Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Tiếng K’Ho Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Người “Số Hóa” Cho Bộ Từ Điển Việt – K’ho

Là một y sĩ nhưng anh Nguyễn Minh Thảo (công tác tại Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) lại rất đam mê công nghệ thông tin. Anh cũng chính là người đã viết thành công phần mềm Từ điển Việt – K’Ho dùng trên máy vi tính và được trao giải khuyến khích trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Lâm Đồng lần V.

Anh Thảo đang chạy thử bộ từ điển Việt – K’Ho trên máy tính Vốn đam mê công nghệ thông tin nên những câu chuyện của anh Thảo chỉ xoay quanh kiến thức về tin học, về những phần mềm tiện ích dùng trong y học… Lý do để anh viết phần mềm Từ điển Việt – K’Ho cũng rất đơn giản. Đó là vào cuối năm 2004, anh được cử đi học tiếng K’Ho và thấy rất thích thú nhưng cuốn giáo trình học tiếng K’Ho lại ngắn, chỉ vài chục trang với số lượng bài học không nhiều. Chưa thỏa mãn, anh đã tự tìm kiếm tài liệu khắp nơi để phục vụ việc học của mình và các học viên trong lớp. Anh Thảo nhớ lại: “Trong một lần tình cờ lục lại tủ sách của gia đình, tôi đã tìm thấy cuốn Từ điển Việt – K’Ho khoảng sáu ngàn từ, do Sở Văn hóa Thông tin Lâm Đồng xuất bản năm 1983 và coi như một tài liệu quý giá phục vụ việc học”. Tuy nhiên, trong quá trình học và tra cứu cuốn từ điển này thấy còn nhiều trở ngại, không tiện lợi lắm nên anh tự hỏi: “Tại sao không đưa cuốn từ điển này thành phần mềm tra cứu trên máy vi tính, vậy sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn ?”. Từ ý tưởng ấy cộng với kiến thức tin học sẵn có, anh đã tận dụng thời gian rảnh rỗi, những ngày nghỉ ở nhà để thu thập tài liệu cho việc viết phần mềm. Dựa trên nguồn tư liệu của cuốn từ điển cộng với giáo trình trên lớp, anh tự tay nhập từng trang sách thành những cơ sở dữ liệu điện tử. Sau nhiều ngày tập trung làm việc và sửa lỗi, cuối cùng bộ Từ điển Việt – K’Ho chạy trên nền Microsoft Acess cũng đã hoàn thành. “Lúc ấy bộ từ điển chưa có giao diện như bây giờ đâu vì lúc đó mình nghĩ chỉ để sử dụng trong thời gian học thôi. Mãi sau này khi gửi bộ từ điển này đi dự thi trên tỉnh mới hoàn thiện hơn” – anh Thảo nói. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bộ từ điển hiện nay đã khá hoàn chỉnh. Phần mềm bằng tiếng Việt và chạy trên nền Acess, gọn nhẹ, không cần cài đặt và rất dễ sử dụng. Người dùng chỉ cần chạy chương trình và truy cập theo từng mục chức năng trên giao diện như tra cứu Từ điển Việt – K’Ho, học ngữ pháp tiếng K’Ho, dịch mẫu câu từ tiếng Việt sang tiếng K’Ho. Anh Thảo cho biết: “Điểm độc đáo của bộ từ điển này là không chỉ tra cứu từ tiếng Việt sang tiếng K’Ho như nguyên mẫu mà còn có thể tra ngược lại từ tiếng K’Ho sang tiếng Việt rất dễ dàng”. Theo tác giả, phần mềm này có hai chức năng vẫn chưa được hoàn thiện đó là học ngữ pháp và truyện tham khảo bằng tiếng K’Ho. Hiện tại, cơ sở dữ liệu của 2 chức năng này còn khá ít, chưa liệt kê hết trong tài liệu. Anh Thảo chia sẻ: “Tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hai chức năng này và nếu có điều kiện sẽ xây dựng thêm chức năng nghe – nói cho bộ từ điển hoàn thiện hơn”. Trên thực tế, khả năng áp dụng của bộ phần mềm này sẽ rất hữu ích đối với các học viên trong chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức và cán bộ cơ sở của tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời đây cũng là một công cụ hữu ích cho những ai thích nghiên cứu, học tiếng K’Ho nói chung. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của đồng bào người K’Ho – một dân tộc bản địa trên vùng đất Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

NGUYỄN DŨNG

Dịch Giả Của Sách Lễ Bằng Tiếng K’Ho

Từ những ngày đầu bước lên bàn thánh ở tuổi 24 cho đến nay, cha Giuse Phạm Minh Sơn, chánh xứ Tam Bố, giáo phận Đà Lạt vẫn ngày ngày đồng hành với bà con dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên.

