Top 15 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Học Tiếng Trung Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Trung

   

Khi nói tới học ngôn ngữ, chúng ta cần phải quan tâm tới ba khía cạnh chính, chính là: phát âm, từ vựng và NGỮ PHÁP. Chỉ khi chúng ta hoàn thiện cả ba yếu tố này thì mới tạo nên được một tam giác cân hoàn hảo của trình độ ngôn ngữ.

   Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách học ngữ pháp tiếng Trung mà có thể sẽ giúp ích được cho các bạn đang thấy quá khó khăn trong việc ghi nhớ hay sử dụng.

   BƯỚC MỘT, trừ phi bạn có đầu óc của một thiên tài có thể ghi nhớ mãi mãi mọi thông tin qua một lần nhìn, thì đừng bắt đầu học bất kì một thứ gì khi thiếu nơi ghi chép lại kiến thức, mà căn bản nhất là VỞ hay SỔ VIẾT TAY.

   Điều này không hề thừa thãi. Bất kể giáo trình nào thì cũng đều truyền tải các điểm ngữ pháp theo dạng nhỏ giọt, mỗi bài một hay một số điểm ngữ pháp, có bài về bổ ngữ, có bài về phó từ, có bài lại về mẫu câu so sánh, … Vậy nhiệm vụ của người học là phải tự mình TỔNG HỢP lại tất cả những điểm ngữ pháp đó theo các CỤM để dễ ghi nhớ hơn.

   Chẳng hạn, có thể phân bổ cuốn sổ từ trang 1-20 sẽ là ghi chép các loại bổ ngữ, trang 21-30 là các phó từ đặc biệt, trang 31-40 là các cấu trúc câu đặc biệt (把,被,câu kiêm ngữ, câu liên động… …) . Sau khi hoàn thành học xong một bộ giáo trình, bạn đã có đầy đủ những điểm ngữ pháp cơ bản của Hán ngữ hiện đại. Lúc này, hãy giở lại cuốn sổ của mình, đọc kĩ lại từng mục, và bạn sẽ vỡ lẽ ra rất nhiều. Chính bản thân tôi, sau khi tự viết lại vào sổ từ khi bắt đầu học Hán 1, thì tôi đã có thể tự mình hệ thống lại các loại câu và cách dùng từ đặc biệt của tiếng Trung. Và cụ thể là gì, xin mời tới bước 2.

   BƯỚC HAI, học cách XÂU CHUỖI các điểm ngữ pháp theo một HỆ THỐNG thay vì học độc lập. Nếu chăm chỉ viết lại các kiến thức ngữ pháp trong giáo trình thì bạn sau cùng sẽ có khả năng đúc kết như sau.

   Với Hán ngữ hiện đại, xét về cấu trúc câu thì có thể chia ra câu cấu trúc CƠ BẢN và câu có cấu trúc ĐẶC BIỆT (xét về câu đơn). Cấu trúc cơ bản sẽ tuân thủ 1 chủ – 1 vị – 1 tân, còn câu đặc biệt hoặc thứ tự thành phần câu sẽ bị đảo lộn, hoặc không tuân thủ theo số lượng 1-1-1 như trên.

   玛丽、麦克和我都喜欢吃牛肉面和酸辣面。(Mary, Mike và tôi đều thích ăn mì bò với mì chua cay.)

   Đó là vì các bạn cho rằng có ba chủ vị và hai tân ngữ. Tuy nhiên, “玛丽、麦克和我” và “牛肉面和酸辣面” đều là các cụm danh từ, và các cụm này đảm nhiệm vai trò CHỦ – TÂN. Vì thế, câu này vẫn chỉ có một chủ và một tân.

   Quay trở lại với vấn đề cấu trúc câu, trước tiên là nắm rõ được loại câu là CƠ BẢN hay ĐẶC BIỆT, tiếp đến là THỨ TỰ thành phần câu sẽ được mô phỏng qua hình vẽ đoàn tàu sau đây:

   Ba toa CHỦ – VỊ – TÂN là ba toa sống còn, còn lại sẽ có những đường nối các toa lại để giúp đoàn tàu được trở nên hoàn chỉnh, thì đó chính là TRẠNG NGỮ và BỔ NGỮ.

