Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Hóa Học Trong Tiếng Anh Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Văn Hóa Học Đường Là Gì? Thực Trạng Văn Hóa Học Đường Hiện Nay

Môi trường giáo dục sẽ đào tạo ra những thế hệ có tri thức để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ trong tương lai chúng là trụ cột của nước nhà. Một môi trường giáo dục lành mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để tạo ra những công dân có tài năng và đạo đức tốt. Trường học chính là một nơi hoàn hảo để luyện tài, rèn đức, trang bị kiến thức cho thế hệ trẻ. Khi được dạy dỗ và học tập trong môi trường này, các bạn trẻ sẽ hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, thầy cô, bạn bè, những mối quan hệ khác và cả xã hội.

Phần lớn thế hệ trẻ hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhẹn và nhạy bén trong việc nắm bắt và xử lý thông tin, biết các ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hóa.

Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rằng, môi trường học đường mà chúng ta xây dựng và coi trọng đang diễn ra rất nhiều điều thiếu văn hóa. Quan hệ giữa thầy với trò và các trò với nhau chính là yếu tố cốt lõi trong văn hóa học đường. Tuy nhiên những quan hệ này đang tồn tại rất nhiều vấn đề rất nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau, thầy đánh trò hay thậm chí là trò đánh thầy…

Những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều tình trạng tiêu cực trong giáo dục. Thầy cô giáo nhận đút lót để nâng điểm, sửa điểm cho học sinh… điều này đã làm biến tướng các mối quan hệ trong học đường. Chính những điều này đã khiến cho trò không còn là trò, thầy không còn là thầy, thầy cô không còn sự uy nghiêm, không nhận được sự tôn trọng vốn có.

Ở đâu đó xung quanh chúng ta vẫn tồn tại những thầy cô giáo không đủ tư cách để làm tấm gương cho học trò, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những học trò không quan tâm đến việc học, tương lai và cả cuộc đời của chúng.

Công tác giáo dục cho giới trẻ hiện nay chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Việc xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở đó cả thầy và trò phải thực hiện theo đúng vai trò của mình, trong môi trường giáo dục đó sẽ chỉ có tình yêu thương, sự bao dung, kính trọng và biết ơn. Đó cũng chính là mơ ước của tất cả mọi người.

Đã đến lúc chúng ta cần phải thấy được sự quan trọng và cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cũng như lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ hiện nay. Vấn đề của chúng ta hiện nay chính là xây dựng được một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người công dân.

Hóa Học Là Gì? Vai Trò Của Hóa Học Trong Đời Sống

Hóa học là một bộ môn hết sức quen thuộc nhưng cũng là môn học vô cùng “khó nhằn” với đa số học sinh, sinh viên. Vậy hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong đời sống và cách học hóa hiệu quả? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

Trong hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Học tốt hóa học sẽ giúp ta hiểu được quá trình, cách thức biến đổi chất. Và lý giải tại sao các hóa chất lại kết hợp hay tách ra khỏi nhau để tạo thành một chất hoàn toàn mới.

Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học hiện diện ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng nào chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hoá học.

Từ những món ăn hàng ngày, những đồ đồ dùng học tập, thuốc chữa bệnh. Đến các huơng thơm dịu nhẹ của nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm… đều là những sản phẩm hóa học.

Vai trò của hóa học với các môn khoa học khác

Hóa học được mệnh danh là “khoa học trung tâm của các ngành khoa học”. Vì có rất nhiều ngành khoa học khác đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Ví dụ như sinh học, y học, vật lý hay khoa học tội phạm…

Trong y học người ta sử dụng hóa học để tìm kiếm những loại thuốc, dược phẩm mới cho việc trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người.

Trong vật lý người ta tìm kiếm những nguyên vật liệu chuyên dụng cho các dụng cụ, vật liệu… khác nhau bằng hóa học.

Trong quá trình tìm kiếm tội phạm, người ta sử dụng hóa học vào việc truy tìm ra dấu vết còn sót lại tại các hiện trường vụ án. Bằng cách dùng chất luminol, một chất phản ứng phát quang với sắt có trong máu để tìm ra vết máu dù đã bị xóa.

Hóa học còn là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như điện tử, luyện kim, dược phẩm…

Từ hàng ngàn năm trước, hóa học đã xuất hiện với một cái tên vô cùng thú vị “Giả kim thuật”. Giả kim thuật do những nhà giả kim thời xa xưa nghiên cứu kim loại. Với mục đích lớn nhất là để biến đổi những chất bình thường, giá thành rẻ thành những chất kim loại quý hiếm như vàng.

