Top 5 # Xem Nhiều Nhất Video Dạy Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Mẹo Dạy Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Khi bắt đầu học ngôn ngữ nào cũng vậy, trước hết chúng ta cần học bảng chữ cái vì chúng sẽ theo ta suốt trong quá trình học và giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Chính vì vậy, bé yêu của bạn cần được tiếp xúc với bảng chữ cái càng sớm càng tốt. Nhưng làm sao để dạy bé trong khi bé chỉ thích phiêu lưu, khám phá? Bạn đã thử nhiều cách nhưng đều thất bại? Đừng vội bỏ cuộc, chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo hữu ích để bạn tạo cảm hứng học cho bé, đồng thời dạy bé học Bảng chữ cái tiếng Việt.

Học Bảng chữ cái qua bài hát

Nhận biết thông qua các đồ vật xung quanh

Ví dụ:

Bạn đưa bé đi ăn gà rán KFC, bạn chỉ cho bé rằng chữ K là bắt đầu của KFC.

Bạn đưa bé đi siêu thị và chọn một gói bánh gạo Richy. Sau đó, bạn chỉ cho bé chữ R là bắt đầu của Richy

Như vậy, bạn đã hình thành cho bé sự tò mò về mọi thứ và cho bé thấy rằng các chữ cái có mặt ở khắp mọi nơi. Trên đường từ nhà đến trường, bé có thể học được rất nhiều chữ cái, chỉ cần bạn tập trung và kiên trì chỉ cho bé về những chữ cái. Đồng thời, thường xuyên tạo cho bé sự thắc mắc về thế giới xung quanh, để bé tự khám phá trước và sau đó giải thích. Như thế sẽ kích thích tư duy của bé, tạo sự thú vị cho bài học.

Học Bảng chữ cái qua các biển báo

Ví dụ:

Biển cấm quay đầu sẽ có hình chữ U ngược hay hình chữ N

Biển báo cấm rẽ trái và rẽ phải sẽ là hình chữ T

Biển cấm rẽ trái là hình chữ L

Biển cấm đỗ xe ngày lễ là chữ I

Có rất nhiều biển báo trên đường có hình giống như các chữ cái in hoa, bạn cần tạo cho bé thói quen quan sát khi đi đường và hình dung mọi thứ xung quanh. Bạn có thể chỉ ra rồi sau đó để bé đọc to chữ cái một vài lần. Lúc này, bé không chỉ nhớ chữ mà còn nhớ cả các biển báo hiệu điều gì.

Học qua bộ đồ chơi

Tạo thói quen học tập cho bé

Còn với các bé năng động, chúng chẳng bao giờ chịu ngồi yên, do đó, bạn cần có phương pháp vừa nặng vừa nhẹ. Nặng là răn đe một chút để bé ngồi vào học, nhẹ là để bé học mà chơi, chơi mà học, nhưng cũng không nên chơi nhiều quá vì tính năng động của bé sẽ nhanh làm bé quên đi việc học.

Học qua các trò chơi trên điện thoại

Dạy Bé Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Ngày nay, ngoài các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, thì việc bé học ngoại ngữ cũng dần thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Cũng như các môn khác, học tiếng Anh cũng nên bắt đầu từ căn bản, đặc biệt là việc dạy bé học cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh, một bước đệm quan trọng giúp bé tiếp cận và “nhảy vọt” trong hành trình chinh phục ngoại ngữ sau này.

Một căn nhà vững chắc chính là nhờ có nền móng tốt, vì thế, trước khi muốn con “nói lưu loát”, bố mẹ cần chú trọng việc dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh đúng cách ngay từ những buổi đầu. Không cần tốn nhiều thời gian, không cần bố mẹ siêu giỏi, chỉ cần ‘chịu khó đồng hành cùng con” qua những bước đơn giản sau:

Lựa chọn “đồ nghề” hỗ trợ cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Ngoài bảng chữ cái giấy, bạn hoàn toàn có thể chọn mua hộp chữ cái rời bằng nhựa hoặc gỗ, điều này cũng sẽ tiện hơn trong việc bạn dạy bé ghép chữ, hoặc tổ chức các trò chơi nhận dạng mặt chữ với con sau này. Nếu khéo tay, bạn cũng có thể tự tạo một bảng chữ cái tiếng Anh Cambridge theo phong cách handmade độc lạ, một bảng chữ cái “có một không hai” sẽ càng thu hút sự quan tâm và gia tăng mức độ hợp tác của bé trong việc bạn dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh thế này.

Việc dạy phải đảm bảo ” 3 Được” trong cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Sau khi có được đồ nghề ưng ý, bước tiếp theo chính là bắt đầu dẫn dắt bé tiếp cận với con chữ. Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, bé hoàn toàn không thể hiểu được các phiên âm khó nuốt, nên bạn không nhất thiết phải viết chữ và phiên âm bên cạnh rồi bắt con học thuộc.

