Xin chào các bạn, phải chăng các bạn đang lùng soát, tìm kiếm trên mạng “Làm thế nào để học giỏi tiếng Nhật”, “cách học tiếng Nhật”, “Phương pháp học tiếng nhật từ con số 0”, “Nên học tiếng Nhật từ đâu khi chưa biết gì”… Rất nhiều vấn đề mà các bạn đang thắc mắc phải không nào? Hôm nay mình xin mạn phép trình bày bài viết về vấn đề này cho những bạn bắt đầu từ con số 0, không những thế, những bạn nào đang học nhưng cảm thấy mình học chậm, tại sao thi JLPT nhiều lần không đậu, hoặc học nhiều năm nhưng vẫn chưa có bằng JLPT thì hãy tham khảo bài đọc này, biết đâu nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.
Mình xin tự giới thiệu về mình một tí, mình sinh năm1997, khi còn là sinh viên năm nhất trường đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh, mình nhận được học bổng MEXT (học bổng toàn phần của nhà nước), chuyên ngành lĩnh vực hạt nhân. Sau đó mình được chuyển ra Hà Nội học tiếng Nhật 6,5 tháng tại trường đại học Ngoại Ngữ Hà Nội (nay đã đổi tên thành trường đại học Hà Nội). Trong 6,5 tháng đó, những thành tích mình đạt được đó là từ một người chưa biết gì về tiếng Nhật lên trình độ N3, đủ khả năng giao tiếp và phỏng vấn với người Nhật, không những thế mình cũng thuộc được 2000 chữ Hán tự, và mình cũng đã dự thi kì thi tiếng Nhật EJU (với 3 môn toán, lý, hóa thi bằng tiếng Nhật đều đạt trên 50% tổng số điểm). Sau khóa học cấp tốc 6,5 tháng này, các giảng viên thuộc trường đại học Hà Nội khoa tiếng Nhật công nhận chúng mình học rất nhanh, và đây là khóa học đầu tiên mà các cô dạy, được những thành tích trên là một thành công rất lớn đối với các cô cũng như là đối với chúng mình.
Bản thân mình đưa ra các thành tích trên không phải là để khoe khoang này nọ, chỉ với mong muốn là mọi người có thể yên tâm “chọn mặt gửi vàng” mà thôi. Mình biết còn rất rất nhiều người giỏi hơn mình, nhưng ở đây mình đang đề cập đến quá trình làm thế nào trong 6,5 tháng đạt được những thành tích như trên.
1. Cách Phát âm tiếng Nhật:
Tiếng Nhật hay bất cứ một thứ tiếng nào khác, mảng phát âm rất quan trọng. Vì vậy, khi bắt đầu học các bạn hãy tập cho mình cách phát âm làm sao cho đúng , nếu không đúng thì hãy dùng mẹo. Chẳng hạn như:
Âm Tsu (つーツ), ngày xưa mình dược dạy là đọc chữ “Trư” trong “Trư Bát Giới” nhưng phải “có hơi gió đưa ra”. Để biết mình phát âm đúng thì các bạn đưa tờ giấy trước miệng rồi đọc “Trư”, nếu tờ giấy nhích một khoảng thì bạn đã đọc đúng rồi đó.
Âm Fu (ふーフ) phát âm như nào? Khi được học, các cô chỉ rằng sẽ đọc giữa âm “HU” và âm “FU”. Nhưng làm sao để có thể đọc được như vậy? Lý thuyết là như vậy thôi, bản thân mình thấy nhiều cô đọc thiên về “FU” hơn.
Âm ya(やーヤ), za( ざー ザ ), ja( じゃ ージャ ) phân biệt như nào? Âm ya (やーヤ) thì chúng ta đọc như “DA” trong tiếng Việt. Âm za(ざーザ) như âm “Z” trong tiếng Anh. Âm ja(じゃージャ) như âm “ʒ”trong tiếng Anh.
