Top 6 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Học Của Người Nhật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Học Của Người Nhật

Chào các bạn, trong loạt bài viết này Tự học online xin giới thiệu với các bạn loạt bài viết về phương pháp học tập của người Nhật. Mục đích để các bạn có thể luyện kỹ năng đọc hiểu cũng như có thêm hiểu biết về cách tư duy, cách tiếp cận vấn đề của người Nhật. Từ đó các bạn có thể tìm ra những phương pháp hay phù hợp, áp dụng cho bản thân.

Bài viết được chia thành 8 phần. Mỗi phần 1 trang. Mỗi phần đều có các câu tiếng Nhật nguyên gốc để các bạn luyện đọc và dịch tiếng Nhật. Các bạn hãy tự dịch lại các câu tiếng Nhật theo từ gợi ý, vừa học từ vừa luyện dịch. Nếu có từ nào không biết nghĩa, các bạn có thể tra luôn từ đó trên thanh công cụ tìm kiếm tuhoconline.net.

Nếu khó hoặc chỉ muốn đọc thông tin, các bạn có thể tham khảo nội dung dịch hoặc nội dung tóm tắt ở cuối bài.

Phương pháp học tập của người Nhật – Phương pháp 1 :

Sẵn sàng để học trong mọi tình huống

いついかなる 状況でも、 勉強できる 装備が 整っていますか Bạn đã chuẩn bị để có thể học trong bất kỳ tính huống nào chưa ?

私はいつもボールペンを 常備してメモの 準備をしていますが、そのときは、たまたまデスクの 上に 置いたままにしていました。 Tôi là người luôn chuẩn bị bút để memo lại nhưng lúc đó tôi lại để bút trên bàn làm việc.

しかし、トイレから 出た瞬 間、もう 忘れていました。 Tuy nhiên, khi tôi ra khỏi đó thì quên mất tiêu.

その 一瞬を、いかに 大切にするかです。 Những khoảnh khắc như thế thật là quan trọng biết bao.

そのときのアイデアは、 今でも 思い 出せません。 Và những suy nghĩ đó đến giờ tôi vẫn không nhớ ra được.

もし 実現していたら、素晴らしい 文章を 書くきっかけになっていたかもしれません。 Nếu được thực hiện thì đó có lẽ sẽ là cơ hội để viết một câu chuyện tuyệt vời.

人生が 変わるきっかけだったかもしれません。 Đó cũng có thể là cơ hội khiến cuộc đời thay đổi.

それだけ 深い 後悔の 念に駆られました。 Vì thế tôi đã cảm thấy hối hận sâu sắc.

その 失敗があってからというもの、 私はボールペンを 最低2 本は 持つようになりました。 Từ sau sai lầm đó lúc nào tôi cũng mang theo bên mình ít nhất 2 chiếc bút.

いついかなる 状況でも、 勉強ができる 装備が 必要であると 切に 感じました。 Trong bất kì tình huống nào tôi đã thực sự thầm thía sự cần thiết chuẩn bị cho việc học hỏi.

勉強ができる 人は、かばんの 中にいつも 本を 持っています。 Những người nỗ lực học tập thì lúc nào trong cặp cũng mang theo sách.

勉強への姿勢は、 装備に 現れるのです。 Tâm thế để học tập được biểu hiện qua sự chuẩn bị cho nó.

Từ vựng trong bài Phương pháp học của người Nhật :

用(よう)を 足 (た)していた: đi vệ sinh

考(かんが)え 事 (こと): việc phải suy nghĩ

瞬 間 (しゅんかん): khoảng không gian, thời gian, khoảnh khắc

ぼうっと: lơ mơ, mơ màng

思 (おも)い浮(う)かぶ: nhớ đến, nảy ra

往 々 (おうおう)にして: thỉnh thoảng, đôi khi

一 瞬(いっしゅん): một khoảnh khắc

いかに: biết bao, như thế nào (thán từ)

壮 大 (そうだい)な: tráng lệ, to lớn

素晴(すば)らしい: tuyệt vời

いまだに 不明 (ふめい): vẫn chưa rõ

後悔(こうかい)の 念 (ねん): cảm giác hối hận

駆(かけ)られました: bị rơi vào (trạng thái)

最 低(さいてい): tối thiểu

状 況(じょうきょう): hoàn cảnh,tình huống

切(せつ)に 感 (かん)じました: cảm thấy thấm thía

発生 (はっせい)します: phát sinh, xảy ra

持(も)ち 忘 (わす)れる: quên mang đi

逆(ぎゃく)に: ngược lại

非常事 態(ひじょうじたい): hoàn cảnh bất thường

備 (そな)える: chuẩn bị

逃(のが)さないよに: để không bỏ lỡ

姿勢(しせい): hình dáng, tư thế

現 (あらわ)れる: lộ ra, xuất hiện

Tóm lược nội dung :

Khi vào nhà vệ sinh tôi chợt nảy ra những ý tưởng quan trọng, tuy nhiên giấy bút thì lại để quên trên bàn làm việc, và tôi bị mất những ý tưởng tuyệt vời đó. Từ đó tôi coi trọng việc chuẩn bị cho việc học hơn. Người có khả năng học là người tận dụng mọi thời gian để học, dù là thời gian ngắn nhất (trên xe điện, trong nhà hàng…). Bởi vậy họ luôn chuẩn bị tốt cho thời gian đó. Tâm thế của người học thể hiện qua sự chuẩn bị của họ.

