Đề Xuất 3/2023 # Trẻ Em Nhật Học Chữ Hán (Kanji) Như Thế Nào? # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Trẻ Em Nhật Học Chữ Hán (Kanji) Như Thế Nào? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Em Nhật Học Chữ Hán (Kanji) Như Thế Nào? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

( 9 votes, average: 5.00 out of 5)

Người lớn chúng mình học chữ Hán 漢字かんじ Kanji vô cùng khó khăn. Người Việt mình còn có cách học kanji theo kiểu Hán Việt, tuy nhiên các bé sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản thì tiếng Việt chưa đủ giỏi để học theo cách này thì nên các bé sẽ học theo cách trẻ em Nhật học. Do đó, chúng ta nên tham khảo cách trẻ em Nhật học Kanji như nào để biết mà theo dõi việc học hành của con cái. Ở bài viết này, KVBRO tổng hợp một số thông tin học hành tại trường cũng như tự học tại nhà của các bé bản xứ cho các bạn tham khảo.

Khi trẻ thật sự nghiêm chỉnh học kanji trong giờ kokugo, có nhiều kỹ năng được học chứ không chỉ luyện viết chữ đẹp, bởi khi nhìn vào sách giáo khoa bạn sẽ nhận thấy điều đó. Cùng với nghĩa của từ, thứ tự các nét viết và các cách đọc khác nhau cho mỗi từ kanji, còn có nhiều bức tranh sinh động đầy màu sắc thu hút các bạn nhỏ và dễ hiểu để thực hành đặt câu. Các bạn nhỏ cũng được dạy rất nhiều tips và kỹ xảo để sửa một từ kanji.

Thông thường sẽ có một câu ngắn và hai cách đọc khác nhau được làm nổi lên hoặc các từ sử dụng kanji. Sách cũng làm sinh động hơn cho trẻ dễ nhớ khi liên kết với những vật trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn như từ 開, có nghĩa là “mở”, vẽ hai cánh tay nắm cửa để mở ra. Cũng có các cách thức nối các phần khác nhau của kanji lại, chẳng hạn nối từ 言(nói) với từ 寺 (chùa) sẽ thành từ 詩(thơ).

Tranh và câu có thể chỉ ra sự khác biệt giữa các từ được phát âm giống nhau, nhưng viết bởi những kanji khác nhau. Chẳng hạn, từ 上る và 登る đều được phát âm là noboru, và có thể sử dụng để miêu tả việc đi lên núi, nhưng khi từ đầu tiên có nghĩa chung chung, từ thứ hai dùng để chỉ việc leo núi có sự nỗ lực về mặt thể chất. Sách cũng có nội dung về câu đố và đố chữ, chủ yếu là làm cho trẻ thấy học kanji thật vui.

Hầu hết mọi giáo viên, học sinh, giáo trình và nguồn tra cứu chỉ bạn cách học tương tự như trẻ em Nhật Bản học. Mới đầu, dường như có nhiều cách giống nhau để làm. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy không có ý nghĩa lắm.

Có hai phần cơ bản khi học kanji. Đầu tiên, là kanji trông như thế nào. Mỗi kanji là một bức tranh/logo/hình ảnh riêng. Mỗi kanji nhìn khác nhau. Phần thứ hai là nghĩa của mỗi kanji. Bởi mỗi kanji nhìn khác nhau một chút, mỗi kanji có một nghĩa riêng. Khi học kanji, bạn cần cả hai phần này dù bạn là học sinh tiểu học hay là lớn tuổi mới học như mình.

Mặc dù vậy, các bạn học sinh Nhật phải học kanji bằng cách học kanji với nghĩa đơn giản nhất trước. Điều này thật sự hữu ích cho các bạn nhỏ (không phải cho người lớn), bởi vì các bạn còn nhỏ và cần phải học từ vựng (và trẻ không thể nhớ nếu nghĩa quá khó). Điều này cũng giống như tiếng Anh hay tiếng Việt thôi.

