Đề Xuất 3/2023 # Vì Sao Chúng Ta Cần Đặt Mục Tiêu Khi Học Tiếng Anh? # Top 5 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Vì Sao Chúng Ta Cần Đặt Mục Tiêu Khi Học Tiếng Anh? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Chúng Ta Cần Đặt Mục Tiêu Khi Học Tiếng Anh? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao chúng ta cần Mục tiêu?

Bạn đã chán nghe nhắc đến Mục tiêu chưa?

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc nào chúng ta cũng nghe thầy cô hô hào “Mục tiêu của chúng ta là vượt qua kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của chúng ta là vào được đại học”; quay sang đứa bạn chưa kịp than phiền thì lại nghe nó nói “Mục tiêu của tớ là đứng đầu kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của mình là thủ khoa trường đại học A”… Lớn lên lại nghe “Mục tiêu của mình là tìm được công việc lương cao”, “Mục tiêu của tớ là kí được hợp đồng với công ty B”, “Mục tiêu năm nay của em là lấy được chồng cao ráo đẹp trai kiếm tiền giỏi nấu ăn ngon biết chăm lo cho gia đình!”  

Vậy vì sao nhà nhà, người người lại nô nức đặt Mục tiêu?

Đơn giản là bởi:

Mục tiêu giúp chúng ta xác định rõ: Mình muốn đạt được điều gì.

Mục tiêu giúp chúng ta tập trung vào những thứ quan trọng.

Như vậy, xác định mục tiêu rõ ràng trong việc học tiếng Anh cũng có vẻ cần thiết.

Vì sao chúng ta cần mục tiêu học tiếng Anh?

Có một mục tiêu rõ ràng khi học tiếng Anh chính là chiến lược then chốt cho sự thành công của rất nhiều người. Một trong những trở ngại lớn nhất khi học tiếng Anh là không có một mục tiêu rõ ràng. Hãy chú ý này, bạn có thể nghe nhiều người nói thế này: “ồ, biết tiếng Anh thật là có lợi”, rồi “tôi muốn có bạn trai là người Mỹ nên phải học tiếng Anh thôi”, hay là “ôi, lúc nào tôi cũng muốn học tiếng Anh thật tử tế.” Nhưng chúng chỉ là những lí do khiến bạn muốn học tiếng Anh chứ không phải là mục tiêu.

Nếu không có một mục tiêu chúng ta sẽ khó mà tuân thủ những kế hoạch đã đặt ra để đi đến thành công. Tưởng tượng xem, nếu không có mục tiêu, sẽ chẳng có các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ… vì họ biết đá bóng, ném bóng vào đâu? Khi leo núi, nếu không biết đỉnh núi ở đâu, độ cao bao nhiêu thì sẽ rất dễ bỏ cuộc bởi vô vàn khó khăn và mệt mỏi gặp phải trên đường.

Mục tiêu học tiếng Anh chính là động lực thúc đẩy chúng ta chuyển hoá những gì học được, những gì đã thực hành thành kiến thức. Nhiều người học tiếng Anh rất chăm chỉ làm bài tập và thực hành nhưng lại không tiến bộ nhiều. Đó là bởi họ thiếu những yếu tố đến từ sự cam kết. Sự cam kết này có được vì họ đã xác định rõ mục tiêu của mình.  

Thêm vào đó, những mục tiêu học tiếng Anh phải tương đồng/hỗ trợ cho những giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi. Nếu không thì những mục tiêu này không hiệu quả bởi bạn đang vạch ra những điều mà thực sự bạn không muốn làm. Ví dụ bạn đặt mục tiêu học tiếng Anh để tuyển vào làm ở ngân hàng quốc tế nhưng thực sự điều bạn muốn không phải là làm ngân hàng mà bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới, nếu vậy rất khó để bạn toàn tâm toàn ý học tất cả những từ vựng, kiến thức về tài chính ngân hàng.

Một yếu tố quan trọng khác là các mục tiêu phải đo đếm được. Nếu chỉ đặt mục tiêu chung chung: “Tôi muốn giỏi tiếng Anh” thì không đủ. Bạn cần xác định rõ ràng bạn muốn đạt được cấp độ nào. Ví dụ “Tôi muốn học tiếng Anh để xin việc ở công ty A” hay “Tôi muốn học tiếng Anh để đi định cư ở Mỹ và khi nói mọi người đều nghĩ tôi đã sinh ra và lớn lên ở Mỹ.”