Phương Pháp Học Tiếng Anh Trẻ Em Của Người Mỹ

Mọi trẻ em khi sinh ra đều như nhau, đứa bé nào cũng có thể học tốt bất kì loại ngôn ngữ nào, có khác thì đúng là ai sống trong một môi trường ngôn ngữ tốt thì sẽ học ngôn ngữ đó dễ dàng hơn. Nhưng đó không phải là tất cả vì theo như chuyên gia ngôn ngữ học hàng đầu thế giới Mr Ben Longworth thì việc trẻ em bản ngữ học tiếng Anh tốt hơn trẻ em các nước khách vì họ có một cách học tiếng Anh cho trẻ em rất hay.

Cũng như mọi trẻ em trên thế giới, trẻ em Mỹ từ lúc được sinh ra cho đến khi cắp sách đến trường được học tiếng Anh từ bố mẹ và người thân của mình. Đầu tiên là về kĩ năng Nghe, sau đó là Lặp lại và có thể Nói một số câu đơn giản, tiếp theo bé có thể Đọc được và cuối cùng là Viết.

Khi tôi còn bé, trẻ em Mỹ được các giáo viên ở trường cho rằng đã am hiểu rõ về cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đời thường, vì vậy những bài giãng trong trường sẽ chú trọng nhiều về ngữ pháp.

Ngày ấy khi tôi học lớp 1 vào năm 1982, nhiệm vụ chính của các trường học là dạy chúng tôi về văn phạm, trong đó bao gồm hệ thống chữ viết và ngữ âm học, và sau đó hệ thống chính tả mà trong đó các từ vựng thông thường phải được ghi nhớ thay vì phải đọc trên từng trang giấy

Chúng tôi được liên tục sửa lỗi và chấm điểm về chính tả. Ví dụ, chúng tôi phải nhìn vào một bức ảnh và viết một câu ngắn bên dưới mô tả những gì đã xảy ra trong hình. Nếu chúng tôi viết một từ trong văn nói mà chưa bao giờ nhìn thấy trong văn bản và đoán mắc lôi chính tả thì sẽ bị giáo viên sửa lỗi một cách rất nghiêm khắc. Phương pháp này sẽ khiến cho học viên có xu hướng thận trọng hơn về cách viết văn và chỉ sử dụng những từ đã được học, cũng như thường cảm thấy sợ hãi nếu mắc lỗi về ngữ pháp.

Mọi chuyện đã khác đi vào năm 2015 khi con gái tôi vào mẫu, giáo viên của con tôi không chú trọng sửa lỗi ngữ pháp về các từ vựng được các bé nói theo cảm tính mà thay vào đó sẽ khuyến khích học sinh phát âm và đánh vần từ theo cách mà các bé học từ bố mẹ, ví dụ như “lookt” cho từ looked, “techur” cho từ teacher hay “minat” cho minute. Dần dần sau vài năm con gái tôi đã biết được cách đánh vần của các từ vựng học thuật hơn vì bé đã được gặp các từ này đều đặn cũng như đã có thời gian học những đoạn văn thú vị và cách hành văn trong những văn bản này.

Một khi trẻ em dã có những nền tản cơ bản về hệ thống viết và đánh vần, các bé sẽ được học nâng cao hơn với những bài đọc phức tạp hơn và sẽ được học cách giao tiếp trong những trường hợp trang trọng cũng đời thường.

Tại trường học, giáo viên chú trọng cho bé đọc sách và cho bé nghe kể truyện. Bé sẽ được cải thiện kĩ năng viết vì khi đọc các loại sách thì bé sẽ có thể bắt chiếc được cách viết một câu tiếng Anh sao cho đúng ngữ pháp. Bên cạnh đó thì việc được nghe và đọc tiếng Anh nhiều cũng giúp kĩ năng nói tiếng Anh của bé được kích thích và tốt hơn rất nhiều

Hầu hết những người bản xứ nói tiếng Anh thành thạo và khéo léo mà tôi biết đều nói rằng khi đã ở tuổi trưởng thành thì việc áp dụng lại những từ vựng và ngữ pháp họ đã được học khi còn bé sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cũng như khi họ học ngôn ngữ thứ 2, họ cũng áp dụng cách từng học ngôn ngữ mẹ đẻ để có thể tiếp cận nhanh hơn với ngôn ngữ mới.

Antoree English được thành lập tại Singapore bởi Antoree International chúng tôi với mô hình học trực tuyến 1 kèm 1 có sứ mệnh kết nối người học và người dạy tiếng anh trên toàn thế giới.

