Top 7 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Học Tiếng Nhật N1 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Học Tiếng Nhật Để Thi Đỗ N1

Để được chứng chỉ năng lực Nhật Ngữ N1 thật sự là thử thách cực kỳ khó đối với người học tiếng Nhật. Ngay cả những người Nhật bản địa còn cảm thấy hết sức khó khăn chứ đừng nói chi các nước khác. Nhưng thật may mắn là qua những quá trình khổ luyện thì hôm nay mình đã có chứng chỉ N1 trên tay. Và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn những phương pháp học tiếng Nhật để thi đỗ N1 .

Chuẩn bị tài liệu

Mình xin tổng hợp tất cả những tài liệu mà mình đã sử dụng như bên dưới:

Trang học từ vựng từ N1-N5

Học kanji từ N1-N5

Học ngữ pháp N1-N5

Luyện đọc 

Phương pháp luyện thi tiếng Nhật N1

Bắt đầu học

Học chữ hán, từ vựng:

Cách học: Mỗi ngày học tầm 30 từ, học đi học lại cho tới khi thuộc nằm lòng. Học xong mỗi nhóm thì nên đánh dấu lại, vì từ kanji rất dễ quên. 

Học ngữ pháp:

Mỗi ngày nên học 5 kiểu ngữ pháp, mỗi kiểu ngữ pháp nên đặt ít nhất 2 câu. Nếu ở kiểu nào bạn thấy thiếu tự tin thì có thể hỏi bạn bè, hỏi diễn đàn, thầy cô,…

Hãy học mọi lúc, mọi nơi, ở bất kỳ đâu. Và nhớ đánh dấu lại các điểm ngữ pháp mà mình chưa rõ.

Luyện nghe

Hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn luôn tràn đầy pin và có thể nghe lại các bài học mỗi khi rảnh rỗi.

Cố gắng nghe cho thật kỹ từng câu từng chữ, nếu nghe chưa rõ thì mở nghe lại cho đến khi nhuần nhuyễn thì thôi.

Luyện đọc

Khi đọc thì nhớ ghi chú lại những ý chính của bài

Khi chọn đáp án nào thì hãy tìm những chứng bằng chứng có thể chứng minh điều đó là đúng

Ôn tập

Mỗi ngày trước khi học một nhóm từ mới thì hãy tiến hành ôn 2-3 nhóm từ gần nhất

Vào mỗi cuối tuần ôn 7-10 nhóm từ gần nhất, ôn lại những điểm mà bạn đã đánh dấu.

Test thử

Sau khi đã học xong những kiến thức cơ bản rồi thì chúng ta tiến hành kiểm tra thử.

Giai đoạn thi và lấy bằng

Mình đảm bảo rằng nếu bạn thực hiện đầy đủ và chắc chắn từ bước một đến bước 4 thì bạn hoàn toàn có thể thì đỗ N1. Tuy nhiên, nếu trong quá trình học bạn để sai sót quá nhiều hoặc không chú tâm thì khả năng bị rớt vẫn là rất cao.

Phương Pháp Tự Học Tiếng Nhật Để Có Được N1

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu.

Tổng hợp tất tần tật tài liệu luyện thi chứng chỉ tiếng Nhật (N1-N5). Mình nhờ những tài liệu này mà đậu được N1 nên cũng chia sẻ để ai cũng có N1 hết

* Học từ vựng (N1-N5): https://itunes.apple.com/…/wavidict-tu-ien-vie…/id916421923…

Bước 2: Học * Từ vựng, chữ Hán: – Dùng phần mềm học từ vựng của N mình đang theo đuổi. Danh sách từ vựng này được công bố bởi tổ chức JLPT, học hết trong này sẽ đạt 80% yêu cầu về từ vựng (do họ ko công bố hết). – Học thế nào?: mỗi ngày học một nhóm từ (30 từ), làm đi làm lại cho tới khi thuộc nằm lòng. – Học xong mỗi nhóm thì đánh dấu lại từ/kanji mình thấy dễ quên để khi khác có thể ôn (sử dụng chức năng đánh dấu)

* Nghe: – Copy file mp3 vào điện thoại, khi rãnh bật ra nghe. – Khi nghe cố gắng nghe rõ từng câu từng chữ, nghe chưa rõ thì bật nghe lại cho đến khi nghe rõ từng lời thì thôi.