Có những mục tiêu cụ thể như thế chúng ta sẽ biết được phải đi theo hướng nào, ước lượng được sẽ phải đi trong bao lâu. Cũng giống như việc tìm đường, nếu bạn chỉ biết được khu vực cần tìm mà không biết cụ thể tên đường, hay số nhà thì cơ hội bạn tìm được đến đó là bao nhiêu? Đừng mất thời gian đợi chờ may rủi, hãy vạch ra cụ thể đích đến của bạn.

Xác định mục tiêu học tiếng Anh như thế nào?

Bước đầu tiên cần xác định lý do tại sao bạn lại học tiếng Anh. Hãy dành thời gian tự hỏi:

Tại sao mình lại muốn học tiếng Anh?

Nếu thành thạo tiếng Anh mình sẽ làm gì?

Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm thấy mục tiêu tối thượng và cũng chính là lý do bạn đổ thời gian, công sức và cả tiền bạc vào việc học.

Bất kể lí do hiện tại của bạn là gì: bạn muốn định cư ở Mỹ, bạn muốn vào làm ở một công ty đa quốc gia C, bạn muốn xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Anh, bạn muốn kiếm chồng Tây, bạn muốn đi du lịch vòng quanh thế giới… Không có lí do nào là mộng mơ hay vớ vẩn cả nên bạn cứ thành thật với chính mình.

Bước tiếp theo  bạn cần chia mục tiêu tối thượng thành những mục tiêu cụ thể – chính là những thành phần làm nên mục tiêu lớn.

Thứ nhất, tập trung gạch đầu dòng ra những thứ quan trọng nhất bạn muốn đạt được đối với việc học tiếng Anh. Ví dụ, khi mục tiêu lớn của bạn là: tôi muốn giao tiếp tiếng Anh với đối tác công nghệ thông tin, bạn sẽ cần:

Học từ vựng về máy tính, phần cứng, phần mềm

Học các thuật ngữ về công nghệ thông tin

Học cách mô tả những vấn đề xảy ra với máy tính, các chương trình, ứng dụng…

Học cách mô tả hoạt động của máy tính, các chương trình, ứng dụng…

Học cách thuyết trình trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Làm sao đặt ra những mục tiêu học tiếng Anh hiệu quả?

Giờ bạn đã xác định được mục tiêu lớn và những thành phần cụ thể của nó. Bây giờ chúng ta cần xem xét những thành phần này, nhặt ra 1-2 mục cần tập trung đầu tiên và coi đó là những mục tiêu ngắn hạn.  

Những mục tiêu ngắn hạn cần phải cụ thể, thời gian thực hiện ngắn và độ khó vừa phải. Để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể tham khảo những típ sau:

Viết những mục tiêu của bạn ra giấy.

Đặt ra deadline cho các mục tiêu này. Thời hạn lý tưởng là không dưới 1 tuần và không hơn 3 tháng.

Đặt mục tiêu chi tiết về nội dung cần làm sẽ tốt hơn mục tiêu thời gian chung chung. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu học tiếng Anh 30’/ngày thì hãy đặt mục tiêu là học được 500 từ vựng về phần cứng máy tính trong 1 tuần.

Hãy luôn thách thức bản thân nhưng cũng không nên ép mình quá. Đặt những mục tiêu quá khó sẽ khiến chúng ta mất thời gian lo lắng căng thẳng hoặc chúng ta có thể suy sụp nếu không đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sử dụng những từ ngữ lạc quan để ghi lại mục tiêu của mình. Ví dụ: “Từ 1/6/18-15/6/18 mình sẽ nhớ được 500 từ vựng về công nghệ thông tin.”

Hãy lấy giấy bút ra và vạch mục tiêu ngay thôi!

Đây là lúc để bắt đầu vạch mục tiêu. Trước tiên hãy nghĩ về mục tiêu tối thượng, viết vài gạch đầu dòng cho các thành phần của mục tiêu lớn, từ đó xác định các mục tiêu ngắn hạn.

Ví dụ:

Mục tiêu tối thượng là: Tôi muốn học tiếng Anh để có thể du lịch vòng quanh nước Mỹ và nói tiếng Anh hàng ngày với người bản ngữ.

Mục tiêu cụ thể đầu tiên sẽ là: Học từ vựng và cấu trúc cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.

Mục tiêu ngắn hạn: Từ giờ cho đến hết tuần này, cần học các từ vựng về tuổi tác, hỏi thăm sức khoẻ, nói về sở thích, cách yêu cầu và xin phép. Từ giờ đến cuối tháng sẽ có thể giới thiệu về bản thân, hỏi thăm sức khoẻ, tuổi tác.. một cách lưu loát.

