Top 12 # Xem Nhiều Nhất Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 1 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Tiếng Việt Ôn Tập Cuối Học Kì 1 Lớp 5

Ôn luyện lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. Nắm tên bài, tác giả, thế loại, nội dung, cách đọc và học thuộc các bài học thuộc lòng.

Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh, như sau:

Hãy nêu những nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh họa về những nhận xét của em qua bài Người gác rừng tí hon như sau:

-Bạn nhỏ là một người có tình yêu đối với rừng. (“Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.” “Thay ba đi tuần rừng”).

-Có tinh thần cảnh giác. (“Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: ” ..”.

-Bạn nhỏ là một người rất thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn, linh hoạt bảo vệ rừng. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. “Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại” báo cho công an. “Em chộp lấy dây thừng lao ra, buộc căng hai đầu dây vào hai chạc cây để chặn xe”. “Em dồn hết sức xô ngã gã”.

Đọc lại các bài tập đọc học thuộc lòng trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người nắm tên bài, tác giả, thể loại, nội dung chính làm cơ sở trả lời câu hỏi (2).

Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người như sau:

Trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người, em thích những câu thơ sau:

Ý nói: Hạt gạo chứa đựng bao khó khăn vất vả của con người. Cụ thể là hình ảnh của người mẹ. Mẹ phải chịu đựng biết bao gian khổ “một nắng hai sương” trên đồng ruộng mới làm ra hạt gạo.

Ý nói: Niềm vui hi vọng trước cuộc sống mới.

Đọc lại những bài tập đọc đã học, nắm tên bài, tác giả, nội dung chính.

Đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. Nắm nội dung bài.

Nhờ bạn hoặc người thân đọc bài Chợ Ta-sken, em viết. Sau đó tự kiểm tra sửa chữa những lỗi mắc phải, viết lại cho đúng.

TIẾT 5

Đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học. Nắm tên bài, tác giả, nội dung, thể loại.

TIỂT 8: BÀI LUYỆN TẬP

(Tả một cô bán hàng)

Sáng nay, em cùng Hoa đến cửa hàng văn phòng phẩm trên đường Nguyễn Tri Phương để mua một số dụng cụ học tập. Tại đây, chúng em gặp một cô mậu dịch viên thật dễ mến và dễ thương. Tên cô là Nguyễn Thị Phương.

Cửa hàng nằm phía bên phải hướng ra bùng binh nơi giao nhau của nhiều con đường nên lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui. Ở quầy hàng dụng cụ học sinh nào là bút, thước, com pa, cặp sách… không thiếu một thứ gì. Tất cả được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Cô Phương còn rất trẻ, có lẽ cũng chỉ độ mười tám đôi mươi như chị Hai em. Cô có dáng người thon thả, cân đối. Chiếc áo dài màu hồng nhạt bó sát lấy cơ thể tạo cho cô một vẻ đẹp rực rỡ kiêu sa. Nói một cách công bằng, cô đẹp không kém gì những diễn viên điện ảnh Hàn Quốc. Mái tóc đen như gỗ mun xõa quá vai rất hợp với khuôn mặt trái xoan của cô. Đặc biệt cô có đôi môi đỏ thắm luôn tươi cười để lộ hàì-Ti răng nhỏ, đều trắng muốt. Tay cô thoăn thoắt lấy hàng đưa cho khách, miệng không quên nói những lời cám ơn dịu ngọt. Khách hàng mỗi lúc một đông. Người hỏi mua chiếc cặp, người hỏi mua tập vở, com pa, chì, thước… Có một ông khách mua một cây bút Hero cầm lên xem rồi xin đổi lại Hồng Hà. Thấy không vừa ý, ông lại xin đổi bút Kim tinh, cô vẫn vui vẻ chiều ý khách mà không hề tỏ thái độ bực bội gì. Em và Hoa mua hai cái hộp bút rất đẹp. Cô trả tiền thừa xong, không quên dặn dò chúng em đếm kĩ trước lúc cất vào cặp.

Qua cách bán hàng và thái độ đốĩ xử với khách, em thấy mến và phục cô quá. Nếu như sau này làm mậu dịch viên, em sẽ cố gắng làm được như cô Phương.

Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau:

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

Ăn đói, mặc rách.

Nhà cửa lụp xụp.

Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.

Ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.

2/ (M1: 0,5đ) Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

3/ (M2: 0,5đ) Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:

Gia đình không có ruộng, đông con.

Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.

Bị thiên tai, mất mùa.

Bác Lê lười lao động.

