Top 4 # Xem Nhiều Nhất Visa Du Học Mỹ Tiếng Anh Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Visa Du Học Là Gì? Điều Kiện Cần Biết Khi Xin Visa Du Học

Nhiều bạn khi quyết định du học hoặc đi du lịch nước ngoài vẫn đang phân vân về vấn đề visa, và chưa có được những thông tin cụ thể về từng loại visa cũng như công dụng của loại giấy tờ này. Để trả lời cho câu hỏi visa là gì? Hôm nay Duhoc.online sẽ giải đáp cho bạn về định nghĩa visa, visa du học và những điều bạn cần biết khi xin visa.

Theo định nghĩa cơ bản, visa hay còn gọi là thị thực xuất nhập cảnh hoặc chiếu khán (tên gọi cũ) là một loại chứng nhận được Chính phủ của một nước, cung cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào nước họ. Những loại visa du lịch thông thường, sẽ được đóng dấu vào một cuốn sổ nhỏ gọi là hộ chiếu (Passport) khi xin thành công, giúp các cá nhân nước khác có thể bước qua bộ phận hải quan.

Đối với công dân Việt Nam, tùy theo quốc gia mà bạn cần phải xin visa hoặc không cần để nhập cảnh vào nước họ. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thường không đòi hỏi bạn xin visa, ngoại trừ Singapore. Tuy vậy đây chỉ là điều kiện khi bạn đi du lịch, hoặc nhập cảnh ở nước bạn trong thời gian ngắn.

Đối với thời gian ở lâu dài và mục đích ở lại nước bạn là học tập, thì loại visa (thị thực) bạn cần xin gọi là visa du học. Đây là loại visa giúp bạn nhập cảnh vào nước bạn, cũng như là điều kiện để nhà trường công nhận bạn là sinh viên chính thức.

Visa du học cho phép bạn ở lại nước bạn đủ lâu, tương ứng với thời gian bạn học tập. Ví dụ như bạn du học theo hệ Đại học, thì thời hạn tối thiểu của visa sẽ rơi vào khoảng 3-4 năm. Sau khi visa hết hạn bạn bắt buộc phải trở về Việt Nam, và khi muốn quay lại học tập bạn cần chuẩn bị lại từ đầu những hồ sơ cần thiết để xin visa du học.

Tùy theo mỗi quốc gia, mà yêu cầu về visa du học và cách thức yêu cầu hồ sơ xin visa du học cũng sẽ khác nhau. Và tùy theo loại visa du học vào mỗi nước mà cũng sẽ có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như visa du học Mỹ sẽ được gọi là loại visa F1, visa du học tại các nước vùng Schengen (Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva….) sẽ được gọi là visa Schengen.

2. Điều kiện để xin visa du học

Như đã đề cập, tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà các yêu cầu về thủ tục nộp xin visa du học cũng sẽ thay đổi. Chẳng hạn như Mỹ thường yêu cầu mẫu đơn I-20 về đơn đăng ký học tập tại trường, hay Pháp cần có tờ khai OFII…

Nhìn chung, những loại giấy tờ sau được xem là luôn phải có trong bất kì bộ hồ sơ xin visa du học:

Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 3 tháng). Hãy đảm bảo hộ chiếu bạn xin cấp visa còn thời hạn đủ cho thời gian học tập, để tránh các vấn đề phát sinh.

1 ảnh chân dung, kích thước hộ chiếu là 4x6cm.

Hộ khẩu, giấy khai sinh, sơ yếu lí lịch có bản dịch thuật sang Tiếng Anh (một số nước yêu cầu dịch thuật sang tiếng của quốc gia họ như Hàn Quốc, Nhật…).

Thư mời nhập học tại Trường Cao đẳng, Đại học bên nước bạn.

Học bạ, bảng điểm trong thời gian gần nhất.

Các chứng chỉ về học lực, bằng tốt nghiệp THPT, Đại học (nếu có), IELTS hoặc TOEFL với điểm số đủ điều kiện du học.

Đơn xin cấp visa du học.