Âm kya (きゃ) và những âm tương tự phát âm như nào? Bình thường khi bạn đọc chữ ki (き) thì nó 1 là phách, đọc chữ ya là 1 phách, khi đọc chữ kiya (きや) là 2 phách, nhưng vì đây là âm ghép của 2 âm lại làm 1 nên chúng ta đọc trong vòng 1 phách. Cách đọc là “ki-a”(きゃ) nhưng đọc thật nhanh sao cho nó chỉ được phép kết thúc trong vòng 1 phách ( 1 nốt nhạc ý ). ^_^
Giáo trình sử dụng: Kana nyuumon かな入門
2. Chữ viết trong tiếng Nhật:
Phải khẳng định rằng, giai đoạn đầu học tiếng Nhật, chữ viết và cách phát âm đã làm cho chúng ta bắt đầu chán nản với việc học tiếng Nhật rồi, nhưng nếu bạn không vượt qua giai đoạn này thì bạn không thể nào học tiếng Nhật được. Mình nói sơ qua về bảng chữ cái một tí, trong tiếng Nhật có 4 bảng chữ cái:
HIRAGANA : Chữ mềm, nghĩa là nét nó mềm mại, cong, không có mũi nhọn trong nét chữ. Người Nhật thường dùng bảng chữ này.
KATAKANA: Chữ cứng, nghĩa là trong nét chữ thường có mũi nhọn, được dùng để phiên âm tên người nước ngoài chẳng hạn như nước Việt Nam mình.
ROMAJI: Đây là chữ la tinh, phiên âm chữ Nhật để cho người nước ngoài dễ đọc hơn như “a, i, u, e, o” chẳng hạn.
Nhiều bạn thắc mắc, làm sao phân biệt chữ tsu(ツ) và chữ shi (シ) trong KATAKANA. Chữ Shi(シ)thì các bạn viết nét cong từ dưới lên có móc và 3 nét trong chữ Shi không ngang hàng nhau.
Còn chữ Tsu(ツ) thì các bạn viết nét cong từ trên xuống và 3 nét trong chữ Tsu phải ngang hàng nhau.
Tương tự như chữ So(ソ) và chữ n( ン) . Chữ So nét cong từ trên xuống và 2 nét ngang hàng nhau, chữ n nét cong từ dưới lên, có móc và 2 nét không ngang hàng nhau.
Làm sao để nhớ được bảng chữ cái trong tiếng Nhật trong thời gian nhanh nhất?
Thứ nhất bạn cần phải có một cách nhớ khác với người ta, bạn hãy tưởng tượng mỗi chữ nó giống với cái gì, đừng học một cách gò bó nét thứ nhất viết như thế nào, nét thứ hai viết như thế nào,…Mình thấy nhiều trung tâm dạy, ngay cả trung tâm mình đang dạy cũng dạy là nét thứ nhất, nét thứ hai. Như vậy một buổi học chỉ nhớ được có 10 chữ. Mình thì không thích như vậy, mình thích phá cách, giáo án là dạy 10 chữ trong 1 buổi nhưng mình dạy luôn gần như hết bảng hiragana trong 1 tiếng rưỡi, bởi vì mình đã được học trước nên mình có sự liên tưởng, và khi mình hướng dẫn lại cho mọi người thì mọi người sẽ dễ nhớ hơn rất là nhiều so với mọi người tự mài mò trong thời gian dài mà chưa có ý tưởng gì. Sau khi các bạn đã liên tưởng được rồi, thì việc tiếp theo là dùng flash card, hãy dùng thật nhiều, thì bảng chữ cái sẽ tự khắc ghi trong đầu bạn mà thôi. Hoặc có thể vào google search: game hiragana, sau đó các bạn thực hành, mình tin các bạn sẽ nhớ hiragana chỉ trong vòng 1 buổi. Hoặc vào CH Play ( Hệ điều hành android ) tải các ứng dụng chơi game hiragana, sau đó luyện tập cũng oke.
Thế là xong giai đoạn đầu, ngày xưa chúng mình học giai đoạn này, thêm một số cái như trường âm, âm ngắt, âm câm,… Tổng cộng là hết 1 tháng, như vậy, chúng mình chỉ có 5,5 tháng để học lên N3 sau khi học xong bảng chữ cái. Thật khó tin phải không các bạn? Nếu bạn nào không tin thì có thể đến trường đại học Hà Nội, khoa tiếng Nhật, các bạn có thể hỏi đã từng dạy 1 khóa nào như thế này chưa, là các bạn sẽ tin bài viết của mình. Mình cũng không rãnh rỗi để mà đi lừa gạt mọi người trong khi phải tốn thời gian suy nghĩ viết từng li từng tí như thế này cả.