* Đọc – Dùng tài liệu pdf luyện đọc – Khi đọc thì ghi chú lại phần khung, phần ý chính của bài đọc – Khi chọn đáp án thì tìm chứng cứ chứng minh tính đúng sai của mỗi lựa chọn. Coi mỗi đáp án là một câu hỏi ĐÚNG/SAI. Tất nhiên chỉ có một đáp án có câu trả lời là ĐÚNG mà thôi.

Bước 3: Ôn – Mỗi ngày trước khi học nhóm mới tiến hành ôn 2-3 nhóm gần nhất – Mỗi cuối tuần ôn 7-10 nhóm gần nhất, ôn cả những từ/kanji/điểm ngữ pháp đã đánh dấu

Bước 4: Làm kiểm tra thử – Học xong hết những phần riêng lẻ rồi thì bắt đầu làm kiểm tra thử – Lấy các bộ đề của mấy năm trước, mỗi ngày làm một đề, làm xong thì so kết quả, ghi chú lại những câu mình sai để rút kinh nghiệm – Xong tất tần tật các đề rồi thì kiểm tra một lượt các câu sai và cố gắng ghi nhớ.

Bước 5: Thi và lấy bằng Thông thường nếu bạn học đầy đủ từ bước 1 đến bước 4 thì gần như chắc chắn bạn đã thi đỗ rồi (Mình đã kiểm nghiệm rồi). Tuy nhiên, do quá trình học bạn bỏ qua nhiều thứ quá nên vẫn có thể rớt. Trường hợp này, bạn phải xem lại những điểm mình chưa học kỹ và tập trung rèn luyện những điểm còn thiếu đó.

https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/permalink/959152667434744/

https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/permalink/954897761193568/

Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N1 Bài 1

Giải thích:

Dùng để thể hiện tình trạng, tính chất, dấu hiệu của sự vật, sự việc Ví dụ: Thời tiết dần dần sang xuân rồi 少しずつ春めいてきた。 Anh ấy nói pha chút mỉa mai 彼は、皮肉めいた言い方をした。 Tôi băn khoăn về nụ cười có vẻ như cố tạo ra của anh ấy 彼の作り物めいた笑いが、気になった。 Chú ý: “めぐ” Được xem như là một động từ nhóm I Giải thích: Dùng khi muốn thể hiện tình trạng đang làm một việc gì khác nữa ngoài một việc chính đang thực hiện. Thường dùng trong trường hợp tiếp diễn trong thời gian dài. Ví dụ: Đứa con gái đang chơi xếp giấy bên cạnh mẹ nó đang đan áo 母が編み物をするかたわらで、女の子は折り紙をして遊んでいた。 2.~かたわら~: Mặt khác, ngoài ra còn, đồng thời còn, bên cạnh Anh Tagawa gục đầu chán nản bên cạnh anh Tanaka đang nói chuyện vui vẻ 楽しそうにおしゃべりしている田中君のかたわらで、田川さんはしょんぼりうつむいていた。 Cô ấy bên cạnh làm giáo viên thì còn làm kinh doanh 彼は教師のかたわらビジネスもしている。

Giải thích: Dùng để biểu thị kết quả ngược lại với những gí đã nghĩ Ví dụ: Cuộc đấu này tôi cứ ngỡ là võ sĩ mang đẳng cấp Yokozuna chắc chắn sẽ giành chức vô địch, nào ngờ đâu vào thứ 3 anh ta bị thương phải nghĩ đấu. 今場所は横綱の優勝間違いなしと思いきゃ、三日目にケガで休場することになってしまった。 Cứ nghĩ mùa hè năm nay là những ngày nóng bức kéo dài, ngờ đâu mưc liên tục trong nhiều ngày, đến mức thấy lo là sẽ mất mùa vì lạnh giá. 今年の夏は猛暑が続くと思いきゃ、連日の雨で冷害の心配さえでてきた。 Cứ tưởng là đến đây sẽ tạm ổn mọi chuyện, nhưng mà có ý kiến phản đối, khiến chuyện này đành phải gác lại kì họp lần sau. これで一件落着かと思いきゃ、思いがけない反対意見で、この件は次回の会議に持ち越される事になった。3. ~とおもいきゃ~(~と思いきゃ): Đã nghĩ là….nhưng mà Giải thích: Dùng trong trường hợp biểu thị một hành động thực hiện tiếp nối ngay sau một sự việc nào đó, hoặc tình trạng một sự việc xảy ra ngay khoảnh khắc đó. Ví dụ: Vừa mới nghe nói thế, anh ta đã xong vào đánh gã ấy その言葉を聞くがはやいか、彼はその男になぐりかかった。 Vừa cầm lấy li bia, gã ấy đã nốc cạn chỉ trong một hơi その男はジョッキをつかむが早いか一気に飲みほした。 Vừa ở trường về tới nhà đứa bé đã vụt chạy đi chơi 子供は、学校から帰って来ると、玄関にカバンをおくがはやいか、また飛び出していった。 Chú ý: Ý nghĩa tương tự như “なり”hay ”や否や”

