Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Giáo Trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 2

Giáo Trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 2, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Việt, Phương Pháp Dạy Học Từ Vựng Tiếng Anh ở Việt Nam Hiện Nay, Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt Tiểu Học, Đề Cương Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt ở Tiểu Học, Đề Tài Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Tiểu Học, Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Dạy Học Môn Tiếng Việt, Giáo Trình Phương Pháp Tính, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pdf, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Dược Liệu, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Filetype Pdf, Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Về Từ Ngữ Địa Phương Trong Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Bậc Tiểu Học, Ngữ Pháp Tiếng Việt Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2005, Tiểu Luận Phương Pháp Dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học, Giáo Trình Tiếng Anh Pháp Lý, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Hay, Giáo Trình Học Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Học Tiếng Pháp, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Đầy Đủ, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Căn Bản, Giáo Trình Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Tiếng Anh Ngữ Pháp, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Hay, Học Tiếng Pháp Với Giáo Trình Reflets, Giáo Trình Thuật Ngữ Pháp Lý Tiếng Anh, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Vỡ Lòng, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Nâng Cao, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Hay Nhất, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Toàn Tập, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Chuẩn, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Taxi, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Luyện Thi Toefl, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh – Luyện Thi Toeic, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Le Nouveau Taxi, Hảo Sát Những Phương Pháp Học Tập Nhằm Nâng Cao Khả Năng Giao Tiếp Của Sinh Viên Ngành Tiếng Trung T, Ngữ Pháp Và Giải Thích Ngữ Pháp Tiếng Anh Vũ Mai Phương, Giáo Trình Tiếng Việt, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Việt Lớp 1, Giáo Trình Mvc 4 Tiếng Việt, Giáo Trình Học 3d Max Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Hàn Qua âm Hán Việt, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Lớp 1, Giáo Trình Học Tiếng Việt Lớp 2, Giáo Trình Học 3ds Max Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Việt, Giáo Trình Hsk 1 Tiếng Việt, Phương Trình Hóa Học Nào Sau Đây Thể Hiện Cách Điều Chế Cu Theo Phương Pháp Th, Bài 3 Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Thế Violet, Bài 4 Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Cộng, Bài Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Cộng Đại Số, Giáo Trình Sketchup 8 Tiếng Việt, Giáo Trình Photoshop 7.0 Tiếng Việt, Giáo Trình Tiếng Việt Thương Mại, Giáo Trình Lumion 8 Tiếng Việt Pdf, Giáo Trình Tiếng Anh Cho Người Việt, Giáo Trình Học After Effects Tiếng Việt, Tại Giáo Trình Boya Tiếng Việt Pdf, Giáo Trình C Aptech Tiếng Việt, Giáo Trình Cinema 4d Tiếng Việt, Giáo Trình Ngữ Dụng Học Tiếng Việt, Giáo Trình 60 Bài Eps Topik Có Tiếng Việt, Giáo Trình Tiếng Việt Kinh Tế, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Hàn, Giáo Trình Lumion 9 Tiếng Việt Pdf, Giáo Trình Học Sketchup 8 Tiếng Việt, Bài Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Thế, Bài 3 Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Thế, Lý Luận Và Phương Pháp Dạy Học Bộ Môn Tiếng Pháp, Giáo Trình Tự Học Ruby Bằng Tiếng Việt, Giáo Trình Học Autocad 2007 Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Hàn Dành Cho Người Việt, Giáo Trình Tự Học Autocad 2010 Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Hàn Quốc, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Nhật, Giáo Trình Kinh Tế Bằng Tiếng Việt, Giáo Trình Học Autocad 2010 Tiếng Việt, Giáo Trình Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Cho Người Trung Quốc, Giáo Trình E-learning Outlook 2007 Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài Pdf, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài Pdf, Giáo Trình Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài Pdf, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài, Giáo Trình Học Tiếng Việt Cho Người Trung Quốc, Giáo Trình Học Access 2010 Tiếng Việt Toàn Tập, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài, Giáo Trình Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài 1 Pdf, Giáo Trình Tiếng Việt Dành Cho Người Nước Ngoài Vsl, Quy Trình 4 Việc Trong Dạy Tiếng Việt 1 Công Nghệ Giáo Dục Là, Giáo Trình E-learning Office 2007 Bằng Tiếng Việt, Giáo Trình Tiếng Việt Thực Hành Của Nguyễn Minh Thuyết, Phương Pháp Viết Đoạn Văn,