   Và tôi đảm bảo với bạn rằng, mọi điểm ngữ pháp đều xoay quanh những gì tôi vừa chia sẻ, hoặc là một cấu trúc đặc biệt, hoặc là một từ ngữ đảm nhiệm vai trò trạng ngữ, hoặc một loại bổ ngữ nào đó. Vậy từ hệ thống trên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhớ được mình đã học cái gì và áp dụng nó ra sao.

   Tiếp theo, dù đó là một phó từ, một trợ từ hay bổ ngữ, thì nên GHI CHÉP đầy đủ CẤU TRÚC dạng khẳng định, phủ định, nghi vấn (nếu có), và kèm theo thật nhiều VÍ DỤ!!! Luôn luôn đặt ví dụ, càng nhiều càng tốt. Dùng nhiều MÀU BÚT để phân biệt các thành phần câu, nổi bật rõ được vai trò của điểm ngữ pháp vừa học!

   Ví dụ, khi ghi ví dụ của BỔ NGỮ THỜI LƯỢNG:

   CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + (了) +   BNTL + TÂN NGỮ (vật)     (了)

   我                      学                了       半年          汉语            了。

   TÔI                   Đà   HỌC         NỬA NĂM  TIẾNG HÁN RỒI.     

    BƯỚC BỐN, thử TƯ DUY xem điểm ngữ pháp này có GIỐNG hay NGƯỢC lại với tiếng Việt, thậm chí tiếng Anh nếu bạn giỏi nó. Cố gắng nhiều điểm tương đồng nhất có thể giữa tiếng Hán và một loại ngôn ngữ bạn quen thuộc, điều này giúp bạn dễ nhớ hơn rất nhiều!

   Chẳng hạn, thay vì nhớ 了 với quá nhiều lí thuyết, thì tôi đã quy ra 了1 là RỒI, 了2 là ĐÃ hoặc SAU KHI:

我吃饭了。 – Tôi ăn cơm RỒI.

我昨天买了两本书。- Hôm qua tôi ĐÃ mua hai quyển sách.

我刚才吃了饭了,现在不想吃什么了。- Vừa nãy tôi ĐÃ ăn RỒI, bây giờ không muốn ăn gì nữa.

我等会儿吃了饭就去看电影。- Lát nữa SAU KHI ăn cơm thì tôi đi xem phim.

   Sau khi quy đổi sang tiếng Việt như thế, việc nhớ lại 4 câu ví dụ điển hình này không còn quá khó khăn. Và các bạn cũng nên áp dụng như thể. (Tất nhiên nó chỉ là tương đối, vì ví dụ nếu câu 4 thêm 了1 cuối câu thì không dịch là RỒI, mà nó chỉ thể hiện sự việc đó ở quá khứ)

   BƯỚC NĂM, LUYỆN TẬP là chìa khóa. Luyện tập bao gồm VIẾT và NÓI. Đầu tiên, hãy làm bài tập sau giáo trình thật nhiều, luyện đề trên mạng và tập NÓI ra những câu hoàn chỉnh. Đừng để việc học ngữ pháp chỉ dừng ở việc CHÉP và HỌC THUỘC. Hãy biến nó sinh động hơn bằng cách NÓI ra các câu, thậm chí các đoạn văn.