Giải thích: Dùng trong trường hợp biểu thị ý rằng chỉ có mỗi tính chất / hành động nào đó, dùng nhấn mạnh sự duy nhất.4.~がはやいか(~が早いか): Rồi thì ngay lập tức, ngay khi Ví dụ: Việc tôi lo lắng chỉ có mỗi chuyện đó thôi 心配したのはただ、そのことのみです。 Cấp dưới thì chỉ có việc tuân lệnh 部下はただ命令に従うのみだ。 Bấy giờ bên ngoài chỉ toàn tuyết là tuyết 外はただ一面の雪でのみだ。

Giải thích: Dùng trong trường hợp thể hiện việc thực hiện một hành động tiếp nối ngay lập tức. Thường dùng hành động đi sau là hành động bất ngờ, không đoán trước được. Ví dụ: Về tới nhà là nó rút ngay vào phòng mình, khóa cửa lại, không ra ngoài nữa bước 家に帰るなり自分の部屋に閉じこもって出てこない。 Vừa mới đứng lên tôi đã cảm thấy chóng mặt, suýt ngã 立ち上がるなり目まいがして倒れそうになった。 Vừa mới gặp mặt nó đã hỏi mượn tiền, thật không ngờ được 会うなり金を貸してくれなどと言うので驚いた。 Chú ý: Ý nghĩa tương tự như が早いか hayや否や 6.~なり~: Rồi thì ngay lập tức, ngay khi

Địa chỉ: Số 4 ngõ 322, Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

HỆ THỐNG DU HỌC KOKONO TẠI 39 CHI NHÁNH TRÊN TOÀN QUỐC

+ Cơ sở 1: Số 31 Lê Văn Thịnh – Phường Suối Hoa – Số 102 Đường Kênh Dương (Quán Nam cũ) – Quận Lê Chân – + Cơ sở 1: Số 64 Đường Đình Hương – Phường Đồng Cương – + Cơ sở 1: P.3.02 Toà nhà Green Building – Số 540/1 Đường Cách Mạng tháng 8 – + CS 1: Số 10 Đường Trương Định – Phường An Cư – Quận Ninh Kiều – TP. + CS 2: Số 55A Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh + CS 3: Số 469 Thái Sanh Hạnh – KP6 – Phường 9 – TP. Mỹ Tho – Tỉnh T* MIỀN BẮC

Tp Bắc NinhHải Phòng + Cơ sở 3: Số 23 Nguyễn Đình Chính – Phường Kỳ Bá – Tp Thái Bình + Cơ sở 4: Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – Tp Thanh Hoá + Cơ sở 2: Số 201 – Đường Phong Định Cảng – Phường Trường Thi – Tp Vinh – Tỉnh Nghệ An + Cơ sở 3: Số 454 Hà Huy Tập – Tp Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh + Cơ sở 4: Số 10 Ngô Quyền Phường Vĩnh Ninh – Tp Huế – Tỉnh Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 3: Số 37/3 Ngô Tất Tố – Phường 21 – Q.Bình Thạnh – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 4: Số 23 – 25 Nguyễn Văn Vịnh – Phường Hiệp Tân – Quận Tân Phú – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 5: Số 161 – 165 Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 6: Số 2/38 – Lê Văn Việt – KP2 – Phường Hiệp Phú – Quận 9 – Tp Hồ Chí Minh + Cơ sở 7: Số A89 đường Hoàng Hoa Thám (đối diện Karaoke 179 Khu K8) – P. Hiệp Thành – TP Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương + Cơ sở 8: Số 10 Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương + Cơ sở 9: Số 75A Hà Huy Giáp – Phương Quyết Thắng – Tp Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai + Cơ sở 10: Số 139 Phan Chu Trinh – Thành Phố Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