Nửa thế kỷ sống giữa đồng bào miền Thượng

Nhà thờ Tam Bố nằm cách quốc lộ 20 nối Sài Gòn – Đà Lạt vài trăm mét. Gặp vị chủ chăn giáo xứ vào buổi chiều muộn, bên trong căn phòng khách bằng gỗ đơn sơ đã được xây dựng trên 30 năm, linh mục Giuse tiếp chuyện chúng tôi với sự thân tình, cởi mở, pha chút dí dỏm…, như chính tính cách của cộng đoàn mà cha đã gắn bó như máu thịt.

Chịu chức linh mục năm 1970, ba năm sau, cha chính thức đặt chân về Tam Bố. Tam Bố ngày đó là mảnh đất tập trung ba sắc tộc K’Ho, Mạ, Ra Glai, và chỉ lưa thưa vài ba gia đình có đạo. Sống giữa đa phần anh em lương dân, để làm quen, cha chọn cách đồng hành trong cuộc sống khi cùng họ làm lúa, trồng bắp, đến khi có phong trào trồng cà phê thì cùng chuyển đổi như mọi người. Với những kiến thức được học, cha giúp bà con ít nhiều gia tăng năng suất. Nương lúa, nương bắp vì thế trở thành phương tiện nối kết tình thân, là môi trường để cha học ngôn ngữ của họ và đi sâu vào đời sống qua cách hiểu phong tục tập quán của người dân.

Cái bắt tay như lời cảm ơn mà Đức TGM Leopoldo Girelli gởi đến cha Sơn khi ngài về thăm Tam Bố

Ban ngày lo việc ruộng nương, tối cha đốt đuốc tìm đến từng nhà thăm dân làng. Và sau mỗi lần thăm viếng, người mục tử lại xoay xở giúp đỡ họ khi hay biết gia đình này đang thiếu tấm chăn bông, nơi kia trẻ nhỏ chưa có tập sách lên lớp. Đến với anh em bằng tấm lòng, ân cần cả trong những điều nhỏ nhặt, dần dà khiến nhiều người có cảm tình và xin theo cha học biết về “ông Giêsu”. Trong việc dạy giáo lý cho cộng đồng miền Thượng, điều quan trọng cha hằng lưu tâm là khéo léo cắt nghĩa làm sao để họ thấy giữa tín ngưỡng ông cha mình để lại và đạo Công giáo vốn rất gần gũi; đi theo Chúa không phải tách rời khỏi tổ tiên mà trái lại còn tạo thêm mối thâm tình, gắn kết. Ngoài ra trong mỗi bài giảng, cha luôn nhắc nhở mọi người sống hòa thuận, đi kèm là lời khuyên dạy biết ăn chín uống sôi, ăn mặc sạch sẽ, vệ sinh cá nhân. Bởi những việc dù đơn giản nhưng cũng là cách thức để mỗi người nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Nhờ những đường hướng đồng hành gần gũi nên người đến xin rửa tội ngày một đông lên. Từ vài gia đình ban đầu, giờ đây Tam Bố trở thành cộng đoàn lớn mạnh với hơn 3.500 nhân danh. Dầu vậy nhưng khi nhắc đến, cha đều nói mọi sự đều nhờ lời cầu nguyện của nhiều người: “Bản thân mình chỉ là người Chúa dùng trong mỗi giai đoạn. Cảm ơn Chúa vì Ngài đã tin dùng con!”.

Trong căn phòng gỗ đơn sơ cũng là nơi cha Sơn đã dày công để hoàn thành cuốn sách lễ Rôma bằng tiếng K’ho

Công trình tâm huyết

Từ ngày bước chân theo đường truyền giáo, một trong những mục tiêu ban đầu mà cha Sơn, do đặt ra là phải thông thạo tiếng dân tộc thiểu số, do cha quan niệm: “Truyền giáo là một cuộc đồng hành, mà để nhập cuộc một cách cụ thể thì đầu tiên phải biết ngôn ngữ, sau đó mới có thể đi sâu vào đời sống, văn hóa”. Ở Tam Bố, anh em K’Ho tập trung đông nhất nên cha cũng chọn học tiếng K’Ho. Mỗi ngày, cha lần mò tự học qua người này, người kia; nhất là mỗi khi dọn bài giảng, cha đều nhờ người dịch ra rồi học và giảng lại bằng tiếng K’Ho. Nhờ vậy chỉ sau ít năm, cha đã có thể đọc, viết một cách thành thạo.