Phương Pháp Học Tiếng Trung Cấp Tốc

Phương pháp học tiếng trung cấp tốc

Nhiều bạn học viên luôn đem đến câu hỏi đối với trung tâm rằng đâu là tài liệu học tiếng trung tốt, có tài liệu học tiếng trung cấp tốc không? em cần lấy bằng tiếng trung trong 1 tháng thì làm thế nào. Câu trả lời của chúng tôi đó là: Không có tài liệu học tiếng trung cấp tốc. Chỉ có phương pháp học tiếng trung cấp tốc. Với tài liệu tiếng trung cấp tốc trên thi trường bạn sẽ được thiết giảm đi rất nhiều từ vựng, vô tình trung khiến bạn trở nên thiếu từ vựng và rập khuôn với các mẫu câu đơn giản. Càng cố gắng học với tài liệu tiếng trung cấp tốc bạn càng trở nên khuyết kiến thức từ đó làm giảm chất lượng học và không thi được bằng tiếng trung mong muốn. Nhưng với phương pháp học tiếng trung cấp tốc. Bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức như học tiếng trung căn bản với phương pháp phản xạ và đối thoại tự nhiên. giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh nhưng không tạo ra lỗ hổng kiến thức. Học tiếng trung HengLi biết quỹ thời gian của bạn rất khắt khe. Vì thế bạn tìm đến chúng tôi với mong muốn học tiếng trung cấp tốc để đáp ứng nhu cầu tiếng trung một cách nhanh chóng. Đặc biệt đối với người đi làm. Việc đến lớp và tham gia các buổi học tiếng trung tại trung tâm lại càng khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi luôn cố gắng cải thiện giáo trình tốt nhất và phương pháp giảng dạy tốt nhất. Hiện tại Học tiếng trung Heng Li đã tiến hành tinh giảm giáo trình giúp thời lượng tiếp học được giảm xuống từ 24 buổi/khóa xuống còn 18 buổi/khóa giúp học viên tiếp giảm thời gian học tối đa nhưng không hề thiếu hụt kiến thức so với nội dung giáo trình củ. Từ đó giúp giảm 10% học phí cho học viên chỉ còn 1tr8/khóa. Ngoài ra học tiếng trung HengLi còn thực hiện các khóa học online trực tiếp cùng giáo viên bản xứ giúp học viên có thời gian học linh động và tiết kiệm hơn. Với môi trường đàm thoại tự nhiên. Thời gian tối ưu theo lịch học của học viên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khóa học.

Nếu bạn đang một phương pháp học tiếng trung cấp tốc. Hãy đến với Học tiếng trung HengLi. Trung tâm chuyên dạy tiếng trung cho học sinh, sinh viên chuyên ngành tiếng trung tại các trường đào tạo ngôn ngữ như: Đại học sư phạm, đại học khoa học xã hội và nhân văn,….. Đặc biệt là người đi làm không có thời gian nhưng cần có chứng chỉ HSK gấp..

Tư vấn chi tiết khóa học và lộ trình và xếp lịch học phù hợp cho riêng bạn.

⇒ Hotline: 088.8687.802 hoặc 0901.398.852

Hoặc inbox trực tiếp cùng nhân viên tư vấn của chúng tôi qua hộp chat tại

⇒ Website: chúng tôi

Địa chỉ: 50A/27 Đỗ Tấn Phong, phường 9, quận Phú Nhuận , TP. HCM

Xem Thêm:

BÌNH LUẬN BẰNG FACEBOOK

7 Phương Pháp Học Tiếng Trung Tại Nhà

Với các bạn muốn tự học tiếng Trung, các bạn cần làm gì để đạt được hiệu quả? Trung tâm tiếng Trung You Can sẽ bật mí một số phương pháp học tiếng Trung hiệu quả. Học tiếng Trung tại nhà có ưu điểm là giúp các học viên không phải di chuyển quá xa, vừa tiết kiệm được tiền bạc vừa không bị ràng buộc bởi thời gian.

1. Xác định mục tiêu học tiếng Trung.

Đây là điều đầu tiên khi bạn muốn chọn học một ngoại ngữ. Không có mục tiêu bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc. Đặc biệt là học tiếng Trung tại nhà, không ai nhắc nhở bạn sẽ rất dễ nản. Do quá trình tự học sẽ khó khăn khi không có ai hướng dẫn. Ngôn ngữ tiếng Trung lại khó về chữ viết. Nên bạn phải có mục tiêu rõ ràng, phải quyết tâm; và hướng tới việc học tiếng Trung là tương lai của bạn.

2. Chọn giáo trình tự học tiếng Trung phù hợp.

Hiện nay giáo trình học tiếng Trung có rất nhiều và rất đa dạng. Bạn cần tìm hiểu và tham khảo các giáo trình từ những người học tiếng Trung tại nhà đã thành công. Từ đó, để chọn cho mình một giáo trình phù hợp với bạn. Có giáo trình sẽ giúp bạn định hình sẽ học những gì; và đạt được gì nếu học hết giáo trình đó.