– Chuẩn bị những giấy tờ bên Cơ quân cấp thị thực du học yêu cầu, đảm bảo các loại giấy tờ hành chính đã được công chứng bản sao và dịch thuật nếu cần.

– Chờ đợi cuộc hẹn từ bên Đại sứ, Lãnh sự quán để không phải để lỡ các yêu cầu, cuộc hẹn từ bên cấp thị thực.

– Nếu được yêu cầu phỏng vấn, hãy chuẩn bị tốt kỹ năng trả lời phỏng vấn của bản thân, rèn luyện khả năng nghe, nói ngoại ngữ để tạo ấn tượng nơi người phỏng vấn. Việc biết sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ, thường là Tiếng Anh sẽ là điều kiện giúp bạn xin visa du học thành công.

– Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tác phong hòa nhã, thân thiện và có chừng mực để nhận được đánh giá cao từ người phỏng vấn.

Theo duhoc.online tổng hợp

Giới Thiệu Các Loại Visa Du Học Mỹ

1. Visa là gì?

Visa (thị thực xuất nhập cảnh) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Điều này được thể hiện bằng văn bản nhưng phổ biến hơn là con dấu vào hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự hoặc trong khối liên minh giữa các quốc gia với nhau.

2. Các loại visa du học Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia thu hút nhiều du học sinh quốc tế. Tuy nhiên, trái ngược với sự thu hút ấy là sự khó khăn khi xin visa của quốc gia này, đặc biệt khi dưới quyền của tổng thống Donald Trump. Mặc dù vậy, bạn chỉ cần chọn loại visa phù hợp với mình thì sẽ không có điều gì quá khó khăn khi xin nhập cảnh vào Mỹ. Visa Mỹ có 3 loại dành cho du học, bao gồm:

Trong đó, F1, F1, J1 chính là đương đơn (du học sinh). Còn F2, M2, J2 là các loại visa du học Mỹ dành cho vợ, chồng, hoặc con của đương đơn. Bạn cần chú ý rằng, với diện đi theo đương đơn (F2, M2, J2) thì bạn bắt buộc phải sống chung với đương đơn và không được phép làm việc tại Mỹ.

Visa F1

– Đối tượng: Người có nhu cầu học chính quy các bậc THPT, Đại học, Sau Đại học.

– Thời gian được phép ở Mỹ: Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày trước khi chương trình bắt đầu và 60 ngày sau khi chương trình kết thúc.

– Điều kiện để được cấp visa:

Đương đơn phải giấy xác nhận đã đăng ký một chương trình học chính quy hoặc khóa học tiếng Anh (thời lượng học tối thiểu 18 giờ/ tuần) tại các trường được Chính phủ Mỹ cho phép tiếp nhận du học sinh quốc tế.

Chứng minh được dự định trở về nước sau khi hoàn tất chương trình.

Bạn phải chứng minh được khả năng tài chính và khả năng duy trì nó cho đến hết khoá học.

Bạn phải hoàn thành các bậc học bắt buộc để có thể trở thành du học sinh của bậc tiếp theo tại Mỹ.

– Hạn chế:

Không được làm thêm quá 20 giờ/ tuần

Bạn chỉ có thể ở lại Mỹ thêm 60 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương trình học.

Visa M1

– Đối tượng: Người có nhu cầu học nghề hoặc một chuyên môn cụ thể tại các cơ sở đào tạo được chính phủ Mỹ công nhận.

– Thời gian được phép ở Mỹ: Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày nhưng gộp lại không được quá 1 năm.

– Điều kiện để được cấp visa:

Đương đơn được xác nhận theo học một chương trình học nghề hoặc một chương trình chuyên môn toàn thời gian tại Mỹ.

Bạn phải chứng minh được khả năng tài chính và khả năng duy trì nó cho đến hết khoá học.

– Hạn chế:

Sinh viên không được phép làm việc trong quá trình học.

Bạn chỉ có thể ở lại Mỹ thêm 30 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương trình học

Visa J1

– Đối tượng: Visa này dành cho những người có dự định theo học các chương trình trao đổi, giảng dạy, giao lưu, đào tạo, tư vấn hoặc được làm việc với hình thức Au Pair. Bên cạnh đó, họ phải được phép hoặc làm việc tạm thời.

