Top 7 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật trình bày các phương pháp giúp học viên học từ vựng hiệu quả hơn.Từ vựng là nền tảng đầu tiên và rất quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Nếu bạn có vốn từ vựng tiếng Nhật phong phú thì dù cho ngữ pháp bạn không đủ giỏi bạn vẫn có thể nói lên ý tưởng của riêng mình. Vì vậy, việc học tốt từ vựng tiếng Nhật sẽ tạo ra nền móng quan trọng cho việc học tiếng Nhật của bạn.

Có một số bạn mới học tiếng Nhật cũng như đã học từ lâu rồi có chia sẻ với mình rằng học từ vựng tiếng Nhật sao khó nhớ quá, học cũng lâu rồi mà nhớ được rất ít từ vựng mới, nhiều lúc học trước quên sau.

Mình nghĩ lí do có thể đến từ việc học từ vựng tiếng Nhật của bạn còn khô khan nên dễ nhàm chán và nản không muốn học hoặc là học quá nhiều từ trong một ngày dẫn đến quá tải. Mặt khác, có lẽ là do các bạn chưa tìm ra phương pháp học từ vựng tiếng Nhật sao cho hiệu quả. Hiểu được khó khăn này của các bạn, mình sẽ chia sẻ 9 phương pháp học từ vựng tiếng nhật hiệu quả.

9 PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ

Nên nhớ rằng: bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn! Bạn có thể đọc sách văn học nếu đó là thể loại bạn ưa thích, nếu không, hãy thử đọc truyện tranh hoặc tạp chí. Bạn có thể mua một quyển sách dạy nấu ăn để đọc, họặc đọc truyện cho lũ trẻ nhà bạn. Có hàng nghìn bài báo onlines, các website chứa nhiều thông tin hữu ích … sự lựa chọn cho bạn là vô hạn. Vì vậy, hãy tìm đọc những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú. Bạn cũng có thể đọc báo trên các trang NHK, Yahoo, Mainichi…

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nên đọc văn bản phù hợp với trình độ của mình rồi sau đó hẵng nâng lên từ từ. Bởi vì nếu bạn tiếp cận với các văn bản quá khó từ đầu sẽ làm bạn căng thẳng cũng như chán khi phải tra từ quá nhiều. Sau khi đọc bạn cũng nên sử dụng thêm phương pháp ” Note-ghi chú” lại những từ mới có trong văn bản.

2. Hiểu ngữ cảnh

Tuyệt vời! Vậy là bạn đã học được rất nhiều từ mới, nhưng nếu bạn không hiểu phải sử dụng chúng như thế nào và khi nào, thì bạn vẫn chưa hoàn toàn được coi là đã học được từ đó đâu.

Đây là lý do vì sao việc đọc vô cùng quan trọng bởi khi đó các từ được đặt trong một văn cảnh giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của chúng.

Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được một từ được sử dụng trong văn phong trang trọng hay đời thường, từ ngữ đó có thể sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, hay là thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói.

4. Đặt câu-Lấy ví dụ

Đặt câu là cách giúp chúng ta biến những thứ chúng ta đã học thành hành động. Bởi vì tuy bạn đã học và hiểu được cách sử dụng một từ mới, nhưng để cho não bộ có thể ghi nhớ được từ đó lâu dài trong tương lai thì cách tốt nhất là sử dụng ngay.

Hãy đặt nhiều câu, sử dụng các nghĩa khác nhau của từ mà bạn muốn học, hoặc nếu như đó là một động từ, bạn có thể dùng các thì khác nhau. Nếu có thể nên đặt câu gần gũi với mình sẽ dễ nhớ và cũng thú vị hơn nhá.

Ví dụ: nếu bạn muốn nhớ 取る

2日間の暇を取る Có 2 ngày rảnh

年を取る Có tuổi (già)

写真を取る Chụp hình

5. Ghi âm

Bằng cách nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ và hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, bạn đang tạo ra sự kết nối với não bộ.

Nếu bạn đã từng học tiếng Nhật trong quá khứ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể biết các từ nhưng sẽ cảm thấy rất khó để nhớ chúng. Vì vậy, khi bạn nói, nó khiến cho việc nhớ ra các từ dễ dàng hơn.