Ví dụ như trộn hỗn hợp đồng đỏ và thiếc để có được một hợp chất giống như vàng. Cho lưu huỳnh vào chì hoặc thiếc thì hai kim loại này sẽ biến đổi thành màu bạc… Đây cũng chính là nguồn gốc của công nghệ luyện kim hiện đại ngày nay.

Các hoạt động cần thực hiện khi học tập môn hóa học

Thu thập tìm kiếm kiến thức bằng cách tự quan sát thêm các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống…

Xử lý thông tin: với mỗi thí nghiệm hay hiện tượng quan sát được đều cần rút ra được kết luận, nhận xét về hiện tượng đó.

Vận dụng: Đem những kết luận, bài học để vận dụng lý giải thực tiễn, hiểu sâu về bài học.

Và ghi nhớ: học thuộc những nội dung quan trọng.

Phương pháp học tốt môn hóa học

Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. Nếu muốn làm được như vậy, cần phải:

Luyện thật nhiều bài tập và thực hành tốt các thí nghiệm. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thực hành các phản ứng hóa học. Hãy ghi chép lại cẩn thận từng bước, phương trình hóa học xảy ra và phải làm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn.

Khơi gợi niềm yêu thích của mình với môn hóa, bạn hãy tìm cách học hiệu quả với mình nhất. Hãy đọc bài mới trước khi đến lớp để có thể chủ động tiếp nhận kiến thức. Và mạnh dạn hỏi những điều còn chưa hiểu.

Phương Trình Hóa Học Là Gì?

Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học(pthh) có thể được định nghĩa là một đại diện của một phản ứng hóa học bằng cách sử dụng các công thức hóa học, dấu hiệu, chất xúc tác và chiều phản ứng.

Nó được tạo ra bởi Jean Beguin vào năm 1615. Pthh là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành phản ứng.

Các thành phần của một phương trình hóa học

Chất phản ứng, ký hiệu và sản phẩm là điều kiện bắt buộc trong pthh, nhiệt độ, chất xúc tác và các yếu tố khác có thể có hoặc không.

Là những chất ban đầu tham gia vào một pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều chất cùng tham gia để tạo thành 1 hoặc nhiều sản phẩm khác nhau trong 1 phương trình phản ứng (ptpu) hóa học. Chất phản ứng nằm bên trái pthh.

Ví dụ phản ứng tạo thành muối hóa học có pt sau:

Trong đó chất tham gia phản ứng là Na và Cl.

Là chất tạo thành từ 1 hoặc nhiều pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm tạo thành từ một pthh, các sản phẩm cũng đa dạng như chất vô cơ, hữu cơ, chất khí, nước… Sản phẩm tạo thành nằm bên phải pthh.

Ví dụ phản ứng hóa học giữa axit nitrit và kẽm sẽ tạo thành các sản phẩm sau:

HNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + 2NO2 + H2O

Các sản phẩm của phản ứng trên là nước, kẽm nitrat( Một loại muối nitrat) và khí No2.

Thuốc thử là các hợp chất hóa học, được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng hoặc kích hoạt phản ứng xảy ra. Nó được đặt hoặc ký hiệu phía trên biểu tượng mũi tên của phương trình hóa học. Các loại thuốc thử thông dụng như thuốc tím( KMnO4), nước Brom, Fe2O3…

Chất xúc tác có thể là nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Một số phản ứng hóa học cần điều kiện trên mới sảy ra phản ứng hoàn toàn.

Ví dụ phản ứng giữa axetilen và H2 với chất xúc tác là niken, nhiệt độ 150 ºC sẽ tạo thành ethena.

Tùy vào từng phương trình phản ứng mà chiều của phản ứng sẽ khác nhau, trong phương trình hóa học có 2 loại chiều phản ứng sau:

Phản ứng một chiều

Là phản ứng sảy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng biến đổi hoàn toàn thành các sản phẩm khác nhau. Và không sảy ra trường hợp sản phẩm chuyển ngược lại thành các chất tham gia phản ứng. Ký hiệu phản ứng một chiều là →

Phản ứng thuận nghịch

Trong nhiều trường hợp sản phẩm tạo thành có thể phản ứng ngược lại để tạo thành các chất đã tham gia phản ứng trước đó. Ký hiệu là ⇌.

Chiều mũi tên từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận.