Theo dõi các mục tiêu

Mục tiêu không phải là chỉ đặt ra một lần rồi quên luôn. Để mục tiêu thật sự hiệu quả, chúng ta sẽ cần theo dõi tiến độ thường xuyên để đặt ra những mục tiêu ngắn hạn mới hoặc điều chỉnh mục tiêu lớn.

Việc theo dõi tiến độ giúp chúng ta có thêm động lực, biết được mình đang đứng ở đâu trên con đường, còn bao xa để tới đích, tránh bước ra khỏi con đường tới mục tiêu lớn.

Việc theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng sợ việc phải thay đổi mục tiêu nếu nhận ra mục tiêu đó không còn phù hợp với ý muốn của bạn. Rất có thể bạn theo đuổi mục tiêu lớn đầu tiên là lấy chồng Mỹ nhưng sau khi có một vốn tiếng Anh nhất định, sau khi tìm hiểu về văn hoá Mỹ điều bạn muốn không phải là lấy chồng nữa mà muốn thành một người phụ nữ độc lập để đi vòng quanh nước Mỹ. Khi đó bạn sẽ cần điều chỉnh lại mục tiêu lớn cho phù hợp.  

Cuối cùng, mình xin nhắc lại, không có mục tiêu đúng và mục tiêu sai. Điều cốt yếu là bạn tin vào những mục tiêu đã đề ra và cố gắng để đạt được chúng.

PS. Bạn có thể tải ứng dụng học tiếng Anh qua video eJOY-English về máy điện thoại, tự cài đặt mục tiêu cho mình, eJOY sẽ nhắc bạn thực hiện mục tiêu đã đề ra hàng ngày và giúp bạn theo dõi tiến độ học của mình.

Tải ứng dụng eJOY

Vì Sao Chúng Ta Phải Học Tập Chăm Chỉ

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập chăm chỉ chính là xây dựng tương lai Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống là khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

Tại Sao Chúng Ta Nên Học Tiếng Ý?

Tại sao chúng ta nên học tiếng Ý?

– Tiếng Ý là tiếng nói, là tâm hồn của thơ ca Ý. Thiên tài soạn nhạc Opera người Ý Giuseppe Verdi đã từng nói về cảm hứng của ông là từ một người dân của nước Ý, các bài sáng tác của ông đều mang tâm hồn thơ ca ý, từ các trọng âm trong bài thơ đến các từ ngữ đều làm cho người nghe cảm thấy lay động cho dù người đó không hiểu nhiều về tiếng Ý. Ngày trước, các nhạc sĩ, nhà soạn nhạc học tiếng Ý để hiểu rõ hơn về thơ ca Ý, lấy ngôn ngữ Ý là ngôn ngữ duy nhất trong các bài thơ, nền nhạc Ý. Nhạc cổ điển vì vậy mà luôn gắn liền với tiếng Ý, chính vì lẽ đó những ai muốn học nhạc cổ điển thì chắc chắn đều phải học tiếng Ý.

Những lợi ích khi học tiếng Ý

– Một điều nữa mà chắc hẳn ai cũng đều biết đó chính là tiếng Ý chính là ngôn ngữ gần nhất với tiếng La Tinh, gần hơn so với tiếng Pháp, Anh, Đức. Chính vì thế học tiếng Ý sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc học những ngôn ngữ khác.

– Về vấn đề văn hóa, du lịch, ẩm thực thì không phải bàn cãi. Người Ý có nét đặc trưng riêng của họ. Nào là các món Gelato ( món ăn đông lạnh nổi tiếng nước Ý), Pizza Ý và không thể thiếu món ăn truyền thống đó chính là mỳ Ý spaghetti. Nhắc đến Ý là nhắc tới các khi du lịch nổi tiếng, các viện bảo tàng, các di sản nổi tiếng được UNESCO công nhận.

– Bóng đá Ý cũng mang đầy màu sắc kỹ thuật cá nhân điêu nghệ, những pha kết hợp bóng ngắn thuần thục, nhanh ngọn, những phát sút phạt chính xác và điệu nghệ, tất cả đều đưa chúng ta lên đỉnh tột cùng cảm xúc và khắc mãi cảm xúc đó trong tim, không thể nào quên được.

