Top 10 # Xem Nhiều Nhất Từ Vựng Tiếng Nhật Học Lái Xe Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Từ Vựng Tiếng Đức Hay Dùng Khi Lái Xe

( Học tiếng Đức online) – Rất nhiều bạn đang và chuẩn bị học lái xe gặp không it khó khăn, cảm thấy lo lắng và cảm thấy bối rối khi học thực hành vì sợ sẽ không hiểu giáo viên nói gì. Vì thế Trung tâm Tư vấn du học Đức HALO đã sưu tầm và tổng hợp những từ vựng tiếng Đức quan trọng, hay dùng khi lái xe ở đây để mọi người cùng tham khảo và học tiếng Đức dễ dàng hơn.

ins Auto einsteigen: lên xe

Außen-/ Innenspiegel einstellen: chỉnh kính ngoài và kính hậu

der Sitz nach vorne ziehen/ nach hinten schieben: kéo ghế đến trước/ đẩy ra sau

Sicherheitsgurte anschnallen – bitte anschnallen: cài/thắt dây an toàn

den Schlüssel (ins Zundschloss) reinstecken: cắm chìa khóa vào ổ

die Kupplung treten: đạp chân côn

Motor starten: khởi động máy

1. Gang einlegen: gạt cần số 1

nächsthöheren Gang schalten: gạt cần đến số tiếp theo

die Kupplung (langsam) loslassen: thả chân côn (chầm chậm)

Gas geben: tiếp gas, đạp chân gas

blinken: bật đèn xi nhanh

Verkehr beobachten: quan sát giao thông

das Lenkrad drehen/ lenken: bẻ tay lái, xoay vô lăng

Abbresem/ bresem/ auf die Bremse treten: thắng/phanh xe, đạp chân thắng

Licht an(machen)! : bật đèn lên

Abblendlicht/ Fernlicht einschalten: bật đèn thường/ đèn pha

Links/ rechts abbiegen: rẻ trái/ phải

an der nächsten Kreuzung/Einmündung links/recht abbiegen: ngã tư/ngã 3 tiếp theo rẻ trái/phải

(hier gilt) Rechts vor Links Regel: ( ở đây sử dụng) luật phải trước trái sau

(hier darf man nur mit) Schrittgeschwindigkeit fahren: (ở đây chỉ đc phép) chạy với tốc độ “rùa bò”, tức là max. 10km/h

an der Ampel anhalten: dừng đèn đỏ

rückwärts einparken: đỗ xe lùi, tức là đít xe vào trước

Handbremse ziehen: kéo thắng tay

beschleunigen: tăng tốc

Beschleunigungsstreifen auf der Autobahn: đường tăng tốc trên đường cao tốc

Berg hoch/ runter fahren: chạy lên/xuống dốc

Warnblinklicht einschalten: bật đèn cảnh báo, đèn 4 nháy

scharfe Kurve: khúc cua ngoặt

Notbremse: thắng gấp, thắng nhanh, thắng khẩn cấp

sofort anhalten: dừng ngay lập tức

auf die Vorfahrt verzichten: nhường quyền ưu tiên

Nguồn: Trương Hoàng Hải Yến (FB) Bạn đang theo dõi bài viết:

Tìm kiếm bài viết này với từ khóa:

từ vựng tiếng đức

tu vung tieng duc

tu vung tieng duc theo chu de

học từ vựng tiếng đức thông dụng

hoc tu vung tieng duc thong dung

Các Từ Vựng Trong Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Tại Nhật (P3)

な行

内輪差:

Là phần diện tích được sinh ra bởi sai lệch của chiều rộng góc cua của bánh sau và bánh trước khi ô tô rẽ. 

ニーグリップ: Knee grip

Một động tác cơ bản về tư thế lái của các loại mô tô, với phần chân bên dưới đầu gối và gót chân để sát vào thùng xe, đồng thời giữ hướng mũi chân song song với thùng xe, giúp đầu gối bám ổn định và đùi trong ít bị căng hơn.

二段階右折: Rẽ phải theo hai bước

Để rẽ phải, phương tiện đi thẳng, dừng tại làn đường bên tay trái, đợi đèn tín hiệu để đi thẳng, về hướng rẽ phải ban đầu. 

二段停止線: Vạch dừng hai đoạn

Đây là vạch dừng dùng cho loại xe bốn bánh và các xe máy có khả năng đi vào điểm mù phía trước xe bốn bánh dừng tại hai vạch kẻ phân chia khác nhau, để ngăn ngừa các tai nạn như va quệt. 