3. Lập thời gian biểu học tiếng Trung

Khó khăn nhất trong học tiếng Trung tại nhà là bạn phải luyện nói, luyện phát âm. Nếu bạn nói không chuẩn, thì người Trung Quốc sẽ không hiểu bạn nói gì, và đôi khi bạn cũng sẽ không hiểu họ đang nói gì. Vì vậy việc luyện nghe, luyện nói, phát âm cần phải được chú trọng từ những ngày đầu tiên. Bạn có thể học qua phầm mềm, học theo video trên mạng. Khi chọn học theo phương pháp này bạn cần tìm video luyện phát âm chuẩn nha.

Để nhanh phát triển kỹ năng nghe – nói bạn có thể học qua phim ảnh có phụ đề, hay qua bài hát. Đây là hình thức được nhiều bạn học tiếng Trung tại nhà lựa chọn vì 30% các từ vựng thường xuất hiện lặp đi lặp lại trong 1 bộ phim hoặc 1 bài hát nên sẽ giúp bạn dễ ghi nhớ. Còn các diễn viên trong phim là những người thầy về phát âm chuẩn đấy.

Bất kể ngôn ngữ nào thì từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có giao tiếp được hay không. Học từ vựng thông qua việc bạn phải vận dụng 4 kỹ năng nghe- nói- đọc – viết để có thể vừa nhớ, vừa luyện phát âm và viết lại. Học từ vừng thường được khuyến khích học qua hình ảnh để bạn dễ liên tưởng và học theo cụm hoặc theo câu. Bạn có nhiều từ vựng thì dù chưa biết ngữ pháp hay câu cú trong tiếng Trung sẽ như thế nào, nhưng ít nhất khi bạn nghe bạn có thể đoán được ý của câu nói đó là gì. Bạn cũng không cần đặt nặng việc phải nói cho đúng ngữ pháp đâu, vì khi bạn làm quen được với tiếng Trung, ngữ pháp sẽ dễ dàng đi vào đầu bạn.

6. Chọn một người cũng học và luyện tập với bạn

Người ta thường bảo, học thầy không tày học bạn, dó đó, bạn cũng cần tìm cho mình một người bạn cùng học. Bạn có thể chọn 1 bạn đã biết tiếng Trung sẽ là lợi thế vì đó sẽ là thầy miễn phí của bạn và sẵn sàng giúp bạn điều chỉnh cách phát âm sai hoặc dùng câu chưa đúng. Còn nếu bạn học của bạn chưa biết tiếng Trung cũng không có vấn đề vì hai bạn sẽ là đôi bạn cùng tiến. Tóm lại học tiếng Trung bạn cần có bạn học cùng để có thể luyện tập giao tiếp với nhau, nhắc nhở và giúp nhau học tiến bộ.

Phương Pháp Học Tiếng Anh Phổ Biến: Phương Pháp Dịch

Phương pháp dịch văn bản (Translation) – cụ thể là dịch các đoạn văn từ tiếng Anh sang tiếng Việt – là một trong các phương pháp học tiếng Anh phổ biến. Phương pháp này không chỉ giúp ích cho việc mở rộng và cải thiện vốn từ vựng, mà còn giúp người học vận dụng và xác định ngữ nghĩa của từ trong ngữ cảnh (context) nhất định. Thoog qua đó, người đọc có thể hiểu được khác biệt trong hành văn (styles) trong cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm phương pháp dịch, tầm quan trọng và ứng dụng của phương pháp này trong việc học tiếng Anh.

Phương pháp dịch (Translation) là gì?

Theo Wikipedia, Phương pháp dịch (còn được goi là dịch thuật, phiên dịch hoặc chuyển ngữ) là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương – bản dịch. Điều này giúp cho những người học ngôn ngữ hiểu được sự tương đương giữa ngôn ngữ của mình (mother tongue) và ngôn ngữ nước ngoài họ muốn học khi đối chiếu đoạn văn bản gốc với đoạn văn bản đã được dịch. 