* MIỀN TÂY

Cần Thơ An Giang iền Giang Thừa Thiên Huế + Cơ sở 5: Số 101 Lê Sát – Phường Hoà Cường Nam – Quận Hải Châu – Tp Đà Nẵng Tp Bắc Giang + Cơ sở 5: Số 2A – Đường Chu Văn An – Hoàng Văn Thụ – Tp Thái Nguyên + Cơ sở 6: Số 81 Đường Giải Phóng – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định + Cơ sở 7: Đường Lê Phụng Hiểu – Phường Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh + Cơ sở 8: Số 43 Đường Chu Văn An – Vĩnh Phúc + Cơ sở 9: Số 23 Ngô Gia Tự – Phường Hùng Vương – Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc + Cơ sở 10: Số 68 Đường Nguyễn Văn Cừ – Tp Hạ Long – Quảng Ninh + Cơ sở 11: Khu 10 – Phường Nông Trang – Tp Việt Trì – tỉnh Phú Thọ + Cơ sở 12: Số 2a Canh Nông – Phường Quang Trung – Tp Hải Dương – Hải Dương + Cơ sở 13: Số 303 Nguyễn Văn Linh – Tp Hưng Yên – Hưng Yên + Cơ sở 14: Số 136 Quy Lưu Phường Minh Khai – Tp Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam + Cơ sở 15: Ngõ 2 Đường Tràng An – Phường Tân Thành – Tp Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình + Cơ sở 16: Thị trấn Bần Yên Nhân – Mỹ Hào – Hưng Yên

* MIỀN TRUNG

* MIỀN NAM

Phương Pháp Tự Ôn Thi Jlpt N1 Của Mình

Hôm nay là 07/04, và tròn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT (07/07). Mình nghĩ đã có rất nhiều người nộp xong hồ sơ rồi nhưng chưa biết bắt đầu ôn tập từ đâu. Vì vậy mình muốn chia sẻ với mọi người về kế hoạch ôn thi N1 của mình.

Sở dĩ mình quyết định chia sẻ ngay tại thời điểm này, vì mình muốn tạo ra thử thách cho chính bản thân mình. Không cần phải đợi đến khi thi N1 xong, biết điểm xong rồi mới chia sẻ với mọi người là “mình đã ôn N1 như thế nào”, mà ngay tại bây giờ, “mình sẽ ôn như thế nào” mới là điều quan trọng. Điều này thúc đẩy mình phải chăm chỉ hơn và học theo đúng lộ trình mà mình đã vạch ra.

Mặc dù vậy, việc học ôn thi ở đây không có nghĩa là ngồi cày tiếng Nhật từ sáng đến tối. Những bạn đang đi làm cả ngày hoàn toàn có thể áp dụng được phương pháp này. Mình đã thử nghiệm được một tuần đầu và phải nói là nó cực kì hiệu quả đối với mình. Tất nhiên, vì đây là phương pháp ôn tập của riêng mình nên nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào năng lực hiện tại của mình.

Theo mình, điều kiện cần và đủ đề có thể thực hiện phương pháp này là: cần có trình độ tương đương N2, hoặc là đã từng thi N1 nhưng cách đây rất lâu rồi, như mình (cách đây 4 năm mình thi được 103 điểm). Bạn nào N3 thì ôn lên N2 thôi chứ đừng tham N1 quá. Vì khoảng cách giữa N2 và N1 cũng không phải là nhỏ.

Ba ứng dụng điện thoại mình sử dụng

1. Jdict

Đây là ứng dụng từ điển Nhật-Việt mà mình đã dùng từ cách đây phải gần 6, 7 năm và hiện giờ nó vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mình. Điều mình thích nhất ở app này chính là việc mình có thể tra từ Kanji một cách nhanh chóng, và mỗi chữ Hán đều được giải thích một cách chi tiết, từ cách đọc, nét vẽ cho đến bộ mà chữ Hán sử dụng.