日常点検: Bảo dưỡng hàng ngày

は行

パーキングエリア(PA): Khu vực đỗ xe tạm thời

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ do lái xe tốc độ cao trong một thời gian dài, sẽ có những khu vực trên đường cao tốc cho phép bạn dừng lại và nghỉ ngơi tạm thời. 

パーキング・チケット: Vé đỗ xe

パーキング・メーター: Đồng hồ tính phí đỗ xe

ハイドロプレーニング現象(水膜現象): Hiện tượng bánh xe bị trượt trên mặt đường ướt mưa

発炎筒(非常信号用具): Gậy phát sáng

Được để gần chân của ghế hành khách và ghế lái, dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

バックレスト: Vật tựa lưng , ghế ngả ra sau

パッシング: Nhấp nháy đèn pha

バッテリー: Pin, ắc quy

幅寄せ: Ép làn

番号標(ナンバープレート): Biển số xe

反応時間: Thời gian phản ứng

Thời gian phản ứng là thời gian người lái xe đạp phanh sau khi nhận thấy nguy hiểm và bắt đầu phanh, trung bình mất khoảng 1 giây.

被害者請求: Yêu cầu thanh toán của người bị hại 

Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà mức giải quyết giữa thủ phạm và nạn nhân không thỏa đáng, người bị hại có thể yêu cầu công ty bảo hiểm của người gây tai nạn bồi thường thiệt hại cho mình thay vì bồi thường thiệt hại cho người gây tai nạn. 

非常点滅表示灯(ハザードランプ): Đèn cảnh báo nguy hiểm 

Loại đèn bắt buộc được sử dụng khi đậu xe bên đường do hỏng xe hoặc khi xe buýt của trường dừng lại để học sinh lên và xuống.

非常電話: Điện thoại khẩn cấp

標識・標示: Biển báo/ Chỉ dẫn

標示板: Tấm biển báo

フェード現象

Hiện tượng xảy ra do sử dụng phanh liên tục trong khi điều khiển ô tô và xe máy, gây giảm hiệu quả của phanh. 

付加点数: Điểm cộng dồn 

Khi xảy ra tai nạn giao thông, số điểm vi phạm sẽ được cộng thêm từ 2 đến 20 điểm, tùy theo loại tai nạn, mức độ trách nhiệm và mức độ thương tật.

服装(運転に適した): Trang phục phù hợp khi lái xe

二人乗り: Chở được 2 người

普通自転車: Xe đạp thông thường

Xe đạp thông thường là xe đạp hai bánh, ba bánh có chiều dài từ 1,9 m trở xuống và chiều rộng từ 0,6m trở xuống, không có dụng cụ hỗ trợ dắt xe, xe phụ ngoài ghế lái và không được kéo theo xe khác.

普通自動二輪車: Xe hai bánh thông thường

Xe hai bánh có tổng dung tích động cơ từ 50cc đến 400cc trở xuống 

普通免許: Giấy phép thông thường

踏切: Nơi giao nhau với đường sắt

武力攻撃: Tấn công vũ lực

ブレーキのかけかた: Cách sử dụng phanh

フロントピラー: Trụ cửa sổ trước của xe

ベーパーロック現象: Hiện tượng khóa hơi

Nếu sử dụng phanh chân quá nhiều, thiết bị phanh sẽ quá nóng và hình thành bọt khí trong dầu phanh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng, áp suất thủy lực không được truyền đủ khi đạp phanh và phanh sẽ không hoạt động.

ヘルメット(乗用車): Nón bảo hiểm

防衛的運転: Lái xe phòng vệ

Ngay cả khi bạn tuân thủ luật lái xe cẩn thận, bạn vẫn có thể gặp phải tai nạn do người điều khiển phương tiện khác gây ra, vì vậy bạn nên lái xe theo hướng khó gây tai nạn, gọi là lái xe phòng vệ. 

防眩ミラー: Gương chống chói

放置違反金: Phí phạt đỗ xe trái quy định

放置車両確認標章: Dấu logo xe đỗ trái quy định

放置駐車違反: Vi phạm đỗ xe trái quy định

法定速度: Vận tốc hợp pháp

Là vận tốc tối đa theo quy định của pháp luật và là vận tốc tối đa trên những con đường không có biển báo hoặc vạch chỉ định.

保管場所: Chỗ đỗ xe

Khi nhà không có sẵn chỗ đỗ xe, người sở hữu ô tô (không bao gồm xe máy) phải làm thủ tục đăng ký nơi giữ xe bên ngoài, trong phạm vi 2km tính từ nơi ở của mình. 