Ví dụ về bản dịch cho mẩu truyện ngắn sau:

Văn bản gốc

Văn bản đã được dịch

Ruskin Bond used to spend his summer at his grandmother’s house in Dehradun. While taking the train, he always had to pass through a small station called Deoli. No one used to get down at the station and nothing happened there. Until one day he sees a girl selling fruit and he is unable to forget her.

(The Night Train at Deoli, Ruskin Bond)

Có thể thấy được văn bản lược dịch có thể truyền tải thông điệp của câu chuyện dù đã thay đổi bằng cách thêm bớt các câu từ cho phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa tổng quát của câu chuyện: tác giả đã dùng ngôn từ đơn giản để truyền tải cảm xúc sâu lắng về mối liên kết vô hình (invisible attachment) của con người đối với những người lạ xung quanh mình và lý do tại sao một số người có thể sẽ có những ấn tượng đặc biệt đối với người lạ, những người chúng ta có lẽ sẽ chỉ gặp một lần trong đời. 

Theo Radmila Popovic, tác giả của nghiên cứu “The place of translation in Language Teaching” (Vị trí của phương pháp dịch trong việc giảng dạy ngôn ngữ): “The purpose of translation is not to train professionals, but to help learners develop their knowledge of English. In other words, it is a means to an end, not an end to be achieved” (Mục đích của phương pháp dịch không phải là đào tạo ra những giáo sư dịch thuật mà là giúp người học phát triển vốn kiến thức tiếng Anh của chính họ. Nói cách khác, phương pháp dịch là một công cụ để đạt được mục đích, không phải là một mục tiêu đích cần hướng đến). Do vậy dịch thuật có thể được coi là một trong số những công cụ hiệu quả giúp người học tiếng Anh vượt qua rào cản ngôn ngữ (language barrier) từ đó tích lũy thêm kiến thức, mở rộng vốn từ và cải thiện phong cách hành văn trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

Phân loại phương pháp dịch

Theo Roman JaKobson (1959), dịch được chia thành 3 loại: Dịch nội ngữ (Intralingual translation), Dịch ngoại ngữ (Interlingual translation) và Dịch ký tự (Intersemiotic translation).

Nếu xét theo cách thức thể hiện của ngôn ngữ, dịch thuật có thể được chia thành: Biên dịch (Translation) – kỹ năng đòi hỏi sự chính xác trong câu từ thể hiện trong văn bản – và Phiên dịch (Interpretation) thể hiện ngôn ngữ qua việc truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn, chính xác và hiệu quả. 

Đối với một số người học ngôn ngữ, phương pháp biên dịch (Translation) hầu như được chú trong nhiều hơn trong quá trình đọc hiểu văn bản. Do vậy, bài viết sẽ xoay quanh thể loại biên dịch (Translation) và vai trò của biên dịch như là một công cụ hỗ trợ việc học ngôn ngữ.

Ứng dụng phương pháp dịch (Translation) trong quá trình học tiếng Anh

Mở rộng vốn từ vựng và học từ vựng theo ngữ cảnh

Để có thể đưa ra một bản dịch đầy đủ và chi tiết cho một đoạn văn bản, trước tiên người đọc cần phải hiểu được ý nghĩa của tất cả các từ được đề cập trong đoạn văn. Để làm được việc này, người đọc thường có hai cách chủ yếu: tra cứu từ điển tiếng Anh và suy luận nghĩa dựa vào các từ cấu thành hoặc dựa vào ý nghĩa của câu văn trong đoạn văn bản đưa ra. 