4/ (M2: 0,5đ) Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên:

5/ (M3: 1đ) Em hãy nêu nội dung chính của bài

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

6./ (M4: 1đ) Nếu em gặp bác Lê, em sẽ nói điều gì với bác? (Viết 1 – 2 câu)

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

7/ (M1: 0,5đ ) Từ trái nghĩa với cực khổ là:

8/ (M2: 0,5đ) ác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa”, quan hệ từ là:

A. Vì B. Gì C. Làm D. Không

9/ (M3: 1đ) Tìm từ đồng âm và nêu cách hiểu của mình về câu sau: Nhà bác Lê không có lê mà ăn.

…………………………………………………………………………………………………………

10/ (M4: 1đ) Em hãy đặt một câu về gia đình bác Lê có quan hệ từ “nhưng”

…………………………………………………………………………………………………………

I. Chính tả (3 điểm): Nghe viết đầu bài và đoạn văn sau:

Công nhân sửa đường

Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Tả một người mà em yêu quí.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Ôn Tập Giữa Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 5: Tiết 3 + 4

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 96, 97

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5: Tiết 3 + 4 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 96, 97 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 5 chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3 Tuần 10

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 5)

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

b) Một chuyên gia máy xúc.

c) Kì diệu rừng xanh

d) Đất Cà Mau

Phương pháp giải:

Em chọn chi tiết mình thích trong một bài văn và ghi lại.

Chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả:

a. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.

Hình ảnh xõa xuống tạo ra dáng vẻ tự nhiên rất đẹp của tàu lá chuối vàng, không ủ dột, rũ rượi. Sự so sánh tàu lá như đuôi áo, vạt áo vô cùng chính xác và sinh động.

b. Đoạn đầu từ Đó là đến êm dịu. Một buổi sáng đẹp với gió nhẹ mang hơi lạnh, ánh nắng nhạt và màu đất đỏ khiến lòng người nhẹ lâng lâng.

c. Người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc tí hon. Một sự liên tưởng vô cùng thật và sống động. Ta có cảm giác mình là nhân vật chính trong thế giới cổ tích.

d. Dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” nêu bật đầy đủ sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà chỉ những con người có thừa nghi lực mới vượt qua được.

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 4 Tuần 10

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 5)

Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt 5)

Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng.

Phương pháp giải:

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5: Tiết 3 + 4 hướng dẫn các em học sinh soạn bài đầy đủ chi tiết. Các câu hỏi được trả lời chi tiết, rõ ràng cho các em chuẩn bị bài học trên lớp đạt kết quả cao.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất

Ôn Tập Cuối Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 3: Tiết 4 + 5

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 4 + 5

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3

là lời giải SGK Tiếng Việt 3 trang 149, 150 tiết 4 + 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức các dạng bài tập chính tả, tập làm văn chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Soạn bài ôn tập học kì 1 lớp 3: Tiết 4 Tuần 18

Câu 2 (trang 149 sgk Tiếng Việt 3): Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào các ô trống.

Cà Mau đất xốp… mùa nắng đất nẻ chân chim … nền nhà cũng rạn nứt … trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế … cây đứng lẻ khó mà chống chọi nồi … cây bình bát … cây bần cũng phải quây quần thành chòm … thành rặng … rễ dài, phải cắm sâu vào lòng đất.

Cà Mau đất xốp, mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nồi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ dài, phải cắm sâu vào lòng đất.

Soạn bài ôn tập học kì 1 lớp 3: Tiết 5 Tuần 18

Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt 3): Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy viết 1 lá đơn xin thư viện trường cấp thẻ khác.

Bài tham khảo 1

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10-12-20…

ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi Thư viện Trường Tiểu học P.4 Quận 5 Em là Nguyễn Bích Thủy, học sinh lớp 3B

Em đã làm mất thẻ thư viện nên em làm đơn này xin Thư viện nhà trường cấp lại thẻ năm học 20…- 20… cho em để có thể tiếp tục mượn sách đọc.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

Nguyễn Bích Thủy

Bài tham khảo 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC THƯ VIỆN

Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học An Hoà.

Em tên là: Vũ Thị Kim Hương.

Sinh ngày: 08/3/2005.

Giới tính: nữ.

Học sinh lớp: 3/28.

Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp lại cho em thẻ thư viện trong năm học này.

Lí do: Em bị mất thẻ.

Em xin hứa sẽ bảo quản thẻ của mình tốt hơn và chấp hành đúng những quy định của thư viện về việc mượn, đọc và trả sách. Em xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

Kí tên

Vũ Thị Kim Hương