Top 11 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Học Tiếng Anh Bằng Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Anh Bằng Phương Pháp Thiền

Thiền là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” không cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Trong việc học tiếng Anh, thiền được sử dụng như một phương pháp để phát huy năng lực của người học. Đây là một phương pháp được giáo sư – nhà giáo Lê Khánh Bằng áp dụng. Ông được biết đến là nhà phương pháp trong giáo dục học và có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha.

1. Thiền là gì

Thiền là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng.

Thiền là gì? (nguồn: royalparkhue)

Khi thiền, bạn cần phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở. Trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm. Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý.

Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.

2. Học tiếng Anh bằng phương pháp thiền

Đối với học ngoại ngữ, công thức thiền 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài sẽ giúp bạn tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não.

Học tiếng Anh bằng phương pháp thiền (nguồn: googleusercontent)* 5 bước chuyển vào trong

– Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.

– Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.

– Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

5 bước chuyển vào trong (nguồn: doanhnhancuoituan)

– Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.

– Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.

* 5 bước chuyển ra ngoài

– Bước 1: Đọc trong óc.

– Bước 2: Đọc mấp máy môi.

5 bước chuyển ra ngoài (nguồn: googleusercontent)

– Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.

– Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót.

– Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất.

Với những bước trên, khi bạn đã hình thành được vùng ngoại ngữ trong đầu, bạn hoàn toàn có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác.

Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.

Anh Thư tổng hợp từ tienganh.com.vn

Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Phương Pháp Học Tiếng Anh Bằng Tiềm Thức

Đừng dùng sự bận rộn làm lý do chính đáng để lười học tiếng Anh. Hãy tham khảo ngay phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức, để có thể tận dụng ngay cả thời gian ngủ để nâng cao trình độ tiếng Anh.

Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức là gì?

Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức là một trong những cách học phổ biến đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu. Thế nhưng, tại Việt Nam, khoảng 10 năm gần đây, phương pháp này mới thực sự trở thành phương pháp học tiếng anh hiệu quả được hầu hết những người học tiếng Anh áp dụng.

Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu thời gian rảnh để tự học. Bạn hoàn toàn có thể bật chương trình tiếng Anh và để chúng chạy trong vô thức, rồi làm việc khác, hoặc bật trong lúc…ngủ. Việc này cũng tương tự như khi bạn đang nghe nhạc hay radio nhưng vẫn làm việc vậy. Với phương pháp này, bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, tận dụng được quỹ thời gian eo hẹp trong ngày để học tiếng Anh, nhất là tiếng Anh giao tiếp với kỹ năng nghe – nói.

Cơ sở khoa học của phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức

1. Tiềm thức chi phối 80% hoạt động của con người

Tiềm thức chi phối đa số hành động của mỗi người. Đó là quá trình mô phỏng được lập trình sẵn từ lúc con người sinh ra hoặc được hình thành theo thời gian đủ lâu. Tiềm thức chính là điều kiện cần để chúng ta có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc, chẳng hạn như vừa lái xe vừa nghe nhạc, hoặc vừa làm việc vừa nghe radio. Tóm lại, khi chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc, hãy hiểu rằng đó là quá trình đã được lập trình sẵn trong đầu bởi tiềm thức.

Mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ, nhất là học tiếng Anh giao tiếp, chính là có thể sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. Để làm được điều ấy, tiếng Anh phải trở thành một phần trong tiềm thức, hay nói cách khác là chúng ta cần phản xạ tiếng anh bằng sức mạnh vô thức. Và đó là lý do tại sao phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức lại trở thành một phương pháp học tiếng anh hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng.

2. Cách thức tác động vào tiềm thức

Mục tiêu của chúng ta là tìm cách tận dụng phần lớn nguồn sức mạnh tiềm thức, sử dụng nó để phục vụ lợi ích của bản thân, cụ thể ở đây là học tiếng Anh hàng ngày hiệu quả. Tiềm thức là tầng phản xạ của não rất khó bị tác động trực tiếp. Khác với ý thức, tiềm thức của con người không dễ bị điều khiển bởi bất cứ điều gì. Vì thế, việc tác động vào tiềm thức vì bất cứ mục đích gì đều không thể làm trực tiếp, học tiếng Anh trong tiềm thức cũng vậy.