Rõ ràng khả năng viết kanji được củng cố bằng việc lập đi lập lại, nhưng các kỹ thuật khác cũng chiếm vai trò quan trọng đối với những người bắt đầu. Thậm chí khi các từ vựng khó hơn ở cấp hai và cấp ba, vẫn có những tiểu xảo thông dụng để nhớ cách ghi. Vai trò của việc đọc không thể bị phớt lờ, nhìn thấy chữ kanji nhiều lần trong các nội dung có nghĩa sẽ giúp trẻ nhớ kanji đó, đó là lý do tại sao các trường học thường sắp xếp giờ đọc trong cả tuần. Các trường cũng rất khuyến khích bé tự đọc, thông thường hàng tuần bé nhà mình mượn sách ở thư viện về đọc tại nhà.

LỢI ÍCH TIỀM ẨN CỦA VIỆC VIẾT TAY

Một vài sinh viên nước ngoài bắt đầu học tiếng Nhật khi lớn tuổi có thể chọn không dành thời gian học viết bằng tay. Đây có thể là một quyết định hợp lý trong thời đại máy tính và smartphone, khi rất ít giao tiếp được thể hiện trên giấy. Ưu tiên các lĩnh vực khác trong tiếng Nhật có thể được xem là thông minh trong những bước học đầu tiên. Thậm chí như vậy, viết tay vẫn là một kỹ năng đem lại nhiều lợi ích tiềm ẩn.

Đầu tiên, việc viết đi viết lại có thể giúp nền tảng kiến thức chắc chắn hơn đọc một mình. Viết cũng củng cố trẻ tập trung vào hình dạng của từ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa các từ kanji tương tự, chẳng hạn từ 千(せん・1.000) và 干(ひ・khô) hoặc 微 (かす・văng vẳng) 徴(しるし・ký hiệu). Cả hai yếu tố này có thể làm cho từ dễ nhận biết hơn khi trẻ học đọc.

Chép các câu ví dụ cũng khá hữu ích khi thực hành đọc. Khi viết học sinh có thể nghiền ngẫm chậm rãi, khuyến khích các bé cẩn thận hơn với nội dung. Cách này giúp thấm nhuần kiến thức tiếng Nhật một cách tự nhiên và cấu trúc làm sao cho từ hợp với nhau.

NGUỒN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ ONLINE

Ngoài ra, còn có các apps trên IOS hay Android, các bạn chỉ cần type vào 1年生漢字 hay 2年生漢字…, sẽ liệt kê ra nhiều apps miễn phí, chủ yếu giúp luyện nét viết và nhớ nghĩa.

Ngoài, các sách luyện thi Kanji Teiken thì trình bày ở trên, còn có các bộ sách cho bé tự luyện tập tại nhà. Đang làm mưa làm gió trên thị trường chính là bộ うんこ漢ドリル (unko kanji doriru – tập viết kanji thông qua các từ vựng khi đi vệ sinh) – vì rất hài hước nên các bé rất yêu thích. (Bạn mua online trên Rakuten Book đều free ship)

Đánh giá bài viết: ( 9 votes, average: 5.00 out of 5)

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Trẻ Em Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tạo động lực để tiếp thu mà không cần có sự hỗ trợ của ý thức. Trẻ có khả năng bắt chước phát âm và tự mình đưa ra các quy tắc. Người ra thường cho rằng sẽ rất khó để dạy tiếng Anh cho trẻ em hơn là người lớn – những người học tiếng Anh ở độ tuổi muộn hơn thông qua sách giáo khoa và dựa trên yếu tố ngữ pháp.

Những lợi ích của việc bắt đầu học tiếng Anh từ nhỏ

Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng các chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh để giao tiếp hàng ngày ở nhà. Đây cũng là những chiến lược sẽ được sử dụng tốt khi trẻ bắt đầu tiếp xúc sớm với tiếng Anh.

Hầu hết thời gian trẻ học ngôn ngữ thông qua các trò chơi. Nhất là các trò chơi có người lớn tham gia. Đầu tiên, con sẽ nhìn vào các hoạt động và sau đó là hiểu qua ngôn ngữ mà người lớn đang dùng để giải thích về trò chơi đó.

Trẻ có xu hướng hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh khi xem các chương trình tiếng Anh hàng ngày. Thay vì phải học theo giáo trình ở trường, làm các bài tập mà giáo viên đưa ra, trong khi trẻ chưa sẵn sàng tập trung vào kiểu học như thế này, việc học bằng cách xem chương trình sẽ khiến trẻ ít bị căng thẳng hơn và không phải cố gắng đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra như ở trường.

