Top 12 # Xem Nhiều Nhất Robot Dạy Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Robot Dạy Tiếng Anh Tại Nhật Bản

GD&TĐ – Các trường học ở Nhật Bản đang tìm cách tận dụng robot được trang bị trí tuệ nhân tạo vào việc dạy tiếng Anh trước kế hoạch quốc gia biến môn học này thành môn học chính thức ở bậc tiểu học từ mùa Xuân năm 2020 trở đi.

Học sinh tiểu học tại Nhật Bản được thử nghiệm học tiếng Anh với robot

Bên trong 1 lớp học tiểu học ở thành phố Toda, tỉnh Saitama, 1 cậu bé lớp 6 đang nói chuyện với 1 chú robot nhỏ màu trắng có tai mèo và 2 cánh tay dài đang đứng trên bàn học bằng 2 chân.

“How was….,” – cậu bé học tại Trường Tiểu học Toda Daini ngập ngừng không nghĩ ra vế sau của câu tiếng Anh cậu định nói. “Thử lại đi” – robot trả lời bằng tiếng Anh.

“Tôi nghĩ ra rồi!” – cậu bé reo lên trước khi đưa ra câu trả lời tiếng Anh đúng: “How was it?”. “Rất tốt” – robot đáp lại, khiến cậu bé thốt lên một tiếng duy nhất: “Tuyệt!”.

Thành phố Toda không cách xa thủ đô Tokyo là mấy và được biết đến với các nỗ lực tạo điều kiện giảng dạy bằng tiếng Anh, mở các lớp học ngoại ngữ từ năm 2004, sớm hơn nhiều so với lịch trình mà quốc gia vạch ra.

Rô bốt Musio X đã được giới thiệu tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở của thành phố trên cơ sở thử nghiệm. Đây là lần áp dụng thử nghiệm thực tế đầu tiên tại Nhật Bản. Một số học sinh tương tác với robot trao đổi rằng nói chuyện với robot thoải mái hơn là nói chuyện với giáo viên, trong khi một số khác cho biết robot giúp các em luyện tập phát biểu dễ dàng hơn.

AKA Corp., đơn vị tại Nhật Bản của nhà phát triển robot Mỹ cho biết robot Musio X có nhiều chế độ cho việc luyện tập các mẫu câu và tạo dựng hội thoại tự do ở các trình độ tiếng Anh khác nhau.

Tuy ban đầu được phát triển làm robot sử dụng tại nhà, chúng được giới thiệu lần đầu tiên tại một trường trung học cơ sở tư nhân ở Kyoto vào năm 2016 và tới nay đã được giới thiệu tại khoảng 30 trường học trên cả nước.

Công ty cho biết, họ hy vọng, sẽ tăng cường được khả năng đàm thoại của robot và cải thiện nhiều chức năng khác.

Trong năm 2011, Nhật Bản chính thức biến tiếng Anh thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 5 và lớp 6 như là một phần của các hoạt động ngoại ngữ ngoại khóa.

Vậy robot A.I sẽ đóng vai trò gì trong dự kiến biến tiếng Anh thành môn học chính thức cho học sinh tiểu học từ lớp 3 trở lên trong năm tài chính 2020 của Nhật Bản? Toshiyuki Kanamaru, Phó giáo sư đến từ Trường Đại học Kyoto cho biết, giáo viên ở các trường tiểu học đặc biệt cần được hỗ trợ thông qua các cuộc hội thảo và đào tạo. Ông cũng bày tỏ hy vọng robot sẽ giúp ích trong những nỗ lực này.

“Robot có thể bổ sung vai trò của giáo viên trong việc làm đối tác trò chuyện. Chính phủ, ngành và các học viện cần phải phối hợp tiến hành nghiên cứu để xóa bỏ các vấn đề về chất lượng và chi phí” – Kanamaru trao đổi.

‘Cô Giáo’ Robot Dạy Tiếng Anh Của Sinh Viên

Robot này là sản phẩm của Nguyễn Trần Thanh Phong – sinh viên năm 4 trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật chúng tôi sau nhiều tháng lên ý tưởng và tiến hành nghiên cứu.

Trước đây, cũng nhờ vào ý tưởng này, Phong nhận được một chuyến tham gia trại hè Sáng tạo kỹ thuật ở một trường đại học tiểu bang Michigan, Mỹ khi các nhà khoa học cho rằng robot có khả năng ứng dụng cao trong tương lai.