保険(強制~・任意~): Bảo hiểm (Bắt buộc/Tự nguyện)

保険標章: Nhãn bảo hiểm

歩行者: Người đi bộ

保守管理(自動車の~): Quản lý bảo trì

Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị và nguyên nhiên liệu như đèn, kính cửa sổ, pin, cần gạt nước,…. để xe hoạt động.

補助標識: Biển báo phụ

本線車道: Làn đường chính

ま行

摩擦(~力・~係数): Ma sát

右側通行(左側通行の例外): Lưu thông bên phải

見きり発進: Vượt qua khi đèn đang chuyển đỏ hoặc xanh

ミニカー: Minicar/ Xe siêu nhỏ

Một loại xe thông thường có động cơ chính với tổng dung tích từ 50cc trở xuống và công suất định mức từ 0,60kw trở xuống.

無事故・無違反の特例: Ngoại lệ không vi phạm/không gây tai nạn:

– Trường hợp không gây tai nạn hoặc vi phạm trong một năm trở lên, số điểm vi phạm hoặc tai nạn trước đó sẽ không được cộng vào.

– Người không gây tai nạn từ 2 năm trở lên, trong trường hợp gây lỗi nhỏ (1-3 điểm), thì xét trong 3 tháng từ ngày đó, nếu không mắc thêm lỗi sẽ không bị cộng điểm lỗi nhỏ đó vào. 

– Trường hợp người có tiền sử bị đình chỉ giấy  phép lái xe, hoặc người chưa từng bị đình chỉ, nếu trong vòng hơn 1 năm mà không gây tai nạn hay vi phạm lỗi thì sẽ được xóa tiền sử về việc đình chỉ điều khiển phương tiện đó và xem như là 0 lần. 

無断変速装置(CVT): Hộp số biến thiên vô cấp

Một thiết bị truyền lực bằng cách nối các puli ở phía động cơ và phía bánh xe bằng dây curoa, đồng thời thay đổi đường kính puly theo tốc độ động cơ để thực hiện chuyển số liên tục. 

無免許運転: Lái xe không bằng giấy phép

無余地駐車: Đậu xe không tính phí

明順応: Thích nghi với ánh sáng

目視: Nhìn bằng mắt 

や行

矢印信号: Đèn tín hiệu hình mũi tên

有効期間: Thời hạn hiệu lực

優先通行帯: Khu vực giao thông ưu tiên

Là các làn đường ưu tiên dành cho các xe như xe buýt tuyến. Khi xe buýt đến gần, các phương tiện không phải xe đặc thù loại nhỏ, xe đạp và xe đặc thù loại nhỏ phải chuyển sang làn đường khác.

優先道路: Đường ưu tiên

優良運転者(~講習): Tài xế ưu tú

Người đã có giấy phép trên 5 năm và đáp ứng các điều kiện như không vi phạm bất kỳ lỗi nào trong thời hạn 5 năm trước khi thực hiện gia hạn.

横切り: Vượt qua, băng ngang

横すべり: Trượt bánh

ら行

路肩: Lề đường

路線バス(~など): Xe chạy tuyến cố định

路側帯:  Lề đường ( dành cho người đi bộ )

路面電車: Xe điện

わ行

わだち: Vết bánh xe

輪止め: Thiết bị chặn xe

割り込み: Sự gián đoạn, ngắt quãng

Theo: isenpai.jp

Học Bằng Lái Xe Oto Ở Nhật

Mình mới lấy xong bằng lái oto ở Nhật (thực ra là lấy được 1 tháng rồi 😄), nhận ra có nhiều thông tin hữu ích có thể chia sẻ với ai đó đang cũng có ý định học nên chờ gì nữa nhỉ viết bài này thôi.

↓↓↓ Ảnh khu vực học thực hành lái ở trong trường ↓↓↓

Đổi bằng lái

Nếu bạn có bằng lái quốc tế rồi ở Việt Nam chẳng hạn, tức là bạn có kỹ năng lái xe ok. Việc bạn cần làm là đến trung tâm bằng lái của địa phương mình ở (ví dụ ở Saitama thì đến 免許センター của Saitama) rồi dự thi để được cấp bằng. Kỳ thi này khó dễ ra sao, lệ phí thế nào mình không rõ. Trường hợp kiểu này hiếm nên cũng không có thông tin gì từ xung quanh.