Phương Pháp Học Tiếng Anh Của Thần Đồng Đỗ Nhật Nam

Kì thi IELTS là một kì thi chuẩn quốc tế đã được thế giới công nhận. Đối với cá nhân em, em luôn có hy vọng được du học nước ngoài và bồi bổ kiến thức của mình. Thi kì thi IELTS, em đã được trải nghiệm một nền văn hóa mới, đã được học không chỉ những kiến thức tiếng anh đơn thuần mà còn cả những kiến thức xã hội vô cùng quý giá. Em nghĩ rằng thi IELTS sẽ giúp em thử sức mình, giúp em làm quen với nhiều điều mới và mở ra cho em một chân trời mới để có thể tiến xa hơn nữa.

Từ lúc bắt đầu ôn luyện cho kì thi IELTS, em đã cảm thấy hai kĩ năng đọc và viết là hai kĩ năng khó nhất. Và vì thế mà em lại càng có quyết tâm để chinh phục hai kĩ năng này. Đối với kĩ năng đọc, em cố gắng đọc càng nhiều càng tốt và đọc một cách hăng say. Sau đó, em cố gắng đoán những từ vựng trong bài đọc mà em không hiểu rồi so sánh với nghĩa trong từ điển. Ngoài ra, em đọc bài đọc, tóm tắt ý trong bài đọc đó, rồi thuyết trình mà không nhìn vào bài đọc nữa. Từ đó, em có thể luyện kĩ năng tóm tắt bài đọc và còn luyện luôn cả kĩ năng nói tiếng Anh nữa. Và cuối cùng thì em cũng đạt được số điểm tuyệt đối 9.0 trong phần đọc!! Còn phần viết, em cố gắng luyện viết thật nhiều và đọc nhiều bài luận mẫu. Lúc đầu điểm viết của em chỉ là 5.0 nhưng rồi tăng lên được 6.5, một số điểm chưa cao nhưng em sẽ cố gắng hơn vào lần sau.

3. Nam có thể chia sẻ những bí quyết nào giúp em đạt được điểm số rất tốt trong kỳ thi IELTS lần này?

Đối với em, để có thể thi IELTS và đạt được một số điểm cao, điểm mấu chốt là phải ham học hỏi và chăm chỉ học hỏi. Phải học IELTS bằng cả nỗ lực, trái tim và lòng nhiệt huyết của mình. Khi làm bài đọc, không nhất thiết phải biết hết từ, vì có thể rất nhiều từ mình không biết. Quan trọng là phải nắm được những “keywords” – những từ mấu chốt trong bài. Đọc một cách kĩ càng và mọi câu trả lời sẽ xuất hiện trong đầu mình một cách tự nhiên, đừng đọc lướt qua mà đã cố gắng trả lời câu hỏi. Người ta có câu “Giục tốc bất đạt”. Câu này đúng cho mọi phần thi của cuộc thi IELTS. Tuy nhiên, không nên quá tập trung vào một câu hỏi nào, phải biết phân bố thời gian một cách hợp lý, vì áp lực thời gian của kì thi IELTS là khá cao. Một bí quyết nữa là làm thật nhiều bài thi thử. Khi gần đến thời gian thi IELTS, tuần nào em cũng làm một bài mock test để thử kĩ năng của mình, và đánh giá xem mình đã ở mức độ nào và cần phải cố gắng ở đâu. Đây là một việc rất quan trọng nếu muốn chinh phuc kì thi IELTS.

4. Điều gì khiến Nam chọn trung tâm thi IELTS của IDP để thi cả 2 lần trong 2 năm qua?

Lý do em chọn IDP cho cả hai lần thi của mình là vì kì thi IELTS được IDP tổ chức rất chuyên nghiệp, với địa điểm rất thoáng mát và tiện nghi. Em được một cô giáo tiếng anh giới thiệu đến IDP, và em đã “yêu” IDP “từ cái nhìn đầu tiên”. Các cô nhân viên ở IDP cũng rất lịch sự và rất thân thiện. Em cảm thấy IDP là một địa điểm lý tưởng để thi kì thi IELTS và cũng nhờ một phần ở IDP mà em đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Học Và Ôn Thi Hiệu Quả Bằng Phương Pháp Kaizen Của Nhật

1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen

Thứ nhất, Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần.

Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên.

Thứ hai, Kaizen là làm liên tục và liên lục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian.

Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi.

2. Áp dụng Kaizan vào học tập và ôn thi

– Mỗi ngày một câu hỏi

Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tạo để trả lời câu hỏi.

Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó.

Ví dụ: thay vì câu: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao ta có thể dậy sớm hơn? Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?…

– Hành động liên tục trong ngày

Đừng chỉ đặt ra quyết tâm “ảo” bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó.

Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực.

Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực.

– Đơn giản hóa vấn đề

Kaizan nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một.

Ví dụ trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị “ngợp”.

Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn.

Hãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí “nhỏ và ý nghĩa” như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy.

– Để ý và trân trọng từng khoảnh khắc nhỏ bằng “cuốn sổ hạnh phúc”

Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc!

Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,…