“Tôi từng đi dạy tiếng Anh và rất thích học tiếng Anh. Tôi cũng rất mê robot và sáng chế. Vậy là tôi nghĩ: sao không thử kết hợp hai thứ ấy với nhau xem sao?”, Phong chia sẻ.

Để ‘cô giáo’ robot có thể đứng trên bục giảng, Phong phải viết nhiều chương trình khác nhau, bao gồm bài giảng, bài tập và nhiều đoạn thoại giao tiếp với học sinh…

Nhờ phần mềm xử lý ảnh, robot có khả năng nhận diện khuôn mặt, có thể điểm danh hoặc gọi tên học sinh khi phát biểu.

Khuôn mặt robot được lập trình biểu thị cảm xúc tùy theo câu trả lời và thái độ của người học. Những cử động tay và thân thể của robot cũng giúp học sinh hứng thú hơn.

Nhờ vào một màn hình lớn ở bụng, robot có thể trình chiếu những bài giảng trực tiếp cho học sinh.

Trong tiết học, khi muốn giao tiếp hoặc trả lời câu hỏi, các em sẽ sử dụng micro được kết nối bluetooth hoặc có thể chạm vào màn hình tương tác của robot.

Hiện nay, một bài giảng được Phong thiết kế bao gồm các phần điểm danh, kiểm tra bài cũ, học từ vựng, ngữ pháp kết hợp với những bài tập tại chỗ… giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp thu và ôn tập kiến thức mới tại chỗ.

Tuy nhiên, sản phẩm chỉ mới được thử nghiệm trong một không gian hẹp với số lượng học sinh hạn chế.

“Trong tương lai tôi sẽ nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm của mình. Robot sẽ dạy ở nhiều nơi hơn và có thể tương tác tốt hơn. Tôi rất muốn có một trung tâm tiếng Anh chỉ toàn robot đứng lớp”, Phong hào hứng.

Nhật Bản Dùng Robot Giảng Dạy Tiếng Anh Trong Toàn Bộ Các Trường Tiểu Học

Sau hai năm bắt đầu chương trình giảng dạy tiếng Anh mới, MEXT đang nỗ lực tập trung cải thiện những kỹ năng mà trẻ em nước này còn hạn chế như nói và viết tiếng Anh. Tuy nhiên, tại các trường tiểu học, chương trình đã gặp phải những khó khăn lớn như thiếu giáo viên tiếng Anh có năng lực và không đủ kinh phí để thuê giáo viên bản ngữ. Do đó, MEXT đã quyết định bắt đầu từ tài khóa 2019, sẽ đưa robot giao tiếp tiếng Anh sử dụng trí tuệ nhân tạo vào thử nghiệm trong các giờ học. Việc sử dụng robot để dạy kỹ năng giao tiếp được đánh giá vừa mang lại sự thú vị cho học sinh, vừa giúp phát âm, hội thoại tiếng Anh một cách chuẩn xác.

Ngoài việc đưa robot sử dụng trí tuệ nhân tạo vào trong các giờ học, MEXT còn khuyến khích các trường đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh, thông qua các ứng dụng trong máy tính bảng hoặc sử dụng mạng Internet để hội thoại với giáo viên bản ngữ.

Theo MEXT, 500 trường tiểu học sẽ bắt đầu thử nghiệm phương pháp giảng dạy mới này và dự toán kinh phí của chương trình thử nghiệm là 250 triệu yên (2,3 triệu USD) cho tài khoá 2019.

Theo bảng xếp hạng Năng lực Anh ngữ toàn cầu năm 2017 do Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First công bố, Nhật Bản bị xếp hạng có năng lực thấp, đứng thứ 37 trong tổng số 80 quốc gia. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chương trình dạy học tiếng Anh của nước này chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc, cùng với việc chỉ có 5 nguyên âm trong phát âm và sử dụng một hệ chữ riêng biệt không phải chữ latinh. Khắc phục tình trạng trên, năm 2016, nước này đã quyết định đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy, học tiếng Anh với việc củng cố 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Đặc biệt, trong kỳ thi đại học năm 2021, lần đầu tiên thí sinh thi môn ngoại ngữ sẽ phải thi đầy đủ 4 kỹ năng.

