Top 13 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Dạy Học Tiếng Việt Lớp 1 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Quy Trình Dạy Học Phần Âm Môn Tiêng Việt Lớp 1

Bài âm gồm hai công đoạn:

a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu /ba/ – Phân biệt nguyên âm, phụ âm)

Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc , thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài.

b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm)

( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . Tuy nhiên cần chú ý :

+ Mục đích của tiết dùng mẫu là:

– Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.

– Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.

+Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu:

– Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.

– Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao chu phù hợp với học sinh lớp mình.

Quy trình 4 việc:

Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới.

1.1. Giới thiệu âm mới

– GV đưa ra tiếng chứa âm mới và yêu cầu HS phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T.

1.2. Phân tích tiếng

– GV yêu cầu HS phân tích tiếng mới ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là âm gì và phần vần là âm gì.

– GV phát âm âm mới.

– Cho HS phát âm lại âm mới nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào?

– HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do ( là nguyên âm), Luồng hơi bị cản lại( Là Phụ âm)

– Cho HS nhắc lại:âm …..là nguyên âm ( phụ âm) theo 4 mức độ T- N- N- T.

1.3. Vẽ mô hình

– GV vẽ và yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng (Tiếng mới)

– GV yêu cầu HS viết âm mới vào mô hình .

– HS chỉ tay vào phần vần để trống đọc lại âm mới.

Việc 2: Học viết chữ ghi âm

HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường. HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường cỡ nhỡ, viết được các tiếng có âm /e/.

2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.

GV giới thiệu chữ in thường. ( dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ để HS nhận biết khi đọc bài.)

2.2. Hướng dẫn viết chữ viết thường.

– GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa độ và quy trình viết.

– HS luyện viết vào bảng con chữ e viết thường.

2.3. Viết tiếng có âm vừa học.

d/Hướng dẫn viết vở Em tập viết.

– GV hướng dẫn cách tô chữ e và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ ” da dẻ”.

– GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm bài.

Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài.

a/ Đọc trên bảng ( đọc trơn)

– Phần này giáo viên linh động chọn âm , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.

– Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ , chè).

b/ Đọc trong sách giáo khoa( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải).

* Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc ( T- N- N- T)

HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè …

a/ Viết bảng con/ viết nháp.

– GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp.

– HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại.

b/ Viết vào vở chính tả.

GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu:

+ Bước 1: Phát âm lại( đồng thanh).

+ Bước 2: Phân tích( bằng thao tác tay).

+ Bước 3: Viết.

+ Bước 4: Đọc lại.

Nguyễn Thị Lành @ 14:21 13/10/2016 Số lượt xem: 3900

Quy Trình Dạy Các Phân Môn Tiếng Việt Lớp 3

II. Kiểm tra bài cũ:

– Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi

– GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

– Giáo viên đọc mẫu lần 1, giới thiệu tác giả,hướng dẫn đọc.

b. Đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc câu – Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó (luyện phát âm)

GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại GV sửa sai cho HS, cho HS đọc lại từ đó đồng thanh, cá nhân.