Vốn rành tiếng K’Ho nên sau đó cha được mời tham gia vào Ban Dịch thuật của giáo phận. Trong ban lúc này đã có một số linh mục có kinh nghiệm và các giáo lý viên người Thượng, với nhiệm vụ mỗi tháng họp nhau lại để dịch các kinh đọc. Về sau, theo ý của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (khi ấy là Giám mục giáo phận Đà Lạt), Ban Dịch thuật được giao trọng trách dịch sách lễ Rôma qua tiếng K’Ho, vì tại giáo phận Đà Lạt, K’Ho là dân tộc thiểu số có số tín hữu đông nhất. Để bản dịch trọn vẹn cần phải dựa vào bản gốc từ sách lễ Rôma bằng tiếng Latinh. Làm được việc này, người dịch ngoài cùng lúc thông thạo cả tiếng Latinh và K’Ho, còn cần am hiểu về thần học, các nghi lễ. Ban dịch thuật của giáo phận đã trao cho cha Sơn trách nhiệm đảm nhận công việc dịch trước Bản văn.

Bìa cuốn sách lễ Rôma bằng tiếng K’Ho

Có dịp được cầm cuốn sách lễ trên tay, chúng tôi mới thấy rõ công sức của những người làm. Riêng cha Sơn thì thừa nhận, đây là một công trình mà Ban dịch thuật giáo phận đã dày công và đặt trọn tâm huyết, để “qua đó người dân tộc thấy rằng, Hội Thánh luôn trân trọng mỗi người, mà cụ thể nhất ở đây là Hội Thánh dùng chính ngôn ngữ của anh chị em”.

Ngoài bộ sách lễ Rôma, cùng với Ban dịch thuật, cha Sơn còn chuyển tải Phúc Âm, và hiện đang chuyển tải sách các bài đọc qua tiếng K’Ho. Các nghi thức như Rửa tội trẻ em, Rửa tội người lớn, Xức dầu, Hôn phối,… cũng đã được cha dịch, nhưng đang chờ bản dịch mới nhất của Tòa Thánh để điều chỉnh lại mới có thể gởi đi phê chuẩn. Ngoài ra, cha cũng cộng tác với nhiều người chuyển tải gần 700 bài hát quen thuộc qua tiếng K’Ho nhằm dùng trong phụng vụ.

ĐÌNH QUÝ

Chàng Trai K’Ho Dạy Tiếng Anh Miễn Phí Cho Trẻ Em

Hơn một tháng nay, đều đặn vào chiều thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, hội trường Thôn 15 (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) lại trở thành lớp học rộn ràng tiếng trẻ ê a những câu chữ tiếng Anh. Lớp học ấy do chàng trai người K’ Ho, K’ Xiam Lo Minh (35 tuổi) tổ chức và trực tiếp đứng lớp giảng dạy.

Anh K’ Xiam Lo Minh chỉ dẫn cho các em từng câu chữ tiếng Anh. Ảnh: Đ.Anh

Những chiếc bàn, chiếc ghế của hội trường thôn được ghép lại thành dãy bàn học, chiếc ti vi mượn của thôn được tận dụng kết nối với máy tính xách tay để làm “bảng”. Tất cả chỉ có thế, nhưng lớp tiếng Anh của Minh lúc nào cũng đông trẻ, chủ yếu là trẻ con người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực xung quanh, theo học kể từ khi tổ chức lớp đến nay. Ý tưởng để mở lớp học rất đơn giản, chỉ là thấy trẻ em trong vùng ít có điều kiện đến các trung tâm ngoại ngữ để học, nên Minh đã tổ chức lớp với mong muốn các em được tiếp cận môn ngoại ngữ này sớm hơn. Ngoài công việc chính là dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, Minh tranh thủ thêm thời gian rảnh vào các buổi chiều thứ bảy và chủ nhật để dạy tiếng Anh miễn phí cho con em người đồng bào dân tộc K’Ho trong buôn làng. Mỗi buổi học như thế luôn bắt đầu bằng những câu chào hỏi bằng tiếng Anh giữa thầy Minh và các học trò nhỏ. Háo hức đến lớp của thầy Minh, nhiều em vẫn mặc nguyên bộ đồng phục đi học ở trường. Em Ka Giang Thị Hường (học sinh lớp 5 Trường TH Lộc Thành B) chia sẻ: “Ở trường, con đã được học tiếng Anh từ lớp 3. Khi tham gia lớp học này, thầy Minh dạy cho con tỉ mỉ từng câu, từng chữ nên rất dễ hiểu. Từ lúc đi học ở đây con thấy học tiếng Anh rất hấp dẫn và rất thích, con sẽ cố gắng học thật giỏi để thầy vui lòng”.

