Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vở Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 17, 18 – Tiết 2 – Tuần 4 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1

Lời giải chi tiết Câu 1. Xếp các từ láy có trong đoạn văn sau vào nhóm từ thích hợp.

Các vận động viên đã vào đường chạy để sẵn sàng cho cuộc thi. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Cậu luôn giữ vị trí thứ hai cho đến khi qua vòng cua thứ nhất. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến cậu không nhìn thấy đường chạy của mình nữa. Tôi sợ hãi khi thấy hai chân của cậu loạng choạng, rồi ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.

Thế nhưng Giôn đã gượng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy, chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu.

– Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu:

– Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần:

Trả lời:

– Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu : sẵn sàng, khập khiễng, bền bỉ

– Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần : loạng choạng

Câu 2. Viết hình ảnh gợi tả phù hợp: a) Hai chân loạng choạng là: b) Chân khập khiễng là: Trả lời:

– Hai chân không giữ được thăng bằng, chỉ chực ngã.

– Chân đi bên cao bên thấp, không cân bằng.

Câu 3. Ghi lại những sự việc chính (cốt chuyện) trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.

a) Mở đầu:

b) Diễn biến:

c) Kết thúc:

Trả lời:

a) Mở đầu :

Thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người nhưng ai thấy bà cũng xa lánh, xua đuổi đi.

b) Diễn biến :

Hai mẹ con bà Góa nhường cho bà bát cơm nguội và manh chiếu rách duy nhất của họ. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: ” Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống…”.

Đêm ấy mưa to gió lớn. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều khiến nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu vừa thả xuống nước hóa thành một chiếc thuyền độc mộc. Hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết.

c) Kết thúc :

Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

Vui học: Chứng minh

– Tèo, em hãy chứng minh loài người ngày nay có chung nguồn gốc với loài khỉ.

– Thưa cô, thỉnh thoảng mẹ em gọi: “Thằng khỉ kia, lại đây tao bảo”.

(Sưu tầm) Kể câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe và cùng trao đổi về cách “chứng minh” của Tèo. Trả lời:

Cách chứng minh của Tèo dựa vào lời mắng hằng ngày của mẹ mà không có dẫn chứng khoa học cụ thể nào cả.

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 14, 15 Tiết 2 Tuần 21 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2

Đề bài Câu 1. Cho đoạn văn sau:

Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẳm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.

a) Tìm và gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên. b) Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào?

– Cây hồi …….

– Nhìn từ xa, rừng hồi …….

– Khi chín, quả hồi …….

Câu 2. Cho các tính từ sau: dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, ríu rít, ầm ĩ. Hãy viết 5 câu theo mẫu Ai thế nào?. Mỗi câu có sử dụng một trong những tính từ trên. Câu 3. Hãy lập dàn ý miêu tả một cây trồng ở trường em.

a) Mở bài: Giới thiệu

b) Thân bài:

– Tả bao quát:

– Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển).

c) Kết bài: Cảm nhận về cây được tả.

Vui học Biết trước

Hai cậu bé nói chuyện với nhau:

– Chị tớ biết trước đề thi 30 phút mà vẫn thi … rớt.

– Thế còn khá! Chị tớ biết trước đề thi hai tháng mà vẫn ra chầu rìa.

– Thế chị cậu thi gì?

– Thi … hoa hậu.

(Sưu tầm) *Em hãy kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe. * Trao đổi với bạn bè, người thân về chi tiết gây cười trong câu chuyện. Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a. Tìm và gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

– Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

– Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Lời giải:

– Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.

– Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe.

– Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế.

– Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

b. Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào?

– Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe.

– Nhìn từ xa, rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.

– Khi chín, quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

Câu 2: Cho các tính từ sau: dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, ríu rít, ầm ĩ. Hãy viết 5 câu theo mẫu Ai thế nào? Mỗi câu có sử dụng một trong các tính từ trên. Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

– Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

– Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Lời giải:

– Cô giáo em vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng.

– Buổi tiệc tràn ngập những điều vui vẻ.

– Ngọc vừa nhanh nhẹn lại vừa tháo vát.

– Bầy chim ríu rít trên cành.

– Phòng họp ầm ĩ.

Câu 3: Lập dàn ý miêu tả một cây trồng ở trường em Gợi ý:

– Con lựa chọn cây mà mình định miêu tả.

– Quan sát đối tượng để tìm ra những chi tiết tiêu biểu nhất.

– Sắp xếp các chi tiết đó theo một thứ tự hợp lí tạo thành dàn bài.

Lời giải:

a. Mở bài: Giới thiệu

Trước sân trường em, cây bàng toả bóng rợp mát trong sân là hình ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.

b. Thân bài:

– Tả bao quát:

+ Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường

+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét

– Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)

+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể

+ Gốc bàng: lớn

+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh

+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm

c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả

Cây bàng gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của con người

VUI HỌC: Gợi ý:

Con đọc thật kĩ để nắm được các chi tiết có trong câu chuyện.

Hai cậu bé nói chuyện với nhau:

– Chị tớ biết trước đề thi 30 phút mà vẫn thi rớt.

Cậu bé thứ hai trút ra một tiếng thở dài rồi nói:

– Thế còn khá đó, chị tớ biết trước đề thi hai tháng mà vẫn chầu rìa đó.

Cậu thứ nhất vô cùng ngạc nhiên hỏi lại:

– Thế chị cậu thi gì?

– Thi… hoa hậu.