Trẻ nhỏ thường tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có ý thức học nó, vì trẻ có nhiều khả năng phát âm, cảm nhận tốt về ngôn ngữ và văn hóa như người lớn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy thì, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng giảm dần và chúng cảm thấy phải có ý thức học tiếng Anh thông qua các chương trình và dựa trên ngữ pháp thay vì học trong sự vô tư như trước. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân, và sự tự ý thức học tiếng Anh phụ thuộc vào kỳ vọng của xã hội.

Các giai đoạn học tiếng Anh cho trẻ em

Khoảng thời gian im lặng

Khi học ngôn ngữ mẹ đẻ, sẽ có một khoảng thời gian trẻ im lặng, đó chính là khi chúng nhìn, nghe và giao tiếp qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi chúng bắt đầu nói. Khi trẻ học tiếng Anh, cũng sẽ có một khoảng thời gian im lặng tương tự và sự hiểu biết có thể diễn ra trước khi trẻ thực sự nói bất kỳ từ tiếng Anh nào.

Trong thời gian im lặng này, ba mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia đối thoại. Thỉnh thoảng các cuộc nói chuyện của người lớn cũng cung cấp các cơ hội hữu ích cho trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Trẻ sẽ vận dụng các chiến lược giao tiếp như cách mà chúng nghe được từ người lớn vào các cuộc đối thoại.

Bắt đầu giao tiếp

Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất của việc học tiếng Anh, mỗi đứa trẻ, nhất là các bé gái, bắt đầu nói các từ đơn (cat, house) hoặc các cụm từ ngắn (what’s that?; It’s my book; I can’t; that’s a car; time to go home) trong các cuộc đối thoại.

Các bé đã ghi nhớ những từ này, bắt chước cách phát âm chính xác mà không nhận ra rằng trong số đó có nhiều hơn một từ. Điều này sẽ còn tiếp diễn khi trẻ tiếp thu thêm nhiều ngôn ngữ mới.

Xây dựng ngôn ngữ tiếng Anh

Trẻ xây dựng các cụm từ bằng cách sử dụng một từ đã được ghi nhớ trước đó và thêm vào những từ vựng khác hoặc một ngôn ngữ khác. Ví dụ: a dog, a brown dog and black dog, that’s my chair, time to play. Tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng trải nghiệm, trẻ dần tạo ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Sự hiểu biết

Sự hiểu biết luôn được chú trọng hơn việc giao tiếp và khả năng hiểu của trẻ không nên bị đánh giá thấp. Vì khi còn nhỏ, các con đã sử dụng sự hiểu biết từ các manh mối xung quanh để hiểu những gì người lớn đang nói với chúng. Tuy trẻ không thể hiểu hết mọi thứ khi nghe, nhưng các con có thể nắm ý chính nhờ vào một vài từ quan trọng và giải mã câu nói bằng cách sử dụng thêm các manh mối. Trong giai đoạn này, sự khuyến khích từ người lớn sẽ là đòn bẩy giúp trẻ vận dụng các kỹ năng hiểu biết của mình để giao tiếp bằng tiếng Anh.

Sự thất vọng

Sau sự mới lạ ban đầu của các buổi học tiếng Anh, một số trẻ trở nên thất vọng vì không thể bày tỏ suy nghĩ bằng tiếng Anh. Một số khác muốn giao tiếp nhanh bằng tiếng Anh như khi nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự thất vọng của trẻ có thể khắc phục bằng cách thêm âm nhạc vào bài học hoặc tạo ra những cụm từ mang tính tích cực như: ‘tôi có thể đếm đến 12 bằng tiếng Anh” v.v…

Những lỗi sai

Chúng ta không nên nói với trẻ rằng chúng đã phạm sai lầm và điều chỉnh trẻ ngay lập tức. Vì sai lầm có thể là một phần của quá trình xây dựng các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình học ngôn ngữ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn giao tiếp tiếng Anh một cách chính xác, trẻ sẽ tự sửa lỗi của mình trong quá trình giao tiếp.

Sự khác biệt giới tính

Bộ não của bé trai phát triển khác với các bé giái và điều này ảnh hưởng đến cách tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ của các bé trai. Đôi khi, trong các lớp học tổng hợp (có cả bé trai lẫn bé gái) các bé trai có thể bị lu mờ bởi các bé gái có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên. Để các bé trai học tốt và phát huy được tiềm năng, cần phải có một số phương pháp học ngôn ngữ khác với các bé gái và không nên so sánh thành tích với các bạn nữ.