QUY TRÌNH DẠY CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 TẬP ĐỌC I.Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi - GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước. III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu lần 1, giới thiệu tác giả,hướng dẫn đọc. b. Đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc câu - Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó (luyện phát âm) GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại GV sửa sai cho HS, cho HS đọc lại từ đó đồng thanh, cá nhân. * Đọc đoạn: - Chia đoạn, cá nhân đọc đoạn nối tiếp, hướng dẫn đọc ngắt hơi câu, đoạn, giọng. - GV chia nhóm theo số đoạn trong bài - Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc cá nhân (nhóm), bình chọn. * Đọc cả bài 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc câu, đoạn có nội dung tìm hiểu để trả lời câu hỏi. - GV nhận xét kết hợp giảng nội dung bài. - Đặt câu hỏi giúp học sinh rút ra nội dung bài. Cho HS nhắc lại nội dung bài. 4. Luyện đọc lại: - GV hoặc HS đọc mẫu bài lần 2, cho HS đọc đoạn trong nhóm; đọc phân vai trong nhóm hoặc diễn cảm. - HS thi đọc. - GV nhận xét tuyên dương (với bài học thuộc lòng GV hướng dẫn trên bảng phụ hoặc sách giáo khoa) KỂ CHUYỆN I.Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu câu chuyện 2. Kể chuyện: * Xác định yêu cầu: - HS đọc yêu cầu phần kể chuyện. * GV kể mẫu - GV yêu cầu HS Quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý; - Hướng dẫn HS kể từng tranh theo gợi ý; * Kể trong nhóm: - HS kể trong nhóm từng tranh; - Cho HS thi kể từng tranh; * Kể trước lớp: - HS kể từng đoạn, cả bài trước lớp. - GV tổng kết rút ra ý nghĩa của câu chuyện. IV.Củng cố- dặn dò: - GV cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung câu chuyện. - GV nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Dặn HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. Quan sát trước tranh của câu chuyện tiết sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU I.Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT - Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài - HS nhận xét, sửa chữa bài. - GV nhận xét, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức IV. Củng cố - Dặn dò: - GV củng cố nội dung bài - Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập theo yêu cầu cầu của bài. TẬP LÀM VĂN I.Ổn định tổ chức lớp II. Kiểm tra bài cũ III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. 2. Hướng dẫn làm bài tập: - Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT - Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài - Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức - GV hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân. - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp IV. Củng cố - dặn dò: - GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS bài tập về nhà. - Dặn dò HS về nhà học bài, làm hoàn chỉnh bài và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ I.Ổn định tổ chức lớp II. Kiểm tra bài cũ III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. 2. Các hoạt động : *Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả : - HS đọc bài chính tả sẽ viết, nắm nội dung chính của bài viết. - Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài. - Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn * Đọc bài chính tả cho HS viết: - Đọc cho HS nghe viết từng câu ngắn hay từng cụm từ (đọc 2-3 lấn) - HS viết bài tập chép (nhìn sách, nhìn bảng) đối với dạng bài tập chép - Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại *Chấm và chữa bài chính tả: - GV hướng dẫn HS tự chữa bài - GV chấm một số bài của HS - GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục một số lỗi chính tả cho cả lớp. *Hướng dẫn HS làm BT: - GV cho HS làm BT bắt buộc và một trong các BT lựa chọn -- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT - Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài. Gv theo dõi, chữa toàn bộ BT. IV. Củng cố - dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học TẬP VIẾT I.Ổn định tổ chức lớp II. Kiểm tra bài cũ III. Tiến trình bài dạy: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. 2. Các hoạt động : a) HD HS viết bảng con : *GT chữ hoa -Phân tích cấu tạo (độ cao, độ rộng, các nét chữ) -GV nêu quy trình viết và viết mẫu (lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc) -HS viết bảng con *GT câu ứng dụng -GV giới thiệu câu ứng dụng. -GV giúp HS hiểu ý nghĩa, nội dung câu ứng dụng. +Nêu độ cao các con chữ có trong câu ứng dụng. +Khoảng cách giữa các chữ và cách đặt dấu thanh -GV viết mẫu chữ hoa có trong câu ứng dụng. - HS viết bảng con b)Hướng dẫn HS viết vở -GV nêu yêu cầu -HS viết vở (lưu ý tư thế ngồi và cách cầm bút) c)GV chấm chữa bài -GV chấm một số bài. -GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò.

Chuyên Đề: Quy Trình Về Dạy Hai Tuần 0 Lớp 1

– Nắm chắc quy trình dạy 2 tuần 0 nhằm thực hiện tốt việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục.

– Hoàn thành chỉ tiêu chất lượng giáo dục đã đề ra trong kế hoạch của tổ đầu năm học.

– Căn cứ vào Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học của nhà trường, của tổ CM năm học 2017- 2018.

III. Phương pháp triển khai chuyên đề:

– Tổ Gửi tài liệu qua Email dự thảo nội dung chuyên đề cho các tổ viên nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

– Tập hợp các ý kiến, hoàn chỉnh nội dung chuyên đề gửi cho các tổ viên nghiên cứu.

II. Đối tượng:

Các giáo viên trong tổ chuyên môn khối 1.

III. Nội dung chuyên đề:

“Quy trình dạy 2 tuần 0” trong Tiếng Việt 1- CGD

1. Về chương trình

Gồm có 10 tiết dạy trong 2 tuần – tương đương 1tiết/1buổi học.