Chúng ta tiếp tục giai đoạn tiếp theo, học ngữ pháp, từ vựng, kanji, luyện nghe, nói, đọc, viết, dùng từ điển ,ứng dụng ,……. Giáo trình các bạn nên dùng cho việc học Trong giai đoạn này đó là Bộ Minna No Nihongo (Giải thích ngữ pháp bằng tiếng Việt). Học xong bộ Minna No Nihongo là có thể đạt được trình độ N4. (Nếu kiên trì, chịu khó học)
1. KANJI, Ứng dụng, Từ Điển:
Sở dĩ mình đưa KANJI lên đầu tiên vì nếu như bạn giỏi được kanji, bạn có thể giỏi được nhiều thứ khác nữa như học từ vựng rất nhanh, đọc bài viết hiểu được nội dung. Mà khi có từ vựng thì bạn mới nói, nghe được. Vì vậy, hãy học kanji ngay sau khi học bảng chữ cái, đó là lời khuyên chân thành mình dành cho mọi người.
Khi có 漢字 :母ははは、母の母ははははと笑います。 Nghĩa: Mẹ thì cười haha, mẹ của mẹ thì cười hahaha. ^^
Cách đọc chữ Kanji: Kanji có 2 cách đọc, âm ON và âm KUN. Âm ON là âm Hán Nhật, còn âm KUN là âm thuần Nhật (Giống tiếng việt có âm hán Việt và âm thuần Việt vậy đó ^^). Tại sao lại có 2 âm, bởi vì THƯỜNG khi nó đứng 1 mình thì đọc âm KUN (thuần Nhật), khi ghép chung với những chữ kanji khác thì đọc âm ON (Hán Nhật). Mỗi chữ Hán đều có âm Hán Việt, và cũng có cách suy ra từ âm Hán Việt sang âm Hán Nhật (âm ON). Tuy nhiên, mình thấy ko cần phải học cách suy ra, vì bạn học nhiều là khắc bạn tự nhớ, và không phải chữ nào cũng có thể suy ra được, còn nếu bạn muốn thì có thể search google: ” Cách chuyển âm Hán Việt sang âm ON”. Các bạn lưu ý chữ “THƯỜNG” màu đỏ trên kia hộ mình nha @@@@
Ứng dụng nên dùng trong tiếng Nhật là gì ?
Thứ mà không thể thiếu cho việc học tiếng Nhật – Đó là ứng dụng từ điển. Đầu tiên, bạn phải sắm cho mình chiếc điện thoại Android (Hầu hết các ứng dụng tiếng Nhật thuộc hệ điều hành Android) . Mình đã tải nhiều ứng dụng về tiếng Nhật rồi, Mình khuyên các bạn nên tải
Ứng dụng Minna No Nihongo ( Có đầy đủ 50 bài và nhiều sách khác nữa)
Từ điển mazii
Từ điển Suge dict
Thực ra không nhất thiết các bạn học song ngữ Nhật – Anh mới tải ứng dụng này, Nếu các bạn muốn hiểu rõ hơn về cách dùng từ,… thì cũng nên tải ứng dụng này. Mình sẽ nói phía dưới phần Ngữ pháp
Làm sao để laptop có thể sử dụng những ứng dụng trên điện thoại? Nếu như bạn ít sử dụng điện thoại, muốn sử dụng những ứng dụng bên trên qua laptop, thì bạn có thể search google: Download phần mềm giả lập Android cho laptop. Với điều kiện cấu hình máy của bạn phải mạnh 1 tý thì lướt mới êm được.
Bản thân mình học kanji có rất nhiều cách học cho mỗi chữ, vì không phải chữ nào cũng áp dụng cách này, cách nọ được.
Thứ nhất, để học được kanji, các bạn phải có giáo trình đã.