Học tập trung (合宿)

Bạn sẽ phải đi đến 1 trường dạy lái(教習所)ở địa phương xa nơi mình ở, ăn ngủ sinh hoạt ở đó rồi học liên tục trong khoảng 14, 15 ngày. Học xong và đỗ thi tốt nghiệp của trường thì về trung tâm bằng lái của địa phương mình dự thi để lấy bằng.

Ưu điểm của cách này đầu tiên là rẻ, có chỗ ở bao tiền điện nước nữa mà chỉ khoảng 20 ~ 25 man. Ưu điểm thứ 2 là tập trung trong thời gian ngắn nên nhớ lý thuyết và quen xe dễ hơn học bình thường.

Nhược điểm duy nhất có lẽ là thời gian. Ai đang đi làm như mình chẳng hạn thì việc biến mất hơn 2 tuần là gần như bất khả thi.

→ Thích hợp với bạn nào sinh viên có kỳ nghỉ dài, hoặc bạn nào đi làm nhưng chuyển công ty chẳng hạn nên có thời gian trống đủ dài.

Học lái bình thường

Ưu điểm: sự linh hoạt, ai đi làm chỉ có nghỉ cuối tuần hoặc ai phải đi làm thêm chỉ nghỉ được vài ngày 1 tuần có thể đăng ký học và đến học tùy theo cảm hứng 😆

Nhược điểm: như bạn thấy rồi đó, đắt đỏ. Ngoài ra thì việc linh hoạt quá cũng thành tai hại với ai lười hay đi làm mệt quá không còn sức đi học. Kiến thức cũng khó nhớ hơn nếu như không chủ động ôn tập lại.

Cá nhân mình thì vì chuyển công ty nên có thời gian nghỉ đủ dài đi học tập trung, tuy nhiên lại vướng em bé không thể đi xa 2 tuần được. Cuối cùng phương án mình chọn là học ở trường gần nhà + plan cấp tốc. Tổng thời gian bắt đầu học đến tốt nghiệp là 3 tuần, tiền học thì vẫn đắt như bình thường ~ 35 man 😢

1. Làm thủ tục nhập trường

Các thứ cần thiết khi đến làm đăng ký học

住民票: không biết cái này là yêu cầu của riêng trường mình học hay không, phải nộp bản phiếu cư trú mà chỉ xuất thông tin người đi học. Chắc do privacy nên họ không muốn giữ thông tin cá nhân của các thành viên khác ở cùng nhà.

Tiền/thẻ credit: sẽ thanh toán luôn đó, cả hơn 30 man đó 😢

Buổi này lúc đầu mình tưởng chả có gì, nhưng không ngờ cũng mất kha khá thời gian. Ban đầu sẽ được giải thích và tư vấn chọn plan học. Sau đó làm kiểm tra thị lực, phân biệt màu sắc, hoạt động của tứ chi (bị bảo đứng lên ngồi xuống), chụp ảnh. Tiếp theo đóng tiền và được hướng dẫn về cách đặt lịch học sau này, thời gian trường làm việc, vị trí chỗ học lý thuyết, thực hành vân vân. Cuối cùng nhận bộ sách giáo khoa và ra về.

Vậy là con đường chinh phục bằng lái bắt đầu từ đây 😃

2. Học giai đoạn 1

Buổi đầu đi học bạn sẽ được trao cho cái 原簿(げんぼ) – giống như sổ học bạ. Nó rất rất quan trọng trong suốt thời gian học đến khi lấy được bằng.

Mỗi tiết học lý thuyết hay thực hành kết thúc thày giáo sẽ phải đóng dấu vào học bạ.

Ở bước cuối cùng đi đến trung tâm bằng lái dự thi, cảnh sát cũng sẽ căn cứ vào sổ học bạ này để xác định là bạn đã học & tốt nghiệp trường lái chưa rồi cho phép dự thi.

Nội dung học của giai đoạn 1 này gồm có 10 bài lý thuyết và 12h tập lái.

Tiết học lý thuyết khá là nghiêm túc, ví dụ ra khỏi lớp giữa chừng hay ngủ trong giờ sẽ bị coi là chưa dự trọn vẹn tiết học đó và không được đóng dấu, phải học lại. Giảng viên Nhật nói khá to rõ và hài hước là ấn tượng của mình. Các nội dung trong bài học quan trọng và khả năng cao xuất hiện trong thi cũng được giảng viên chú ý cho. Sẽ rất là dễ học nếu bạn tiếng Nhật tốt, không bị rào cản ngôn ngữ.