Ví dụ, từ ‘mask’ trong đoạn văn sau

‘Intelligent people are distracted by disturbing noises. Good dancers have to wear weights so that they do not dance too well. Attractive people wear ugly masks so they do not look better than anyone else. However, one day there is a rebellion and everything changes for a brief instant’ (Harrison Bergeron , Kurt Vonnegut, Jr)

Nếu áp dụng phương pháp tra cứu từ trong từ điển, từ ‘masks’ trong trường hợp này có nghĩa là mặt nạ (a covering for all or part of the face that protects, hides, or decorates the person wearing it: tấm che phủ toàn bộ mặt có chức năng bảo vệ, che chắn hoặc làm đẹp cho người đeo – Cambridge Dictionary). Bên cạnh đó, nếu áp dụng phương pháp đoán nghĩa của từ dựa vào câu văn ‘Attractive people wear ugly masks so they do not look better than anyone else’: những người có sức hút thường đeo …. xấu xí để không được trông đẹp hơn những người khác), câu văn rõ ràng đã đề cập đến thứ một người phải đeo để che đi diện mạo bên ngoài của bản thân, có thể đáp án sẽ là mặt nạ.

Như đã thấy, dù có vận dụng phương pháp nào trong hai phương pháp được đề cập ở trên, người học đều có thể hướng đến một mục đích chung: mở rộng và cải thiện vốn từ vựng theo ngữ cảnh. Ngoài ra, nếu sử dụng phương pháp dịch bằng cách đoán nghĩa từ không sử dụng từ điển, người học có thể rèn luyện thêm khả năng suy luận logic, từ đó có thể giúp cho việc đọc hiểu trở nên dễ dàng hơn.

Không chỉ vậy, phương pháp dịch còn giúp người đọc học từ vựng theo ngữ cảnh:

Some creatures were better at surviving and reproducing themselves than others: một số loài sinh vật rất giỏi trong việc tự tồn tại và sinh sản hơn những loài khác.

Có thể thấy được từ ‘reproduce’ dùng trong hai câu văn khác nhau mang hai ngữ nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và chủ thể được nói đến trong câu. Khi đối tượng là ‘work’ (tác phẩm, sản phẩm), reproduce mang nghĩa sản xuất, sao chép lại (to produce a copy of something, or to show or do something again – Cambridge Dictionary) nhưng khi được dùng với chủ thể là sinh vật (creatures), reproduce mang nghĩa sinh sản, sinh sôi nảy nở hoặc nhân giống (to produce a new living thing of the same type as itself – Cambridge Dictionary). Bằng phương pháp dịch văn bản, một số người học có thể thấy được sự khác nhau rõ ràng của từ vựng khi đặt vào những bối cảnh cụ thể (context) khác nhau, từ đó có thể vận dụng từ vựng một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh.

Cải thiện cách hành văn (styles) ở cả hai ngôn ngữ

Hành văn (styles) là cách người viết sử dụng câu từ của ngôn ngữ để truyền đạt ý chí và thông tin thông qua ngôn ngữ viết. Với những ngôn ngữ khác nhau, cách hành văn và sử dụng cũng sẽ đa dạng và biến đổi phù hợp với văn hóa đọc của người dân đất nước đó. Do vậy, ngoài việc mở rộng vốn từ để hiểu được ‘nghĩa đen’ của văn bản, người học có thể sắp xếp và biến đổi linh hoạt ngôn từ trong quá trình dịch để không chỉ bản thân người học hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải mà còn những người đọc bản dịch của văn bản nói chung.

Văn bản gốc

Văn bản ‘word-by-word’ (dịch theo nghĩa trên mặt chữ)

Văn bản sử dụng phương phiên dịch (Translation)

A mother is telling her daughter how to live her life properly. The daughter does not seem to have any say in it.

(Girl , Jamaica Kincaid)

Một người mẹ đang nói với con gái làm thế nào để sống cuộc sống của cô ấy đúng. Con gái không có vẻ như có nói gì trong đó.

Người mẹ đang nói với con gái mình làm thế nào để sống một cuộc đời đúng đắn nhưng con gái của bà dường như không được lên tiếng về vấn đề này.