Kanji Look and Learn (N5-N3) Tải xuống: Nhấn vào đây
Kanji look and learn ( N3-N2) Tải xuống: Nhấn vào đây
Kanji look and learn (N2-N1) Tải xuống: Nhấn vào đây
Remember the kanji Tải xuống: Nhấn vào đây
Đó là toàn bộ những cuốn sách kanji mà mình đã học (còn nhiều quyển nữa nhưng mình thấy những quyển sách đó không cần thiết). Làm thế nào để sử dụng hiệu quả những cuốn sách trên? Mình nói sơ qua một tí về các quyển sách, những quyển Kanji Look and learn là học theo hình ảnh, mỗi chữ có 1 hình ảnh riêng, còn quyển Remember the kanji là học từ những chữ kanji đơn giản đến những chữ phức tạp.
Sẵn đây mình nói luôn, có nhiều bộ không có nghĩa hoặc nghĩa của nó ít dùng thì mình phải quy ước là một nghĩa khác. Chẳng hạn như chữ Đinh ( 丁 ) nghĩa nó mông lung, thôi mình quy ước nó là cây Đinh luôn. rồi bộ ( 广 ) nghĩa là mái nhà (Cái này các bạn sẽ được học quy ước trong quyển sách). Chữ SẢNH ( 庁 ) nghĩa ( Chi Cục, Viện ) gồm 2 bộ trên, vậy mình đặt 1 câu: Mái nhà mà có đinh lòi ra thì chắc chắn không phải của Chi Cục, Viện, Nhà Nước rồi . Hoặc chữ Đính ( 訂 ) trong nghĩa ( Đính Chính), cách nhớ: Muốn đính chính người khác thì phải có miệng để nói ( 言) , vì cùng âm nên phải có bộ Đinh ( 丁 )。Hoặc chữ Đỉnh(頂 ) trong nghĩa ( đỉnh, mũi nhọn) ghép từ bộ Hiệt (頁) nghĩa là ( trang giấy), đặt cách nhớ mà có hiện tượng cùng âm Hán Việt ( khác dấu tí thôi ^^): Trang giấy vở của chúng ta luôn có 4 đỉnh, vì cùng âm nên thêm bộ Đinh ( 丁 ) vào. Vậy là xong !!
Làm sao biết Âm ON của chữ Hán đó có trường âm hay không?
Về Trường âm trong âm ON của chữ Hán, Hầu hết những từ có 3 âm trở lên (Đảo, Trường, Đàm, Lạc, Vực…) thì nó có trường âm ví dụ như Đảo ( 島 ) âm ON là tou ( とう ),…. Tuy nhiên có 1 vài từ chi có 2 âm tiết như Ưu ( 優 ) trong ưu tiên(優先) thì nó cũng có trường âm. Vậy làm sao để nhớ, thực ra thì ko có ai ngồi liệt kê ra cho các bạn đâu, các bạn cứ nhớ là 3 âm trở lên, rồi khi học thì các bạn chú ý một tí, nếu không đúng với quy tắc thì nó là ngoại lệ. Còn khi đi thi, nếu không biết có trường âm hay không thì chúng ta cứ áp dụng cái đa số chứ đừng dại mà áp dụng cái thiểu số. (Nếu biết âm Hán @@, chứ không biết âm Hán thì cũng không thể nào đoán được có trường âm hay không)
Làm sao biết một chữ Kanji được cấu tạo từ những chữ kanji khác?
Làm sao biết những từ nào có chữ Kanji đó?
Rất nhiều người cảm thấy Kanji rất loằng ngoằng, khó nhớ. Xin khẳng định với các bạn một điều là Học Kanji không khó, nhưng phải chăm.