2. Về nội dung:

Tiết 1: Làm quen

Tiết 2: Đồ dùng học tập

Tiết 3: Vị trí trên /dưới

Tiết 4: Vị trí trái /phải

Tiết 5: Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

Tiết 6: Vị trí trước /sau

Tiết 7: Vị trí trong /ngoài

Tiết 8: Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

Tiết 9: Làm quen với kí hiệu

Tiết 10: Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

2. Về quy trình dạy học các tiết *Tiết 1: Làm quen Việc 1: Hướng dẫn làm quen với cô giáo Thao tác 1: Giới thiệu

T. Giới thiệu tên của mình

H. Nhắc lại tên cô ( ĐT)

T. Mời 1 số H nhắc lại tên cô

Thao tác 2: Hỏi tên làm quen

T. Giới thiệu tên mình. Em tên là gì?

T. Mời 1 em có khả năng giao tiếp tốt làm mẫu

T. Cảm ơn em! Cô là……Em tên gì? ( lặp lại như vậy với từng em trong lớp.

Việc 2: Tập chào GV Thao tác 1: Làm mẫu cách chào cô giáo

T. Khi cô vào lớp, thì các em đứng dậy ( T làm mẫu động tác vào lớp)

H. Thực hiện đứng lên chào cô

( Nếu em nào không đứng Gv đến tận nơi nhắc em đó đứng và làm lại 3- 5 lần động tác này)

Thao tác 2: Hướng dẫn chào

T. Vào lớp, H đứng lên: Chào các em. Khi cô nói chào các em! Thì các em nói Chúng em chào cô ạ! ….Nhắc lại ĐT

T. Gật đầu : Cô chào các em! ( Sau đó luyện tập tiếp cho tới khi H thuộc cách chào)

Việc 3: Luyện tập

T. Cho H chơi trò chơi Làm cô giáo

* Tiết 2: Đồ dùng học tập

Việc 0

Thực hiện lại cách chào

Giao việc

T. Các em sẽ làm quen với các đồ dùng học tập. Các em nhắc lại; Đồ dùng học tập

H. ĐT nhắc lại

T. Mời một số H nhắc lại

* Tiết 2: Đồ dùng học tập Việc 1: Làm việc với bảng, phấn, khăn lau 1a. Nhận biết đồ dùng Thao tác 1: giới thiệu bảng con

T. giơ bảng con lên: Đây là bảng con

H. ĐT Nhắc lại: Bảng con

T. Kiểm tra một số em

Thao tác 2. giới thiệu phấn, khăn lau ( Tương tự như giới thiệu bảng con)

Sau khi giới thiệu phấn, khăn lau. T. yêu cầu H nêu Bảng con, phấn, khăn lau

1b. Cách dùng bảng con, phấn, khăn lau Thao tác 1: Tư thế viết bảng con

T. Hướng dẫn H đặt bảng trước mặt, tay trái cầm khăn đè lên góc bảng bên trái, tay phải cầm phấn. Ra lệnh:Tayphải cầm phấn.

H. Thực hiện và nói theo

T. Kiểm tra một số em

Thao tác 2:Tayphải viết

T. Làm mẫu viết một nét thảng đứng bằng phấn trên bảng đen, có chiều cao bằng 1 dòng kẻ, đồng thời ra lệnh: Viết một nét thẳng lên bảng con

H. Thực hiện, miệng nói

T. Kiểm tra một số em

T. Làm mẫu viết tiếp một nét thẳng đứng trên bảng lớp, H thực hiện ở bảng con

Lưu ý: Làm tương tự với nét ngang và nét xiên

Thao tác 3:Taytrái xóa bảng

T. Làm mẫu tay trái xóa bảng.

H. Thực hiện

Việc 2: Làm việc với sách, vở và bút chì 2a. Nhận biết đồ dùng Thao tác 1: giới thiệu sách Tiếng việt Thao tác 2: giới thiệu bút chì, vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập1

T. Tay phải giơ bút chì, tay trái giơ vở giới thiệu

H. ĐT, tay giơ bút chì, vở: Bút chì, vở Em tập viết – CGD lớp 1, tập 1

2b. Cách dùng bút chì và vở Thao tác 1: Tư thế ngồi viết

T. Hướng dẫn H đặt vở trước mặt, tay trái đè lên góc vở phía trên bên trái để giữ vở, tay phải cầm bút chì. Lưng thảng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai chân để song song thoải mái