– Thời gian được phép ở Mỹ: Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày.

– Điều kiện để được cấp visa: Đương sự phải có DS-2019. Đây là thư mời/ xác nhận về việc bạn sẽ học/ làm ở một đơn vị tại Mỹ.

– Hạn chế:

Không được làm thêm quá 20 giờ/ tuần nếu cố vấn cho phép.

Bạn chỉ có thể ở lại Mỹ thêm 30 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương trình.

Khi trường, cơ sở đào tạo tại Mỹ bạn một mẫu đơn để xác nhận rằng bạn đã được chấp nhận vào trường do Cơ quan Di Trú và nhập tịch Hoa kỳ (USCIS) ủy quyền chấp nhận, hãy đọc kỹ và ký vào mẫu đơn này và chắc rằng mọi thông tin cá nhân của bạn đều đúng

Bạn sẽ được yêu cầu thanh toán phí SEVIS (phí An Ninh của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ). Mức phí sẽ khoảng 200 USD. Bạn có thể thanh toán trên chúng tôi và in bản sao biên nhận đóng tiền để đem đi phỏng vấn xin Visa tại Sứ Quán.

Ngoài ra, bạn cần phải trả thêm 3.440.000 VND cho lệ phí xin Visa. Lệ phí này có thể đóng trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc tại một ngân hàng do Đại sứ quán chỉ định. Sau khi đóng phí, bạn sẽ tiến hành đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Sứ Quán thông qua trang web chúng tôi Hãy mang theo bản sao của giấy xác nhận cuộc hẹn khi đến phỏng vấn.

Khi trả lời các câu hỏi về nghề nghiệp của cha mẹ, hãy trả lời rõ ràng. Mục đích của câu hỏi này là giúp lãnh sự quán Mỹ chắc chắn rằng tài chính của bạn đủ vững mạnh để hoàn thành chương trình học.

Khi trả lời những câu hỏi về kế hoạch tương lai, hãy miêu tả thật cụ thể và thuyết phục rằng bạn sẽ về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình. Điều này được gọi là Điều khoản 214. B. Do đó, nếu bạn không đủ thuyết phục thì rất dễ bị đánh rớt khi xin các loại visa du học Mỹ.

Theo duhoc.online tổng hợp

Phỏng Vấn Xin Visa Du Học Mỹ Dễ Hay Khó?

Tin tức du học Mỹ

Theo số liệu báo cáo mới đây nhất của lãnh sự sứ quán Mỹ tại chúng tôi có khoảng 35,1% số người xin cấp VISA bị từ chối, nghĩa là cứ có 3 người xin VISA thì có 1 người rớt.

Phải công nhận rằng nước Mỹ là một trong những nước khó xin VISA nhất từ Việt Nam. Đặc biệt là từ sau vụ khủng bố 11/9, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng về dân số nhập cư vào nước Mỹ và tình hình kinh tế khủng hoảng của đất nước này. Chính vì vậy đã có không ít bạn bị từ chối cấp VISA du học Mỹ. Nguyên nhân chính là do đã không chứng minh được việc mình sẽ quay trở về nước sau khi hoàn tất thời gian du học Mỹ.

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ dễ hay khó?

Một yếu tố nữa khiến cho việc xin VISA trở nên khó khăn đó chính là khâu chuẩn bị hồ sơ. Thay vì nộp các giấy tờ chứng minh những ràng buộc với gia đình, công việc tại Việt Nam nhằm thuyết phục viên chức lãnh sự mình sẽ quay về khi hết hạn visa, không ít bạn nghĩ rằng những lá thư mời, thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ gửi về mới chính là “chìa khóa” giúp họ mở cánh cửa nhập cảnh du học Mỹ. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn không tốt cho cuộc phỏng vấn của bạn.

Cũng có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Bạn sẽ không được chấp nhận cấp visa. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay.

