Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trẻ Em Bắt Đầu Học Tiếng Anh Từ Khi Nào Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Trẻ Em Nên Bắt Đầu Học Tiếng Đức Từ Độ Tuổi Nào?

Trong 5 năm trở lại đây, du học Đức ngày càng được các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm hơn bởi các chương trình học tập đa dạng, chất lượng đào tạo vượt trội, chi phí tối ưu và cơ hội phát triển tương lai cũng như cơ hội định cư mở rộng. Để bắt kịp làn sóng này, chương trình đào tạo tiếng Đức nói chung và chương trình đào tạo tiếng Đức cho trẻ em tại Việt Nam ngày càng phát triển. Đặc biệt nhu cầu học tiếng Đức từ độ tuổi sớm từ cấp 1, cấp 2 cũng tăng cao.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về chương trình đào tạo ngoại ngữ cho trẻ em tại Đức diễn ra như thế nào:

Chương trình đào tạo ngoại ngữ tại Đức như thế nào?

Tại Đức, tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là bắt buộc và từ 4 tuổi trẻ sẽ bắt đầu có giờ tiếng Anh tại trường mầm non. Khi đi học, ngoài giờ học tiếng Đức và tiếng Anh tại trường, trẻ sẽ bắt buộc phải đăng ký thêm 1 ngoại ngữ nữa như ngoại ngữ thứ 2 tại. Một số ngoại ngữ thứ 2 thường được học sinh Đức lựa chọn như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha… Vì thế trừ thế hệ người cao tuổi trước đây thì một người trẻ tại Đức có thể nói tốt tiếng Anh, Đức và có khả năng sử dụng căn bản một ngôn ngữ nữa.

Việc học và sử dụng được nhiều ngôn ngữ không chỉ là những “bài tập thể thao” tuyệt vời cho não bộ của trẻ, rèn luyện tính kiên trì mà còn mang lại những lợi thế rất lớn về giao tiếp, trải nghiệm đa văn hóa, bổ sung kiến thức, tăng sự tự tin – là những nền tảng căn bản cho sự phát triển trong tương lai của một con người – đặc biệt là 1 công dân toàn cầu trong thế giới phẳng ngày nay.

Độ tuổi nào sẽ là lý tưởng để trẻ em bắt đầu học tiếng Đức?

Thực ra câu hỏi trên tương tự với câu hỏi Trẻ em nên học ngoại ngữ từ độ tuổi nào.

Có một khái niệm rất thú vị trong y học đó là “Cửa sổ phát triển” Là giai đoạn các kết nối mới giữa các tế bào não bùng nổ và giúp hoàn thiện giao tiếp giữa các tế bào não. Khi chúng ta đưa các kích thích đúng vào đúng giai đoạn cửa sổ phát triển sẽ tối ưu hoạt động của não của và thu được kết quả vượt trội.

Các thời kỳ cửa sổ cơ bản như ngôn ngữ, nghệ thuật, vận động, cảm xúc….của mỗi đứa trẻ cần được sự tác động đúng cách, đúng thời điểm để trẻ có thể học hỏi và phát triển tối đa.  Và đây chính là chìa khóa của những đứa trẻ tài năng và là chìa khóa cho chương trình đào tạo thành công mà phụ huynh và công tác đào tạo cần nhắm tới.

Cửa sổ phát triển của Ngôn ngữ là từ 0-10 tuổi. Nghĩa là thời điểm hoàn hảo cho trẻ học ngoại ngữ để có thể sử dụng ngoại ngữ đó như tiếng mẹ đẻ sẽ là từ 0 – 10 tuổi. Trong đó, từ 0-3 tuổi giai đoạn cấu trúc cú pháp tự động, trẻ sẽ tự động nghe, nắm bắt, bắt chước lặp lại ngôn ngữ.

Như vậy tùy theo nguyện vọng và điều kiện về tài chính các phụ huynh hoàn toàn có thể cân nhắc cho trẻ học tiếng Đức sớm ngay từ khi vào cấp một. Đây là thời điểm trẻ đã có nền tảng tiếng mẹ đẻ tương đối vững chắc và có thể bắt đầu cho việc học một ngôn ngữ mới.

Một số thông tin phụ huynh cần tham khảo khi có nhu cầu cho con học tiếng Đức 

Trung tâm dạy tiếng đức tốt cho trẻ em

Tại HN cũng không có nhiều trung tâm dạy tiếng Đức dành riêng cho đối tượng trẻ em. Các khóa học hiện nay thường là ghép học chung nhiều độ tuổi khác nhau, ko có giáo trình riêng cho trẻ em. 