T. Ra lệnh:Tayphải cầm bút

H. Thực hiện và nhắc lại

Thao tác 2: Tay phải viết, tay trái giữ vở

T. Làm mẫu viết một nét thẳng ở vở em tập viết . Hướng dẫn H điểm đặt bút, điểm kết thúc

T. Ra lệnh H viết một nét thẳng vào vở Em tập viết

H. Thực hiện và nói lại

T. Viết thêm một nét thẳng nữa vào vở Em tập viết, H thực hiện và nói lại

Chú ý:

T Làm tương tự với nét ngang và xiên

H. Làm lại, viết các nét: Nét thẳng, nét ngang, nét xiên trong vở ETV

* Tiết 3: Vị trí trên / dưới Việc 0:

T. Giao việc: Tiết này các em sẽ học về các vị trí trên và dưới. Các em nói lại: trên/ dưới

H. ĐT: trên/dưới

T. Mời một số em nhắc lại

Việc 1: Xác định vị trí trên/ dưới với vật thật

T. Chỉ trên trần nhà/ chỉ xuống phía dưới chân, nói : Trên …dưới

H. Chỉ và nói theo

T. Mời một số H thực hiện và nói lại

Tương tự với trên đầu …dưới chân; trên trời….dưới đất

Việc 2: Xác định vị trí trên / dưới ở bảng 2a. T làm mẫu vị trí trên / dưới ở bảng lớn

T. Thực hiện mẫu trên / dưới ở bảng lớn

H. Thực hiện theo

T. Thực hiện trên bảng lớn và nói: phía trên….phía dưới

H. Thực hiện và nói theo

Tương tự với bên trên …bên dưới, ở trên…ở dưới

T. Viết một nét móc ngược phí trên ( làm và nói)

H. Chỉ trên bảng và nói theo

Phía dưới, nét mọc xuôi và nét móc 2 đầu làm tương tự

2b. Xác định vị trí trên/ dưới ở bảng con vị trí thẳng đứng

T. Đặt bảng con theo hướng thẳng đứng, làm mẫu ở bảng con trên…dưới; bên trên….bên dưới

H. Làm và nói theo.

2c. Xác định trên/ dưới ở bảng con nằm ngang

Tương tự với đặt bảng con thẳng đứng: trên…dưới; bên trên…bên dưới

T. Viết mẫu lên bảng một nét móc ngược, nói: Các em viết một nét móc ngược phía trên bảng con (chú ý điểm đặt bút và điểm dừng bút)

H. Thực hiện và nói theo

Tương tự với nét móc xuôi, nét móc 2 đầu

T. Viết một nét mọc xuôi, 1 nét mọc ngược, 1 nét móc 2 đầu phía trên bảng con

H. Vừa làm vừa nói.

T. Viết mẫu lên bảng, nói: Viết 1 nét thẳng đứng, 1 nét ngang, 1 nét xiên phía dưới bảng con.

H. THực hiện, nói

Việc 3: Luyện tập

Hướng dẫn H viết nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu ở vở Em tập viết

* Tiết 4: Vị trí trái /phải Việc 0:

T. Giao việc: Tiết này các em sẽ học về trá và phải. Các em nói lại: trái / phải

H. ĐT

T. Mời một số em nhắc lại

Việc 1: Xác định vị trí trái/ phải

H. Thực hiện và nói theo

T. Mời một số H thực hiện và nói lại

T. Thực hiện vẫy tay trai….vẫy tay phải

H. Làm và nói theo

Làm tương tự với nắm tay trái…nắm tay phải, bên trái….bên phải

Việc 2: Xác định vị trí trái/ phải trên bảng 2a. T làm mẫu vị trí trái/ phải trên bảng lớn

Thực hiện và nói: Trái….phải; phía trái….phía phải; ở bên trái…..ở bên phải; đây là bên trái….đây là bên phải