Bản thân thiếu kiến thức và kỹ năng sống dẫn đến thể hiện cuộc phỏng vấn không tốt: Nếu bạn tự tin nghĩ rằng mình sẽ được cấp VISA vì bản thân là người có thành tích học tập xuất sắc, khả năng tài chính mạnh thì bạn đã nhầm. Bạn hoàn toàn có thể bị đánh trượt phỏng vấn nếu không thể hiện được các kỹ năng sống, kỹ năng trả lời phỏng vấn, marketing bản thân cho người phỏng vấn hiểu bạn

Xin visa du học Mỹ vì sao dễ?

Mặc dù là đất nước nghiêm ngặt trong thủ tục cấp VISA nhưng so với một số đất nước khác, thủ tục xin cấp VISA du học tại Mỹ khá là thuận tiện và nhanh chóng

Mỹ không bắt buộc bạn có chứng chỉ tiếng Anh khi nộp hồ sơ hay phỏng vấn xin visa. Trong khi Hà Lan yêu cầu bạn có 5.0, Thụy Sỹ yêu cầu bạn có 4.5, UK yêu cầu bạn có 4.5 hoặc 5.5 IELTS…Điều này tránh cho bạn những phiền phức, tốn kém không cần thiết khi phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh.

Hồ sơ xin visa Mỹ không cần dịch, rất tiện lợi, bạn chỉ cần mang những gì mình có để đi phỏng vấn.

Có thể dùng tiếng Việt khi tham gia phỏng vấn xin visa, các nhân viên phỏng vấn visa Mỹ thành thạo tiếng Việt. Điều này, tất nhiên rất tiện lợi cho bạn.

Những bí quyết để phỏng vấn xin visa du học Mỹ thành công

Để buổi phỏng vấn du học Mỹ diễn ra một các suôn sẻ, bạn cần phải ghi nhớ 3 điều cốt lõi nhất:

Một là bạn thực sự muốn đi du học để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân (không phải vì một mục đích khác)

Hai là Bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho học phí cũng như sinh hoạt phí khi được đặt chân lên nước Mỹ

Ba là bạn có nguyện vọng trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước sau khi đã học xong.

Làm sao để tăng khả năng thành công khi xin visa du học Mỹ 2015?

Trang phục gọn gàng, chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn. Vậy nên hãy để họ có cái nhìn thiện cảm về bề ngoài chín chắn và đỉnh đạt của bạn.

Có kế hoạch học tập rõ ràng:bạn cần phải lên cho mình một kế hoạch học tập và công việc trong tương lai (bạn học ở đâu, chuyên ngành gì, mục đích theo học và cơ hội việc làm tại quê hương…). Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.

Bạn có thể tham khảo Khóa học lập kế hoạch du học Mỹ tại cổng đào tạo trực tuyến chúng tôi để lập cho mình kế hoạch học tập cũng như sinh sống khi đi du học tốt hơn.

Video giới thiệu khóa học Lập kế hoạch du học hiệu quả – chúng tôi

Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất: Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.

Du Học Mỹ Cần Bằng Tiếng Anh Gì?

Du học Mỹ cần bằng Tiếng Anh gì??? Để du học các nước nói tiếng Anh như Mỹ,Canada, Anh, Úc,…ngoài những điều kiện du học chung thì những chứng chỉ như IELTS, TOEFL, SAT là điều kiện bắt buộc đối với du học sinh. Dù là yếu tố để phân loại trình độ nhưng với nhiều người, bằng cấp Tiếng Anh cũng là áp lực khá lớn, là gánh nặng cản trở ước mơ du học Mỹ. Điều kiện tiếng Anh cho học tập chỉ dừng lại ở từng trình độ nhưng du học sinh cũng nên đáp ứng được khả năng ngôn ngữ để giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày tại Mỹ. Hơn thế nữa, đáp ứng được bằng tiếng Anh cũng là một trong những điều kiện ưu tiên để xét Visa du học Mỹ.