Giáo Trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 2, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Việt, Phương Pháp Dạy Học Từ Vựng Tiếng Anh ở Việt Nam Hiện Nay, Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt Tiểu Học, Đề Cương Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt ở Tiểu Học, Đề Tài Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Tiểu Học, Tìm Hiểu Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Dạy Học Môn Tiếng Việt, Giáo Trình Phương Pháp Tính, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pdf, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Dược Liệu, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Filetype Pdf, Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Về Từ Ngữ Địa Phương Trong Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Bậc Tiểu Học, Ngữ Pháp Tiếng Việt Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2005, Tiểu Luận Phương Pháp Dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học, Giáo Trình Tiếng Anh Pháp Lý, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Hay, Giáo Trình Học Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Học Tiếng Pháp, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Đầy Đủ, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Căn Bản, Giáo Trình Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh, Giáo Trình Dạy Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản, Giáo Trình Tiếng Anh Ngữ Pháp, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Hay, Học Tiếng Pháp Với Giáo Trình Reflets, Giáo Trình Thuật Ngữ Pháp Lý Tiếng Anh, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Vỡ Lòng, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Nâng Cao, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Hay Nhất, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Toàn Tập, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Chuẩn, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Taxi, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh Luyện Thi Toefl, Giáo Trình Ngữ Pháp Tiếng Anh – Luyện Thi Toeic, Giáo Trình Học Tiếng Pháp Le Nouveau Taxi, Hảo Sát Những Phương Pháp Học Tập Nhằm Nâng Cao Khả Năng Giao Tiếp Của Sinh Viên Ngành Tiếng Trung T, Ngữ Pháp Và Giải Thích Ngữ Pháp Tiếng Anh Vũ Mai Phương, Giáo Trình Tiếng Việt, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Việt Lớp 1, Giáo Trình Mvc 4 Tiếng Việt, Giáo Trình Học 3d Max Tiếng Việt, Giáo Trình Học Tiếng Hàn Qua âm Hán Việt, Giáo Trình Dạy Tiếng Việt Lớp 1,

Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt Ở Tiểu Học

Bản mềm: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Nhằm giúp giáo viên có một tài liệu giảng dạy bài bản và hệ thống. Bản mềm phương pháp giảng dạy môn học Tiếng Việt ở Tiểu học đã ra đời. Từng dạng bài đều được phân loại khoa học tùy vào đối tượng học sinh của mỗi giáo viên. Và quý thầy cô có thể sửa đổi sinh động để bài giảng trực quan, thu hút hơn.

Phương pháp dạy học rất quan trọng

Bản mềm phương pháp giáo dục môn Tiếng Việt rất cần thiết cho công tác giảng dạy. Với rất nhiều lợi ích:

– Kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, rèn luyện nhiều kỹ năng

– Tự giám sát và đánh giá kết quả người học thông qua bài thực hành

– Giúp người học hứng thú, dễ học, dễ hiểu

Bản mềm: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học được biên soạn có hệ thống. Phân loại khoa học theo từng dạng bài cụ thể. Quá trình luyện tập học sinh có thể hệ thống hóa lời giải một cách chi tiết. Quý thầy cô giáo có thể tải về dựa theo đối tượng học sinh của mình. Để sửa đổi cho phù hợp.

Ngoài ra với phương pháp dạy học tích cực. thầy cô có thể đưa những ví dụ trực quan hơn vào câu hỏi. Qua đó kích thích sự sáng tạo của học sinh Qua Bản mềm. Tải thêm tài liệu tiểu học

Hình ảnh bản mềm

Phương pháp giáo dục môn Tiếng Việt ở Tiểu học được biên soạn nhằm hỗ trợ công tác dạy tốt, học tốt. Đối với giáo viên, sinh viên, nó mang ý nghĩa trang bị kiến thức và kĩ năng dạy học. Đối với học sinh, tài liệu cung cấp tri thức để các em dễ dàng nắm vững tiếng mẹ đẻ trên ghế nhà trường. Có thể nói đây là kho tài liệu miễn phí giá trị, tất cả mọi người nên dành thời gian để tìm hiểu.

Như vậy, ngoài kĩ năng giảng dạy vững vàng thì một tài liệu giảng dạy hữu ích luôn cần thiết. Mong những tài liệu được biên soạn chi tiết sẽ giúp ích cho công các dạy và học của giáo viên và học sinh.

Ấn tải về: Bản mềm theo đường link bên dưới Tải tài liệu miễn phí ở đây

Các Nguyên Tắc Và Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt

I. CÁC NGUYÊN TẮC.

I.1. Khái niệm về nguyên tắc dạy học tiếng mẹ đẻ.

“nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh”

– Dựa vào qui luật của quá trình thủ đắc ngôn ngữ ( acquisition ), Fêđôrenkô đề xuất 5 nguyên tắc: (xem Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A chủ biên, trang 47)

– Các nguyên tắc chiến lược và nguyên tắc chiến thuật, theo Duđnhicôp: (xem Giáo trình như trên trang 49)

I.2. Sự chi phối của các nguyên tắc dạy học đối với quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt trong nhà trường.

a. Dựa vào các nguyên tắc dạy học tiếng cho học sinh bản ngữ, SGK xác định và sắp xếp nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học tiếng mẹ đẻ ở từng cấp học, từng lớp học.

b. Việc lựa chọn phương pháp dạy học để thực hiện tiến trình lên lớp phải sao cho bảo đảm tốt nhất các nguyên tắc dạy học. Hơn nữa, việc sử dụng và thể hiện phương pháp dạy học bao giờ cũng phải được thực hiện trong khuôn khổ những nguyên tắc thì mới bảo đảm được hiệu quả dạy học.

c. Các nguyên tắc dạy học không chỉ được biểu hiện qua nội dung dạy học, phương pháp dạy học mà còn biểu hiện qua việc lựa chọn hình thức dạy học. Diễn giảng hoặc đàm thoại, đọc sách giáo khoa hay làm bài tập tiếng Việt.đều phải lưu ý đúng mức đến vai trò của giao tiếp, của mục đích phát triển kĩ năng ngôn ngữ và rèn luyện tư duy.

