Top 8 # Xem Nhiều Nhất Video Dạy Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Cách Dạy Bảng Chữ Cái

Bảng chữ cái thường được giảng dạy cho trẻ nhỏ qua việc lồng ghép các trò chơi thú vị, bài hát sôi động hoặc những hình ảnh, thẻ dạy học bắt mắt. Tuy nhiên, đối với người lớn thì các hình thức, kỹ thuật giảng dạy này không phù hợp. Nếu giáo viên không cẩn thận sẽ dễ nhầm lẫn, áp dụng những phương pháp dạy trẻ nhỏ lên người lớn dẫn đến hiệu quả học không được cao.

Nếu nội dung học quá đơn giản như cho trẻ nhỏ, người lớn sẽ dễ từ bỏ vì nhanh chóng chán. Vì vậy, Edu2Review sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp tối ưu về cách dạy bảng chữ cái trong tiếng Anh căn bản cho người lớn.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

#1. Xác định trình độ

Khi dạy tiếng Anh cho người lớn, thử thách mà bạn sẽ gặp phải là học viên thuộc đủ mọi trình độ. Vì vậy, bạn cần xác định, kiểm tra đúng trình độ, năng lực tiếng Anh của người học.

Bên cạnh đó, người lớn đòi hỏi mọi thứ cần phải rõ ràng bởi vì họ đang đầu tư cả tiền bạc và thời gian để học tiếng Anh. Họ muốn nhận thấy rõ sự tiến bộ qua từng ngày và được hệ thống kiến thức.

Bảng chữ cái tiếng Anh đầy đủ (Nguồn: Youtube)

#2. Kiểm tra kiến thức về bảng chữ cái

Một ý tưởng hay là trước khi dạy hãy kiểm tra xem người học đã biết các chữ cái nào chưa. Sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp với người lớn hơn thay vì dùng flashcard, bạn có thể thuyết trình bằng PowerPoint với máy chiếu sẽ khiến người học cảm thấy thoải mái hơn. Đây là loại công nghệ rất phổ biến ở nơi làm việc giúp cho quá trình học tập, kiểm tra gần gũi với thực tế hơn. Yêu cầu người học đoán tên các chữ cái được xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình nhằm xác định được trình độ của họ.

#3. Nhận diện các mặt chữ

Nếu như trong các lớp dạy trẻ em giáo viên sẽ cho cả lớp đồng thanh đọc theo bạn nhưng khi dạy người lớn thì khác. Bạn hãy phát cho họ các tờ giấy có in chữ cái bởi vì người lớn thường có xu hướng nắm quyền kiểm soát việc học của bản thân, từ đó sẽ thúc đẩy việc tự học. Sau đó có thể vừa phát giấy vừa lặp lại các chữ cái, đọc đi đọc lại ngữ âm cho cả lớp nghe.

Có một điểm cần chú ý là người lớn thường cảm thấy ngại ngùng khi phải lặp lại phát âm của giáo viên và đọc to theo vì vậy không nên ép buộc họ. Sau khi đã cảm thấy thực sự thoải mái trong môi trường học tập mới và quen với các phương pháp học, họ sẽ bắt đầu lặp lại phát âm của giáo viên và có những phản ứng khả quan hơn.

#4. Giới thiệu thẻ dạy học Flashcard

Học viên đã cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên liên tục cho lặp lại và nhận diện mặt chữ. Đây mới là lúc áp dụng thẻ dạy học truyền thống. Người học trưởng thành thường cần thời gian để cảm thấy thoải mái và thả lỏng trong môi trường học tập mới, sau đó mới có thể hòa mình vào các hoạt động trong lớp. Sẽ cần nhiều thời gian để thích nghi trong lần đầu tiên học ngoại ngữ.

Hãy mời người học gọi tên chữ cái bằng nụ cười và ngôn ngữ hình thể, không trang trí cầu kì mà chỉ giơ lên các thẻ bảng chữ cái đơn giản. Sau một vài lượt đoán, học viên sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của lớp và tự tin hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy qua giọng nói lớn dần.

