Top 15 # Xem Nhiều Nhất Tải Học Tiếng Anh Thiếu Nhi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

Sự khác biệt giữa thơ ca và các bài vè tiếng Anh

Những bài vè đơn giản hay các bài đồng dao vốn được xem là một nét đặc trưng sẵn có trong hầu hết các nền văn hóa. Từ khi trẻ con bắt đầu biết nói, nhiều bé sẽ thích được vui chơi và tự mình trải nghiệm âm thanh – cũng chính là bước đệm cho việc trẻ thưởng thức các bài hát vè sau này. Đa phần trẻ nhỏ có các kỹ năng và một “bộ nhớ lưu trữ” bẩm sinh tích hợp, cho phép trẻ có khả năng bắt chước âm thanh cũng như tiếp nhận ngôn ngữ và nhịp điệu đặc biệt của các bài vè.

Lượm lặt và lặp lại kiểu ngôn ngữ đặc biệt của các bài vè cũng là một hình thức vui chơi khác của trẻ nhỏ. Trẻ học những ca từ trong bài vè một cách vô thức và dễ dàng. Đối với trẻ em thì đây không phải là một việc gì đó khó khăn như người lớn vẫn nghĩ.

Bằng cách chơi với các bài vè ngắn, trẻ có thể khám phá các cơ chế của ngôn ngữ tiếng Anh và tìm ra được các nguyên lý hoạt động của ngôn ngữ, đồng thời còn dần làm quen được với 44 âm và 26 chữ cái trong tiếng Anh. Tuy nhiên, giá trị của việc chơi đùa với ngôn ngữ thông qua các bài vè trong giai đoạn học hỏi đầu đời này lại hay thường bị đánh giá thấp và bỏ qua.

Có một sự khác biệt giữa vè và những bài thơ đơn giản cho trẻ nhỏ. Các bài vè thì khá ngắn và lời vè thường bao gồm các từ có vần điệu; phép lặp của âm thanh và từ ngữ được lồng ghép trong nhịp điệu khá hấp dẫn, dễ truyền miệng và sao chép. Các bài vè truyền thống và nổi tiếng đôi khi được phân loại và vần điệu “Mother Goose” hoặc các bài thơ, khúc hát truyền thống, chẳng hạn như “Twinkle, Twinkle, Little Star” and “Humpty Dumpty” đã từ lâu được xem là một phần không thể thiếu của văn hóa Anh. Bạn có thể tìm thấy một phiên bản của Twinkle Twinkle Little Star trên trang web nghe tiếng Anh của Hội đồng Anh.

Mặt khác, những bài thơ đơn giản cho trẻ em nhìn chung thì lại ít phụ thuộc vào chất hóm hỉnh của ngôn ngữ và thay vào đó là tập trung nhiều hơn về mặt ý nghĩa, giúp khơi gợi lên những cảm xúc, trí tưởng tượng và khát khao khám phá những ý tưởng vượt ra ngoài môi trường của chính các em. Những bài thơ đầu tiên có thể mang tính truyền thống hoặc hiện đại; là một sự tiến triển tự nhiên từ những bài vè đầu tiên. Chúng thường ít được biết đến và ít có khả năng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như các bài vè.

Tại sao phải là các bài vè?

Vè vốn được xem là những “trò chơi di động”. Các bậc cha mẹ và con gái có thể cùng hát vè bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi nào để thay đổi tâm trạng hoặc lấp đầy những khoảnh khắc buồn chán. Những bài vè không cần bất kì một loại đồ chơi, thiết bị hay thậm chí là một cuốn sách nào để dựng cảnh; chúng phụ thuộc phần lớn vào âm thanh của giọng đọc vè để khơi gợi sự hứng thú. Một số bài vè khác còn có thể đi kèm với các hoạt động thể chất, giúp xác nhận vốn hiểu biết và đóng vai trò là một công cụ trợ giúp cho việc ghi nhớ.

Bài vè đối với trẻ con chính là một trải nghiệm tuy ngắn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, rất phù hợp với mức độ chú ý còn hạn chế đặc thù ở độ tuổi này. Vè cũng giống như một câu chuyện nhỏ gọn có mở đầu, kết thúc. Khi trẻ đã trải qua các quá trình từ mở – thân – kết này, chúng sẽ cảm thấy thêm phần tự tin vì biết được rằng nội dung ngôn ngữ là luôn cố định, ngay cả khi tốc độ đọc có thể thay đổi để phù hợp với tâm trạng. Câu từ hấp dẫn, vui tươi – thường tương tự như ca từ được sử dụng trong các đoạn nhạc thương mại trên truyền hình, cùng với lời lẽ ngắn gọn sẽ giúp ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng.