Hãy dùng một chiếc camera, điện thoại thông minh hoặc webcam để ghi lại việc bạn luyện tập từ vựng và đặt câu.

6. Làm flashcards

Flashcards là cách phổ biến để học từ mới, phương pháp này được rất nhiều bạn học ngôn ngữ áp dụng và đạt được hiệu quả tốt. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ và dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn, hoặc vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan.

7. Ghi chú-Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật hiệu quả được nhiều người dùng

Một bí quyết nữa là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ và bút. Khi bạn nghe thấy một từ hoặc một câu trong một bộ phim hoặc một bài hát mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể viết nó vào sổ. Khi trở về nhà, bạn có thể tra cứu về từ đó và thêm nó vào trong danh sách các từ mà bạn đã học. Làm đều đặn Bạn sẽ giỏi lên theo thời gian.

Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là không có hệ thống được một cách logic cấp độ từ vựng mà bạn tiếp cận. Nó đòi hỏi bạn phải có cách sắp xếp hợp lí để bản thân có thể hệ thống được từ vựng mình học chứ không phải học tràn lan. Tuy nhiên, nếu biết cách sắp xếp thì đây lại là cách mở rộng vốn từ của bạn nhiều nhất bởi vì nó được ghi lại từ nhiều nguồn. Nếu bạn chọn phương pháp này thì hãy lưu ý điều này và hãy luôn ôn tập lại những từ vựng bạn đã học nhá.

8. Chơi trò chơi

Khi bạn cảm thấy vui vẻ bạn sẽ học một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chơi một số trò chơi như xếp chữ, giải ô chữ sẽ giúp kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn và kích thích các suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ. Ngoài ra đối với các bạn có khả năng học từ vựng bằng cách ” tri giác hình ảnh” tốt thì có thể học từ vựng thông qua các game nối từ vựng và hình ảnh tương ứng, cách này học Kanji cũng hiệu quả nữa, một công đôi việc phải không nào.

Giới thiệu các bạn một số game học từ vựng tiếng Nhật hay như: Bucha(N5-N1), Pokemon(sơ cấp), game hành động học tiếng Nhật Samurai(N5-N1).

Tham khảo giáo trình học từ vựng bằng hình ảnh

Bài viết hữu ích:

Phương pháp học đọc hiểu

Phương pháp học nghe hiểu

Phương Pháp Giúp Trẻ Học Tốt Từ Vựng Tiếng Anh

Ghi lại từ vựng

Giáo viên nên khuyến khích những học viên nhỏ tuổi ghi lại từ vựng vào một quyển sổ nhỏ. Yêu cầu các em viết từ mới ở mặt sau của quyển tập ghi chép trong lớp. Kiểm tra học viên cách phát âm từng từ và để các em gạch dưới những trọng âm chính. Học sinh cũng có thể dịch những từ vựng sang phiên âm hoặc vẽ một bức tranh miêu tả cho từng từ vựng. Ở cấp độ cao hơn, giáo viên có thể yêu cầu học viên đặt câu cho mỗi từ vựng.

Giới thiệu và luyện tập từ vựng

Giới thiệu từ vựng với flashcards: Yêu cầu trẻ trả lời hành động với flashcard. Ví dụ: trẻ có thể bắt chước cách di chuyển của một con hổ hay voi.

Đặt flashcard xung quanh phòng, trên tường, cửa ra vào, cửa sổ, ghế hoặc sàn nhà. Yêu cầu trẻ chỉ vào flashcard chính xác khi họ nghe thấy. Tùy thuộc vào quy mô của lớp học, học sinh có thể chạy đến đúng phần của căn phòng hoặc đứng bên cạnh flashcard chính xác.

Đưa cho mỗi người học một bộ flashcard và yêu cầu các em cho bạn xem tấm thẻ chính xác khi họ nghe thấy từ vựng về tấm thẻ đó, mỗi tấm thẻ chính xác sẽ ghi được một điểm. Ví dụ, giáo viên nói: “Show me the giraffe” (Cho tôi xem con hươu cao cổ); “Hands up if you’ve got the jellyfish” (Hãy giơ tay nếu bạn có con sứa) hoặc “Point to the yak” (chỉ vào trâu rừng). Hoạt động này rất tốt khi sử dụng trong các nhóm.