#6. Phát huy tác dụng của gương cầm tay

Khi người lớn đã quá quen với tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu ngoại ngữ và học ngữ âm sẽ càng nan giải hơn. Rất khó phát âm chính xác khi học và mỗi ngôn ngữ đều có cách phát âm khác nhau. Ngoài ra, người lớn cũng rất dễ nản lòng và cảm thấy ngại ngùng khi phải phát âm lặp đi lặp lại.

Gương cầm tay hỗ trợ việc phát âm (Nguồn: myphamhalo)

Sử dụng gương cầm tay để người học kiểm tra được cách đặt môi lưỡi khi phát âm. Giáo viên nên làm mẫu trước rồi yêu cầu học viên tự luyện khẩu hình miệng qua gương cầm tay.

#7. Luyện đọc sách

Đọc sách là một cách hữu hiệu để nhận mặt các nguyên âm, chữ cái, cách phát âm. Sử dụng những từ trọng tâm để việc phát âm dễ dàng hơn khi đó người lớn sẽ có cảm giác mình đang tiến bộ và hứng thú học hơn.

Bích Diệp tổng hợp

Dạy Bé Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Ngày nay, ngoài các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, thì việc bé học ngoại ngữ cũng dần thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Cũng như các môn khác, học tiếng Anh cũng nên bắt đầu từ căn bản, đặc biệt là việc dạy bé học cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh, một bước đệm quan trọng giúp bé tiếp cận và “nhảy vọt” trong hành trình chinh phục ngoại ngữ sau này.

Một căn nhà vững chắc chính là nhờ có nền móng tốt, vì thế, trước khi muốn con “nói lưu loát”, bố mẹ cần chú trọng việc dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh đúng cách ngay từ những buổi đầu. Không cần tốn nhiều thời gian, không cần bố mẹ siêu giỏi, chỉ cần ‘chịu khó đồng hành cùng con” qua những bước đơn giản sau:

Lựa chọn “đồ nghề” hỗ trợ cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Ngoài bảng chữ cái giấy, bạn hoàn toàn có thể chọn mua hộp chữ cái rời bằng nhựa hoặc gỗ, điều này cũng sẽ tiện hơn trong việc bạn dạy bé ghép chữ, hoặc tổ chức các trò chơi nhận dạng mặt chữ với con sau này. Nếu khéo tay, bạn cũng có thể tự tạo một bảng chữ cái tiếng Anh Cambridge theo phong cách handmade độc lạ, một bảng chữ cái “có một không hai” sẽ càng thu hút sự quan tâm và gia tăng mức độ hợp tác của bé trong việc bạn dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh thế này.

Việc dạy phải đảm bảo ” 3 Được” trong cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Sau khi có được đồ nghề ưng ý, bước tiếp theo chính là bắt đầu dẫn dắt bé tiếp cận với con chữ. Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, bé hoàn toàn không thể hiểu được các phiên âm khó nuốt, nên bạn không nhất thiết phải viết chữ và phiên âm bên cạnh rồi bắt con học thuộc.

Giai đoạn này, điều quan trọng là bé phải phát âm “được chuẩn”, thuộc “được” mặt chữ và nhớ “được” thứ tự của chữ trong bảng chữ cái. Vì thế, bạn nên chú ý vào sở thích và năng lực riêng của con mà sắp xếp việc dạy, tránh việc dồn ép bé. Mỗi buổi học, bạn có thể dạy bé vài chữ, chỉ cần đảm bảo con hiểu và nhớ là buổi học ấy đã thành công rồi. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo mối liên kết giữa buổi học trước và sau, để bé nhớ thứ tự như chữ A đứng trước chữ B, chữ B đứng sau chữ A,…

Khi dạy bé học, bạn nên đọc to, rõ làm mẫu, sau đó cho bé đọc theo. Mỗi một chữ cái bạn nên minh hoạ bằng một hình ảnh, cách “tiện thể” này sẽ giúp bạn dạy thêm được cho bé cả từ vựng mới. Ví dụ, khi dạy chữ A, bạn cũng nên dạy bé đọc và viết cả A-a-apple. Cứ thế, bạn sẽ lấy thêm vài mẫu ví dụ khác nhưng phải đảm bảo đơn giản và gần gũi.

