Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Nên Học Tiếng Pháp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Vì Sao Nên Chọn Học Tiếng Pháp?

Trên khắp năm châu, có tới hơn 530 triệu người sử dụng tiếng Pháp. Tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, tiếng Pháp là ngôn ngữ hay là một trong những ngôn ngữ chính thức. Đó cũng là tiếng ngước ngoài được học rộng rãi nhất sau tiếng Anh. Pháp là nước có mạng lưới các trung tâm văn hóa dày đặc nhất nhất ở nước ngoài tại đó hơn 750 000 người theo học các khóa tiếng Pháp mỗi năm.

Tiếng Pháp vừa là ngôn ngữ làm việc vừa là ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, UNESCO, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Tổ chức Ô-lym-pích quốc tế và Hội chữ Thập đỏ quốc tế.

Ngôn ngữ của văn hóa

Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc tế của sân khấu, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật múa, kiến trúc, ẩm thực, thời trang… Biết tiếng Pháp là có thể tiếp cận với nguyên bản các tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp và các quốc gia Pháp ngữ cũng như các tác phẩm điện ảnh và âm nhạc.

Một ngôn ngữ để học ngôn ngữ khác

Học tiếng Pháp có thể tạo thuận lợi cho việc học các ngôn ngữ la-tinh khác như tiếng Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha hay Ru-Ma-Ni.

1. Lớp tiếng Pháp phổ thông

Chương trình học

Các lớp tiếng Pháp phổ thông dành cho tất cả mọi học viên trên 15 tuổi nhằm mục đích trang bị cho học viên những kiến thức giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp. Học viên sẽ được luyện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các phòng học đều được trang bị tivi, máy CD và vidéo để giúp học viên có điều kiện luyện nghe – nói.

Giáo trình

Bắt đầu từ khóa học tháng 1 năm 2010, học viên sẽ được học với giáo trình Le Nouveau Taxi. Mô hình lớp học Mỗi khóa học kéo dài 8 tuần và có các lớp sau : – Từ lớp 1 đến lớp 5 : trình độ Giao tiếp ban đầu sơ cấp (A1) – Từ lớp 6 đến lớp 10 : trình độ Giao tiếp sơ trung cấp (A2) – Từ lớp 11 đến lớp 18 : trình độ Giao tiếp ngưỡng (B1) – Từ lớp 18 trở lên : trình độ Giao tiếp độc lập và nâng cao ( B2, C1, C2 )

Thi xếp lớp

– Học viên đăng ký lớp 1 không cần thi xếp lớp – Học viên chưa từng học hoặc đã tạm ngưng trên một khóa cần thi xếp lớp để kiểm tra trình độ

Giấy chứng nhận

Cuối mỗi cấp lớp, học viên nếu đạt yêu cầu qua kỳ thi sẽ được cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Pháp do Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Viện Pháp tại Việt nam – Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Tp.Hồ Chí Minh đồng ký

2. Lớp tiếng Pháp cấp tốc

Chương trình học

Các lớp tiếng Pháp cấp tốc dành cho các học viên cần học gấp tiếng Pháp hoặc những người đang chuẩn bị đi du học tại Pháp hoặc tại một nước có sử dụng tiếng Pháp (Canada, Bỉ…). Cũng giống như lớp tiếng Pháp phổ thông, học viên sẽ được luyện bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết, nhưng với một chương trình học được soạn thảo đặc biệt giúp học viên có thể sử dụng tương đối thành thạo tiếng Pháp trong một khoảng thời gian ngắn.

Giáo trình

Bắt đầu từ khóa học tháng 1 năm 2010, học viên sẽ được học với giáo trình Le Nouveau Taxi.

Mô hình lớp học

Một khóa học kéo dài 8 tuần sẽ bao gồm các lớp học sau: Cấp tốc 1: Học chương trình lớp 1 và lớp 2 phổ thông (hoàn thành lớp cấp tốc 1 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 2 phổ thông) Lớp cấp tốc 2: Học chương trình lớp 3 và lớp 4 phổ thông (hoàn thành lớp cấp tốc 2 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 4 phổ thông) Lớp cấp tốc 3: Học chương trình lớp 5 (hoàn thành lớp cấp tốc 3 học viên sẽ đạt trình độ tương đương lớp 5 phổ thông)

Thi xếp lớp

Học viên đăng ký lớp cấp tốc 1 không cần thi xếp lớp Học viên chưa từng học hoặc đã tạm ngưng trên một khóa cần thi xếp lớp để kiểm tra trình độ

Vì Sao Nên Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Chuyên Sâu?