Trẻ nhỏ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh ngay lập tức và thất vọng vì chúng không thể diễn đạt những gì mình muốn sẽ có cơ hội cảm nhận rằng ngay từ đầu những buổi đầu tiên, chúng có thể nói tiếng Anh rất nhiều và nói nhanh như người lớn. Sự hài lòng đóng vai trò là động lực thúc đẩy hoàn thành ở trẻ. Sự thành công ở đây không đến từ việc chơi trò chơi bằng tiếng Anh, mà là từ việc kiên trì cho đến lúc thực hiện được một nhiệm vụ xác định – chẳng hạn việc biết và thuộc một bài vè.

Học nói tiếng Anh có thể gây khó khăn cho một số trẻ nhỏ; và việc biết đến các bài vè có thể được xem là bước đệm thúc đẩy khuyến khích trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu học tiếng Anh ở trẻ em.

Những trẻ đôi khi ngại nói tiếng Anh, thường bắt đầu nói bằng cách cùng hát vè với người đang khích lệ trẻ. Thông qua việc chia sẻ một nội dung từ cố định, hóm hỉnh, sự tự tin của trẻ cũng theo đó tăng dần lên cho đến khi trẻ thấy mình có thể tự đọc gần hết một bài vè ngắn.

Chọn bài vè

Điều quan trọng là phải biết cách xây dựng một bộ sưu tập các bài vè, để làm được điều này, phụ huynh nên chuẩn bị để giới thiệu một hoặc hai bài vè mới mỗi tuần, tùy thuộc vào độ dài của mỗi bài cũng như sở thích và tâm thế sẵn sàng học hỏi của trẻ. Có một số ngày trẻ có khả năng tiếp nhận nguồn thông tin mới tốt hơn và điều quan trọng nhất là phải biết linh hoạt điều chỉnh theo những tâm trạng này.

Vè có thể được tìm thấy trong:

Truyện tranh theo vần – từ một vần cho đến một cuốn sách tranh hoàn chỉnh như “In the Dark, Dark Wood” của Jessica Souhami, được xuất bản bởi Frances Lincoln.

Vè truyền thống – Có nhiều cuốn sách về vè truyền thống và thơ ca dành cho trẻ em, chẳng hạn như: The Ladybird Book of Nursery Rhymes, được xuất bản bởi Ladybird.

Khi sưu tầm các bài vè, cha mẹ cần chọn những gì mà bản thân họ cũng cảm thấy thích, và hãy luôn ghi nhớ:

Trình độ tiếng Anh ngày càng tăng của trẻ.

Sở thích và các nhu cầu đặc thù về giới tính của trẻ đang ở độ tuổi phát triển – nhiều trẻ em thích các hoạt động thể chất như: Jeremiah, blow the fire,/Puff, puff, puff./First you blow it gently…/Then you blow it rough.

Trẻ có thể áp dụng các kiến thức tiếng Anh thường gặp trong cái bài vè vào cuộc trò chuyện hàng ngày hay không?

Bài vè ba mẹ lựa chọn có phổ biến và được nhiều người biết đến hay không?

Lựa chọn các bài vè với các tên riêng có thể được cá nhân hóa bằng cách thay đổi thành tên gia đình. Ví dụ: Diddle, diddle dumpling,/My son John,/Went to bed /With his trousers on.

Lựa chọn một số bài vè có thể được lồng ghép vào các hoạt động hoặc thói quen sinh hoạt của gia đình. Ví dụ: I scream,/You scream/We all scream for ice-cream! /What would you like?/Chocolate, lemon, vanilla or…/One is for you/And one’s for me.

Có nhiều lựa chọn về các bài vè đáp ứng hầu hết các nhu cầu như:

Vè dùng để nói xin chào hay tạm biệt: Hi Mary!/How are you?/Fine, thanks./What about you?

Vè hành động và vè về các bộ phận cơ thể như ngón tay: 10 fingers,/10 toes,/2 eyes/And a round nose.