Để tác động vào tiềm thức, mỗi ngày, chúng ta phải tạo ra được một khoảng trống yên tĩnh, khi mà các yếu tố bên ngoài không thể làm xao lãng, để “đăng ký” với tiềm thức tinh thần của mình những gì mà chúng ta muốn. Chẳng hạn như, chúng ta sẽ dành 30 phút trước khi đi ngủ để nghe hoặc xem các chương trình bằng tiếng Anh, hoặc tranh thủ đeo tai nghe audio ngay trong lúc đang gà gật trên chuyến xe buýt đi học buổi sáng. Và tất nhiên, việc đó phải diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trong một thời gian đủ dài.

Tóm lại, cơ sở khoa học của phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức chính là tận dụng nguyên lý hoạt động của não, tranh thủ tác động vô thức trong lúc não không bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài, thông qua các phương tiện như âm thanh; từ đó, biến việc sử dụng tiếng Anh trở thành phản xạ tự nhiên.

Cách áp dụng phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức

Hình thức học phổ biến nhất của phương pháp này chính là nghe tiếng anh trong vô thức. Để làm điều đó, chúng ta có thể:

1. Bật chương trình học tiếng Anh trong lúc đang làm việc khác

Bạn đã bao giờ không chủ đích nghe một bài hát nhưng lại có thể thuộc làu bài hát đó chưa? Hay có những thông tin chúng ta ghi nhớ trong lúc nghe TV khi đang ăn cơm? Đó chính là vì bạn đã học bằng tiềm thức đấy. Hãy thử áp dụng với việc học tiếng Anh giao tiếp nào.

2. Bật chương trình học tiếng Anh trong lúc đang ngủ

Ngay cả khi chúng ta đang ngủ, tiềm thức của chúng ta hoạt động. Biểu hiện là chúng ta vẫn gặp tình trạng mơ ngủ, đôi khi là bóng đè, và vài lúc vẫn cảm nhận được những gì xung quanh đang diễn ra.

Trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications năm 2017, nhà thần kinh học thuộc Đại học nghiên cứu PSL (Pháp)) cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng con người có thể học trong khi đang ngủ.”

Trong cuộc thí nghiệm, tình nguyện viên tham gia được yêu cầu đi ngủ trong khi căn phòng tràn ngập những âm thanh du dương của những bài ca. Kết quả là khi thức dậy, hầu hết đều có thể kể lại về cảm nhận cũng như loại nhạc mình đã nghe trong khi ngủ. Theo đó, nghiên cứu đã cho thấy bộ não có khả năng tái tạo nên những ký ức mới và nhận được thông tin truyền đạt ngay cả khi con người đang ở trạng thái ngủ.

Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu này, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hành học tiếng Anh bằng tiềm thức ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, khi bạn chưa ngủ sâu. Đó là bởi vì hiệu quả ghi nhớ này của não bộ cũng tùy thuộc vào con người đang trong giai đoạn nào của giấc ngủ, ngủ càng sâu thì hiệu quả kém hơn và ngược lại.

Những loại hình chương trình bạn có thể bật là video học tiếng Anh, các sách nói bằng tiếng Anh, podcast tiếng Anh, và thậm chí là các bản nhạc tiếng Anh bạn yêu thích.

Tóm lại, bạn hoàn toàn nên tận dụng khoảng thời gian 7-8 tiếng khi ngủ để tiếp thu bị động tiếng Anh. Đó là cách học giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có thể ghi nhớ thông tin nhiều nhất có thể.

3. Luyện tập phản xạ tiếng Anh bằng tiềm thức

Phản xạ tiếng Anh thường được hiểu là phản xạ nghe nói. Phản xạ nghe nói tiếng Anh bằng ý thức là trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh, chúng ta vừa nói, vừa phải tư duy về việc nhấn trọng âm, nối âm, chọn từ vựng… Điều đó khiến chúng ta không thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Khác với điều này, phản xạ nghe nói tiếng Anh bằng tiềm thức là khi chúng ta giao tiếp tiếng Anh mà chỉ quan tâm tới nội dung, còn những yếu tố về ngôn ngữ sẽ tự động được bật ra, do tiềm thức chi phối. Khi đó, chúng ta sẽ nói tiếng Anh rất trôi chảy, tự nhiên.