Chiều mũi tên từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch.

Trong hóa học thì phản ứng thuận nghịch phổ biến hơn phản ứng một chiều.

Phương trình hóa học có thể không cân bằng hoặc cân bằng. Điều kiện cân bằng là số lượng các chất tham gia phản ứng phải bằng các sản phẩm tạo thành phản ứng. Nếu các ion có mặt, tổng các điện tích dương và âm ở cả hai phía của mũi tên cũng phải bằng nhau.

Các pha cũng được gọi là trạng thái vật lý. Đó là mô tả của pha như chất rắn (s), chất lỏng (l), khí (g) và dung dịch nước (aq) trong cả chất phản ứng và sản phẩm. Chúng được viết bằng dấu ngoặc đơn và thường được ghi trong chất phản ứng hóa học tương ứng, được biểu thị bằng các ký hiệu.

Cách viết một phương trình hóa học

Để viết được một phương trình hóa học cụ thể các bạn cần nắm vững những bước sau:

Trong một pthh, các chất phản ứng được viết ở bên trái và các sản phẩm tạo thành được viết ở bên phải.

Các hệ số bên cạnh các chất tham gia phản ứng và sản phẩm cho biết số mol của một chất được tạo thành hoặc sử dụng trong phản ứng hóa học.

Các chất phản ứng và sản phẩm được phân tách bằng một mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều.

Các pthh nên chứa thông tin về các tính chất trạng thái của sản phẩm và chất phản ứng, cho dù dung dịch nước (hòa tan trong nước – aq), chất rắn, chất lỏng (l) hoặc khí (g).

Nếu có chất xúc tác hay điều kiện ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thì các bạn nên ghi rõ phía trên hoặc dưới dấu mũi tên.

Các loại phương trình hóa học cơ bản

Tùy vào các chất tham gia, chất xúc tác và điều kiện, chúng ta có thể phân loại phương trình phản ứng thành các dạng chính sau:

Phương trình phản ứng oxi hóa khử

Đây là dạng phương trình hóa học phổ biến và thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Phản ứng oxi hóa khử có các đặc điểm sau:

Chất khử: Là chất có khả năng nhường electron.

Chất oxi hóa: Là chất có khả năng nhận thêm electron.

Điều kiện: Chất tham gia phản ứng phải tồn tại đồng thời chất khử và chất oxi hóa.

Ví dụ minh họa:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Phương trình phản ứng trao đổi

Loại phản ứng này trái ngược hoàn toàn với phương trình oxi hóa khử, các hợp chất tham gia phản ứng chỉ trao đổi thành phần cấu tạo mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa.

Có 4 loại phản ứng trao đổi chính gồm: 1. Phản ứng trao đổi giữa 2 loại muối với nhau

Các muối tham gia phản ứng phải là chất tan và sản phẩm tạo thành phản ứng phải có chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2

2. Phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ

Phản ứng xảy ra mà không cần bất kỳ điều kiện về chất tham gia và chất tạo thành phản ứng.

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl+ H20

3. Phản ứng trao đổi giữa axit và muối

Khi axit tác dụng với muối thì sản phẩn tạo thành từ phản ứng này là muối mới và axit mới. Chất tạo thành phải tồn tại 1 sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: H2SO4 + ZnCl2 → ZnSO4 + 2HCl

4. Phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

Sản phẩm tạo thành là muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: 2NaOH + ZnCl2 → 2NaCl + Zn(OH)2

Phương trình hóa học cung cấp thông tin về các chất tham gia và tạo thành một phản ứng hóa học. Vì vậy bạn cần hiểu rõ và viết chính xác để giải quyết đúng các dạng bài tập trong hóa học vô cơ hoặc hữu cơ nha.

Thế Nào Là Văn Hóa Học Đường

Văn hóa học đường, một cụm từ xuất hiện cách đây chưa lâu và cũng chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, tùy theo góc độ, mục đích nghiên cứu cụ thể đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn hóa và văn hóa học đường. Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc ” Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh – cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật.

Nội dung của văn hóa học đường hiện nay của chúng ta rất phong phú, song có thể tóm tắt thành ba vấn đề cơ bản đó là: xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng; xây dựng “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao tiếp”.

Khi phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nói rõ: phong trào này nhằm “thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả”. Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường. Tác dụng tích cực của văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên chống lại lối sống tiêu cực. Chính vì thế, mỗi nhà trường cần phải xây dựng văn hóa học đường của mình.