Vè trò chơi: Acker Backer, Soda Cracker, Acker Backer Boo!/Acker Backer; Soda Cracker/Out goes YOU!/One potato, two potatoes, three potatoes, four;/Five potatoes, six potatoes, seven potatoes, more?/One babana, two bananas, three bananas, four,…

Vè truyền thống: Twinkle, twinkle, little star/How I wonder what you are /Up above the world so high/Like a diamond in the sky/Twinkle, twinkle, little star/How I wonder what you are.

Cách học bài vè

Việc làm thế nào để một bài vè trở nên sống động hơn phụ thuộc nhiều vào cách cha mẹ sử dụng giọng nói, đôi mắt, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Để thu hút được sự chú ý của một đứa trẻ, việc giới thiệu một bài vè mới cần phải là một trải nghiệm đầy kịch tính, trong đó giọng nói sẽ đóng vai trò dẫn dắt đứa trẻ thông quan vần điệu.

Trẻ em vốn có thính giác nhạy bén hơn người lớn nên dễ dàng trở nên quen thuộc với một vần điệu, trẻ sẽ học được cách đọc cảm xúc của người lớn qua giọng nói và không còn cần sự hỗ trợ nào từ ngôn ngữ cơ thể.

Có khá nhiều bài vè truyền thống có thể được nói và hát. Vào thời điểm mới bắt đầu học tiếng Anh, tốt hơn là nên nói để trẻ chỉ có một nhiệm vụ học tập duy nhất là tiếp thu các từ ngữ. Nếu cùng lúc trẻ phải học các giai điệu cùng với các từ sẽ gây khó khăn và phức tạp cho trẻ.

Một số khác khi học hát vè đầu tiên, lại nhận thấy rằng chúng gặp khó khăn trong việc chuyển ngôn ngữ hát sang dạng nói: điều này dẫn đến kết quả là trẻ nói “ngôn ngữ hát” khi giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.

Nếu ba mẹ muốn trẻ học các bài vè tiếng Anh, cần dành cho trẻ thời gian để tìm ra và so sánh các từ ngữ, âm thanh, ý nghĩa theo cách thức của riêng trẻ. Không nên hấp tấp và bắt trẻ làm việc với tốc độ như người lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của việc học một vần điệu mới.

Sự lặp lại nghe có vẻ khá nhàm chán đối với người lớn, nhưng điều này lại rất quan trọng với trẻ em vì nó mang đến cơ hội để điều chỉnh lại “tiềm thức ngôn ngữ và âm thanh”. Đây cũng là dịp để xác nhận những gì trẻ biết và điều này giúp trẻ thêm phần tự tin hơn.

Người lớn hãy diễn đạt vè qua lời nói, chầm chậm nhấn mạnh và thể hiện sinh động các ca từ, hỗ trợ ý nghĩa bằng hành động, hình ảnh hoặc đồ vật thật. Sự tham gia vật lý sẽ giúp trẻ ghi nhớ và cảm thấy tốt hơn. Nhấn mạnh các từ quan trọng cũng như các từ có vần điệu và khi cần thiết thì đừng quên dịch nghĩa cho trẻ hiểu.

Khi một bài vè được sử dụng thành thạo, trẻ và bạn giờ đây đã sẵn sàng thay phiên nhau, mỗi người nói một câu. Thay phiên là một kĩ năng học quan trọng vì nó đòi hỏi phải lắng nghe cẩn thận, cũng như có sự đồng cảm với người khác và đưa ra nhận xét khi họ nói. Mặc dù trẻ em có thể thuộc nằm lòng hầu hết các bài vè, nhưng chúng vẫn có thể không sẵn sàng để bắt đầu nói vè một mình.

Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

Tiếng Anh dường như đã trở thành một môn học không thể thiếu dành cho các bé. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thích học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để các con yêu thích việc học tiếng Anh thiếu nhi và xem đó như là một niềm vui tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay bên dưới.

Âm nhạc là nguồn cảm hứng hân hoan cho cuộc sống

Jane Wheeler là nhạc trưởng tại World Voice, một chương trình hướng dẫn trẻ em trên khắp thế giới hát bằng những ngôn ngữ khác nhau của Hội đồng Anh. Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực âm nhạc đã nhận ra rằng ca hát không chỉ giúp ích cho trẻ nhỏ trong việc học tiếng Anh hay các ngôn ngữ nói chung mà còn hỗ trợ trẻ ở những lĩnh vực khác như: khoa học tự nhiên, toán học và văn học.