Môi trường học ngôn ngữ

Trẻ nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu tiếng Anh nếu chúng không được cung cấp môi trường phù hợp, kèm theo sự hỗ trợ của người lớn.

Trẻ nhỏ cần cảm thấy an tâm và biết lý do rõ ràng vì sao con phải sử dụng tiếng Anh.

Các hoạt động trong lớp cần được liên kết với sở thích hàng ngày của trẻ. Ví dụ như: chia sẻ một cuốn sách tranh bằng tiếng Anh, nói một vấn đề bằng tiếng Anh, v.v…

Các buổi học tiếng Anh rất vui và thú vị nếu tập trung vào các khái niệm mà trẻ đã hiểu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Theo cách này, trẻ sẽ cảm thấy mình không phải học một khái niệm mới cũng như ngôn ngữ mới, mà chỉ học tiếng Anh để nói về những điều chúng đã biết.

Nếu có thể, các hoạt động nên được hỗ trợ bởi các đối tượng cụ thể, địa điểm cụ thể để giúp trẻ hiểu và tăng khả năng tiếp thu.

Đọc hiểu

Trẻ nhỏ thường muốn tìm hiểu làm thế nào để đọc bằng tiếng Anh. Và trước khi con có thể đọc tiếng Anh, trẻ nhỏ cần biết tên của 26 chữ cái và âm tiết. Vì tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng có đến 44 âm tiết. Việc giới thiệu âm tiết nên được diễn ra khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Việc bắt đầu đọc bằng tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nếu trẻ nhỏ đã biết ngôn ngữ mà chúng đang đọc. Nhiều trẻ tự học cách đọc tiếng Anh thông qua việc chia sẻ sách ảnh với người lớn hoặc học vần, vì trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ ngôn ngữ. Đọc thuộc lòng là một bước quan trọng trong việc học đọc vì nó mang lại cho trẻ cơ hội để tự mình giải mã những từ đơn giản. Một khi trẻ đã xây dựng được một ngân hàng các từ mà chúng có thể đọc, chúng cảm thấy tự tin và sẵn sàng để tiếp cận việc đọc có cấu trúc hơn.

Hỗ trợ từ phía phụ huynh

Trẻ cần cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ. Vì thế sự khuyến khích liên tục cũng như khen ngợi về kết quả của trẻ là điều cần thiết. Ở vị trí phụ huynh, ba mẹ nên giúp con mình học mỗi ngày, nếu có thể thì hãy học tiếng Anh cùng trẻ để tạo động lực cho con, ngay cả khi tiếng Anh của ba mẹ chỉ ở mức cơ bản.

Bằng cách chia sẻ, ba mẹ không chỉ có thể mang ngôn ngữ và hoạt động của con mình vào cuộc sống gia đình mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ về thái độ học ngoại ngữ và các nền văn hóa khác nhau. Hiện nay người ta thừa nhận rằng: hầu hết thái độ của trẻ được hình thành khi con ở độ tuổi từ 8 đến 9 tuổi.

Trẻ Em Học Tiếng Anh Như Thế Nào Là Tốt?

Trẻ em vẫn sử dụng các phương thức mang tính cá nhân và bẩm sinh để tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, và trẻ sẽ sớm nhận ra những phương thức này cũng có thể áp dụng trong việc học tiếng Anh.

Trẻ em có thời gian để học thông qua các hoạt động vui chơi giải trí. Trẻ thu nạp ngôn ngữ bằng cách tham gia vào các hoạt động cùng với người lớn. Đầu tiên các em sẽ tìm hiểu về bản thân hoạt động đó và sau là nắm bắt được ngôn ngữ mà người lớn sử dụng trong quá trình tham gia.

Trẻ em có nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh hàng ngày. Chương trình học ở trường thường không bị gò bó và trí não trẻ vẫn chưa phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức. Trẻ không có hoặc có ít bài tập về nhà và cũng không chịu sức ép phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định.

Những trẻ em có cơ hội được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ có xu hướng sử dụng các phương pháp bẩm sinh sẵn có để học ngôn ngữ trong suốt cuộc đời mình. Học ngôn ngữ thứ ba, tư hay thậm chí nhiều hơn nữa cũng dễ dàng như học ngôn ngữ thứ hai vậy.