Giai đoạn này, điều quan trọng là bé phải phát âm “được chuẩn”, thuộc “được” mặt chữ và nhớ “được” thứ tự của chữ trong bảng chữ cái. Vì thế, bạn nên chú ý vào sở thích và năng lực riêng của con mà sắp xếp việc dạy, tránh việc dồn ép bé. Mỗi buổi học, bạn có thể dạy bé vài chữ, chỉ cần đảm bảo con hiểu và nhớ là buổi học ấy đã thành công rồi. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo mối liên kết giữa buổi học trước và sau, để bé nhớ thứ tự như chữ A đứng trước chữ B, chữ B đứng sau chữ A,…

Khi dạy bé học, bạn nên đọc to, rõ làm mẫu, sau đó cho bé đọc theo. Mỗi một chữ cái bạn nên minh hoạ bằng một hình ảnh, cách “tiện thể” này sẽ giúp bạn dạy thêm được cho bé cả từ vựng mới. Ví dụ, khi dạy chữ A, bạn cũng nên dạy bé đọc và viết cả A-a-apple. Cứ thế, bạn sẽ lấy thêm vài mẫu ví dụ khác nhưng phải đảm bảo đơn giản và gần gũi.

Môi trường học tập quanh ta

Không phải chỉ dạy trên sách vở, dùng dụng cụ, bạn có thể tận dụng mọi thứ có sẵn xung quanh để dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh và tranh thủ ôn bài. Giai đoạn đầu, bạn sẽ dùng một không gian nhỏ như phòng của bé, sau đó bạn dán các chữ cái vào các vật dụng.

Ví dụ như bàn học: T-table, cái ghế: C-chair,…và yêu cầu bé hãy tìm vật dụng có chữ C, chữ T,…khi bé đã nhớ, bạn sẽ mở rộng không gian ra cả nhà, sau đó, bạn có thể gỡ bỏ các chữ để bé tự nhớ. Việc này sẽ giúp cho bé nhớ được mặt chữ và học luôn cả cách gọi tên các vật dụng cơ bản trong nhà.

Vừa học vừa chơi

Môi trường học tập thoải mái luôn là yếu tố giúp bé học tập hiệu quả. Bạn có thể cùng bé chơi các trò chơi đơn giản để thay đổi không khí, tránh việc bé bị ép ngồi học nhiều ở một chỗ sẽ trở nên ù lì, mất đi bản chất hiếu động tự nhiên. Nếu bạn dán bảng chữ cái trên tường, bạn có thể đọc to chữ cái, yêu cầu bé chạy đến chỉ đúng vào chữ và phát âm được sau đó sẽ chạy đến bên bạn để nhận được một viên kẹo.

Với các con chữ bằng nhựa hay gỗ, bạn có thể tạo ra trò ghép từ, tìm chữ cái trong mớ hỗn độn. Nhưng dù là trò chơi nào, bạn cũng cần yêu cầu con đọc to rõ chữ cái đó, nếu có thể sẽ yêu cầu bé viết cả chữ cái đó ra.

Lưu ý nhỏ về cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Ở nhiều trang mạng đều hướng bạn đến việc dạy bé học bài hát “ABC song” để giúp bé học bảng chữ cái tiếng Anh. Bài hát này sẽ giúp ích được bé trong việc nhớ thứ tự và là một cách học thú vị. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý dạy bé học bài hát này sau khi con thuộc cách đọc các chữ cái, vì khi hát, một số phát âm của chữ cái bị biến đổi theo tiết tấu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát âm chuẩn của bé. Ví dụ, chữ A sẽ được phát âm là [ei], nhưng qua bài hát, bé lại đọc là “ầy”.

Một điểm khác bạn cần nhớ trong việc dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh chính là việc dạy đi đôi với việc ôn. Hai quá trình này nên diễn ra song song, và nên được chia 60% thời lượng cho việc dạy mới và 40% còn lại giúp bé nhớ lại các chữ đã học trong buổi đó và các buổi trước.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Bảng chữ cái Tiếng Việt

Bài viết này giới thiệu với các bạn bảng chữ cái Tiếng Việt để giúp các bạn có cách phát âm đúng chuẩn khi bắt đầu học chữ. Bảng chữ cái Tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng các bạn cần nắm được khi mới học Tiếng Việt. Trước tiên phải nắm bắt được thông tin về bảng chữ cái như: Bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào?

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách phát âm:

Hiện tại bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn gồm có 29 chữ cái.