Để truyền cảm hứng âm nhạc cho trẻ và trẻ có thể hát tốt các bài hát bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng, sự luyện tập, cộng thêm đó là sự hiểu biết về khuôn mẫu, kết cấu của bài hát, sự rõ ràng trong nhấn nhá phát âm, phải am hiểu nội dung, thông điệp mà bài hát đang truyền tải, biết cách điều khiển giọng hát qua hơi thở và kỹ thuật phát ra âm điệu.

Việc hát bằng ngoại ngữ còn giúp trẻ nuôi dưỡng thêm hiểu biết về nhiều bối cảnh văn hóa và địa lý khác nhau, giúp cho việc truyền tải bài hát được chân thực. Chính vì lí do đó, nên phát triển kỹ năng ca hát cũng đồng thời giúp ích cho các môn học như toán, văn, và kiến thức về các môn học khác trong chương trình giảng dạy của trẻ.

Âm nhạc giúp phát triển những kỹ năng nào ở trẻ?

Khi trẻ nhỏ thường bắt đầu tìm thấy tiếng nói của chính mình là lúc được thoải mái ca hát cùng những người bạn; khi các em hiểu được thế mạnh của việc hát hay và cách để diễn đạt rõ ràng những ca từ của bài hát, khi ấy, sự tự tin của trẻ được tăng lên đáng kể. Bất kì giáo viên nào đã từng dẫn dắt một nhóm hát trong một khoảng thời gian nhất định đều có thể nắm bắt rõ việc này. Một màn trình diễn được chuẩn bị tốt đều cho phép trẻ nhỏ nhận được sự khích lệ, động viên và công nhận từ mọi người, bởi vì trẻ thấy được rằng khán giả yêu thích chúng ca hát. Sự tự tin đó sẽ đồng hành cũng các em đến hết quãng đường học tập sau này, giúp các em có thể phát triển xa hơn. Đơn cử khi trẻ cùng hát trong một nhóm, trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui khi cùng nhau làm việc để tạo dựng một điều gì đó đặc biệt có thể chia sẻ cùng gia đình và bạn bè.

Tại Hội đồng Anh, âm nhạc không chỉ giúp trẻ làm quen với chương trình tiếng Anh thiếu nhi mà âm nhạc còn là chiếc chìa khóa giúp trẻ thành công khi xây dựng cho con những kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, và các kỹ năng khác.

Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm mà nó còn là phương pháp hiệu quả giúp các bé nhút nhát vượt qua được những cảm xúc tiêu cực. Vì không phải đứa trẻ nào cũng tự tin thể hiện bản thân, một số trẻ thường cảm thấy ngại ngùng khi giơ tay phát biểu và nói lên những suy nghĩ của mình trong lớp học. Việc ca hát trong lớp học hay trong tập thể sẽ giúp xây dựng được một không gian an toàn để trẻ có thể tìm thấy tiếng nói riêng của mình và học cách chia sẻ những điều ấy trong cộng đồng, xã hội.

Qua nhiều năm giảng dạy, Jane nhận thấy rằng những đứa trẻ hay ngại ngùng hoặc gặp khó khăn với từ ngữ và lời nói với vì bất kỳ lí do gì – vậy mà các em đã thể hiện bản thân một cách tự tin và mạnh mẽ khi cất tiếng hát. Nhiều lúc các em còn đảm nhận cả phần hát solo, điều này cho trẻ nhận thấy được những cơ hội tiềm năng để khám phá bản thân mình ở một hướng khác.

Trẻ có gặp khó khăn khi hát bằng ngoại ngữ thay vì tiếng mẹ đẻ?

Việc ca hát bằng ngoại ngữ có một số lợi ích như sau. Trước hết, việc đó giúp trẻ khám phá được những thử thách và niềm vui mỗi khi học được những điều mới từ ngoại ngữ mới. Đồng thời, giúp trẻ học được sự tôn trọng khi học một thứ tiếng khác ngoài ngôn ngữ chính của mình. Thứ hai, việc hát bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đặt mọi người ở cùng một vị trí như nhau, ngoại trừ một số trường hợp một hoặc hai trẻ có thể nói ngôn ngữ đó. Điều này dẫn đến lợi ích thứ ba, tại các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, trong giờ học, trẻ sẽ có xu hướng “che giấu” bản thân mình để cố gắng bắt chước “người bản xứ”. Việc này tạo ra hiệu ứng tích cực cho việc phát âm và dịch thuật của trẻ sau này. Đây là một bước đệm mà một đứa trẻ cần có để tự tin hướng đến thành công trong suốt quá trình học hỏi của mình.