Các loại bằng Tiếng Anh được công nhận ở Mỹ

TOEFL

Hầu hết sinh viên quốc tế đều thi lấy bằng TOEFL ( Test Of English as a Foreign L anguage) là bài kiểm tra năng lực Tiếng Anh quốc tế của bạn trong môi trường học thuật có giá trị trong 2 năm

Bài kiểm tra này bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. TOEFL đánh giá kĩ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mỹ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học.

Điểm TOEFL quy định là một trong những yêu cầu đầu vào đối với sinh viên quốc tế. Hiện nay, khoảng 2400 trường Cao đẳng và Đại học ở Mỹ đều yêu cầu điểm TOEFL.

IELTS

IELTS ( International English Language Testing S ystem) là hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh ở 4 kĩ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kết quả IELTS có giá trị trong vòng 2 năm

Thi sinh có thể chọn 2 hình thức: Academic (học thuật) hoặc General training (đào tạo chung):

Academic (học thuật) : dành cho thí sinh bậc trung học, bậc đại học và sau đại học.

General training (đào tạo chung) : dành cho thí sinh tham gia những khóa học nghề, tìm việc làm hoặc định cư.

Nếu bạn muốn học ngành kinh doanh tại Mỹ thì kì thi GMAT ( Graduate Management Administration T est) là điều bắt buộc. GMAT là bài thi được tiêu chuẩn hóa với 2 môn Toán và Tiếng Anh để đánh giá khả năng bẩm sinh thành công trong lĩnh vực học thuật. Kết quả GMAT có giá trị trong 5 năm.

Mỗi năm có khoảng 90.000 sinh viên quốc tế tham dự kỳ thi này. Trên thế giới có hơn 1.500 khóa học về kinh tế thường sử dụng kết quả GMAT là một trong nhiều tiêu chí lựa chọn đầu vào

GRE ( Graduate Record E xaminations) là bài thi khảo thí theo tiêu chuẩn và là điều kiện xét tuyển của các trường đại học ở Mỹ. Điểm số GRE có giá trị trong vòng 5 năm

GRE là kỳ thi bắt buộc cho hầu hết các khóa học Đại học ở Mỹ (trừ ngành Luật, Kinh doanh và Y).

Nội dung bài thi GRE gồm đại số, hình học, số học và từ vựng. Thí sinh phải làm bài thi GRE trên máy tính

SAT (SAT Reasoning Test) là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng để xét tuyển trong hệ thống giáo dục Mỹ

Nội dung bài thi SAT bao gồm các môn : toán, từ vựng, các kỹ năng và kiến thức đọc. Kết quả SAT có giá trị trong 5 năm.

Yêu cầu chung về bằng cấp Tiếng Anh của các cấp học :

Chương trình THPT

Với THPT, các trường yêu cầu bằng IELTS hoặc TOEFL nhưng học sinh cần có những điều kiện tiếng Anh sau:

Làm bài thi SLEP (Secondary Level English Proficiency) đạt 45 điểm trở lên.

Nếu điểm SLEP không đạt yêu cầu thì học sinh có thể học bổng sung các khóa học Tiếng Anh của trường (nếu có)

Chương trình Cao đẳng

Tốt nghiệp Trung học phổ thông với điểm trung bình năm (GPA) từ 6.0 trở lên.

Điểm IELTS tối thiểu 5.5 hoặc TOEFL iBT tối thiểu 61

Hoàn thành trung học phổ thông, điểm trung bình năm (GPA) từ 6.5 trở lên.

Điểm IELTS tối thiểu 6.0 hoặc TOEFL iBT tối thiểu 79

Nhiều trường Đại học yêu cầu điểm SAT từ 1.500 trở lên.

Nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu về bằng Tiếng Anh, du học sinh có thể đăng ký học khóa anh ngữ ESL 3 tháng,6 tháng hoặc 1 năm. Sau đó, chuyển tiếp vào chương trình Cao đẳng Đại học mà không cần thi IELTS hay TOEFL

Để biết thêm thông tin về “Du học mỹ cần bằng tiếng anh gì?” và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH PROSFA:

🏢 Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM

📧 Email: hello@prosfa.vn

🌎 Website: www.prosfa.vn

☎ Hotline: 0907018834