2. Quizlet

Bạn định làm flashcard bằng giấy? Mình có một đề xuất hay hơn. Hãy dùng Quizlet. Đây là một ứng dụng học ngoại ngữ siêu hay. Bạn có thể tạo ra một set ví dụ như từ vựng, sau đó tạo flashcard cho mỗi từ mà bạn muốn học. Sau khi bạn gõ vào từ mới tiếng Nhật (nhớ đặt language là Japanese), app sẽ tự động hiện ra ý nghĩa của từ đó ở dòng dưới, thậm chí là còn kèm theo cả ví dụ. Tuy nhiên phần chú giải này lại là bằng tiếng Anh, nên đối với ai không tự tin học flashcard Nhật-Anh thì chắc phải tự viết tay ý nghĩa tiếng Việt vào. Không chỉ dừng lại ở việc tạo flashcard, quizlet còn tạo ra một số chức năng như learn, test, game để học từ vụng hiệu quả hơn.

3. Forest

Đây là ứng dụng giúp mình cải thiện sự tập trung. Bạn chỉ việc đặt giờ để app trồng cây, và trong khoảng thời gian đó, bạn không được sờ đến điện thoại. Nếu thoát khỏi màn hình ứng dụng thì cây đang trồng sẽ bị phá. Mình sử dụng app này, kết hợp với phương pháp học quả cà chua (Pomodoro), tức là học 25 phút thì nghỉ 5 phút, chia ra thành nhiều hiệp để học. Bạn có thể đọc bài này để hiểu thêm về phương pháp Pomodoro.Ba bí quyết giúp mình cải thiện sự tập trung

Tài liệu mình sử dụng để ôn thi

Sau khi tham khảo trên mạng một số đầu sách, mình quyết định sử dụng bộ sách Nihongo Sou-Matome (日本語総まとめ). Trên mạng có rất nhiều ý kiến khuyên sử dụng Shin-kanzen Master, vì họ cho rằng giáo trình có lí giải chi tiết, kĩ hơn cũng như bài tập phong phú hơn. Tuy vậy, mình thấy Sou-matome phù hợp với lộ trình học của mình hơn. Sách của Sou-Matome đều được thiết kế để học trong vòng 1-2 tháng, mỗi ngày 2 trang. Mình tạm thời mua trước 3 cuốn từ vựng, kanji và ngữ pháp. Mình chưa mua vội sách nghe và sách đọc, vì mình định ôn phần đó sau. Theo mình thì nên có một vốn từ vựng, ngữ pháp chắc tương đối thì sau đó làm nghe đọc sẽ dễ hơn.

Lộ trình ôn thi

Còn 3 tháng cho đến ngày thi JLPT, vì vậy mình sẽ chia thành 2 giai đoạn ôn thi, bao gồm giai đoạn 1: Củng cố (2 tháng đầu) và giai đoạn 2: Cấp tốc (1 tháng cuối). Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cụ thể về giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 thì còn tùy theo lộ trình học mà nó có thể thay đổi một chút nên sẽ cập nhật sau.

Giai đoạn 1: Củng cố

Phương pháp tự ôn N1 của mình ở giai đoạn 1 này là: mỗi ngày học 2 trang từ cuốn từ vựng, kanji và ngữ pháp của Sou-matome, và tổng thời gian ngồi học trên bàn không quá 3 tiếng. Thường thì mình sẽ học khoảng 1 tiếng đến tiếng rưỡi vào sáng sớm, và 1 tiếng trước khi đi ngủ. Theo tính toán của mình, Kanji tốn nhiều thời gian học và ghi nhớ nhất, tiếp đó là từ vựng, và cuối cùng là ngữ pháp.

Tối: trước khi đi ngủ, mình giành khoảng 1 tiếng để ôn lại một chút kiến thức đã học trong 1 ngày. Mình lấy một tờ giấy A4 ra, viết đi viết lại những kanji nào chưa thuộc, đọc lại 4 cấu trúc ngữ pháp đã học buổi sáng, và rồi cầm điện thoại để học từ vựng qua quizlet.

Bộ sách Sou-matome cho từ vựng, kanji và ngữ pháp đều được thiết kế học trong 8 tuần (2 tháng), mỗi tuần sẽ có 6 ngày học kiến thức, và ngày thứ 7 sẽ làm bài tập (thực ra mỗi ngày đều có 1 bài tập nhỏ,nhưng ngày 7 sẽ chỉ toàn là bài tập). Bạn có thể giành ngày này để ôn lại toàn bộ những gì đã học trong vòng 1 tuần. Và vì là ngày cuối tuần nên bạn hoàn toàn có thể giành thêm thời gian để học nếu muốn.