2. Phương pháp học từ vựng:
Cách học từ vựng như nào để mau thuộc và lâu quên? Cũng giống như kanji, cũng có nhiều cách học, mình sẽ đưa ra cho bạn một số cách học như sau:
Các bạn à, nay là thời buổi công nghệ rồi, cái gì trên mạng xã hội cũng có hết ^^. Bạn có thể tạo flash card trên mạng, sau đó tải về điện thoại, bạn chỉ cần chạm vào màn hình là có thể dùng như flash card, đặc biệt, nếu như bạn học theo giáo trình Minna No Nihongo thì bạn không cần phải tạo vì đã có nhiều người đi trước, họ đã tạo sẵn rồi, bạn chỉ cần lên đó tải của họ về và xem là được. Ứng dụng nào có thể giúp bạn làm được điều đó? Đó chính là quizlet
Thứ hai, với mỗi từ học, bạn hãy cố gắng liên tưởng nó giống từ nào trong tiếng việt hoặc nó giống với từ nào mà mình đã biết, sau đó đặt 1 cái câu gì đó để nhớ nó. Chẳng hạn như có từ Saku – nghĩa là Nở (咲くーさく ). Để nhớ từ này, hẳn học tiếng Nhật, ai cũng biết đến hoa anh đào (Sakuraーさくら) nhỉ. vậy đặt 1 câu, hoa anh đào (sakuraーさくら) sẽ Nở ( sakuー咲くーさく) vào mùa xuân chẳng hạng. Hoặc từ khác Machimasu – Đợi ( 待ちますーまちます ), để nhớ từ này ta đặt, ĐỢI nó Mà Chi, tốn thời gian thêm. Còn nhiều từ rất là hay, các bạn có thể tự tạo ra cho bản thân mình.
Thứ tư, khi học một từ, các bạn nên cố gắng sử dụng nó, bằng cách đặt ví dụ cho nó thì sẽ nhớ lâu hơn.
Những từ mà các bạn đã học rồi thì hãy nhớ: nên thường xuyên ôn lại, lập kế hoạch, thời gian biểu, cứ bao lâu chúng ta nên ôn lại một lần ( mình thỉnh thoảng 1 tháng ôn lại 1 lần). Còn đối với những từ học trong ngày, trước khi đi ngủ chẳng hạn, các bạn thường hay cầm điện thoại trên tay, thì tại sao không cố gắng vào ứng dụng flash card mở lên và thực hành lại, để xem mình còn nhớ hay không, nhưng mục đích chính vẫn là để ôn lại, nhớ lâu hơn.
Làm sao biết từ đang học có từ đồng nghĩa hay không, hoặc bạn muốn tìm kiếm từ đồng nghĩa thì làm như thế nào?
Phải chăng thỉnh thoảng bạn muốn học những từ đồng nghĩa? Phải chăng bạn muốn nói khác so với những người còn lại? Website : http://ejje.weblio.jp/ sẽ giúp bạn làm điều đó. Trang web này bằng tiếng Anh, rất bất tiện cho những bạn nào không giỏi tiếng Anh, và mới bắt đầu học tiếng Nhật.
3. Ngữ pháp Tiếng Nhật:
Có nhiều ngữ pháp giống nhau, làm thế nào để phân biệt những ngữ pháp đó, nếu các bạn thắc mắc thì cứ search google là sẽ ra thôi, tuy nhiên, các bạn cũng nên đừng quá toàn cầu hóa vấn đề, có những ngữ pháp mặc dù giống nhau, nhưng chúng ta không cần phân biệt đâu, vì chúng ta không phải dân đi chuyên sau về học ngôn ngữ. Nói gì thì nói cũng nên phân biệt thì tốt hơn nhỉ @@.
Có nhiều bạn thắc mắc Làm sao phân biệt trợ từ Wa(は) và Ga(が)? Đừngcố gắng hiểu sâu về vấn đề này, ngày xưa mình được dạy: Phân biệt 2 trợ này, là cả 1 luận án tiến sĩ của người ta. Mình mà học chẳng khác nào đang đi nghiên cứu về luận án này sao ?
Làm sao biết động từ đi với trợ từ nào?
Làm sao để nhớ ngữ pháp lâu thì các bạn nên sử dụng nó thường xuyên, bên cạnh đó các bạn cũng có thể dùng flash card để học nữa, trên quizlet có hết, các bạn chỉ cần tải về học thôi.
4. Làm sao để giỏi phần đọc trong tiếng Nhật ( dokkai – 読解ーどっかい):
Để đọc được, bạn cần phải có từ vựng, kanji và ngữ pháp. Nếu như đọc 1 bài mà có những từ vựng bạn chưa gặp, những chữ kanji mà bạn chưa từng thấy, những ngữ pháp chưa từng học, thì lúc đó bạn đừng bối rối hoặc đừng lấy từ điển tra ngay lập tức, tập thói quen, “ KHÔNG TOÀN CẦU HÓA“, bỏ qua phần mình không biết, sau đó đọc sang câu kế tiếp, sau đó bạn tự dự đoán câu trên nó nói cái gì, hãy tự tập suy luận đoạn văn, đúng hay sai gì mặc kệ, sau đó dò đáp án xem mình làm đúng không rồi mới bắt đầu dò từ điển về từ vựng, kanji, ngữ pháp.