Để làm được điều đó, hãy thử áp dụng suy nghĩ và luyện tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống. Trong mọi tình huống, bạn có thể tự nói một vài câu tiếng Anh để tạo thói quen phản xạ. Chẳng hạn, bạn có thể tự chỉ đường trong đầu bằng tiếng Anh khi đang đi bộ trên đường. Như vậy, khi gặp người nước ngoài hỏi hướng đi, bạn sẽ tự tin để chỉ đường cho họ ngay tức thời bằng tiếng Anh.

Phương Pháp Học Tiếng Anh Bằng Sơ Đồ Tư Duy

Những cách học tiếng Anh từ ngày xưa thực sự đã lỗi thời và cổ hủ. Các bạn học theo phương pháp ngày xưa, có nghĩa là chỉ học lấy chứng chỉ thôi, rồi các bạn lại quên hết trả nhớ được cái gì cả. Các bạn cũng tham gia các phương pháp học tiếng Anh qua bài hát, qua phim ảnh nhưng các bạn chỉ là thấy hay thì nghe mà quên đi việc học ngoại ngữ của các bạn. Hôm nay trung tâm ngoại ngữ Hải Phòng sẽ hướng dẫn các bạn học tiếng anh bằng sơ đồ tư duy để các bạn có thể học tốt tiếng anh và nhớ từ vựng được lâu hơn.

1. Học từ vựng bằng sơ đồ tư duy

Áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học từ vựng, các bạn sẽ nắm được rõ chính tả, cách sử dụng và nghĩa của từ vựng đó. Tất cả những gì bạn cần làm là:

– Mỗi từ vựng cần học, các bạn nên viết từ vựng ra vở với 4 nhánh, 4 hướng sẽ vuông góc với nhau. Nhánh chỉ lên trên, viết thật to nghĩa của từ đó. Nhánh chỉ xuống dưới, hãy viết cách phát âm của từ đó.

– Nhánh chỉ sang phải, các bạn viết ngữ cảnh ứng dụng của từ vựng đó.

Sau đó chúng ta quay sang nhánh bên phải, sắp xếp chúng theo ngữ cảnh từ trái qua phải. Cuối cùng, chúng ta hãy kể câu chuyện với những từ vựng được sắp xếp đó. Càng không có lý càng tốt, như vậy bộ não của bạn càng được kích thích hơn. Và nhìn lên nhánh phía trên nếu như bạn quên nghĩa của nó, và nhìn xuống nhánh phía dưới để học phát âm.

2. Học ngữ pháp bằng sơ đồ tư duy

Tiếp theo là ghép từ vựng đã được học theo sơ đồ tư duy như vậy bên trái của cấu trúc ngữ pháp đó rồi từ từ suy nghĩ, đặt một câu sử dụng cấu trúc đó cùng với từ vựng được ghép.

Bạn hãy liên tục thay các từ vựng ở 2 bên đặt ví dụ, lưu ý là mỗi lần thay chỉ thay 1 tờ và giữ lại từ bên kia, để não bộ chúng ta có sự so sánh trong tiềm thức và ghi nhớ được lâu hơn.

Thì đó chính là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả bằng sơ đồ tư duy với 2 lĩnh vực từ vựng và ngữ phá. Với phương pháp học tiếng Anh của Trung tam ngoại ngữ Hải Phòng rất mới mẻ này, hy vọng sẽ làm mới vào việc hoc tiếng Anh của bạn hơn, giúp bạn có một phương pháp đẩy nhanh quá trình hấp thụ ngôn ngữ của bản thân nhiều hơn.

Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ địa chỉ

Cơ sở 1: số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 65 Quán Nam, Quận, Lê Chân, Tp. Hải Phòng

Học Tiếng Anh Giao Tiếp Bằng Phương Pháp Đi Xe Đạp

Thầy Mike Boll – giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ được nhiều sinh viên biết đến với phương pháp học tiếng Anh mới lạ. Theo thầy Mike Boll: “Người mới bắt đầu nên học tiếng Anh bằng phương pháp đi xe đạp”.