Tiết học thực hành thì hơi khác một chút. Học 1 – 1 với hướng dẫn viên, mỗi tiết hướng dẫn viên thường cầm lái trước làm mẫu rồi sau đó đổi chỗ cho bạn thực hành. Chính vì 1 – 1 nên sẽ hơi mệt nếu tiết học gặp hướng dẫn viên trái khoáy. Có người nhẹ nhàng từ tốn chỉ dẫn, có người ngược lại, đại ý là có sự “chênh lệch” khá rõ giữa mỗi người. Làm quen và thích nghi với cách chỉ dẫn của mỗi người là một lời khuyên của mình cho các bạn.

3. Thi lấy bằng tạm(仮免)

Bằng tạm mang ý nghĩa như sau, khẳng định mình đã học xong các luật giao thông và kỹ năng lái xe cơ bản, đủ điều kiện ra đường thực tế luyện tập lái. Do đó cần chú ý là nếu trượt không có bằng tạm, bạn sẽ không thể tiếp tục học sang phần thực hành của giai đoạn 2.

Bằng tạm thì có thể thi ở ngay trường mình học (không giống bằng thật phải đi đến trung tâm bằng lái). Bản chất nó là 1 mẩu giấy in thôi, sau khi đỗ thày giáo sẽ mang mẩu giấy đó đi xin dấu cảnh sát cho. 😅

Thi bằng tạm thì chỉ có thi lý thuyết, tuy nhiên điều kiện để dự thi được là bạn phải qua bài test 見極め – chính là tiết học thực hành thành cuối cùng. Tiết học đó hướng dẫn viên sẽ đánh giá xem kỹ năng lái bạn học được đủ yêu cầu hay chưa.

Đề thi có 50 câu trắc nghiệm làm trong 30p, tương ứng với 100 điểm, trên 90 điểm là đỗ. Nó không khó nên nếu ôn tập và nhớ lý thuyết tốt, bạn có thể làm vèo trong 15p và đỗ 98 điểm giống như mình. 😊

Nếu có gì phải lưu ý thì theo mình là các câu hỏi bẫy(仕掛け設問). Có nhiều kiểu bẫy, ví dụ như dùng biển báo hao hao giống nhau để lừa, hoặc bẫy ở các con số, nhưng loại bẫy phổ biến nhất là bẫy “từ keyword”.

Ví dụ như 2 câu sau 1. Ở ngã giao, khi định rẽ trái hay phải, cần phải bật đèn xi nhan ra hiệu ở 前後 30m 2. Ở ngã giao, khi định rẽ trái hay phải, cần phải bật đèn xi nhan ra hiệu ở 手前 30m

Thì câu 2 với từ 手前 mới là đúng chẳng hạn.

4. Học giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, sau khi đã quen với việc học ở giai đoạn 1 rồi thì gần như không có gì lạ lẫm nữa.

Điều duy nhất khó khăn hơn là việc luyện tập lái ở ngoài đường thật. Lý do nó khó khăn hơn thì có nhiều, có thể kể ra như sau:

khác trong trường lái chỉ có các xe oto khác thì đường thật phức tạp hơn nhiều, người đi bộ, xe đạp và rất nhiều oto.

đường thật các loại biển báo(標識)các vạch chỉ dẫn trên đường(標示)đa dạng và nhiều hơn nhiều. Bạn phải đọc và phản xạ với chúng trong lúc lái.

áp lực đến từ các xe khác. Xe oto với kích thước to lớn nên sự di chuyển của xe này ảnh hưởng trực tiếp đến các xe khác. Nếu đường giới hạn tốc độ 40km/h thì đi chậm hơn 40km/h sẽ bị thày thúc ngay. Ở nhật rất ngộ nghĩnh là việc đi với tốc độ bằng hoặc trên 1 chút giới hạn lại hoàn toàn bình thường. Sau này mình lái xe thực tế cg thấy như vậy, đường 40km/h thì mọi ng sẽ đi khoảng 45 km/h.

Một vài điểm đặc biệt nữa có thể kể đến như sau:

có tiết học sơ cứu thực hành với người nộm

có tiết học thực hành theo nhóm, thay nhau lái rồi sau đó trở về phòng và nhận xét lẫn nhau.

có giờ luyện tập lái đường cao tốc, bạn sẽ được trải nghiệm đi lên đường cao tốc thật và phóng với tốc độ 80 ~ 100 km/h.

Chắc các bạn cũng thấy rồi đó, trường lái dạy rất kỹ càng. Với 31h học thực hành trên xe, đảm bảo tốt nghiệp xong bạn hoàn toàn đủ khả năng lái ra ngoài thực tế luôn.