Mình khuyên các bạn như vậy bởi vì nếu mà bạn thấy những từ mà bản thân không biết là bắt đầu đem đi tra là sau này khi vào thi, gặp từ không biết, cảm giác của bạn sẽ ấp úng, lúc này kéo dài thời gian suy nghĩ, ảnh hưởng đến toàn bộ bài thi. Như vậy thì rất là tiếc, vậy tại sao bây giờ chúng ta không tập tự suy luận đi, đầu ốc chúng ta cũng trở nên phong phú hơn mà.
5. Luyện nói và nghe trong tiếng Nhật:
Làm sao để nghe tốt tiếng Nhật?
Khi bạn đang thắc mắc câu hỏi đó trong đầu, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang thắc mắc sở thích của người ta. Bạn biết tại sao không? Vì có người thích xem anime thì họ luyện nghe bằng cách xem anime, và rồi họ sẽ trả lời bạn: Nên xem anime để luyện nghe tiếng Nhật. Có người thích nghe báo, luyện nghe bằng cách nghe báo, rồi trả lời bạn: Nên nghe báo nha,… Ôi trời, mỗi người mỗi ý kiến, mà tự dưng bạn hỏi sở thích người ta làm gì ☻☻☻☻Giờ mình phải hỏi lại bạn mới đúng, bạn thích cái gì? Thích nghe nhạc Nhật hả? Vậy thì tại sao không luyện nghe bằng cách nghe nhạc Nhật? Thích xem những chương trình Nhật Bản hả? Vậy còn chần chờ gì nữa? Vào youtube search và thế là nghe thôi. Tuy nhiên có bạn nói với mình, họ chẳng thích gì cả, vậy luyện nghe bằng cách nào đây?. (Căng nè nha^^) Lúc đó mình không biết trả lời sao, và rồi mình về nhà suy nghĩ thì có câu trả lời thế này: Vậy bạn học tiếng Nhật để làm gì? Và rồi bạn ấy cũng chịu nghe, nhưng không làm theo như những cách trên, bạn ấy nghe một cách thụ động, vì bạn ấy ghét tiếng Nhật nên phải nghe tiếng Nhật (Nghe vô lý nhỉ – ghét mà còn đi nghe @@), Nhưng bạn biết không? Mỗi lần nghe tiếng Nhật là bạn ấy cảm thấy buồn ngủ, vậy nên trước khi đi ngủ bạn thường mở tiếng Nhật để nghe, vậy mà cũng thấm được rất rất nhiều đó các bạn. Hãy thử cách học của bạn ấy xem sao @@
Có nhiều bạn hỏi có cần ghi ghép ra lại không, thực ra thì bọn mình học trong 6,5 tháng thì thời gian rãnh rỗi đâu mà chép, và cách học này mình đã từng áp dụng rồi nhưng cảm thấy không phù hợp, tốn thời gian của bản thân thêm thôi, tuy nhiên bạn cũng nên thử xem, biết đâu nó phù hợp với bạn thì sao.
Thêm 1 điều về nghe nữa, các bạn đừng nên vội nản khi nghe không hiểu gì, vì chúng ta là những người mới bắt đầu, nghe không hiểu là đúng thôi (bởi thế mình mới khuyên đọc script trước đối với giai đoạn N4-N5), nghe được câu nào thì nghe, câu nào không nghe được thì bỏ qua, mặt khác, chúng ta tự suy luận cho bài nghe, nghe nhiều là chúng ta tự suy luận theo những gì chúng ta nghĩ, cũng giống như việc đọc vậy.
Cuối cùng thì cũng đã xong!!!!!!!
Một công cụ khác giúp học tiếng Nhật trực tiếp!
Thành công chỉ đến với những ai thực sự cố gắng.