Tổ hợp từ vựng trên flashcards cho cả lớp, các nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ lần lượt. Điều này rất thú vị khi từ vựng được hợp xướng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: hợp xướng tăng tiến cảm xúc như: vui vẻ, giận dữ, lớn tiếng, lặng lẽ.

Mã màu hoặc đánh số flashcards. Khi người học thấy cả hình ảnh và màu sắc hoặc số tương ứng của từng thẻ từ vựng, hãy đặt các thẻ úp xuống. Bây giờ hãy hỏi những câu hỏi về màu sắc, số, v.v… hoặc hỏi: “màu đỏ/xanh là từ gì?” hoặc số 1/2/3 là từ gì?”

Hỏi trẻ xem có thích các mục trên flashcards không? Trẻ có thể trả lời bằng cách đưa tay trái lên để biểu quyết là có và ngược lại. Ngoài ra, trẻ có thể hét lên: “Hurrah!” hay “Boo!”, hoặc những cụm như: “Yes, I do!”; “No, I don’t”.

Thực hiện các cuộc đối thoại bằng cách sử dụng các từ vựng tiếng Anh mới mà trẻ vừa học. Xây dựng các cặp hoặc nhóm nhỏ và chọn một từ mới mà chúng nghĩ là hữu ích và muốn ghi nhớ. Với trẻ có cấp độ thấp hơn, giáo viên nên tự xây dựng một cuộc đối thoại để minh họa ý nghĩa của từ trên bảng cho cả lớp cũng nghe. Với trẻ có trình độ cao, có thể sử dụng từ điển và làm việc theo cặp để viết các đoạn hội thoại do các em tự xây dựng và sau đó thực hiện chúng. Nếu trẻ thích làm video, giáo viên cũng có thể quay phim khi học thực hiện các cuộc đối thoại của mình và sau đó chiếu phim cho cả lớp để sửa lại từ vựng trong các tiết học tiếp theo.

Tái chế từ vựng

Bingo. Cung cấp cho người học một bản sao các từ vựng hoặc flashcard và thẻ bingo trống. Yêu cầu học sinh chọn một số từ vựng nhất định từ flashcard và dán chúng vào thẻ bingo của mình. Tiếp theo, giáo viên sẽ đặt một bộ flashcards hoàn chỉnh vào một chiếc túi kín và kéo chúng ra từng cái một. Người chơi có nhiệm vụ gạch bỏ những thẻ từ vựng của mình tương ứng với thẻ vừa được kéo ra. Khi từ vựng cuối cùng trong thẻ bingo được gạch bỏ, người chơi hét lên “bingo!” và trở thành người chiến thắng.

Hangman or shark. Chơi hangman truyền thống, hoặc một số biến thể của hangman là shark: vẽ một con cá mập ở biển với cái miệng rộng và nhiều răng. Sau đó vẽ tiếp một người đang nhảy dù ở phía trên. Người quản trò sẽ nghĩ một hoặc một vài từ tiếng Anh trong đầu và gợi ý từ đó có bao nhiêu ký tự. Sau đó người chơi lần lượt đoán ký tự, mỗi lần đoán sai, sẽ phải vẽ một nét. Cuộc chơi dừng lại khi người nhảy dù có quá nhiều nét gạch nối xuống miệng cá mập do người chơi đoán sai nhiều lần.

Noughts and crosses. Chọn chín flashcards và đánh số từ một đến chín. Vẽ chín ô vuông trên bảng, mỗi ô vuông đánh số từ một đến chín. Chia học sinh thành hai đội. Nought (O) và Cross (X). Lần lượt, mỗi đội chọn số từ một đến chín. Ví dụ, nếu Nought chọn hình vuông năm, hãy cho họ xem hình trên flashcard năm và đoán từ vựng. Nếu họ có thể xác định chính xác, hãy vẽ (O) trong ô vuông. Mỗi đội nên cố gắng chọn các ô vuông chặn nhóm khác khi thực hiện ba lần kí hiệu của họ liên tiếp theo chiều dọc, chiều ngang hoặc đường chéo.