Trẻ em thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có chủ đích như trẻ ở độ tuổi lớn hơn và người trưởng thành thường phát âm chuẩn hơn và có cảm nhận tốt hơn về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Nếu trẻ đợi đến khi đã bước vào tuổi dậy thì và có ý thức hơn mới bắt đầu học ngoại ngữ thì khả năng thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên sẽ biến mất. Thay vào đó, các em cho rằng mình sẽ phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua các chương trình nặng về ngữ pháp. Thay đổi này xuất hiện ở độ tuổi nào phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát triển của cá nhân từng đứa trẻ cũng như những kỳ vọng của xã hội đối với các em.

Các giai đoạn khi học tiếng Anh

Ngôn ngữ nói sẽ được hình thành trước kỹ năng đọc và viết một cách hết sức tự nhiên qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn im lặng

Khi các em bé học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, sẽ tồn tại một giai đoạn gọi là “giai đoạn im lặng”, theo đó các bé sẽ chỉ nhìn, lắng nghe và giao tiếp thông qua các biểu cảm trên gương mặt hoặc động tác trước khi các bé bắt đầu biết nói. Khi trẻ em học tiếng Anh, cũng có một “giai đoạn im lặng” tương tự như vậy, các em sẽ tìm hiểu và nhận biết trước khi thực sự nói được bất kỳ từ tiếng Anh nào.

Trong giai đoạn này, phụ huynh không nên bắt trẻ lặp đi lặp lại các từ. Ngôn ngữ nói chỉ nên một chiều – tức là phụ huynh nói để trẻ có cơ hội nhận biết ngôn ngữ. Nếu phụ huynh dùng giọng điệu nựng nịu (parentese) để kích thích việc học, trẻ có thể sẽ dùng những cách thức giống như khi trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ để học tiếng Anh.

Bắt đầu tập nói

Sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào tần suất học tiếng Anh của trẻ, trẻ (bé gái thường học nhanh hơn bé trai) sẽ bắt đầu nói các từ đơn giản (‘cat’, ‘house’) hoặc các cụm từ ngắn có sẵn (‘What’s that?’, ‘It’s my book’, ‘I can’t’, ‘That’s a car’, ‘Time to go home’) trong khi nói chuyện với mọi người hoặc không có chủ định trước. Trẻ đã ghi nhớ những từ và cụm từ này, bắt chước cách phát âm một cách chính xác mà không nhận ra rằng trong đó có cả một số cụm từ. Giai đoạn này tiếp diễn trong một khoảng thời gian nhất định theo đó trẻ tiếp tục thu nạp thêm ngôn ngữ một cách máy móc và sử dụng chúng để giao tiếp cho đến khi trẻ có thể tự hình thành nên các cụm từ của riêng mình.

Hình thành ngôn ngữ tiếng Anh

Dần dần, trẻ xây dựng nên các cụm từ bao gồm 1 từ đơn mà trẻ đã ghi nhớ một cách vô thức từ trước và đồng thời thêm vào đó vốn từ vựng của mình (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’) hoặc chủ động thêm vào các yếu tố mang tính cá nhân (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Tùy thuộc vào việc trẻ tiếp xúc với tiếng Anh có thường xuyên hay không và chất lượng của quá trình tiếp xúc đó như thế nào mà dần dần trẻ sẽ hình thành được các câu nói hoàn chỉnh.

Nhận thức

Hiểu được một ngôn ngữ bao giờ cũng quan trọng hơn chỉ nói ra ngôn ngữ đó một cách máy móc. Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng nhận thức của trẻ nhỏ vì các em đã quen với việc nhận thức ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mặc dù các em có thể không hiểu tất cả những từ mình nghe được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng các em lại nắm bắt được bản chất của vấn đề – đó là chỉ cần hiểu được một vài từ quan trọng, rồi sử dụng các manh mối khác nhau để đoán ra các từ còn lại và từ đó hiểu được nghĩa của cả câu. Với sự động viên đúng mức, các em sẽ sớm vận dụng được các kĩ năng này để hiểu được ngôn ngữ tiếng Anh.