Đặt nặng việc sử dụng ngữ pháp chuẩn xác có thể gây ra tâm lý ngại sử dụng tiếng Anh, nhưng như vậy không có nghĩa bạn nên hài lòng với kiến thức ngữ pháp cơ bản.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhóm tài liệu chuyên môn, bài báo tiếng Anh, hay đơn giản là nghe nhạc hoặc xem phim tiếng Anh không có phụ đề, bạn khó có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa bằng vốn ngữ pháp cơ bản.

Lợi ích của ngữ pháp chuyên sâu

Trong thực tế, đối với những người học tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 2, ngôn ngữ này đôi khi hoa mỹ, thâm thuý, lúc lại ngắn gọn hơn nhiều. Để hoàn thiện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết, ngữ pháp chuyên sâu là yêu cầu cần có. Nếu muốn tranh luận, thuyết phục người khác hay tự giới thiệu ở buổi phỏng vấn, xin việc, sử dụng đúng cấu trúc câu sẽ tăng độ uy tín, tin cậy của người nói.

Từ một góc nhìn khác, ngữ pháp chuyên sâu là bạn đồng hành đắc lực cho những ai đang thực hiện dự án nghiên cứu, làm bài luận bằng tiếng Anh. Các tài liệu chuyên ngành tương đối phức tạp, đòi hỏi người tìm hiểu nắm chắc ngữ pháp, hiểu rõ bối cảnh dùng từ cũng như các tầng ý nghĩa của từ vựng. Đồng thời, các bài luận tiếng Anh cũng cần được diễn đạt bằng văn viết, đúng ngữ pháp để tránh bị hiểu lầm.

Làm cách nào để nâng cao trình độ?

Một thói quen nhiều người hay mắc phải khi viết lách tiếng Anh là sử dụng các ứng dụng tự động kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp. Đừng quên rằng phần mềm chỉ nhận ra những lỗi sai cơ bản, lỗi đánh máy; còn tùy theo bối cảnh mà cấu trúc câu có được chấp nhận hay không. Hơn thế nữa, trong hoạt động giao tiếp, bạn không thể dùng phần mềm mà phải vận dụng kiến thức đã tích lũy.

Theo Cao đẳng Johnson, không có đường tắt để trở thành một người giỏi ngữ pháp tiếng Anh. Khả năng ngoại ngữ sẽ được cải thiện nếu người học tìm ra phương pháp phù hợp và kiên trì rèn luyện.

Tốt nhất là học theo trình tự từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Đối với nhóm bài tập ngữ pháp nâng cao, cần quan tâm đến bối cảnh sử dụng: khi nào nên dùng mẫu câu này, trong trường hợp nào thì dùng phrasal verb (cụm động từ), chia thì động từ sao cho chính xác…

Bên cạnh đó, người học nên dành thời gian rèn luyện qua các bài tập ngữ pháp chuyên sâu; sau đó áp dụng ngay những mẫu câu, mệnh đề hay cụm động từ mới học vào giao tiếp hàng ngày.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng các lời khuyên kể trên, bạn cần biết trình độ của mình đang ở mức nào, nhằm chọn điểm xuất phát, cách học và tài liệu thích hợp.

Tự đánh giá trình độ ngữ pháp

Để biết năng lực bản thân đến đâu, bạn có thể tham gia những bài kiểm tra online. Một gợi ý đáng thử là bài kiểm tra “Tiếng Anh khó hơn bạn nghĩ” của Wall Street English. 10 câu hỏi đơn giản giúp đánh giá chính xác trình độ ngữ pháp, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục điểm yếu hoặc phát huy khả năng.

Vì Sao Nên Học Tiếng Hàn ?

Vì sao không nên học ngành Hàn Quốc học? – hay Những sự thật trần trụi chỉ có người học tiếng Hàn thấu hiểu.

Đừng học Hàn Quốc học vì thần tượng ngôi sao Kpop!

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc ngày càng tạo ảnh hưởng rộng và sâu hơn vào Việt Nam, nhiều bạn tuổi teen dễ yêu thích, thần tương các idol… và chọn Hàn Quốc học, tiếng Hàn làm chuyên ngành khi thi Đại học. Khá nhiều người học ngành Hàn Quốc học, tiếng Hàn xuất thân từ fan Kpop.

Nhưng khi vào ngành Hàn rồi các bạn dễ bị hụt hơi, không theo nổi ngoại ngữ, không học nổi những môn học chuyên về văn hóa, hàn lâm, đến lúc chán idol, chán luôn ngành học v.v Nếu bạn muốn học tiếng Hàn để hiểu phim ảnh ca nhạc thì mình gợi ý bạn nên học tiếng Hàn ở các trung tâm ngoại ngữ, hơn là học Hàn Quốc học như chuyên ngành.