Telephone. Học sinh đứng thành một vòng tròn. Giáo viên thì thầm một từ cho học viên bên trái, sau đó, học viên tiếp tục thì thầm từ đó với người bên trái và cứ thể cho đến khi hết vòng tròn. Người cuối cùng nghe thấy phải viết nó lên bảng, xem từ đó có đúng hay không. Nếu không đúng, tất cả người chơi phải đổi chỗ để tạo thành vòng tròn mới.

Guess what it is. Đặt một số flashcards trên bảng. Mô tả một trong những thẻ đó để người chơi chọn, ví dụ: “It’s big… It’s got wings… It can’t fly but it can run… (Nó to… Nó có cánh… Nó không thể bay nhưng nó có thể chạy…) Đội đoán trúng thẻ sẽ thắng một điểm.

Back to the broad. Cho người chơi bắt cặp, A và B. Yêu cầu A ngồi quay lưng với bảng, B đối mặt với A. Quản trò viết một từ hoặc đặt một thẻ flashcard lên bảng. B phải mô tả từ này cho A mà không được nói nó là gì. Mỗi từ đúng sẽ thắng một điểm. Đội nào có nhiều điểm sẽ là đội chiến thắng.

Broad rush. Đặt flashcards trên bảng. Yêu cầu mỗi đội chơi đứng thành một hàng đối diện với bảng. Quản trò sẽ nói một từ vựng, người chơi đầu hàng sẽ phải chạy và chạm vào thẻ flashcard có từ vựng chính xác, cứ như thế cho đến người cuối cùng. Nhóm nào có nhiều lựa chọn đúng hơn sẽ là người chiến thắng.

Snap. Đưa cho mỗi nhóm một bộ flashcard với hai bản sao của flashcard đó. Yêu cầu người chơi xáo trộn flashcard và úp xuống. Mỗi người chơi bây giờ có một bộ flashcard mới làm từ ba bộ flashcard bị trộn lẫn. Sau đó, người chơi lật một flashcard giống như thẻ trước đó, người chơi đầu tiên sẽ nói “Snap!” (Chụp!) gom các thẻ flashcard vừa được lật trước đó vào. Trò chơi kết thúc khi một người chơi có tất cả các thẻ.

Odd one out. Viết bốn từ lên bảng, một trong số đó là từ khác loại so với các từ còn lại, ví dụ: táo tợn, hạnh phúc, xoăn, đẹp. “Xoăn” là từ khác từ còn lại vì nó mô tả ngoại hình và những từ khác đều mô tả tính cách. Để người chơi tự đưa ra các từ và kiểm tra lẫn nhau.

Pelmanism. Đưa cho mỗi nhóm người học một bộ flashcard với hai bản sao. Yêu cầu học viên đặt chúng vào một ô rồi úp xuống. Lần lượt, mỗi người chơi lật hai thẻ và miêu tả chúng là gì. Nếu họ lật lại những thẻ giống nhau, họ sẽ giữ chúng và đi tiếp. Nếu các thẻ khác nhau, họ lật úp xuống và người chơi tiếp theo sẽ chơi. Người chơi có nhiều cặp nhất là người chiến thắng.

Kim’s game. Đặt flashcards trên bảng, rồi yêu cầu người chơi nhắm mắt lại. Gỡ thẻ xuống rồi yêu cầu họ mở mắt và cho quản trò biết thẻ nào vừa bị gỡ. Để tăng độ khó, hãy tăng dần số lượng thẻ mỗi lần gỡ.

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Anh Để Nhớ Lâu

Từ vựng tiếng Anh là một “vấn đề muôn thuở” của nhiều người Việt học tiếng Anh. Nhiều bạn vẫn luôn băn khoăn không biết cách học từ vựng tiếng Anh như thế nào để tránh tình trạng “học nay mai quên”.

Vậy phải học từ vựng tiếng Anh như thế nào để ghi nhớ được lâu bây giờ? Mình muốn chia sẻ với mọi người một số mẹo mà mình đã làm thử và thành công.

Đầu tiên là bạn nên học từ vựng trong câu thay vì học từ vựng riêng lẻ. Bộ não của bạn thích những thông tin có ý nghĩa hơn là những thông tin rời rạc, cho nên ý nghĩa của câu sẽ giúp bạn dễ nhớ từ hơn.

