulgaria năm 2011, 2012, đạt điểm thi tối đa các môn học và nhận nhiều nguồn học bổng của châu Âu.
4. Trần Tuấn An – Sinh viên giỏi nhất Học viện Lincoln, bang Illinois, Mỹ
Trần Tuấn An, 21 tuổi, sinh viên năm cuối trường nhạc North Park. Ngày 2/11 vừa qua, An được vinh danh là sinh viên xuất sắc của Học viện Lincoln, Mỹ, lần thứ 39. Giải này mỗi năm chỉ được trao cho một sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, có các hoạt động cộng đồng nổi bật và có tầm ảnh hưởng trong tiểu bang.
Trong những năm du học, Tuấn An rinh về nhiều giải thưởng đáng quý. Riêng năm 2013, An đạt được giải nhất cuộc thi âm nhạc tại Đại học North Park, giải nhất cuộc thi âm nhạc do Hội Nhạc sĩ Mỹ (SAM) tổ chức, giải nhất cuộc thi học bổng bang Illinois, giải ba cuộc thi dàn nhạc giao hưởng Chicago.
Trần Tuấn An là cậu sinh viên vừa học giỏi lại vừa có năng khiếu âm nhạc
Năm 2010, Tuấn An được TW Đoàn tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc của sinh viên ở nước ngoài. Nam sinh này từng nhận giải “Tài năng trẻ guitar Việt Nam” năm 2004, rinh hai suất học bổng tại Học viện âm nhạc Sydney, Australia, và Đại học North Park, Mỹ, 2006.
5. Tôn Hà Anh – cô nữ sinh “có duyên” với điểm A
Chính chúng tôi Carolynn Maltas, giảng dạy tại ngôi trường danh tiếng Harvard đã từng chia sẻ: Nhiều sinh viên ở Harvard đều thừa nhận, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả loại C cũng không dễ đạt được chút nào. Nhưng cô sinh viên đến từ Việt Nam – Tôn Hà Anh đã đạt 4 điểm A ngay trong kì học đầu tiên.
Từng là học sinh xuất sắc của ngôi trường giàu truyền thống Amsterdam (Hà Nội), Hà Anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công khi chuyển đến học tại trường St. Andrew’s. Và cô bạn này đã từng được 5 trường ĐH hàng đầu của Mỹ “trải thảm đỏ” mời nhập học trong đó có Harvard.
Bạn Tôn Hà Anh (phải) trong một cuộc phỏng vấn
GS.TS Carolynn Maltas đã rất ấn tượng khi tiếp nhận hồ sơ của Tôn Hà Anh và đánh giá rất cao bài luận cuối kỳ viết về cuốn sách “hãy để thế giới quay”, tập trung vào biểu tượng “đi giữa hai tòa tháp đôi” nổi tiếng của Mỹ.
* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.Tiết Phương tổng hợpEdu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Đa Số Sinh Viên Việt Nam Kém Tiếng Anh? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!