Vì sao?

Vì khi tình yêu với sao Kpop qua đi, chỉ còn bạn và tương lai của bạn. Bạn phải sáng suốt chọn những gì mình cần và có thể sử dụng lâu dài trong số những sở thích, mong muốn ngắn hạn.

Vì bạn cầm tấm bằng cử nhân Hàn Quốc học không phải để gặp gỡ, nói chuyện với các Idol, mà là để làm việc với người Hàn, trong doanh nghiệp Hàn Quốc.

Con người và văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc rất khắc nghiệt

Doanh nghiệp Hàn Quốc luôn bận rộn, căng thẳng, đòi hỏi kỉ luật cao và sự cống hiến hết mình của nhân viên. Các sếp Hàn không mềm mỏng, dễ thương như idol, mà khó khăn, quát tháo, cầu toàn. Nếu may mắn, bạn sẽ gặp sếp hiền lành, vui vẻ, nhưng không nhiều 😉

Chỉ trong vài thập niên, từ một nước thế giới thứ ba, GDP ngang ngửa Ghana, nghèo hơn Sài Gòn vào năm 1960, Hàn Quốc phất lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy 2 thế hệ gần đây của Hàn Quôc phải làm việc cật lực, như buffalow cow để đạt được “kì tích sông Hàn”. Suy ra: người Hàn rất chăm chỉ, quá chăm chỉ, sẵn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân vì sự phát triển của công ty, xã hội, đất nước. Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng yêu cầu nhân viên phải kỉ luật và chăm chỉ, đặt lợi ích công ty lên hàng đầu.

Người Hàn rất coi trọng thứ bậc, địa vị xã hội. Tính tôn ti trật tự khắt nghiệt trong văn hóa Hàn Quốc là một trong những nguyên nhân khiến các mối quan hệ trong công ty thêm mệt mỏi. Trong các cuộc khảo sát, người Hàn cũng bày tỏ trường lớp, công việc, xã hội quá căng thẳng, mệt mỏi khiến họ không có thời gian cho bản thân, gia đình, cảm thấy không hạnh phúc và lạc lõng. Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản là hai nước có tỉ lệ tự tử cao nhất nhì thế giới.

Bạn có sẵn sàng làm việc trong một môi trường căng thẳng, khắc nghiệt như vậy?

Và còn vô vàn lí do khác khiến người nước ngoài nói chung và người VN nói riêng khó hòa hợp với người Hàn khi kinh doanh, giao dịch, làm việc. Ở VN mình, vô vàn người tốt nghiệp ngành Hàn, ra trường đi làm trong công ty Hàn vài năm là bỏ ngành, bỏ nghề, theo hướng khác.

Bàn về văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc thì nói hoài không hết, mình chỉ điểm qua một số nét đặc trưng nhất thôi. Nếu bạn là người không chịu được căng thẳng, không có kỉ luật cao, không thể tỉ mỉ, không dễ quy phục, không đặt nặng tôn ti trật tự… thì rất khó làm việc hòa hợp với người Hàn, trong công ty Hàn.

Học Hàn Quốc học – giỏi kiến thức hàn lâm nhưng không có chuyên môn thực tiễn

Ngành Hàn Quốc học đào tạo sâu về kiến thức văn hóa, xã hội, ngôn ngữ Hàn, những kiến thức này rất có ích nếu bạn dự định đi theo hướng nghiên cứu, giảng dạy.

Nhưng số người học ngành Hàn Quốc học rồi đi theo hướng nghiên cứu thì ít, số người học rồi ra đi làm thì nhiều. Những kiến thức bạn học được ở trường sẽ không đủ để có thể đi làm công việc có chuyên môn cụ thể. Mới ra trường, bạn không biết về các quy định, giấy phép, thủ tục hành chính nhà nước, bảo hiểm, chính sách, luật nhân sự, logistic, không có chuyên môn marketing, sales, cũng chả biết kế toán… bạn chỉ có ngôn ngữ làm cần câu cơm. Trong công ty, làm thông dịch nghĩa là… làm trung gian thông ngôn để công việc công ty được suôn sẻ, ngoài ra phụ thêm một số công việc hành chính nhân sự khác.

Dịch giỏi cỡ nào mà không rành business, những thông tin, nghiệp vụ nhưng mình nói ở trên, thì chẳng bao giờ có thể phát triển chuyên môn, thăng tiến được.