Có thể nói cách học từ vựng tiếng Anh hay nhất là thông qua việc đọc tiếng Anh. Khi phát hiện một từ mới, bạn có thể ghi chú lại từ vựng đó và cả câu văn chứa từ vựng đó luôn.

Kế đến là bạn nên học nghĩa của từ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh thay vì cố gắng dịch sang tiếng Việt. Có 2 lý do bạn nên làm như vậy: thứ nhất là, không phải từ tiếng Anh cũng có từ cùng nghĩa trong tiếng Việt, và thứ hai là điều này sẽ làm cho khả năng phản xạ giao tiếp của bạn nhanh hơn. Bạn sẽ làm quen với việc suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh luôn.

Cuối cùng là bạn nên ôn lại từ vựng bằng phương pháp học dãn cách (spaced repetition). Đây là một phương pháp học giúp bạn ôn lại từ vựng vào đúng thời điểm não bạn sắp quên từ, vì vậy sẽ củng cố khả năng nhớ từ của bạn rất nhiều. Một số phần mềm hỗ trợ cách học dãn cách này là chúng tôi (Việt Nam), chúng tôi (quốc tế).

Việc họctu vung tieng anh có vẻ khó, nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn học đúng phương pháp. Mình hy vọng kinh nghiệm mà mình vừa chia sẻ có thể giúp ích cho việc học từ vựng của mọi người!

Mười Phương Pháp Học Thuộc Lòng Từ Vựng

Để học giỏi môn chắc chắn việc đầu tiên là các bạn phải nhớ được từ vựng. Chính vì thế các bạn phải tìm ra cách học thuộc lòng từ vựng Tiếng Anh. Hôm nay, Anh Ngữ Nasao sẽ bật mí đến các bạn Mười phương pháp học thuộc lòng từ vựng Tiếng Anh để giúp các bạn “xử gọn” kiến thức Tiếng Anh trong 1 nốt nhạc.

Các bạn học viên cần phải hiểu rõ quy luật về mối quan hệ giữa từ vựng và phát âm, phát âm chuẩn mỗi từ vựng sẽ giúp bạn có thể nắm được quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, rất đơn giản ta có thể lấy ngay được ví dụ: change, mistake, pain, gain, amazing…, nghe vô cùng hấp dẫn phải không nào? Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!

Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại trong việc học từ vựng của người Việt Nam là không thể phát âm chuẩn. Bạn biết không người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc chuẩn của người bản ngữ, cho nên nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo băng ghi âm. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Đồng thời bạn hãy sử dụng cùng một lúc các cơ quan mắt, tai, miệng, không ngừng kích thích não bộ, ấn tượng sẽ vô cùng sâu sắc!

“Miệt mài đêm ngày” học thuộc lòng từ vựng, hiệu quả vẫn cực kỳ thấp! Nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”. Khi học thuộc lòng từ vựng, nhất định phải đạt chuẩn ở mức to nhất, rõ nhất và nhanh nhất. Khi bạn áp dụng luyện tập theo phương pháp ba nhất, năng lực tập trung của bạn có thể đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, bạn không những có thể dễ dàng ghi nhớ từ vựng mà còn có thể luyện tập và tạo dựng “cơ bắp quốc tế”!

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm loại, bạn có thể nhóm những từ cùng loại để luyện tập, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn học viên có thể sử dụng động tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!

Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm dạng! Hãy triệt để nắm vững từ vựng trong tất cả các dạng thức! Với việc học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!

Học thuộc lòng từ vựng không cần phải vất vả học đêm học ngày. Mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước và sau ba bữa cơm, khi đợi xe, trên đường về nhà sau khi tan học, thậm chí là cả thời gian khi bạn đang ở trong nhà vệ sinh đều có thể cuồng nhiệt học thuộc từ vựng. Hãy luôn mang theo sách tiếng Anh bên mình, có thời gian hãy lập tức học thuộc, luyện tập mọi lúc mọi nơi, sau đó là “bật ra dễ dàng”!

Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực, nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích! Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu sắc!

Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy mời học sinh của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang tiếng Việt; khi học sinh nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng dịch nói của mình!

Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học, lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng “sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn học được!

Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn có thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn còn giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây cũng là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!

Hy vọng, với 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh bổ ích này sẽ giúp các bạn học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân mình.

Nghe IELTS sao cho hiệu quả