Thất vọng

Sau những buổi học tiếng Anh đầu tiên đầy mới lạ, một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thất vọng vì không thể biểu đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Một số khác lại muốn nói tiếng Anh cũng nhanh như khi học tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể vượt qua được sự thất vọng này nếu ta cung cấp cho trẻ các “phiếu thành tích” như “Tôi có thể đếm đến 12 bằng tiếng Anh” hoặc các bài vần đơn giản bao gồm các cụm từ có sẵn.M

Mắc lỗi

Chúng ta không nên nói với trẻ rằng các em đã mắc lỗi vì bất kì hành vi sửa lỗi nào của chúng ta cũng sẽ ngay lập tức khiến trẻ nhụt chí. Lỗi ở đây có thể là lỗi phát âm hoặc lỗi sử dụng ngữ pháp. “I goed” sẽ nhanh chóng chuyển thành “went” nếu đứa trẻ nghe thấy người lớn đáp lại là “yes, you went”; hoặc nếu người lớn nghe thấy trẻ nói “zee bus” và lặp lại là “the bus”. Cũng giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội được nghe người lớn lặp lại ngôn ngữ theo cách đúng thì trẻ rồi sẽ tự mình sửa lỗi sai đó.

Khác biệt về giới

Não bộ của các bé trai phát triển khác với các bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc các bé trai thu nhận và sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi các lớp học có cả nam và nữ không để ý đúng mức đến việc các bé trai có thể bị lu mờ trước khả năng sử dụng ngôn ngữ bẩm sinh của các bé gái. Để giúp các bé trai phát huy tiềm năng của mình, các em phải được học ngôn ngữ trong một môi trường khác với các bé gái và chúng ta cũng không nên so sánh kết quả mà các em đạt được với thành quả của các bé gái.

Môi trường học ngôn ngữ

Nếu không có môi trường học phù hợp cùng với sự hỗ trợ đúng mức của phụ huynh, việc học tiếng Anh của trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Trẻ nhỏ phải cảm thấy an toàn và hiểu được rằng việc sử dụng tiếng Anh là cần thiết.

Các hoạt động trong quá trình học phải tương thích với các hoạt động hàng ngày mà các em đã biết, ví dụ, chia sẻ một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh hay đọc một bài thơ bằng tiếng Anh…

Các hoạt động này phải đi kèm với việc phụ huynh đưa ra những nhận xét liên tục bằng giọng điệu nựng nịu trong suốt quá trình diễn ra hoạt động.

Các giờ học tiếng Anh phải thú vị và vui vẻ, tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã biết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Bằng cách này, trẻ không phải học 2 thứ cùng 1 lúc, một khái niệm mới và một ngôn ngữ mới, mà đơn giản chỉ là học cách sử dụng tiếng Anh để nói về một điều mà các em đã biết.

Các hoạt động này phải sử dụng các đồ vật hỗ trợ khi cần thiết, điều này giúp cho trẻ nhận thức nhanh hơn và đồng thời tăng hứng thú của trẻ.

Đọc

Những trẻ em đã có thể đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thường luôn muốn tìm cách để đọc được bằng tiếng Anh. Các em đã biết cách giải mã để hiểu được ý nghĩa của các từ chưa biết trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Các em có thể sẽ sử dụng các kỹ năng giải mã này trong việc học tiếng Anh và kết quả là đọc tiếng Anh bằng giọng địa phương của mình.

Trước khi có thể giải mã được tiếng Anh, trẻ nhỏ phải biết 26 chữ cái và các âm. Vì tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng lại có trung bình 44 âm (tiếng Anh chuẩn) nên việc giới thiệu các âm còn lại nên đợi đến khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và đọc ngôn ngữ.

Việc bắt đầu đọc bằng tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng nếu trẻ nhỏ đã biết về ngôn ngữ này. Rất nhiều trẻ tự học cách đọc tiếng Anh nếu các em được xem chung sách truyện có hình ảnh với người lớn hoặc học các bài vần vì các em có xu hướng ghi nhớ ngôn ngữ. Học thuộc lòng là một bước quan trọng trong việc học đọc vì nó cho trẻ cơ hội tự mình tìm ra cách giải mã các từ đơn giản. Một khi trẻ đã hình thành nên một ngân hàng từ vựng mà các em có thể đọc được, các em sẽ trở nên tự tin hơn và sẵn sàng cho các phương pháp tiếp cận phức tạp hơn.