Lớp Học Tiếng Anh Với Thầy Giáo Robot Nao

“Xin chào, tôi là NAO”

Ngay từ giây phút đầu tiên bước vào lớp, “thầy” NAO đã thu hút mọi sự tập trung và chào đón của các em học sinh. Với chiều cao khiêm tốn chỉ 58 cm cùng vẻ ngoài đáng yêu, NAO đi lại quanh bục giảng và bắt chuyên với cả lớp bằng những chia sẻ về bản thân: “Hello, I’m NAO”.

Bằng lợi thế phát âm chuẩn xác như người bản ngữ, phương pháp dạy học của “thầy” NAO nổi bật về tính tương tác. Bên cạnh giao tiếp tiếng Anh hội thoại với học trò, “thầy” thường xuyên tổ chức các hoạt động vui nhộn như cùng hát và nhảy theo điệu nhạc với các em, beatbox, kể chuyện…

Thuộc thế hệ robot thông minh nhất Nhật Bản, robot NAO sở hữu khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh cùng khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người và tự động kết nối Internet. Hàng trăm cảm biến trong 4 khu vực cảm biến và 25 động cơ mô tơ điện giúp NAO dễ dàng thực hiện các cử động và di chuyển linh hoạt.

Lần đầu học tiếng Anh với robot, Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp 2/3 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì hào hứng chia sẻ: “Lớp học vui lắm. Vui nhất là khi NAO nhảy Oppa Gangnam Style quá ‘sung’ nên bị té và tự đứng lên được. Tụi con buồn cười lắm. Con rất mong được gặp lại NAO trong các buổi học kế tiếp”.

“Mỗi ngày đi học về con đều chia sẻ với gia đình lớp học vui như nào. Buổi học với robot con rất thích và còn đòi mua robot để học Anh văn. Ở nhà bé cũng chăm học từ vựng, kêu đi học thì thấy bé hào hứng, như vậy là vui rồi”, phụ huynh Thái Bá Linh, quận Tân Phú chia sẻ.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục

Việc học với robot NAO dự kiến được triển khai trong năm học mới tại các lớp học iSMART áp dụng chương trình tiếng Anh qua Toán và Khoa học. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, robot được đem vào ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, mang lại dấu ấn mới trong phương pháp giảng dạy ở trường công lập.

Việc dạy học bằng robot không phải là câu chuyện mới. Từ nhiều năm qua, các quốc gia phát triển như Đức, Anh, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Singapore… đang thí điểm nhiều lớp học ngôn ngữ với robot ở nhiều cấp độ. Gần đây nhất, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc triển khai kế hoạch sử dụng người máy để dạy tiếng Anh cho học sinh ở các trường địa phương với nguồn trợ giúp tài chính từ chính phủ nước này.

Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục diễn ra trên ba “mặt trận” chính: sử dụng robot dạy học, phát triển trí tuệ nhân tạo và xây dựng các giải pháp phần mềm sư phạm. Những năm gần đây, nhiều trường phổ thông tại Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc nâng chất lượng tiết học bằng hệ thống thiết bị công nghệ tương tác và bài giảng số thông minh.

So với môi trường học thụ động truyền thống, những giải pháp này đặt học sinh vào vai trò trung tâm lớp học qua các trải nghiệm công nghệ thực tế. Ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo iSMART Education cho rằng: “Lợi thế lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ trong học tiếng Anh không chỉ là tăng phản xạ giao tiếp hay trau dồi ngoại ngữ, mà trên hết, các em được khơi gợi niềm vui khi đến lớp”.

“Đón đầu công nghệ giáo dục là một bước đi đúng đắn và mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ là trợ thủ đắc lực cho giáo viên, những giải pháp công nghệ chính là người bạn đồng hành thân thiết của học sinh trong xã hội học tập, kỷ nguyên tri thức số”, ông Đàm Quang Minh, chuyên gia giáo dục nhận định.

Bạn có muốn học tiếng Anh từ một chú robot? Bạn có nghĩ những đứa trẻ thế hệ sau sẽ sở hữu những con robot học tập tại nhà? Mô hình giáo dục được cho là của tương lai đang bắt đầu những bước rất nhỏ tại Việt Nam, từ hôm nay.