Trong giai đoạn này, mình không học nghe và đọc theo giáo trình N1 nào, nhưng thay vào đó, mình đọc sách tiếng Nhật, nghe đài hoặc TV tiếng Nhật. Đối với mình, học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là ngồi trên bàn và cắm cúi vào sách vở học. Mình đem ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày, ví dụ như mình luôn viết một trang nhật kí bằng tiếng Anh vào mỗi buổi sáng sớm, nghe podcast tiếng Anh khi đang đi dạo hoặc tập thể dục, viết blog tiếng Nhật tuần 1 lần, xem thời sự Nhật trên internet,… Điều đó giúp mình tạo thói quen Giờ thì có thể thêm việc ngồi “chơi game từ vựng” lúc rảnh rỗi, thay vì chơi game bình thường trên điện thoại.

Giai đoạn 1 này không đòi hỏi mọi người cần phải giành nhiều thời gian để ôn thi N1. Mỗi ngày 2-3 tiếng trên bàn học là đủ. Nhưng quan trọng là bạn phải duy trì việc học đều đặn, và thật tập trung trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Những bạn nào đi làm thì có thể học một chút vào sáng sớm trước khi đi làm. Còn khi về nếu mệt lả thì không cần phải ngồi học trên bàn nữa, lên giường nằm mở app quizlet ra lướt qua tí. Bạn có thể ghi nhớ cả chữ Hán lẫn cấu trúc ngữ pháp vào quizlet mà học.

Giai đoạn 2: Cấp tốc

Nước đến chân mới nhảy. Càng đến gần ngày thi thì chúng ta mới thực sự có động lực cho việc dốc hết sức để mà học. Nếu đã hoàn thành giai đoạn 1 một cách suôn sẻ, mình tin chắc là việc ôn thi N ở giai đoạn 2 này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Giai đoạn này kế hoạch học của mình là bắt đầu ôn luyện phần nghe, đọc, ôn lại dần tất cả các mẫu ngữ pháp, chữ Hán, từ vựng đã học từ 2 tháng trước, và ngồi làm đề. Lâu rồi mình không đụng đến phần thi nghe và đọc của N1 nên cũng không nhớ rõ như thế nào. Có lẽ mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ với mọi người ở phần sau. Trước mắt, trong 1 tháng tới mình sẽ chỉ ôn tập từ vựng chữ hán và ngữ pháp theo đúng lộ trình của giai đoạn 1.

Một số tips

1. Mình thấy việc để nguyên sách học trên bàn sẽ giúp bản thân tránh phải đấu tranh với việc lôi sách ra học. Ví dụ như buổi tối học kanji mà sáng hôm sau muốn học tiếp thì cứ để nguyên cả bộ sách vở ở trên bàn, sáng hôm sau dậy chỉ việc ngồi vào bàn mà học.

2. Tắt 4G/WIFI khi học. Đặc biệt là khi mình dùng tới 2 app điện thoại gồm từ điển và quizlet trong khi học thì việc tắt mạng là điều bắt buộc. À, một chú ý nếu bạn sử dụng Forest. Nếu bạn sử dụng Forest thì bạn sẽ không được dùng 2 app kia nên mình nghĩ nên dùng Forest khi bạn cảm thấy không cần sự trợ giúp của từ điển hoặc quizlet, ví dụ như khi đang viết lại kanji vào giấy trắng chẳng hạn.

3. Đây là một trang web chứa tất cả những chương trình variety của Nhật. http://owaraidouga.jp/ Mình đặc biệt rất thích xem 月曜から夜ふかし và ニンゲン観察バラエティ モニタリング . Bạn cứ xem thử một đoạn video bất kì xem có nghe được hết không. Mình nghĩ là nên bắt đầu làm quen với phần nghe từ những đoạn video hội thoại thực tế, rồi sau đó mới luyện nghe theo dạng ôn thi.

Mỗi người sẽ có một phương pháp ôn tập khác nhau, và cũng tùy vào sự lựa chọn giáo trình ôn tập nữa. Nhưng mình nghĩ lộ trình mà mình vạch ra theo kiểu START SMALL AND SET GOALS này khá là ổn. Tất nhiên, các vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra, ví dụ như có hôm đi cả ngày sẽ skip mất một buổi học, thế rồi tuy học theo đúng lộ trình nhưng hiệu quả chỉ là một nửa,… Cái đó nếu bản thân mình gặp phải thì chắc chắn sẽ phải điều chỉnh.

Good luck!