5. Thi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành hết các số giờ học theo quy định, trường sẽ nhắc bạn đăng ký thi tốt nghiệp. Chắc muốn tốt nghiệp sớm mà còn rảnh chỗ cho trường nhận học sinh mới 😃

Cách thức tính điểm thì hình dung là sẽ bị trừ điểm dần theo các lỗi mắc phải. Các lỗi nặng nhất có thể kể đến là bỏ qua đèn xanh đèn đỏ, không nhường đường cho người đi bộ ở nơi có vạch qua đường, không đánh cổ xác nhận bằng mắt các góc chết khi rẽ hay lùi xe vân vân.

Thi xong bài thi tốt nghiệp kết quả sẽ được công bố ngay sau buổi thi kết thúc. Nếu như chẳng may bị trượt, bạn phải học 1 tiết thực hành để bổ sung lại kiến thức trước khi có thể đăng ký thi lại. Còn khi đỗ xong rồi thì trường cấp giấy tốt nghiệp, soạn bộ hồ sơ cần thiết và giải thích chi tiết các bước lên trung tâm bằng lái dự thi lấy bằng thật.

6. Thi lấy bằng ở trung tâm bằng lái

Khoảng 8h30 đến trung tâm bằng lái, mua cái tem thay tiền mặt(収入印紙)để dán vào bộ hồ sơ dự thi

Sau đó thì vào xếp hàng đến 9h đợi họ mở quầy 受付 (nhớ vào đúng hàng xếp cho 外国人, vào hàng này lại đỡ đông hơn hàng bình thường nữa)

Ở quầy 受付 họ sẽ xem hồ sơ, hỏi muốn thi bằng ngôn ngữ gì (nhật, anh vân vân nhưng không có tiếng Việt)

Tiếp theo là đến kiểm tra thị lực rồi được hướng dẫn đi lên tầng 2 vào phòng thi. Có vài phòng nhưng vào phòng nào cũng được không sao cảCác bạn nhớ đi vệ sinh trước khi vào phòng, tại vì một khi vào phòng thi thì không được ra nữa

Sẽ phải đợi trong phòng thi khá lâu vì đến lúc đầy ắp thí sinh trong phòng thì họ mới cho bắt đầu thi. Hôm mình đi thì khoảng 10h30 bắt đầu thi, thi xong lại xuống tầng 1 đợi kết quả được thông báo qua màn hình

Một khi có kết quả rồi, không may mắn bị trượt thì bạn phải về nhà rồi lên thi lại hôm khác vì một hôm ở đây chỉ tổ chức thi 1 lần thôi. Nếu bạn đỗ rồi thì hãy đi ăn trưa thôi, tầng 1 có căng tin khá rẻ đồ ăn mình thấy cũng ngon.

Đến khoảng 13h sẽ được triệu tập lên lại đúng phòng đã thi để nghe hướng dẫn thủ tục cấp bằng. Rồi theo chỉ thị đi chụp ảnh, đi mua tem thay tiền mặt cho lệ phí cấp bằng vân vân

Xong xuôi tất cả, đợi rụng cả hàm thì tầm 15h một cô cảnh sát mang theo 1 vali “kiên cố” đựng bằng lái sẽ đến phát cho cả phòng thi. Cô gọi theo thứ tự và phát cho từng người một, được phát xong sẽ về luôn chứ không phải đợi cả phòng, may quá 😭

Cuối cùng

Update: bài viết về các dịch vụ thuê xe đã có ở đây Các Dịch Vụ Thuê Xe Ở Nhật

Đổi Bằng Lái Xe Tại Nhật

Nhiều bạn sang Nhật có nhu cầu lái xe máy hay xe hơi nên Takahashi @ Cuộc Sống Nhật Bản giới thiệu với các bạn cách dễ nhất để có bằng lái xe tại Nhật, đó là đổi từ bằng lái Việt Nam sang.

Đối tượng áp dụng: Xe máy, xe hơi (ô tô).

Bài này Takahashi dịch từ hai trang web chính thức sau:

Vì thế, nội dung bài này là cách chính xác để đổi bằng lái xe. Tất nhiên, bạn có thể nên đến hỏi cụ thể tại 運転免許センター Unten Menkyo Sentaa (Trung tâm bằng lái xe) trực thuộc cảnh sát địa phương nơi bạn cư trú. Mỗi tỉnh thường có một vài trung tâm bằng lái, bạn hãy tới đó hỏi thăm để được tư vấn.

Xe để làm gì nếu không có bằng? (Lái xe không bằng là phạm pháp!)