Bảng chữ cái Tiếng Việt – Cách viết:

STT

Chữ thường

Chữ hoa

Tên chữ

Phát âm

1

a

A

a

2

ă

Ă

á

3

â

Â

4

b

B

5

c

C

6

d

D

7

đ

Đ

đê

8

e

E

e

9

ê

Ê

ê

10

g

G

giê

11

h

H

hát

12

i

I

i

13

k

K

ca

14

l

L

e – lờ

15

m

M

em mờ/ e – mờ

16

n

N

em nờ/ e – nờ

17

o

O

o

18

ô

Ô

ô

19

ơ

Ơ

Ơ

20

p

P

21

q

Q

cu/quy

22

r

R

e-rờ

23

s

S

ét-xì

24

t

T

25

u

U

u

26

ư

Ư

ư

27

v

V

28

x

X

ích xì

29

y

Y

i dài

Bộ chữ cái Tiếng Việt có cách viết khá đơn giản. Chủ yếu sẽ sử dụng những nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc trên. Chúng ta cũng có hai loại mẫu chữ viết đó là:

Mẫu chữ Viết hoa và chữ viết Thường

Ngoài ra, bảng chữ cái tiếng Việt còn có cách viết thảo

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách chia nguyên âm, phụ âm:

Nguyên âm:

Nguyên âm là một âm thanh trong ngôn ngữ nói, được phát âm với thanh quản mở, do đó không có sự tích lũy áp suất không khí trên bất cứ điểm nào ở thanh môn.

Trong bảng chữ cái về mặt chữ viết có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Âm “i” thường được viết bằng chữ “y” nhưng trong một số trường hợp thì được viết bằng chữ “y”:

Khi đứng một mình. VD: như ý, ý kiến,…

Khi không có âm phụ đứng đầu thì âm “iê” phải được viết là “yê”. VD: yêu quái,…

Lưu ý: Có những nguyên âm phải thêm phần phụ âm hoặc nguyên âm bổ sung.

Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ,UÂ,UÔ,ƯƠ,YÊ.

Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.

Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy ta chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, ƯA, UI, ƯI, ƯU, UƠ, UAI, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA và UYU.

Phụ âm: 

Phụ âm là những âm phải kèm với nguyên âm mới phát được, nhờ phối hợp với lưỡi, răng và môi. Phụ âm thường sẽ đứng trước và sau nguyên âm để tạo thành một từ.

Phụ âm Tiếng Việt là 1 chữ cái : C, B, T, D, Đ, G, H, K, L, M, N,Q,R, S, T, V, X

9 Phụ âm Tiếng Việt được ghép bởi hai chữ cái: ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh.

Có một phụ âm được ghép bởi ba chữ cái: ngh.

We on social : Facebook

Giúp Mẹ Dạy Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Hãy làm mọi thứ trở nên buồn cười để các em dễ nhớ và nhớ lâu đó là phương pháp tốt nhất để dạy Tiếng anh cho trẻ em. Xin chia sẻ một số phương pháp giúp mẹ dạy bé học bảng chữ cái tiếng anh:

1. Học qua bài hát về bảng chữ cái:

Phương pháp giảng dạy truyền thống này xem ra vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bé học bảng chữ cái. Trẻ luôn có những phản ứng tự nhiên với âm thanh, vì vậy, việc dạy trẻ học theo bài hát sẽ khiến trẻ cảm thấy thú vị và hào hứng hơn. Một bài hát về bảng chữ cái dễ thương với những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ ‘hút’ bé hơn.

3. Để bé nhận diện bảng chữ:

Có rất nhiều bảng chữ cái màu sắc được làm bằng gỗ hay nhựa sinh động được bày bán trên thị trường. Bạn hãy chọn mua cho bé 1 bộ và dạy bé nhận diện từng chữ cái. Bạn nên chia nhỏ các chữ cái theo nhóm để dạy bé. Ví dụ: dạy bé từ chữ A – D vào 1 ngày. Ngày khác, bạn dạy từ chữ E – H.

4. Cho bé nhận diện chữ cái qua các biển báo xung quanh.

Ví dụ, khi đưa con đến cửa hàng McDonald, bạn nói với bé McDonald được bắt đầu bằng chữ M… bằng cách này bé sẽ hiểu rắng chữ cái ở khắp mọi nơi và dần hình thành thói quen cũng như ghi nhớ lâu hơn.

5. Khi bé đã nhớ tương đối, bạn có thể mua bộ thẻ từ bằng tiếng Anh.

Một mặt in hình con vật, hoa quả… một mặt in chữ cái tiếng Anh. Trước tiên, bạn cho bé nhìn hình và đọc chữ cái, rồi lật mặt sau để bé nhìn hình ảnh tương ứng. Đây là bước đầu tiên giúp bé hình dung việc gép các chữ cái với nhau.

Lưu ý: – Cần kiên nhẫn dạy bé từ từ, không thúc ép. – Khi bé đọc nhiều và đúng, bạn nhớ khen thưởng bé.