Câu chuyện thi rớt của hai bà chị mà hai cậu bé kể lại rất thú vị đúng không?

– Trao đổi với bạn bè người thân về chi tiết gây cười trong câu chuyện:

Chi tiết gây cười trong câu chuyện là ở chỗ thời gian biết trước đề của hai cô chị. Cô thứ nhất biết trước khi thi 30 phút thì có thể là do thời gian đó quá ngắn không đủ để ôn tập lại nên thi rớt. Nhưng cô thứ hai biết trước tận 2 tháng vì sao vẫn thi trượt? Nguyên nhân là bởi thi hoa hậu rất khác so với các kì thi khác, mọi người đều biết có các vòng thi trình diễn áo tắm, thi trang phục dạ hội, trang phục dân tộc,… nhưng biểu hiện mỗi người trên sân khấu mỗi khác sẽ đem đến những kết quả khác nhau.Việc hai cậu bé đặt hai cuộc thi có tính chất khác nhau vào thế so sánh khiến người đọc phát hiện ra sự mẫu thuẫn mà phải bật cười.

Học Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 30, 31 Tiết 2 Tuần 26 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2

Đề bài Câu 1. Đọc các cấu sau:

a) Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. …….

b) Lý Thường Kiệt là một tướng tài thời Lý. …….

c) Ông nội tôi là liệt sĩ thời chống Pháp. …….

– Điền từ “giới thiệu” hoặc “nhận định” vào ô trống.

– Dùng dấu gạch chéo để phân tách giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu.

Câu 2. Hãy dùng các từ: xanh um, xù xì, tươi tốt, viết 2 – 3 câu nói về một loài cây mà em thích. Câu 3. Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây mà em thích. Đố vui

Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

*Em sẽ chọn phương án nào? Vì sao? * Cùng bạn, người thân chia sẻ câu đó trên. Lời giải chi tiết Câu 1: Đọc các câu và trả lời câu hỏi: Gợi ý:

– Nhận định: đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.

– Giới thiệu: cho biết một vài thông tin về một đối tượng nào đó.

Lời giải:

a. Ông nội / là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

→ Nhận định

b. Lý Thường Kiệt / là một tướng tài thời Lý.

→ Nhận định

c. Ông nội tôi / là liệt sĩ thời chống Pháp.

→ Giới thiệu

Câu 2: Hãy dùng các từ xanh um, xù xì, tươi tốt, viết 2 – 3 câu nói về loài cây mà em thích. Gợi ý:

Con suy nghĩ để hoàn thành đoạn văn.

Lời giải:

Ngay từ khi em bước chân vào ngôi trường này đã thấy cây bàng đứng sừng sững trong sân trường. Thân cây xù xì, to hơn một vòng người ôm. Các cành lá tươi tốt, xanh um, xoè tán rộng dài. Nhìn từ xa cây bàng thật giống một chiếc ô khổng lồ.

Phải thắp que diêm lên trước, bởi vì phải thắp được que diêm mới có thể thắp được cây đèn, bếp dầu hoặc là bếp củi.

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 6, 7 – Tiết 2 – Tuần 1 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Lời giải chi tiết Câu 1. Điền từ: viết, bút chì, chăm chỉ vào chỗ trống cho đúng:

a. Bạn Hà lớp tôi …….. rất đẹp.

b. …….. của Mai màu xanh.

c. Nam là lớp trưởng lớp tôi. Bạn ấy rất ……..

Trả lời:

a. Bạn Hà lớp tôi viết rất đẹp.

b. Bút chì của Mai màu xanh.

c. Nam là lớp trưởng lớp tôi. Bạn ấy rất chăm chỉ.

Câu 2. Viết tiếp các dòng sau cho thành câu:

a. Bạn Lan ……..

b. ……..học hành chăm chỉ.

c. Nam hiểu ra rằng ……..

d. …….. chăm chú nghe giảng.

Trả lời:

a. Bạn Lan là một người đáng tin cậy.

b. Em cố gắng học hành chăm chỉ.

c. Nam hiểu ra rằng học tập chăm chỉ sẽ giúp bạn ấy đạt thành tích cao.

d. Cả lớp em chăm chú nghe giảng.

Câu 3. Viết 3 – 4 câu về những điều em biết về một bạn trong lớp em.

– Tên bạn em là gì?

– Bạn sống ở đâu?

– Bạn có sở thích gì?

Trả lời:

Bạn Hoàng Anh là lớp phó lao động của lớp em. Bạn ấy sống cách nhà em không xa nên sáng nào hai đứa chúng em cũng cùng nhau đi bộ tới trường. Hoàng Anh rất chăm chỉ học tập và biết giúp đỡ bạn bè. Bạn ấy rất thích chơi đá bóng và sưu tập xe ô tô đồ chơi. Có lần bạn khoe kho báu của bạn ấy có tới 45 chiếc xe ô tô lớn nhỏ. Em rất yêu quý Hoàng Anh và em mong tình bạn của chúng em ngày càng khăng khít.

Vui học: Không biết vẽ như thế nào?

Cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình, khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để nguyên tờ giấy trắng, cô hỏi:

– Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?

Em bé băn khoăn đáp:

– Lớn lên em sẽ vẽ cũng chưa muộn ạ.

– !?!

(Sưu tầm) * Kể câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. * Câu chuyện trên có chi tiết nào gây cười? Trả lời:

Chi tiết gây cười ở câu trả lời của em bé : Lớn lên em sẽ vẽ cũng chưa muộn ạ.