Sách dạy tiếng đức cho trẻ em và thanh thiếu niên:

Sẽ luôn có rất nhiều giáo trình học tiếng Đức trên thị trường để lựa chọn. Hiện nay CMMB Việt Nam đang sử dụng 02 giáo trình sau đây trong chương trình giảng dạy các khóa học cho trẻ em tại trung tâm và trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Đức tại hệ thống trường liên cấp Đoàn Thị Điểm:

Cả hai giáo trình đều có đĩa CD đi kèm đề cung cấp các bài tập nghe.

Một điều quan trọng cần chú ý trong công tác đào tạo tiếng Đức hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác đó là: giáo trình chỉ là một cái khung để giáo viên và học sinh bám theo chứ không quyết định thành công của chương trình đào tạo. Quan trọng nhất là giáo viên cần có một kế hoạch giảng dạy riêng mang tính hệ thống cao, với mục tiêu học tập và đầu ra được điều chỉnh cụ thể và phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Điều này cần giáo viên không chỉ có chuyên môn tốt mà cần năng lực sư phạm tốt cũng như kinh nghiệm đào tạo.

Phần mềm tự học tiếng đức hay:

Kể cả khi trẻ chưa hề học tiếng Đức, phụ huynh cũng có thể cài một số phần mềm học tiếng Đức để trẻ vừa vui chơi vừa tìm hiểu thêm về ngôn ngữ này. Ưu điểm của các phần mềm này là thường ở dạng song ngữ Anh Đức nên trẻ có thể suy luận nghĩa của từ cũng như có thể cải thiện cả vốn tiếng Anh của trẻ. Một số phần mềm học tiếng Đức cho trẻ em phụ huynh có thể tham khảo như:

Duolingo: Link download https://bitly.com.vn/fvtyo8 

Babbel: Link download https://bitly.com.vn/yfasc2 

Mondly: Link download https://bitly.com.vn/vrm8w3 

Bravolol: Link download https://bitly.com.vn/q4wrqn 

5

/

5

(

19

bình chọn

)

Chương Trình Tiếng Anh Cho Trẻ Em Khi Mới Bắt Đầu

Chọn đúng chương trình tiếng anh cho trẻ em khi mới bắt đầu là một điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp cho bé có thể tiếp thu nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao nhất.

Học tiếng Anh hoặc là bất cứ một môn học nào thì cũng đều cần phải có một quá trình dài để có thể làm quen cũng như là nhận biết cho tới hiểu rõ và vận dụng, thực hành được. Cũng tương tự thì để cho các bé có thể sử dụng được ngôn ngữ tiếng Anh thành thạo thì các bé cần phải được trang bị thật kỹ càng từ bước xuất phát để có thể làm quen với tiếng anh và sau đó là quá trình tích lũy dần dần. Và quan trọng là quá trình này sẽ không được gián đoạn hoặc là nhảy cóc quá nhanh.

Không cần phải nói quá nhiều thì chắc hẳn chúng ta ai cũng viết được về tầm quan của tiếng Anh đối với mỗi cá nhân ở trong xã hội hiện nay lớn như thế nào. Ý thức được về tầm quan trọng đó thì cũng có rất nhiều bậc phụ huynh đã cho con em của mình tiếp cận với tiếng Anh từ khi còn khá sớm như dạy tiếng anh vỡ lòng cho trẻ mần non. Tuy nhiên thì độ tuổi nào sẽ phù hợp nhất để theo học những chuong trinh tieng anh cho tre em?

Theo như những chuyên gia thì trẻ em trong độ tuổi từ 4 cho đến 6 tuổi sẽ là thời điểm mà bộ não của trẻ phát triển mạnh mẽ và nhận thức về thế giới cũng đã có sự ổn định nhất định, vì thế thì đây cũng được xem là thời điểm vô cùng thích hợp để các bé bắt đầu tiếp xúc và làm quen được với tiếng Anh. Việc tiếp xúc càng sớm sẽ khiến cho các bé càng dễ tiếp thu cũng như là ghi nhớ hơn rất nhiều. Điều quan trọng lúc này đó là cần phải cóchương trình tiếng anh cho trẻ em phù hợp để các bé có thể bắt đầu học tập.

Khi học bất kỳ một điều gì cũng sẽ như thế, cũng đều cần phải có các kiến thức nền tảng thật cơ bản, đối với chuong trinh tieng anh cho tre em khi mới bắt đầu làm quen thì cũng cũng thế, bé cũng cần phải được học từ các kiến thức cơ bản và đơn giản nhất. Việc học tiếng anh ở trong thời kỳ này cũng không đặt quá nặng về mặt lý thuyết mà nó thường sẽ ở mức là cho các bé làm quen và tiếp cận với tiếng Anh.