2b. Xác định vị trí trái / phải ở bảng con Việc 3: Viết 3a. Hướng dẫn viết bảng

T. Hướng dẫn viết nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín. Chú ý HD tỉ mỉ điểm đặt bút, điểm dừng bút

H. THực hiện và nói theo.

3b. Hướng dẫn viết vở

T. Hướng dẫn H viết nét cong trái, nét con gphair, nét cong kín ở vở Em tập viết

H. Viết ở vở ETV

T. Theo dõi, HD thêm

* Trò chơi củng cố: trên /dưới, trái /phải

T. Hướng dẫn H chơi trò chơi: H nhứ làm theo T nói, không được làm theo động tác sai của T

H. Chơi thử

T. Quan sát, nhận xét, tổng kết trò chơi

H. Chơi trò chơi.

* Tiết 5; Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

T. Hướng dẫn học sinh chơi một số trò chơi củng cố một số kiến thức đã học về vị trí trên/ dưới, trái/ phải

VD: Trò chơi Đặt người đúng chỗ ( Đặt đồ vật đúng chỗ)

Trò chơi Bịt mắt vẽ mặt ( vẽ cái cây, vẽ cái ô tô…)

Trò chơi Ô tô vào nhà kho ( Đoàn tàu đi vào nhà ga,…)

* Tiết 6: Vị trí trước / sau Việc: 0

T. Giao việc, tiết này các em sẽ học về vị trí trước / sau

H. ĐT- CN nhắc lại: Trước/ sau

Việc 1: T làm mẫu trước / sau với vật thật

T. Làm mẫu: Phía trước/ phía sau

H. Chỉ tay và nói: Phía trước/ phía sau

Tương tự với : Trước mặt/ sau lưng hoặc đằng trước/ đằng sau.

Việc 2: Xác định vị trí trước / sau ở bảng. 2a. Xác định vị trí trước / sau trên bảng lớn

T. Làm mẫu: Đánh dấu một chấm trên dòng kẻ mẫu . Sau đó, chỉ phía trước dấu chấm/ phía sau dấu chấm

T. Thực hiện trên bảng con

2b. Xác định vị trí trước/ sau trên bảng con

T. Chỉ vào mặt trước/ sau của bảng con: Đây là mặt trước / sau của bảng con

H. Thực hiện và nhắc lại

Việc 3: Viết 3a. Hướng dẫn viết bảng

T. HD viết các nét khuyết trên.

T. Làm mẫu, chú ý điểm đặt bút, điểm chuyển hướng, điểm kết thúc

T. Viết một nét khuyết trên phía trước dấu chấm.

H. Thực hiện và nói

Tương tự với: Viết một nét khuyết trên phái sau dấu chấm, nét khuyết dưới, nét khuyết kép

Mặt trước, mặt sau bảng con

3b. Hướng dẫn viết vở

T. Hướng dẫn H viết vào vở ETV: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép

* Tiết 7: Vị trí trong /ngoài Việc 0:

T. Tiết học này các em sẽ học về vị trí trong/ ngoài

H. Nhắc lại: Trong /ngoài

Việc 1: T làm mẫu trong/ ngoài với vật thật

T. Làm mẫu đây là bên trong/ bên ngoài cặp sách

H. Nhắc lại: Bên trong/ bên ngoài

Thực hiện với bảng lớn

Việc 2: Xác định vị trí trong / ngoài trên bảng 2a. T xác định vị trí trong/ ngoài trên bảng lớn

T. Làm mẫu vẽ 1 hình tròn trên bảng và chỉ: Đây là bên trong/ bên ngoài hình tròn

H. Nhắc lại: Bên trong/ bên ngoài

Thực hiện với hình vuông, hình chữ nhật…

2b. Xác định vị trí trong / ngoài ở bảng con

T. Yêu cầu H vẽ lên bảng con 1 hình chữ nhật

H. Thực hiện

T. Yêu cầu H vẽ 1 hình tròn bên trong hình chữ nhật và 1 hình tròn bên ngoài hình chữ nhật

H. Thực hiện

Tương tự với hình tam giác.