Thôn 15, xã Lộc Thành là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm. Là một người con nơi đây, K’Xiam Lo Minh rất cố gắng trong việc học hành. Tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương, chuyên ngành tiếng Anh doanh nghiệp, sau đó Minh tiếp tục học và tốt nghiệp cử nhân Anh văn hệ chính quy. Chia sẻ về lớp học này, Bí thư Đoàn xã Lộc Thành Trần Mạnh Thắng cho biết: Trong điều kiện thiếu thốn và khó khăn ở địa phương như hiện nay, việc anh Minh mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các em như thế này rất đáng mừng. Hiện nay, Đoàn xã cũng hỗ trợ thêm bằng cách vận động đoàn thể địa phương giúp đỡ về điều kiện vật chất để tiếp tục duy trì lớp học, đồng thời vận động thêm giáo viên trong vùng tham gia giảng dạy, mở rộng thêm những môn học khác để bồi dưỡng kiến thức cho các em.

Những Câu Tiếng Hàn “Hay Ho” Khi Cãi Nhau

Bực tức cũng là một cảm xúc bình thường của con người

Tổng hợp những câu tiếng Hàn hay để “chửi thật hay”

바보야: đồ ngốc

변태야:  Đồ biến thái

곶가라 ,가죽어: Mày đi chết đi!

개세끼야: Đồ chó con

개놈: Đồ chó

정신병이야: Mày thần kinh à

미친놈: Cái đồ điên

독약먹어가: Sao mày không uống thuốc độc đi

너 머리에무슨문제있는거야?: Có phải đầu óc mày có vấn đề không?

씹할놈아: Mày là đồ đáng chết

죽을래: Mày muốn chết không?

네가도대체누구냐?: Mày nghĩ mày là ai hả?

지욱에가라:  Đi chết đi

병신: Thằng bệnh, con bệnh

촌녀/촌놈: Đồ nhà quê, thằng nhà quê

절루 꺼져, 이 머저리같은: Biến! đừng để tau thấy cái bản mặt của mày

씨발 짭새 떳다: con mẹ nó cớm mày ơi…

빌어먹을! : Mẹ kiếp!

짜증나! : (mày) phiền phức quá à

아 이 구, 뚜껑 열린다! : trời ơiiiiiiii, nhức đầu quá à

청치인들은 다 사기군이야: chả khác gì cái phường chèo

그 상사 개새끼때문에 열받아 죽겠어 : điên đầu mất vì  cái ‘thằng cha’ ấy mất

Cũng giống như tiếng Việt, đôi khi các câu chửi không có nghĩa là bạn đang cãi lộn hoặc có các tình huống xấu với ai, đôi khi đó là cách giao tiếp tiếng Hàn với bạn bè, thể hiện sự thân thiết hoặc cách nhắc nhở đối với họ.  

Các câu chửi không có nghĩa là bạn đang cãi lộn

Từ vựng về các hành động khi cãi nhau

싸우다:  cãi lộn, đánh nhau

일대일로 싸우다 : đánh tay đôi

붙잡다: túm lấy, tóm, nắm chặt

발로 차다:  đá chân

때리다: đánh, đập, tát

빰을 때리다:  tát vào má

머리를 때리다:  đánh vào đầu

살짝 때리다:  đánh nhẹ

매를 때리다: đánh bằng roi

훔쳐때리다 : đánh túi bụi, đánh tới tấp

물건을 던지다:  ném đồ

싸움을 말리다:  can, ngăn đánh nhau

잔소리를 하다:  càu nhàu

화내다:  nổi nóng