Cùng một văn bản gốc nhưng khi dịch theo phương pháp ‘word-by-word’ – dịch theo nghĩa của những từ gốc trong đoạn văn – người đọc khó có thể hình dung được ý nghĩa của hai câu văn với ý tưởng và ngôn từ thiếu trật tự, không theo quy luật nhất định. Do vậy dù có đảm bảo tiêu chí dịch sát nghĩa văn bản gốc, văn bản dịch được đưa ra vẫn không thể thành công trong việc truyền tải thông điệp chính của mẩu truyện do hành văn tiếng Việt (styles) không được chú trọng. Trái lại với phương pháp biên dịch (Translation) văn bản đã được biến đổi bằng cách thêm bớt từ ngữ khi cần thiết, bỏ dấu nối câu và sử dụng những cụm từ phù hợp, điều này giúp văn bản dịch vẫn giữ được ‘nghĩa đen’ đồng thời giúp người đọc bản dịch hiểu được ý nghĩa sâu hơn của câu chuyện tác giả muốn truyền tải.

Có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa văn bản

Xã hội ngày càng phát triển, con người càng có nhu cầu học hỏi và tiếp thu kiến thức về nhiều lĩnh vực từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, những tư liệu (materials) như sách, tài liệu và các bài nghiên cứu nói riêng và các văn bản đọc nói chung đang ngày càng được coi trọng. Do vậy ngôn ngữ biên dịch (translation) là một trong số những công cụ hữu ích và hiệu quá nhất đưa những kiến thức, bài học từ các nguồn tài liệu nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, đến với người đọc ở mọi lứa tuổi, trên mọi quốc gia trên thế giới, bất kể người đó có là người học ngoại ngữ hay không. Bằng việc nghiền ngẫm và hấp thụ (absorb) bản dịch của những tác phẩm nước ngoài, con người càng có cơ hội tiếp cận với nền văn hóa mới, bỏ qua rào cản ngôn ngữ và bắt kịp với xu hướng toàn cầu hóa của xã hội hiện đại.

The continuous and reckless use of synthetic chemicals for the control of pests which pose a threat to agricultural crops and human health is proving to be counter-productive. Apart from engendering widespread ecological disorders, pesticides have contributed to the emergence of a new breed of chemical-resistant, highly lethal superbugs. 

(Cambridge IELTS 8 – Reading Test 4 – Passage 02)

Việc sử dụng liên tục và lạm dụng các hóa chất tổng hợp để kiểm soát sâu bệnh có thể là một mối đe dọa cho cây trồng nông nghiệp và trở nên phản tác dụng đối với sức khỏe con người. Ngoài sự lan rộng của các rối loạn về sinh thái, thuốc trừ sâu còn góp phần làm xuất hiện một giống loài siêu có hại mới chống lại hóa chất diệt trừ.

Như vậy, ngoài việc đọc hiểu và biết được thông tin đưa ra trong văn bản, đây còn là một mẩu tin ngắn giúp người đọc có cái nhìn bao quát ban đầu về những thiệt hại do việc lạm dụng các chất hóa học tổng hợp và hậu quả nguy hiểm chúng mang lại không chỉ với mùa màng, cây trồng mà còn với sức khỏe con người. Lúc này, việc dịch văn bản (translation) ngoài đóng vai trò như một công cụ giúp người học, đặc biệt là những thí sinh tham gia các kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh (IELTS, TOEFL,…) hiểu và hoàn thành bài thi, còn có vai trò cung cấp kiến thức chung, cụ thể là kiến thức xã hội về lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống (nông nghiệp) giúp người học phát triển về cả tư duy ngôn ngữ và lĩnh hội kiến thức.

Kết luận

Phương pháp dịch (Translation) là một trong số những công cụ hiệu quả đối với người học ngôn ngữ nói chung và người học tiếng Anh nói riêng do không chỉ giúp học từ vựng qua ngữ cảnh, cải thiện phong cách hành văn ở cả hai ngôn ngữ được phiên dịch mà còn cung cấp thêm kiến thức về ý nghĩa văn bản và nâng cao hiểu biết về vốn hiểu biết xã hội nói chung ở những lĩnh vực nhất định. Do vậy phương pháp dịch – nếu biết vận dụng đúng cách – sẽ là một kim chỉ nam hữu hiệu giúp người đọc tiếp cận gần hơn với không chỉ mục tiêu ngôn ngữ của bản thân mình mà còn mục tiêu kiến thức và tư duy xã hội.

Mai Minh