Việc 3: Viết 3a. Hướng dẫn viết bảng

T. Hướng dẫn H viết nét xoắn và nét thắt

T. Viết một nét xoắn phía trước dấu chấm

H. Thực hiện và nói lại

T. Viết 1 nét xoắn phái sau dấu chấm

H. Thực hiện, nói lại

Tương tự với mặt trước, mặt sau của bảng con;

T. Viết 1 nét thắt bên trong/ bên ngoài hình chữ nhật

H. Thực hiện , nói lại

3b. Hướng dẫn viết vở

T. Hướng dẫn H viết nét xoắn và nét thắt vào vở ETV

* Tiết 8: Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

T. Hướng dẫn H chơi một số trò chơi củng cố vị trí trong/ ngoài; trước/ sau

VD: Trò chơi : Ai nhanh hơn

Trò chơi: giấu tay, dùng tay

Trò chơi: Mèo bắt chuột

*Tiết 9: Làm quen với kí hiệu Việc 1: Làm quen với đồ dùng học tập 1a. Thao tác 1: T hướng dẫn H làm quen với đồ dùng học tập

T. Phát cho mỗi H, 1 vòng tròn, 1 que ngắn, 1 que dài gấp đôi que ngắn

T. Hôm nay, cô và các em cùng làm quen với các đồ dùng học tập. Các em nhắc lại: Đồ dùng học tập

H. ĐT- CN

T. Hãy nói cho cô biết các em đang có những đồ vật gì?

H. Một vòng tròn, 1 que dai, 1 que ngắn

T. yêu cầu H giơ vòng tròn lên cao/ xuống thấp, sang trái/ sang phải

Tiếp tục với que dài, que ngắn

Thao tác 2: Hướng dẫn H ghép những đồ vật trên thành các tổ hợp

T. Yêu cầu H đặt que dài, que ngắn bên phải/ bên trái , bên trên/ bên dưới, ở giữa hình tròn

H. Thực hiện

Tương tự với que dài và que ngắn

Việc 2: Dùng tổ hợp các đồ vật để tạo ra kí hiệu 2a. Thao tác 1: Dùng tổ hợp các đồ vật để thay thế cho các đồ dùng học tập.

T. Các em nghe hiệu lệnh của cô và tự chọn các đồ vật thay thế cho các đồ dùng học tập.

T. Chọn đồ vật thay thế cho quyển sách

H. Vừa làm vừa nói: Quyển sách

T. Mời một số H làm lại

2b. Thao tác 2: Hướng dẫn H dùng tổ hợp đồ vật để tạo ra các kí hiệu. 2c. Thao tác 3: K íhiệu có quy ước

T. Chọn 1 hình chữ nhật thay thế cho Quyển sách

H. Thực hiện và nói

Việc 3: Luyện tập với kí hiệu 3a. Thao tác 1: Luyện tập tạo ra kí hiệu, thay cho vật thật

T. Các em tạo kí hiệu thay thế cho một cái ô tô ( thống nhất cách dùng kí hiệu chung cho cả lớp)

H. Thực hiện, đọc tên vật thay thế

Làm lại vài lần với kí hiệu khác.

3b. Thao tác 2: Hướng dẫn H dùng kí hiệu để thay thế cho các vật thật

T. Dùng 1 kí hiệu hoặc hơn 1 kí hiệu để thay thế cho quyển vở

H. Làm và nói

T. Dùng kí hiệu khác cho cái bảng

H. Thực hiện và nói

T. Em nhìn vào kí hiệu cho biết vật thật là gì?

H. Quyển sách, cái bảng

* Tiết 10: Luyện tập – Trò chơi củng cố kĩ năng

T. Hướng dẫn H chơi một số trò chơi nhằm làm quen và đọc được kí hiệu, tạo ra các kí hiệu, nắm được bản chất của kí hiệu là mang tính quy ước

VD: Trò chơi: Đi tìm kho báu

Trò chơi: Tập làm cô giáo

Trò chơi: Ai là người giỏi nhất?

3. Thảo Luận 4. Tổng kết: Một số lưu ý khi dạy 2 tuần 0: – Xây dựng được các động hình học tập: Các quy ước, kí hiệu của T – Hướng dẫn học sinh biết cách chơi một số trò chơi học tập. – Giúp HS nắm chắc khái niệm đường kẻ,dòng kẻ. – Giúp H biết nhận lệnh và thực hiện lệnh nhanh gọn. – T thân thiện , cởi mở với H để H yêu thích đến trường. – Giúp H nắm chắc và viết đúng, đẹp các nét cơ bản. – H xác định được các vị trí trái/ phải, trên/ dưới, trước/ sau, trong/ ngoài. – H biết cách chào hỏi T,biết tự giới thiệu về bản thân..