Hướng dẫn của JAF

Về đổi bằng lái nước ngoài sang bằng lái của Nhật

Những người có bằng lái của nước ngoài có thể đổi sang bằng lái xe của Nhật tại Trung tâm Bằng lái xe (運転免許センター Unten Menkyo Sentaa) thuộc cảnh sát các tỉnh, thành phố của Nhật.

Bằng lái nước ngoài còn đang hữu hiệu

Sau khi lấy bằng lái nước ngoài đó bạn phải ở nước đó ít nhất 3 tháng (trước khi sang Nhật), bạn phải có giấy tờ chứng minh điều này

Takahashi: Bạn sẽ chứng minh bằng ngày cấp trên bằng và thời điểm đóng dấu nhập cảnh vào Nhật trên hộ chiếu.

Thứ tự chung việc đổi bằng tại Trung tâm Bằng lái xe:

Nộp hồ sơ đăng ký

Xác nhận sự thích hợp

Xác nhận kiến thức về luật giao thông

Xác nhận kỹ năng lái xe (chạy thực tế quanh sân của Trung tâm Bằng lái xe)

Nhận bằng lái xe của Nhật

Takahashi: Đây không phải là thi, mà nhân viên của Trung tâm sẽ xác nhận xem bạn có đủ kiến thức luật giao thông và kỹ năng lái xe hay không, nếu họ thấy bạn đủ thì bạn được miễn thi, còn nếu không sẽ phải thi như bình thường.

Về dịch tiếng Nhật bằng lái xe nước ngoài

Bản dịch tiếng Nhật bằng lái xe nước ngoài là một giấy tờ cần thiết để đăng ký đổi bằng lái. JAF cũng cấp bản dịch này tại các chi nhánh trên toàn nước Nhật.

Bản dịch này không phải là thứ đảm bảo sẽ đổi được bằng lái. Nếu bạn có thắc mắc về đổi bằng lái, hãy hỏi trực tiếp Trung tâm Bằng lái xe quản lý khu vực bạn sống.

Tùy bằng lái xe mà JAF có thể không cung cấp bản dịch được. Có trường hợp đại sứ quán hay lãnh sự quán nước bạn có thể phát hành bản dịch nên bạn có thể liên hệ.

Đăng ký bản dịch tiếng Nhật

Bạn có thể tới đăng ký ở các quầy phụ trách dịch của JAF trên toàn quốc. Hồ sơ đăng ký:

Tờ đăng ký phát hành bản dịch bằng lái nước ngoài (tải tại trang của JAF ở trên)

Bằng lái xe nước ngoài (bản gốc)

Chi phí phát hành bản dịch: 3000 yên.

Số ngày: Trong ngày.

Nhận xét của Takahashi: Bạn nên tới Trung tâm Bằng lái tại nơi bạn sống (phải là Trung tâm quản lý khu vực bạn sống, có thể tra cứu dễ dàng trên các trang web chính thức) để họ tư vấn là tốt nhất.

Hướng dẫn chi tiết của Cục Cảnh sát Nhật Bản

Ở mục 2, về Trường hợp lấy bằng lái xe của Nhật (日本の免許を取得する場合) có ghi rõ: Nếu bạn đã có bằng lái xe do nước ngoài cấp, bạn có thể đăng ký thủ tục lấy bằng lái xe của Nhật cho các loại xe mà bằng lái nước ngoài đó được lái qua việc được miễn một phần các bài thi.

Trung tâm Bằng lái của cảnh sát địa phương (tỉnh, thành phố) nơi bạn cư trú tại Nhật.

Dựa trên việc đăng ký, các kiến thức cần thiết về lái xe hay các kỹ năng về lái xe sẽ được kiểm tra, nếu được thừa nhận là không có trở ngại gì trong việc lái xe, bạn sẽ được miễn một phần các bài thi bằng lái (thi lý thuyết, thi thực hành).

1) Sau khi nhận bằng lái xe của nước ngoài, bạn phải ở nước đó không dưới 3 tháng (tính tổng thời gian). Cần có giấy tờ chứng minh thời gian lưu trú như hộ chiếu có đóng dấu xuất nhập cảnh.

2) Không được để người khác đăng ký thay. Phải tự mình đăng ký.

■Các giấy tờ cần để đăng ký bằng lái

Trong giấy đăng ký có câu hỏi về bệnh tật và nếu có, nhân viên sẽ hỏi bạn cụ thể.