Phương pháp đi xe đạp

Đúng như tên gọi, phương pháp đi xe đạp lấy ý tưởng từ cách thức học đi xe đạp để ứng dụng vào việc học tiếng Anh giao tiếp. Cụ thể, khi học đi xe đạp chúng ta không dành thời gian để đọc lý thuyết, không ghi nhớ cách đạp xe, giữ thăng bằng hay phanh xe mà bắt tay vào thực hành.

Thầy Mike Boll cho biết, ngày qua ngày, bạn tập đi và vấp ngã nhiều lần, nhưng sau mỗi lần thực hành, đạp xe và ngã như vậy bạn sẽ cứng cáp hơn, đi xe đạp tốt hơn so với lúc bắt đầu và dần quen với việc điều khiển phương tiện này.

“Bạn biết đi xe đạp nhờ thực hành, học tiếng Anh cũng như vậy. Chỉ cần bạn kiên trì thực hành và luyện tập tiếng Anh đều đặn hàng ngày, mọi rào cản sẽ bị phá vỡ. Bạn sẽ nhanh chóng nghe – nói tiếng Anh trôi chảy, giao tiếp được bằng tiếng Anh và phản hồi dễ dàng”, thầy Mike Boll, giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ chia sẻ.

Cũng giống cách đi xe đạp, học tiếng Anh giao tiếp bằng phương pháp này, người học không cần thuộc lòng từ vựng, lý thuyết ngữ pháp mà chỉ chỉ cần luyện nghe – nói – phản xạ tiếng Anh liên tục.

3 bước để áp dụng phương pháp đi xe đạp

Áp dụng phương pháp đi xe đạp để học tiếng Anh giao tiếp thực chất rất đơn giản. Bạn không cần thuộc lòng quá nhiều từ vựng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp; không cần làm quá nhiều bài tập… Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung thực hành với 3 bước đơn giản sau:

Bước 1: Luyện nghe tiếng Anh và hiểu nội dung bài nghe với kỹ thuật nghe ngấm. Bạn cần lắng nghe và hiểu ý câu chuyện. Nếu bạn nghe tiếng Anh mà không hiểu thì không thể giao tiếp bằng tiếng Anh được.

Bước 2: Luyện miệng dẻo, nói trôi chảy với kỹ thuật nói đuổi. Quan trọng là bạn cần nói ra được. Cách học này giống như một đứa trẻ, chúng không biết quá nhiều từ vựng, ngữ pháp nhưng vẫn nói đủ để người lớn hiểu. Không quan trọng là vốn từ, điều quan trọng là người học có thể nói ra điều mình nghĩ.

Bước 3: Luyện phản xạ nhanh nhạy với kỹ thuật phản xạ đa chiều. Theo đó, người học cần nói chuyện tiếng Anh liên tục, phản xạ bằng tiếng Anh như: trả lời bằng tiếng Anh trong một tình huống phim nước ngoài bạn đang xem, hoặc trò chuyện với một trợ lý ảo người Mỹ… Thực hành trong 30 ngày, mỗi ngày ít nhất 15 phút bạn sẽ thấy tốc độ phản xạ thay đổi nhanh chóng.

Nguyễn Sinh Hoàng Hà, sinh viên năm nhất khoa quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Lần đầu tiên em thấy một phương pháp học tiếng Anh lạ như vậy nên quyết định theo học. Chỉ sau 3 tháng, em đã hoàn toàn tự tin và chủ động dùng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày”.

Khi đi xe đạp, bạn chỉ cần luyện các kỹ năng cơ bản như giữ thăng bằng và đạp bàn đạp. Tiếng Anh cũng tương tự như vậy, để nói chuyện bằng tiếng Anh, bạn chỉ cần 3 kỹ năng cơ bản nhất là nghe hiểu, nói trôi chảy và phản xạ nhanh khi giao tiếp. Từ vựng, ngữ pháp sẽ được bổ sung dần trong quá trình luyện tập.

Ba kỹ thuật luyện tập, thực hành tiếng Anh là một trong những cách học tiếng Anh hữu dụng, dễ dàng thực hiện, có thể giúp người học nhanh chóng chinh phục tiếng Anh.

Theo Zing