Môi trường học tập quanh ta

Không phải chỉ dạy trên sách vở, dùng dụng cụ, bạn có thể tận dụng mọi thứ có sẵn xung quanh để dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh và tranh thủ ôn bài. Giai đoạn đầu, bạn sẽ dùng một không gian nhỏ như phòng của bé, sau đó bạn dán các chữ cái vào các vật dụng.

Ví dụ như bàn học: T-table, cái ghế: C-chair,…và yêu cầu bé hãy tìm vật dụng có chữ C, chữ T,…khi bé đã nhớ, bạn sẽ mở rộng không gian ra cả nhà, sau đó, bạn có thể gỡ bỏ các chữ để bé tự nhớ. Việc này sẽ giúp cho bé nhớ được mặt chữ và học luôn cả cách gọi tên các vật dụng cơ bản trong nhà.

Vừa học vừa chơi

Môi trường học tập thoải mái luôn là yếu tố giúp bé học tập hiệu quả. Bạn có thể cùng bé chơi các trò chơi đơn giản để thay đổi không khí, tránh việc bé bị ép ngồi học nhiều ở một chỗ sẽ trở nên ù lì, mất đi bản chất hiếu động tự nhiên. Nếu bạn dán bảng chữ cái trên tường, bạn có thể đọc to chữ cái, yêu cầu bé chạy đến chỉ đúng vào chữ và phát âm được sau đó sẽ chạy đến bên bạn để nhận được một viên kẹo.

Với các con chữ bằng nhựa hay gỗ, bạn có thể tạo ra trò ghép từ, tìm chữ cái trong mớ hỗn độn. Nhưng dù là trò chơi nào, bạn cũng cần yêu cầu con đọc to rõ chữ cái đó, nếu có thể sẽ yêu cầu bé viết cả chữ cái đó ra.

Lưu ý nhỏ về cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Ở nhiều trang mạng đều hướng bạn đến việc dạy bé học bài hát “ABC song” để giúp bé học bảng chữ cái tiếng Anh. Bài hát này sẽ giúp ích được bé trong việc nhớ thứ tự và là một cách học thú vị. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý dạy bé học bài hát này sau khi con thuộc cách đọc các chữ cái, vì khi hát, một số phát âm của chữ cái bị biến đổi theo tiết tấu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát âm chuẩn của bé. Ví dụ, chữ A sẽ được phát âm là [ei], nhưng qua bài hát, bé lại đọc là “ầy”.

Một điểm khác bạn cần nhớ trong việc dạy bé đọc bảng chữ cái tiếng Anh chính là việc dạy đi đôi với việc ôn. Hai quá trình này nên diễn ra song song, và nên được chia 60% thời lượng cho việc dạy mới và 40% còn lại giúp bé nhớ lại các chữ đã học trong buổi đó và các buổi trước.

Dạy Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Cho Người Lớn

Thử thách lớn nhất trong việc dạy tiếng Anh người lớn là học viên của bạn sẽ thuộc đủ mọi trình độ, luôn có những người mới bắt đầu học Tiếng Anh . Do đó, bạn cần kiểm tra trình độ để xác định đúng năng lực tiếng Anh của người học.

Người trưởng thành thích được kiểm tra trình độ vì họ đang đầu tư cả thời gian và tiền bạc. Họ muốn hệ thống kiến thức và thấy mình tiến bộ từng ngày.

Kiểm tra trình độ tiếng Anh bằng cách cho học viên điền tiểu sử cá nhân. Ví dụ: họ tên, địa chỉ, tuổi, số điện thoại,… vào một mẫu đơn ngắn.

2. KIỂM TRA KIẾN THỨC ABC

Kiểm tra xem người học đã biết các chữ cái nào trước khi dạy cũng là một ý tưởng hay. Thay vì (flashcard), nên sử dụng các dụng cụ học tập khác phù hợp với người lớn hơn. Sử dụng máy chiếu với bài thuyết trình bằng PowerPoint sẽ khiến người học cảm thấy thoải mái. Xét cho cùng, loại công nghệ này rất phổ biến ở nơi làm việc. Do đó quá trình học tập và kiểm tra sẽ gần gũi với thực tế hơn.

Chiếu chữ cái ngẫu nhiên lên màn hình và yêu cầu người học đoán tên con chữ đó nhằm xác định trình độ người học.