Bảng chữ cái: Cũng giống với tiếng Việt, thì tiếng anh cũng sẽ có một bảng chữ cái để có thể tạo nên được những từ ngữ khác nhau, đây cũng được coi như là một kiến thức căn bản và đơn giản nhất của tiếng Anh. Vì thế, đây chính là kiến thức đầu tiên mà các bạn có thể dạy cho trẻ làm quen. Việc dạy cho bé học các chữ cái này thì cũng không quá khó khăn khi mà các bạn có thể áp dụng những phương pháp như: học qua bài hát ABC song, hay qua hình ảnh, việc này sẽ giúp bé có thể dễ dàng ghi nhớ và tiếp nhận.

Tập đếm: Cũng sẽ giống như là khi các bé học tiếng Việt thường được cha mẹ dạy tập đếm thì việc học tiếng Anh cũng như thế. Các bạn cũng có thể dạy cho trẻ tập đếm bằng tiếng anh cũng với 2 phương pháp tương tự như là khi học bảng chữ cái. Việc học đếm cũng là một phần kiến thức vô cùng đơn giản và căn bản ở trong tiếng anh. Có một điều bạn cần lưu ý đó là chỉ nên dạy các bé đếm từ 1 đến 10, trước khi cho các bé học các con số lớn hơn và khó hơn.

Các động từ cơ bản: Bên cạnh những danh từ quen thuộc thì các bạn cũng có thể dạy cho bé những động tác gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống như là: cool, eat, run,…

Bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể dạy cho các bé những tính từ như: red, black, pink,…

Trong chương trình học tiếng anh dành cho trẻ em khi mới bắt đầu thì chủ yếu sẽ là những kiến thức căn bản và vô cùng đơn giản để các bé mới bắt đầu chủ yếu sẽ là những kiến thức khá căn bản và đơn giản để các bé có thể làm quen với tiếng Anh, tuy nhiên thì khi dạy cho các bé thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều sau để mang đến hiệu quả cao nhất:

Dạy chuẩn: Tuyệt đối không được dạy cho trẻ các kiến thức sai lệch và khi dạy thì nhất định phải chuẩn xác, nếu không thì sẽ khá là khó trong việc sửa chữa khi mà bé đã học những điều sai.

Chọn lựa phương pháp: Đối với các bé ở trong độ tuổi này thì việc học tiếng anh cũng không nên diễn ra một cách khuôn khổ và nhàm chán, hãy chú ý chọn lựa những phương pháp như: học tiếng anh qua ảnh, qua truyện tranh, âm nhạc và phim hoạt hình,… để cho các bé có thể tiếp thu được nhanh hơn cũng như là hứng thú hơn.

Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mới Bắt Đầu Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Phụ huynh thời nay thường có xu hướng cho con trẻ tiếp xúc với tiếng anh ngay từ khi còn nhỏ, nhất là tại các khu vực thành thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể xác định việc học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu như thế nào hiệu quả nhất.

Nguyên tắc học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu cần nhớ

Bạn cần nhớ rằng, trẻ em cũng giống như tờ giấy trắng, đặc biệt là khi trẻ được tiếp xúc với một ngôn ngữ mới. Do vậy, cha mẹ cần phải tạo ra một môi trường nói chuyện bằng tiếng anh chuẩn ngay từ đầu. Các phụ huynh có thể cho trẻ tham gia vào quá trình học với giáo viên bản ngữ, bởi đây là những người có chuyên môn cao, giọng nói chuẩn chỉnh và thậm chí giàu kinh nghiệm dạy học cho trẻ.

Trong thời gian trẻ tự học tiếng anh tại nhà, phụ huynh có thể cho các bé tiếp xúc với các video hay nguồn nghe khác từ nước ngoài để trẻ có thể tự học tiếng anh mà không cần phải lo ngại về nguồn học.

Mặc dù trẻ em có khả năng tiếp thu nhanh hơn người lớn, trẻ từ 4 – 6 tuổi có thể tiếp thu từ 60 – 100% lượng kiến thức được cung cấp trong thời gian này. Tuy nhiên, trẻ em không có tính tự giác học như người lớn do đó phụ huynh sẽ cần để ý hơn và cho trẻ tiếp cần theo nhiều cách khác nhau. Cũng có nhiều phụ huynh không hiểu được nguyên tắc này và vô tình ép buộc trẻ trong quá trình học Tiếng Anh, dẫn đến kết quả không được như mong muốn.