Thuật ngữ “văn hóa học đường” xuất hiện chưa lâu, nhưng nội dung của văn hóa học đường thì các nhà trường ở Việt Nam từ xa xưa đã có và trở thành các truyền thống quý báu của dân tộc ta như: Tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu bạn, nhất tự vi sư bán tự vi sư, kính trên nhường dưới,…; Ngày nay các nhà trường của chúng ta từ các cấp học mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học đa số đều kiên trì xây dựng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và thực tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, thực tế biểu hiện của văn hóa học đường ở một số trường học đang còn nhiều vấn đề bức xúc, cần phải suy ngẫm. Chưa nói đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn do điều kiện kinh tế hoặc diện tích xây dựng trường học của chúng ta ở một số địa phương còn nhiều khó khăn mà ta chỉ tạm bàn tới hai vấn đề: Xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa ứng xử, giao tiếp – những nội dung này không cần nhiều tiền cũng có thể làm tốt được. Bất cứ ai quan tâm đến giáo dục cũng có thể chỉ ngay ra được những nơi chưa tốt về môi trường giáo dục, chúng ta ai cũng thấy rất nhiều điều không phù hợp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục, cụ thể như các hiện tượng: nói xấu người khác; dối trá, nói tục, chửi thề; cãi vã với cha mẹ, người trên; vô lễ với thầy cô giáo; xả rác bừa bãi; phá hoại môi trường; tiêu pha lãng phí; ham chơi lêu lổng, bỏ học, trốn học đi chơi game, trộm cắp; đánh nhau; ăn mặc hở hang, sống thử; coi thường pháp luật… diễn ra hàng ngày và ngày càng phổ biến trong các nhà trường. Có thể nói, bộ phận học sinh, sinh viên có những biểu hiện thiếu văn hóa dường như ngày càng tăng dần.

Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa học đường thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Nói thì dễ nhưng để làm được điều này thì chẳng đơn giản chút nào, trước tiên các thầy cô giáo phải mẫu mực, các phụ huynh phải làm tấm gương trong cách giao tiếp hàng ngày và cùng kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em mình trong lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, người lớn chúng ta không mẫu mực sao có thể bắt các em mẫu mực được; Bước thứ hai là mỗi nhà trường cần phải thực hiện tốt việc giám sát quản lý học sinh, sinh viên tại trường để các em tự giác thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường, quy chế của Bộ GD & ĐT. Đối với các cấp học phổ thông GVCN và nhà trường cần có quy chế chấm điểm thi đua cho các lớp theo hàng ngày và hàng tuần, thưởng phạt học sinh phân minh nhưng không nên nặng nề và căng thẳng tạo ra tâm lý chống đối. Chúng ta cần giáo dục cho học sinh có nề nếp trong lối sống, có văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ tuổi, nếu để các em lớn rồi mới ép vào nề nếp thì quả là việc quá khó khăn đối với các em, bởi vì khi đến tuổi vị thành niên trong độ tuổi 16 – 19 thì cuộc sống đã tôi luyện hình thành trong các em các thói quen, tính cách, có cả tốt và xấu, muốn thay đổi không phải dễ. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em chưa phải người lớn nhưng cũng không còn trẻ con, do đó phải tìm phương thức giáo dục thích hợp hơn.

Đối với bậc giáo dục đại học thì các em đã trưởng thành và tự ý thức được việc mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu. Tuy nhiên nhà trường và đoàn thanh niên cũng rất nên quan tâm đến việc xây dựng văn hóa học đường để giáo dục và hướng các em tới chân, thiện, mỹ, giúp các em hoàn thiện bản thân mình. Đoàn Thanh niên, GVCN, Ban Quản lý KTX cần đề ra các tiêu chí cụ thể, việc làm thiết thực, tăng cường tuyên truyền và khuyến khích sinh viên tự giác rèn luyện lối sống lành mạnh, xây dựng môi trường giáo dục có văn hóa trong ứng xử và giao tiếp. Thí dụ như không nói tục, chửi thề, giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi công cộng, xếp hàng chờ đến lượt không chen lấn xô đẩy tại những nơi công cộng, ăn mặc phù hợp, không uống rượu say, không đánh bạc, không gian lận trong học tập thi cử,.. ; đối với các nội quy, quy định thì cần phải có chế tài xử phạt để sinh viên tự giác thực hiện, đồng thời giúp các em hình thành những thói quen tốt.

(NVT)