3. NHẬN MẶT CHỮ

Thay vì cho cả lớp đồng thanh đọc theo bạn như trong lớp dạy trẻ em. Bạn nên phát các tờ giấy có một chữ cái cho lớp dạy người lớn. Cách này sẽ tạo điều kiện cho người học nắm quyền kiểm soát việc học của bản thân, qua đó thúc đẩy tự học.

Lặp lại chữ cái trong lúc phát giấy cho lớp. Sau đó, đọc đi đọc lại ngữ âm cho các bạn nghe. Người lớn thường cảm thấy ngại ngùng khi phải đọc to và lặp lại phát âm của giáo viên. Do đó, không nên ép buộc họ. Sau khi đã quen với các phương pháp và cảm thấy thực sự thoải mái hơn trong môi trường học tập mới, họ sẽ có phản ứng khả quan và bắt đầu lặp lại phát âm của bạn.

4. GIỚI THIỆU THẺ DẠY HỌC (FLASHCARD)

Sau khi giáo viên cho lặp lại liên tục và nhận mặt chữ, học viên sẽ tự tin hơn. Lúc này, thẻ dạy học truyền thống có thể được áp dụng. Người lớn thường cần thời gian thả lỏng và cảm thấy thoải mái trong môi trường học tập mới. Sau đó mới tham gia phát biểu, nhất là lần đầu tiên học ngoại ngữ thì cần nhiều thời gian thích nghi hơn.

Flashcard

Không nói gì cả, chỉ giơ các thẻ bảng chữ cái đơn giản, không có trang trí cầu kì và bằng nụ cười và ngôn ngữ hình thể, mời người học gọi tên chữ cái. Sau một vài lượt đoán, mọi người sẽ bắt đầu trở nên tự tin hơn và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thay đổi này qua giọng nói lớn và tự tin của học trò.

5. DẠY BẢNG CHỮ CÁI ABC

Khi kết hợp từ với chữ cái để học viên ghi nhớ bảng chữ cái, cũng cần lưu ý. Với trẻ em, phương pháp này rất dễ vì có rất nhiều từ đơn giản và phù hợp trẻ em ví dụ như chữ B trong ball, baby, Batman, v.v. (bóng, em bé, Người Dơi). Điều chỉnh tài liệu và sửa đổi nội dung bài học sao cho phù hợp với nhu cầu của người lớn. Việc học tập sẽ có ý nghĩa hơn và dần dần, mọi người sẽ có động lực để học hơn.

6. TẬN DỤNG GƯƠNG CẦM TAY

Tiếp thu ngoại ngữ và ngữ âm học sẽ càng nan giải khi người học càng lớn tuổi bởi vì họ đã quá quen với tiếng mẹ đẻ. Mỗi ngôn ngữ đều phát âm khác nhau và lúc mới học thì rất khó phát âm chính xác. Ngoài ra, người lớn thường cảm thấy ngại ngùng khi phải lặp đi lặp lại phát âm và thường dễ nản lòng vì họ không thể tiếp thu ngoại ngữ dễ dàng như trẻ nhỏ.

Người dạy kèm có thể phát gương cầm tay cho mỗi học viên và yêu cầu cả lớp kiểm tra cách đặt môi lưỡi khi phát âm. Tất cả các giáo viên nên làm mẫu trước tiên để học viên có thể nhìn rõ chuyển động của miệng lúc phát âm. Sau đó, yêu cầu người học tự luyện khẩu hình miệng qua gương cầm tay để họ nắm được ngữ âm của chữ cái.

Người học trưởng thành thích quy củ. Mặc dù phương pháp này không có quy tắc rõ ràng, nhưng người học vẫn sẽ trực quan nhìn thấy cái gì đúng hoặc sai.

Một cách hữu hiệu để tiếp tục luyện tập nhận mặt các chữ cái, phát âm, và nguyên âm đôi trong tiếng Anh là để học viên của bạn đọc sách. Khi người lớn cảm thấy họ đang tiến bộ, họ sẽ có cảm giác thành tựu. Hãy chắc chắn rằng tài liệu của bạn có những từ trọng tâm với phát âm dễ dàng. Cho người lớn học sách của trẻ nhỏ có thể bị xem là xúc phạm. Đó là lý do tại sao bạn phải cẩn thận khi lựa chọn tài liệu cho người lớn.