Học tiếng anh cho trẻ em mới bắt đầu từ đâu?

Cho dù bạn có giỏi tiếng anh đến mấy thì bạn vẫn cần phải có một kế hoạch cụ thể cho quá trình học tiếng anh của trẻ em. Bạn không thể bắt trẻ học những buổi học dài hàng tiếng đồng hồ, mà thay vào đó bạn cần để trẻ bắt đầu với khoảng 15 phút và tăng dần theo độ tuổi của con.

Hãy lên kế hoạch thực hiện theo từng giờ hàng ngày. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và thoải mái hơn trong quá trình học. Ví dụ, thay vì cho trẻ học lý thuyết, bạn có thể cho trẻ học từ các trò chơi tiếng anh, đặt câu đố tiếng anh cho trẻ em hoặc đọc truyện tiếng anh. Sự lặp lại thường xuyên sẽ giúp não bộ của trẻ ghi nhớ kiến thức.

Một lợi thế khi học tiếng anh cho trẻ mới bắt đầu đó là bạn có thể tạo ra môi trường học rất hiệu quả cho trẻ từ các vật dụng trong nhà cũng như các trường hợp thực tế khác.

Cùng trao đổi với con trẻ khi giặt đồ, có thể là về thời trang, quần áo.

Ôn luyện từ vựng về các vật dụng trong nhà và đồ chơi khi dọn dẹp

Âm nhạc cũng là một yếu tố giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và cách phát âm. Với những giai điệu đơn giản, từ phát âm chuẩn và phụ họa sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm được ý nghĩa của từ, từ đó phát triển vốn từ vựng và khả năng giao tiếp trong phản xạ.

XEM NGAY: Địa chỉ khóa học tiếng anh cho trẻ em tốt nhất hiện nay giúp tối ưu chi phí cũng như không mất quá nhiều thời gian đi lại giống như khi học ở trung tâm

Với những trẻ nhỏ, rất khó để có thể ép trẻ học thuộc hay ghi nhớ những quy tắc ngữ pháp tiếng anh phức tạp. Thay vào đó, cách dạy tiếng anh cho trẻ em hiệu quả là từ những cấu trúc đơn giản, dễ áp dụng hàng ngày.

Trẻ Nhỏ Nên Bắt Đầu Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Về lý thuyết, đối với trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi, có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức được đề cập trong giáo trình. Tuy nhiên, sách chỉ là một trong nhiều nguồn “đầu vào” hay “nguyên liệu” cho quá trình học. Việc biến “đầu vào”- nội dung được dạy –  thành kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ – thành những điều học được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu của từng trẻ, mức độ và tần suất tiếp xúc với ngữ liệu trong và bên ngoài lớp học….

Nếu trẻ được dạy bởi người bản ngữ có phát âm chuẩn ngay từ đầu, khả năng phát âm chính xác các từ đã học sẽ rất cao. Mức độ tiếp xúc với ngữ liệu phù hợp (về độ khó, nội dung, tính nhất quán…) càng nhiều, trẻ càng có khả năng phát âm và nhại tiếng tốt.

Mức độ thể hiện (mà hình thức đơn giản nhất là “nói”) của những gì đã tiếp thụ, lại tùy thuộc vào độ ngắn dài của giai đoạn critical period/ silent period của từng trẻ. Nhiều trẻ tiếp thu tốt, nhưng do đang trong giai đoạn silent period, giai đoạn trẻ tiếp thu và nội hóa những nội dung được học trong im lặng nên chưa thể “nói” hay dùng các từ ngữ đã học.

Ở lứa tuổi này, mục tiêu của các khóa học không phải là trẻ “nói” được bao nhiêu phần của các từ, cụm từ đã học, cũng không phải là lượng “kiến thức”, mà là việc các cháu hiểu nghĩa của các từ, các khái niệm và biết ứng dụng vào các bài tập được giao. Giai đoạn này, chủ yếu trẻ nhận biết, “nhại” các  từ, tập sử dụng các từ, cụm từ, cách diễn đạt ngắn theo phương pháp nghe-nhắc lại-hiểu nghĩa. Do vậy việc trẻ sẽ khó nói được trọn vẹn các câu dài.

Cũng cần lưu ý, việc xây dựng sự tự tin và lòng say mê với Anh ngữ là vô cùng quan trọng và được coi như một mục tiêu học tập đối với trẻ ở lứa tuổi này. Các phụ huynh và giáo viên cần chú ý đa dạng các hoạt động học tập để các con chơi mà học, học mà chơi và được tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, phi áp lực nhất.