Hỗ trợ của phụ huynh

Trẻ em cần cảm thấy rằng mình đang tiến bộ. Các em cần có sự động viên thường xuyên cũng như sự khen ngợi khi đạt được những kết quả tốt. Cha mẹ có cơ sở vững chắc để đóng vai trò là người động viên cổ vũ và giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập, thậm chí ngay cả khi cha mẹ chỉ có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và cũng đang phải cùng học với các con mình.

Bằng cách chia sẻ, các bậc phụ huynh không chỉ có thể đưa các hoạt động và ngôn ngữ của trẻ vào cuộc sống gia đình hàng ngày mà còn tác động đến thái độ của trẻ trong việc học ngôn ngữ và học các nền văn hóa khác. Hầu hết mọi người đều đã thừa nhận các tính cách sẽ đi theo ta trong suốt cuộc đời được hình thành ở độ tuổi lên 8 hoặc lên 9.

Tác giả: Opal Dunn, nhà nghiên cứu giáo dục.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Cho Trẻ Em Học Tiếng Anh Sớm Lợi Như Thế Nào?

SSDH – Dạy trẻ ngoại ngữ sẽ mang lại cho bé những kỹ năng thành công trong cuộc đời, và quá trình này có thể là một dự án thú vị cho cả gia đình. Ngay cả nếu bé đã quá 10 tuổi, học ngoại ngữ vẫn luôn có giá trị, vì thế, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.

Lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ sớm

Một đứa trẻ học ngôn ngữ thứ hai sau 10 tuổi sẽ không bao giờ nói được như tiếng mẹ đẻ. Báo Newsweek từng có nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ em nếu học một ngôn ngữ thứ hai từ rất sớm sẽ nắm vững cả 2 ngôn ngữ.

Một số chuyên gia cho biết thuộc tính này do sự thay đổi sinh lý xảy ra trong bộ não, giống như sự trưởng thành ở trẻ vào độ tuổi dậy thì.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu người có bản ngữ là tiếng Anh học một ngôn ngữ thứ hai rất sớm thì nó sẽ không kém gì ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Trên thực tế, trẻ em học ngoại ngữ sớm thường được thống kê có điểm số cao trong các bài kiểm tra. Một số báo cáo chứng minh, điểm số môn ngoại ngữ thứ hai cao hơn môn tiếng Anh đặc biệt là phần thi nói.

Có rất nhiều lợi ích nhận được từ việc học ngoại ngữ. Ngoại ngữ sẽ mở ra một thế giới văn hóa hoàn toàn mới cho trẻ. Trẻ có thể thể hiện bản thân trong các phương pháp mới và sâu sắc. Ngoại ngữ còn giúp cho trẻ những lợi thế khi tham gia vào lực lượng lao động, để đi du lịch và trao đổi thông tin với những người ở nước khác. Biết nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ tăng thêm nhiều cơ hội trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, thực thi pháp luật, công nghệ, truyền thông, dịch vụ xã hội và tiếp thị. Người sử dụng lao động nhìn thấy ở người biết ngoại ngữ thứ 2 là một cầu nối với khách hàng.

Chìa khóa dành cho phụ huynh

Chìa khóa để giúp con bạn học ngoại ngữ là chính bạn phải chủ động tích cực tham gia. Hãy đưa con đến các sự kiện văn hóa như âm nhạc, nhảy hoặc ẩm thực từ quốc gia có ngôn ngữ mà bé đang học. Bản thân bạn cũng hãy học ngoại ngữ. Nâng đỡ trẻ bằng cách luôn ở bên cạnh bé, cùng làm bài tập ngoại ngữ với bé. Nếu có thể, hãy để trẻ sống trong môi trường có các cuốn sách, video, chương trình tivi… đều sử dụng ngoại ngữ này để bé tăng cường khả năng tiếp thu.

Dạy trẻ ngoại ngữ sẽ mang lại cho bé những kỹ năng thành công trong cuộc đời, và quá trình này có thể là một dự án thú vị cho cả gia đình. Ngay cả nếu bé đã quá 10 tuổi, học ngoại ngữ vẫn luôn có giá trị, vì thế, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.

Đông Đức – Theo Kenhtuyensinh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Em Nhật Học Chữ Hán (Kanji) Như Thế Nào? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!