Nếu các bạn chưa học ngành Hàn Quốc học, hãy suy nghĩ thật kĩ!

Có anh chị bạn bè nào đã học ngành Hàn Quốc học, ra trường và đồng cảm với Quyên không ạ? 😀

Cuối cùng thì,

Hãy luôn lạc quan, cố gắng trọn vẹn trong mỗi việc mình làm và luôn đổi mới bản thân. Chắc chắn bạn sẽ gặp những thành quả xứng đáng, dù bị vất vào đâu vẫn luôn sống được và phát triển tốt.

– Nguồn Internet –

Vì Sao Nên Học Tiếng Ba Lan

Tiếng Ba Lan là ngôn ngữ chính thức của đất nước Ba Lan, là nhánh ở phía miền Tây của nhóm ngôn ngữ gốc Slav, thuộc cùng nhóm với tiếng Séc và tiếng Slovakia, được sử dụng để nói nhiều nhất trong nhánh này. Đây là loại ngôn ngữ được hơn 38 triệu người dân Ba Lan sử dụng, ngoài ra nó cũng được xem như một thứ tiếng mẹ đẻ tại các khu vực khác như: tây Belarus và Ukraina, Đông Litva (ở khu vực Vilnius), đông nam Latvia (xung quanh Daugavpils), bắc România, và đông bắc của Cộng hòa Séc. Tại các nước Đức, Pháp, Ireland, Úc, New Zealand, Israel, Brasil, Canada, Anh Quốc, Hoa Kỳ,…, số lượng người nói tiếng Ba lan khá đông do một cộng đồng người Ba Lan di cư đến trong các giai đoạn khác nhau. Vì vậy, trong hệ thống nhóm ngôn ngữ gốc Slav, tiếng Ba Lan có số lượng người nói đông thứ hai và trở thành đại diện chính của tiểu nhóm Lechitic.

Vài nét về đất nước Ba Lan

Đây là một quốc gia ở Trung Âu có thủ đô là Warsaw. Diện tích 312.685 km², rộng lớn hạng 69 trên thế giới, và hạng 9 ở Âu Châu với dân số là 38,62 triệu người, được xếp hạng quốc gia đông dân thứ 34 trên thế giới thua Việt Nam, và hạng 6 trong Liên Minh Âu Châu. Tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic. Ngôn ngữ chính: Tiếng Ba Lan, Anh, Đức. Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển thịnh vượng với môi trường sống hết sức trong lành và còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho phong cảnh vô cùng thơ mộng, hữu tình, đồng thời cũng là đầu mối giao lưu của các quốc gia Châu Âu. Sau khi gia nhập Liên minh Châu Âu, số du khách đến đất nước Ba Lan để tham quan du lịch ngày càng tăng mạnh.

Đất nước Ba Lan

Vì sao nên học tiếng Ba Lan

Cảnh đẹp Balan

+ Trung tâm thương mại cổ Warsaw:

Được thành lập vào cuối thế kỉ 13 và được xem là trái tim của Ba Lan trong suốt 5 thế kỉ qua, vì vậy, khu mua sắm trung tâm này được đánh dấu bằng biểu tượng của thủ đô Ba Lan đó chính là tượng đồng của nàng tiên cá Warsaw. Mặc dù bị phá hủy trong thế chiến thứ II nhưng sau đó vẫn được tái tạo khi chiến tranh kết thúc.

+ Quảng trường thương mại chính:

Nằm ở khu phố cổ tại Krakow và được xây dựng từ thế kỷ 13, là một trong những điểm thu hút chính của Ba Lan bởi đây là quảng trường cổ lớn nhất ở khu vực châu Âu. Vào năm 1555, trung tâm của quảng trường là hội trường Cloth được xây dựng lại theo phong cách Phục hưng và bao quanh quảng trường là những tòa nhà cổ, nhà thờ cổ và những lâu đài cổ.

Một thông tin thú vị khác là hiện nay ở đất nước Ba Lan có 14 địa điểm được UNESCO nhìn nhận là Di Sản Thế Giới, và có 54 địa điểm được công nhận là Công Trình Lịch Sử (Historical Monument).

Nếu đến đất nước Ba Lan để du lịch, chắc chắn các bạn sẽ được trải nghiệm bầu không khí trong lành, êm đềm và đầy cổ kính, rêu phong. Đó là những tòa nhà, những con phố, những lâu đài mang nét đẹp cổ kính nhưng lại có sức cuốn hút lạ thường đối với những ai đặt chân đến.

Đất nước Ba Lan

Người Ba Lan thân thiện