Học tiếng Ý với ngành thiết kế

Chúng Ta Học Tiếng Nga

Học tiếng Nga

URL rút ngắn

Xin chào các bạn! ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Ta sẽ ôn lại những gì đã học trong bài trước. Chúng ta đã học cách chào hỏi, nói tên, họ và nghề nghiệp của mình.

МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА. Я ДИКТОР.

Các bạn nhớ ra rồi chứ? Đúng, đó là phát thanh viên của chúng tôi, chị Tania Rumyantseva.

Còn bây giờ, chúng ta học cách đặt câu hỏi. Chúng ta làm quen với một người và muốn hỏi tên người đó là gì. Cần nói như thế nào?

КАК ВАС ЗОВУТ?

МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ РУМЯНЦЕВА.

Chúng ta sẽ nhớ lại các tên họ trong bài học thứ nhất.

КАК ВАС ЗОВУТ?

МЕНЯ ЗОВУТ НИНА ВЛАСОВА.

КАК ВАС ЗОВУТ?

МЕНЯ ЗОВУТ ЛЕНА БУРОВА.

Còn bây giờ chúng ta sẽ đề nghị Tania giới thiệu các bạn của mình và thành phố của mình. Nếu chúng ta muốn nhận được thông tin về người chưa quen, ta sẽ hỏi xem, đây là ai: КТО ЭТО?

ЭТО МОЙ ДРУГ. ЕГО ЗОВУТ АНТОН. ОН СТУДЕНТ. – Đây là người bạn của tôi. Anh ấy tên là Anton. Anh ấy là sinh viên.

Chị Tania còn có những người bạn khác. Nào chúng ta sẽ hỏi về họ. Tania sẽ nói cho biết, cần dùng câu hỏi nào bằng tiếng Nga, còn các bạn hãy nhắc theo Tania.

КТО ЭТО?

ЭТО МОЯ ПОДРУГА. ЕЕ ЗОВУТ НИНА. ОНА КОРРЕСПОНДЕНТ – Đây là bạn gái của tôi. Chị ấy tên là Nina. Chị ấy là phóng viên.

Tania đã giới thiệu cho chúng ta hai người bạn của mình. Anton là đàn ông, từ ДРУГ là giống đực, vì thế Tania đã dùng đại từ sở hữu giống đực МОЙ. Giống đực có cả danh từ động vật và danh từ bất động vật. Thí dụ: ЭТО МОЙ ГОРОД – Đây là thành phố của tôi.

Còn khi Tania giới thiệu Nina, chị ấy dùng danh từ giống cái ПОДРУГА và đại từ sở hữu giống cái МОЯ. Dùng cả cho các danh từ bất động vật. Thí dụ: ЭТО МОЯ КОМНАТА – Đây là căn phòng của tôi.

Còn có thể trả lời câu hỏi: Đây là ai – КТО ЭТО?

Thí dụ:ЭТО МОЙ БРАТ. ЕГО ЗОВУТ СЕРГЕЙ. – Đây là anh trai của tôi. Anh ấy tên là Sergei.

ЭТО МОЯ СЕСТРА. ЕЕ ЗОВУТ МАША. – Đây là em gái của tôi. Cô ấy tên là Masha.

Như vậy, với tất cả những từ giống đực ta dùng từ sở hữu МОЙ, với tất cả những từ giống cái ta dùng từ sở hữu МОЯ.

Hôm nay chúng ta đã biết những từ mới sau đây: ДРУГ – người bạn trai; ПОДРУГА – người bạn gái; БРАТ – anh trai, em trai; СЕСТРА – chị gái, em gái.

Các bạn biết một số tên người Nga: ТАНЯ, МАША, НИНА, ЛЕНА, АНТОН, СЕРГЕЙ.

Cũng như từ chỉ nghề nghiệp: ДИКТОР, КОРРЕСПОНДЕНТ, ПРОДАВЕЦ, СТУДЕНТ.

Các bạn hãy thử đặt lời đối thoại theo mẫu sau: КТО ЭТО? ЭТО МОЙ ДРУГ. ЕГО ЗОВУТ СЕРГЕЙ. ОН ДИКТОР.

Xin các bạn đừng quên luyện cách hỏi để biết tên người đối thoại với mình.

КАК ВАС ЗОВУТ? МЕНЯ ЗОВУТ ТАНЯ.

* **

Các bạn thân mến, bài học tiếng Nga của chúng ta hôm nay đến đây tạm dừng.

ДО СВИДАНИЯ!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Chúng Ta Cần Đặt Mục Tiêu Khi Học Tiếng Anh? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!