BẠN CẦN PHẢI THẬN TRỌNG TRONG GIẢNG DẠY HOẶC ÔN LUYỆN BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG ANH CHO NGƯỜI LỚN.

Mặc dù đây chỉ là một vài phương pháp đơn giản nhưng đã được thử nghiệm và sẽ tạo điều kiện cho người học rèn luyện tiếng Anh mà không cảm thấy như đang bị đối xử như trẻ em. Sau khi họ cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường học tập mới, các hoạt động vừa học vừa chơi sẽ được tổ chức trong lớp học. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sửa đổi tất cả các tài liệu học tập cho phù hợp với nhu cầu của lớp học. Hãy ghi nhớ rằng bạn đang làm việc với người lớn, không phải trẻ em.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Bảng chữ cái Tiếng Việt

Bài viết này giới thiệu với các bạn bảng chữ cái Tiếng Việt để giúp các bạn có cách phát âm đúng chuẩn khi bắt đầu học chữ. Bảng chữ cái Tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng các bạn cần nắm được khi mới học Tiếng Việt. Trước tiên phải nắm bắt được thông tin về bảng chữ cái như: Bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào?

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách phát âm:

Hiện tại bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn gồm có 29 chữ cái.

Bảng chữ cái Tiếng Việt – Cách viết:

STT

Chữ thường

Chữ hoa

Tên chữ

Phát âm

1

a

A

a

2

ă

Ă

á

3

â

Â

4

b

B

5

c

C

6

d

D

7

đ

Đ

đê

8

e

E

e

9

ê

Ê

ê

10

g

G

giê

11

h

H

hát

12

i

I

i

13

k

K

ca

14

l

L

e – lờ

15

m

M

em mờ/ e – mờ

16

n

N

em nờ/ e – nờ

17

o

O

o

18

ô

Ô

ô

19

ơ

Ơ

Ơ

20

p

P

21

q

Q

cu/quy

22

r

R

e-rờ

23

s

S

ét-xì

24

t

T

25

u

U

u

26

ư

Ư

ư

27

v

V

28

x

X

ích xì

29

y

Y

i dài

Bộ chữ cái Tiếng Việt có cách viết khá đơn giản. Chủ yếu sẽ sử dụng những nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc trên. Chúng ta cũng có hai loại mẫu chữ viết đó là:

Mẫu chữ Viết hoa và chữ viết Thường

Ngoài ra, bảng chữ cái tiếng Việt còn có cách viết thảo

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách chia nguyên âm, phụ âm:

Nguyên âm:

Nguyên âm là một âm thanh trong ngôn ngữ nói, được phát âm với thanh quản mở, do đó không có sự tích lũy áp suất không khí trên bất cứ điểm nào ở thanh môn.

Trong bảng chữ cái về mặt chữ viết có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Âm “i” thường được viết bằng chữ “y” nhưng trong một số trường hợp thì được viết bằng chữ “y”:

Khi đứng một mình. VD: như ý, ý kiến,…

Khi không có âm phụ đứng đầu thì âm “iê” phải được viết là “yê”. VD: yêu quái,…

Lưu ý: Có những nguyên âm phải thêm phần phụ âm hoặc nguyên âm bổ sung.

Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ,UÂ,UÔ,ƯƠ,YÊ.

Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.

Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy ta chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, ƯA, UI, ƯI, ƯU, UƠ, UAI, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA và UYU.

Phụ âm: 

Phụ âm là những âm phải kèm với nguyên âm mới phát được, nhờ phối hợp với lưỡi, răng và môi. Phụ âm thường sẽ đứng trước và sau nguyên âm để tạo thành một từ.

Phụ âm Tiếng Việt là 1 chữ cái : C, B, T, D, Đ, G, H, K, L, M, N,Q,R, S, T, V, X

9 Phụ âm Tiếng Việt được ghép bởi hai chữ cái: ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh.

Có một phụ âm được ghép bởi ba chữ cái: ngh.

We on social : Facebook