2) Ảnh dùng dán vào bằng lái 1 tấm

Chụp trong vòng 6 tháng, không đội nón, nhìn thẳng, không có nền sau, chụp từ ngực trở lên. Kích thước: 3.0 x 2.4 cm.

3) Bản copy phiếu cư dân có ghi quốc tịch (nếu bạn không cư trú thì dùng hộ chiếu). Đây là 住民票 Jūmin-hyō (Trú Dân Phiếu) do 市役所 Shiyakusho hay 区役所 Kuyakusho (trung tâm hành chính quận/huyện/thành phố nơi bạn sống) cấp khi bạn yêu cầu (cần mang Thẻ chứng minh Đăng ký người nước ngoài 外国人登録証明書 Gaikokujin tōroku shōmeisho tới).

4) Thẻ bảo hiểm của bảo hiểm sức khỏe, Thẻ đăng ký người nước ngoài

5) Bằng lái xe do nước ngoài cấp

6) Bản dịch tiếng Nhật của bằng lái xe trên (là bản do những người được pháp luật quy định như cơ quan nước ngoài phát hành thẻ lái xe đó, cơ quan lãnh sự của nước đó, v.v… và ghi rõ loại xe được lái, thời hạn bằng lái, các điều kiện về bằng lái đó v.v…)

7) Giấy tờ hộ chiếu có dấu xuất nhập cảnh để kiểm tra được đã sống tại nước cấp bằng lái xe không dưới 3 tháng

Danh sách Trung tâm Bằng lái trên toàn nước Nhật

Nếu bạn đổi bằng lái nước ngoài ở Tokyo thì bạn có thể xem hướng dẫn ở trang của cảnh sát Tokyo. Trang này cũng hướng dẫn mọi thứ về lấy bằng lái nếu bạn sống tại Tokyo.

免許 Menkyo (Miễn Hứa) hay 免許証 Menkyoshō (Miễn Hứa Chứng): Bằng lái xe 運転免許センター Unten Menkyo Sentaa (Vận Chuyển Miễn Hứa CENTER): Trung tâm bằng lái xe, đây là Trung tâm cấp bằng lái trực thuộc cảnh sát của mỗi địa phương (tỉnh, thành phố) của Nhật.

適性試験 Tekisei Shiken (Thích Tính Thí Nghiệm): Kiểm tra sự thích hợp, ở đây là kiểm tra xem bạn có thích hợp với việc lái xe không. Chủ yếu là kiểm tra thị lực, tai nghe, vận động chân tay có bình thường không, kiểm tra mù màu, kiểm tra tâm lý.

運転する Unten suru (Vận Chuyển): Lái xe

住民票 Jūmin-hyō (Trú Dân Phiếu): Phiếu chứng nhận cư trú, do trung tâm hành chính quận/huyện/thành phố nơi bạn sống cấp khi bạn yêu cầu (bạn phải đăng ký cư trú ở đây mới được cấp). Thông thường, khi bạn chuyển tới nơi mới thì mang thẻ đăng ký người nước ngoài ( 外国人登録証明書 Gaikokujin tōroku shōmeisho) tới đăng ký cư trú.

市役所 Shiyakusho (Thị Dịch Sở), 区役所 Kuyakusho (Khu Dịch Sở): Trung tâm hành chính nơi bạn cư trú. Ở Nhật không có “phường” mà bạn phải lên “quận” (区 Ku) hay “huyện” (市 Shi) để làm thủ tục hành chính.

取得 Shutoku (Thủ Đắc) = Lấy (bằng)

申請 Shinsei (Thân Thỉnh) = Đăng ký, xin

申請書類 Shinsei shorui (Thân Thỉnh Thư Loại) = Giấy tờ đăng ký

提出 Teishutsu (Đề Xuất) = Nộp (giấy tờ)

走行 Sōkō (Tẩu Hành) = Chạy xe

試験 Shiken = Thi

知識 Chishiki (Tri thức) = Kiến thức

運転技能 Unten ginō (Vận Chuyển Kỹ Năng) = Kỹ năng lái xe

交通規則 Kōtsū kisoku (Giao Thông Quy Tắc) = Luật giao thông

有効 Yūkō (Hữu Hiệu) = Có hiệu lực

学科試験 Gakka Shiken (Học Khoa Thí Nghiệm) = Thi lý thuyết

技能試験 G inō Shiken (Kỹ Năng Thí Nghiệm) = Thi thực hành

免除 Menjo (Miễn Trừ) = Miễn, cho miễn

失効 Shikkō (Thất Hiệu) = Mất hiệu lực (bằng lái hết hạn)

Takahashi @ Yurika Japan Life