Ca hát giúp gắn kết đời sống thường ngày

Sự cách biệt văn hóa trong việc ca hát trên khắp thế giới dường như đang không ngừng chuyển động. Nhìn chung, từ trải nghiệm riêng của mình, Jane nhận thấy rằng ở các vùng quê, các vùng đất còn nhiều yếu tố truyền thống thì xu hướng ca hát xuất hiện thường xuyên hơn, để kết nối, giết thời gian, nâng cao tinh thần, tổ chức hội hè, bày tỏ sự cảm thông,… Ở rất nhiều vùng nông thôn trên thế giới, mọi người hát từ trong nhà ra ngoài ngõ, trong lúc nấu ăn và làm việc trên cánh đồng; trẻ con chơi những trò chơi ca hát ở phần lớn thời gian trong ngày, cả trong và ngoài giờ học.

Tuy nhiên, đối với những nơi thiết lập nền giáo dục hiện đại, trang trọng hơn, thường thì việc ca hát sẽ được đẩy lùi về phía sau, như ở Nam Phi và Kenya. Ca hát được xem như là một hoạt động mang tính truyền thống mà sẽ không giúp được một người nào đó tiến bộ hơn về mặt học thuật trong thế giới hiện đại. Tại Anh, truyền thống ca hát đã thay đổi rất nhiều trong vòng một thế kỷ qua. Từ văn hóa ca hát phục vụ cho mục đích giải trí tại những cuộc hội họp và trong nhà thờ, đến nay, việc ca hát ở Anh đã có một diện mạo hiện đại hơn, trang trọng hơn.

Tuy nhiên, những kết quả của các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng ca hát mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với việc xây dựng kỹ năng âm nhạc, kỹ năng cá nhân và sự tự tin vào bản thân. Điều này đã mở đường cho sự ra đời của các dự án như “Sing Up” và một sự gia tăng đáng kể của các chương trình hát tập thể dành cho trường học tại Anh.

Jane tin rằng việc chia sẻ các ca khúc và kết nối những người nhạc trưởng trên toàn cầu có thể xây dựng được sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, miễn là nó được đối đãi với tất cả lòng chân thành và trân quý.

Lợi ích của việc học đồng ca trong lớp học

Sẽ luôn có những mức độ khác biệt về kỹ năng giữa những đứa trẻ trong lớp học hàng ngày. Một vài trẻ sẽ có thể đã hát những câu văn vần tại nhà từ trước khi biết đi, và một số khác có thể từ nhỏ đã sống trong gia đình có văn hóa trầm lắng hơn.

Trong trường hợp mà giáo viên cảm thấy ngại khi hát với trẻ con, họ vẫn có thể cho cả lớp hát bằng cách bày tỏ nỗi sợ hãi của mình khi hát và sau đó, mời những ca sĩ trẻ tuổi hơn hỗ trợ. Sẽ không có vấn đề gì khi giáo viên thừa nhận sự thiếu tự tin khi hát, và họ muốn chắc chắn rằng điều này sẽ không còn diễn ra với bất cứ học sinh nào của mình nữa.

Jane nhớ lại trước đây mẹ cô ấy chưa từng học bơi. Bà ấy đã thành thật về điều này, và luôn bảo rằng bà không muốn Jane cũng phải sợ nước. Jane đã có thể bơi giỏi khi thậm chí còn chưa biết đi. Hơn nữa, trẻ con thường sẽ không đánh giá giáo viên qua chất lượng giọng hát của họ, nhưng chúng sẽ đánh giá khi họ không cho trẻ cơ hội để hát.

Trẻ em là những người thầy tốt nhất của chúng ta. Các em rất rộng lượng khi chia sẻ những gì mà chúng biết, và thích cảm giác được hướng dẫn chính những giáo viên của mình. Chúng ta đều có thể lớn lên và học hỏi từ những bài hát và những ngôn ngữ mới. Chỉ cần chúng ta giang rộng vòng tay và trái tim yêu thương đón nhận những mối quan hệ chân thành và đầy sự tôn trọng lẫn nhau, chúng ta sẽ có thể xây dựng được những cộng đồng yêu ca hát và học hỏi những cách thức mới mẻ để được thể hiện bản thân qua âm nhạc.