– Lệnh T đưa ra rõ ràng, dứt khoát, không nhắc lại…nói ít chủ yếu dùng lệnh.

– Giao trách nhiệm cho từng tổ viên phải báo cáo thường xuyên những vướng mắc trong dạy 2 tuần 0 về tổ chuyên môn.

2. Đối với tổ chuyên môn:

– Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề về dạy 2 tuần 0 ngay từ đầu năm.

– Chỉ đạo tổ viên có kế hoạch nghiên cứu thiết kế.

Sơn Tây, ngày … tháng 08 năm 2017

Phạm Thị Trà Giang @ 05:32 23/09/2017 Số lượt xem: 6157

Quy Trình Dạy Tiết Tập Đọc Lớp 4

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4

Bước 1 : Khởi động lớp.Bước 2 : Kiểm tra bài cũ :– Gọi 2-3 học sinh đọc đoạn của bài Tập đọc trước hoặc đọc thuộc lòng khổ thơ của bài thơ trước và trả lời câu hỏi theo yêu cầu đoạn, bài tập đọc.– GV nhận xét, ghi điểm.– Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.Bước 3 : Dạy – học bài mới :1. Giới thiệu bài :– lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng không cầu kì, kéo dài thời gian : gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK, bằng vật thực, diễn giảng bằng lời …Đối với bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới, trước khi vào bài thì GV giới thiệu vài nét chính về nội dung chủ điểm sắp học.2. Luyện đọc :– 1, 2 HS đọc toàn bài. (đối với lớp có HS đọc tốt).– Hướng dẫn HS luyện đọc đúng. (luyện đọc các từ ngữ khó đọc).– GV và HS chia đoạn hoặc khổ thơ bài tập đọc.– Đọc cá nhân từng đoạn nối tiếp, kết hợp hướng dẫn HS nắp nghĩa của từ được chú giải trong SGK có trong mỗi đoạn.– Luyện đọc theo cặp (2 HS cùng bàn luyện đọc với nhau). – Luyện đọc theo nhóm.– GV đọc mẫu toàn bài.3. Tìm hiểu bài :– Luyện đọc – hiểu, trả lời từng câu hỏi theo đoạn, bài tập đọc SGK :+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.+ Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3.+ Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 4 ….– Hướng dẫn HS rút ra nội dung chính bài tập đọc.+ 1, 2 HS đọc lại nội dung chính bài tập đọc.+ Cả lớp đọc lại nội dung chính bài tập đọc.4. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng :Luyện đọc diễn cảm : (đối với văn bảng nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật).GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn nối tiếp và tìm hiểu cách đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật và luyện đọc đúng kiểu loại đối với văn bản phi nghệ thuật.– GV hướng dẫn đọc diễn cảm kĩ 1 đoạn nào đó.+ GV đọc diễn cảm mẫu (chú ý nhấn giọng các từ ngữ cần thể hiện diễn cảm).+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cá nhân, theo nhóm.+ HS luyện thi đọc diễn cảm.Luyện học thuộc lòng : – GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ hoặc toàn bài thơ.+ Cho HS tự nhẩm thuộc lòng khổ thơ hoặc toàn bài thơ theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.+ Cho HS thi đọc thuộc lòng theo từng khổ thơ. (mỗi em đọc thuộc lòng 1 khổ thơ.)+ Cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Bước 4 : Củng cố :– Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.– Gọi 1, 2 HS trả lời lại 1, 2 câu hỏi.– Cho HS nhắc lại nội dung chính.– Giáo dục HS qua bài tập đọc.Bước 5 : Dặn dò : – Nhận xét tiết học.– Dặn HS về đọc lại bài hoặc học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung chính bài tập đọc; trả lời lại các câu hỏi trong SGK.– Xem trước bài tập đọc kế tiếp.

* Chú ý : Ở lớp có nhiều HS khá giỏi, với một số văn bản có bố cục rõ ràng, GV có thể thực hiện hoạt động Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài theo cách cắt ngang, kết hợp cả ba yêu cầu đối với từng đoạn : luyện đọc-tìm hiểu bài-luyện đọc diễn cảm.