Phim Hoạt Hình Học Tiếng Anh Thiếu Nhi

By Category: Tags: AnhNguBIS BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH học tiếng Anh, tiếng Anh trẻ em, trung tâm tiếng Anh quảng ngãi

Học tiếng Anh qua phim hoạt hình là một phương pháp học tiếng Anh thiếu nhi hiệu quả. Lợi ích của phương pháp ày đã được đề cập rất rõ trong bài viết: “Học tiếng Anh qua phim hoạt hình”. Trong bài viết, BIS cũng đã đưa ra những lưu ý để bố mẹ áp dụng được phương pháp học tiếng Anh này.

Để việc học tiếng Anh thiếu nhi qua phim hoạt hình của các con đạt hiệu quả, hôm nay, Anh ngữ BIS sẽ giới thiệu cho bố mẹ những bộ phim hoạt hình thiếu nhi đáng cho các con xem nhất.

1. Phim hoạt hình: Doki

Khi theo dõi bộ phim, các con sẽ học được nhiều từ vựng tiếng Anh mới. Đồng thời các con sẽ biết thêm nhiều nền văn hóa mới.

2. Học tiếng Anh thiếu nhi qua bộ phim: Phineas and Ferb

Mỗi tập phim đều có format giống nhau nên các con rất dễ theo dõi. Bên cạnh đó, các cụm từ tiếng Anh được nhắc đi nhắc lại giúp các con học tiếng Anh thiếu nhi hiệu quả hơn.

3. Bộ phim hoạt hình thiếu nhi: Martha speaks

Martha speaks – Bộ phim hoạt hình kinh điển phù hợp với việc học tiếng Anh cho trẻ ba tuổi. Bộ phim nói về chú chó Martha đáng yêu học nói sau khi ăn phải một món súp bảng chữ cái. Chú bắt đầu làm quen với cuộc sống vô vàn điều thú vị mỗi ngày.

Bộ phim này được đánh giá cao bởi các từ vựng được sử dụng đều dễ hiểu, rõ ràng. Mỗi đoạn trong phim đều có phần giải thích từ vựng cùng hình ảnh trực quan. Điều này sẽ giúp làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Anh của trẻ. Đồng thời, các từ vựng được sử dụng lặp lại nhiều lần nên trẻ rất dễ ghi nhớ.

4. Học tiếng Anh thiếu nhi qua bộ phim: World Girl

World Girl kể về một một cô gái siêu anh hùng dùng từ ngữ của mình để đối phó lại kẻ xấu. Đây là bộ phim hoạt hình dạy từ vựng thú vị, khẳng định sức mạnh của lời nói.

Mỗi tình huống trong phim sẽ chỉ cho các con thấy từng bối cảnh cụ thể về cách dùng từ. Đồng thời phim cũng giải thích về từng từ vựng rất rõ ràng. Nhờ vậy, việc học tiếng Anh thiếu nhi qua bộ phim hoạt hình này sẽ rất hiệu quả.

5. Phim hoạt hình: Finding Nemo

Finding Nemo là chuỗi câu chuyện về những chú cá trong lòng đại dương. Theo dõi bộ phim, các con sẽ bị hấp dẫn bởi những cuộc phiêu lưu kỳ thú.

Qua bộ phim, các con sẽ được tiếp cận với những từ vựng tiếng Anh về đại dương. Đồng thời các con sẽ được lắng nghe để ghi nhớ những câu giao tiếp quen thuộc.

6. Phim hoạt hình thiếu nhi: Cars

Bộ phim là câu chuyện về những chiếc xe ô tô cùng những bài học thấm thía. Bộ phim rất thích hợp với những bé trai yêu thích xe ô tô.

Bộ phim sẽ giúp các con học tiếng Anh thiếu nhi qua phim hoạt hình hiệu quả hơn.

TRUNG TÂM DẠY KÈM TIẾNG ANH BIS

Đăng ký ngay để nhận 2 buổi học thử miễn phí.

Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi tại:

Địa chỉ: 126 Trương Định, Tp. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0255 222 55 99

Học Tiếng Anh Thiếu Nhi Qua Vẽ Tranh

By Category: Tags: AnhNguBIS BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH học tiếng Anh, tiếng Anh thiếu nhi, trung tâm tiếng Anh

Khi dạy tiếng Anh thiếu nhi cho trẻ, điều quan trọng là mang lại cho trẻ trải nghiệm vui vẻ. Do đó việc học tiếng Anh thiếu nhi của trẻ nên đi kèm những hoạt động thú vị. Nhiều trẻ học tiếng Anh thiếu nhi dễ dàng và hiệu quả hơn thông qua các hoạt động vẽ tranh, thủ công, tô màu…

Vẽ tranh chính là một trong những hoạt động kích thích sáng tạo của trẻ. Vẽ tranh giúp bố mẹ dễ dàng tương tác khi học tiếng Anh cùng con. Với các con, vẽ tranh giúp trẻ học các kỹ năng tiếng Anh gồm nghe, nói, đọc, viết và tăng vốn từ vựng.

Bài viết hôm nay, Anh ngữ BIS sẽ cho bố mẹ những ý tưởng để giúp con phát triển cả 4 kỹ năng nhờ việc học tiếng Anh thiếu nhi qua hoạt động vẽ tranh.

1. Với kỹ năng viết tiếng Anh

Một hoạt động thú vị khác bố mẹ có thể khuyến khích bé tham gia là vẽ tranh và sáng tác truyện. Hoạt động này vừa giúp con học tiếng Anh thiếu nhi vừa kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Hãy phát một bài hát, dừng lại sau mỗi 10-20 giây. Yêu cầu con vẽ bất cứ thứ gì hiện lên trong đầu. Cứ thế đến khi bài hát kết thúc và bé đã có vài bức vẽ. Từ những bức vẽ này hãy yêu cầu con viết thành một mẩu truyện ngắn.

2. Với kỹ năng đọc tiếng Anh

Bố mẹ có thể cùng con đọc những cuốn sách truyện tiếng Anh con yêu thích. Sau đó, hãy để con vẽ lại dưới dạng truyện tranh. Sau đó bố mẹ cùng con thêm lời dẫn truyện hay chú thích bằng các từ và cụm từ tiếng Anh.

3. Với kỹ năng nói tiếng Anh

Bố mẹ có thể yêu cầu con miêu tả đồ vật hay con vật trong bức tranh. Nếu có nhiều trẻ, bố mẹ có thể để một bé mô tả bằng lời những bé còn lại nghe và vẽ lại. Bố mẹ cũng có thể để bé mô tả cho bố mẹ vẽ lại.

Một hoạt động thú vị khác là cho con nhìn tranh để kể chuyện. Với các bé nhỏ, mỗi bức tranh chỉ cần nói một vài từ. Khi con đã cảm thấy tự tin hơn, hãy khuyến khích bé thêm các từ như “and” (và), “but” (nhưng), “because” (vì) để nối các ý lại với nhau.

Với những hoạt động này, con sẽ luyện tập và phát triển được kỹ năng nói tiếng Anh thiếu nhi.

4. Với kỹ năng nghe tiếng Anh

Bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ về những bức vẽ. Bố mẹ hãy kết hợp giữa các câu hỏi đóng (ví dụ như “Where is the little girl?”) và câu hỏi mở (ví dụ như “Why do you think she is happy?”).

Bố mẹ cũng có thể chọn một vài bức vẽ, ảnh của bé rồi trải ra sàn nhà hoặc bàn. Sau đó, hãy chọn trong đầu một bức tranh, miêu tả nó cho trẻ để trẻ đoán xem bạn đang miêu tả bức tranh nào. Bố mẹ và con cũng có thể đổi vai cho nhau.

5. Đối với việc học từ vựng tiếng Anh thiếu nhi

Bố mẹ có thể cùng con tạo nên từ điển hình ảnh của riêng bé. Bố mẹ hãy yêu cầu trẻ vẽ một hình ảnh nào đó từ danh sách từ vựng mới học. Sau đó trẻ còn lại sẽ đoán xem từ tiếng Anh đó là gì.

Những hoạt động này bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng khi học tiếng Anh thiếu nhi cùng con ở nhà. Hãy luôn nhớ rằng, khi trẻ học tiếng Anh, các kỹ năng tiếng Anh cần được phát triển một cách tự nhiên, không được tạo căng thẳng cho trẻ.

TRUNG TÂM DẠY KÈM TIẾNG ANH BIS

Đăng ký ngay để nhận 2 buổi học thử miễn phí.

Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi tại:

Địa chỉ: 126 Trương Định, Tp. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0255 222 55 99