Bài 3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT I. CÁC NGUYÊN TẮC. I.1. Khái niệm về nguyên tắc dạy học tiếng mẹ đẻ. "nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh" - Dựa vào qui luật của quá trình thủ đắc ngôn ngữ ( acquisition ), Fêđôrenkô đề xuất 5 nguyên tắc: (xem Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A chủ biên, trang 47) - Các nguyên tắc chiến lược và nguyên tắc chiến thuật, theo Duđnhicôp: (xem Giáo trình như trên trang 49) I.2. Sự chi phối của các nguyên tắc dạy học đối với quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt trong nhà trường. a. Dựa vào các nguyên tắc dạy học tiếng cho học sinh bản ngữ, SGK xác định và sắp xếp nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học tiếng mẹ đẻ ở từng cấp học, từng lớp học. b. Việc lựa chọn phương pháp dạy học để thực hiện tiến trình lên lớp phải sao cho bảo đảm tốt nhất các nguyên tắc dạy học. Hơn nữa, việc sử dụng và thể hiện phương pháp dạy học bao giờ cũng phải được thực hiện trong khuôn khổ những nguyên tắc thì mới bảo đảm được hiệu quả dạy học. c. Các nguyên tắc dạy học không chỉ được biểu hiện qua nội dung dạy học, phương pháp dạy học mà còn biểu hiện qua việc lựa chọn hình thức dạy học. Diễn giảng hoặc đàm thoại, đọc sách giáo khoa hay làm bài tập tiếng Việt...đều phải lưu ý đúng mức đến vai trò của giao tiếp, của mục đích phát triển kĩ năng ngôn ngữ và rèn luyện tư duy... I.3. Các nguyên tắc đặc thù của Phương pháp dạy tiếng. I.3.1. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với phát triển năng lực tư duy. - Mệnh đề " ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng" thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và biểu hiện tư duy. - Tính khái quát và hệ thống của tri thức ngôn ngữ đòi hỏi các thao tác tư duy tương ứng. - Thực hành ngôn ngữ không chỉ gắn liền với tầng bậc của hình thức ngữ pháp mà còn thường xuyên rèn luyện tư duy về nội dung ngữ nghĩa lôgic, tư duy biện chứng, kể cả tư duy hình ảnh. - Suy cho cùng, biểu hiện rõ rệt nhất của năng lực ngôn ngữ ở một cá nhân là sự biểu hiện của trình độ tư duy thông qua sản phẩm giao tiếp mà cá nhân đó tổ chức nên. Hệ quả của năng lực tạo sinh văn bản tất yếu đồng thời với năng lực tiếp nhận văn bản. I.3.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp. - Giao tiếp là nhu cầu tồn tại của xã hội. Lịch sử nhân loại đã trải qua giao tiếp với nhiều phương tiện khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là ngôn ngữ. - Như vậy, ngôn ngữ luôn luôn tồn tai và phát triển trong giao tiếp và qua giao tiếp. Điều này dẫn đến cách hiểu tự nhiên là dạy học ngôn ngữ phải dạy học trong giao tiếp. - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là trực quan sinh động của hoạt động dạy và học ngôn ngữ. Việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ cá nhân lấy đó làm phương tiện, làm môi trường rèn luyện của mình. - Sản phẩm của hoạt động giao tiếp, tức các ngôn bản là công cụ trực quan của tiến trình dạy học tiếng. Đồng thời, vì người học phải phấn đấu để có khả năng tạo ra hoặc khả năng tiếp nhận các ngôn bản đó khi giao tiếp nên chúng cũng có tính mục đích đối với người học. Do vậy, có thể nói rằng hoạt động giao tiếp là môi trường học tập vừa mang tính phương tiện vừa mang tính mục đích. - Hướng về hoạt động giao tiếp, dạy học tiếng gặp những thuận lợi sau: + Là một ngôn ngữ không biến hình, tiếng Việt chỉ có thể bộc lộ đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp trong các phát ngôn cụ thể. Nhờ đó, người học xác lập một cách rõ ràng mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế sử dụng ngôn ngữ. + Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, ngôn bản ( nói, viết ) là chỉnh thể thống nhất của yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Nói cách khác, nếu tách yếu tố ngôn ngữ khỏi ngữ cảnh, tách tác phẩm khỏi hoàn cảnh sáng tác, người tiếp nhận sẽ không thể hiểu đúng được nội dung. Dạy học gắn với giao tiếp chính là gắn với đời sống tâm lí cộng đồng dân tộc, với đặc điểm xã hội - lịch sử...; ở đó, lời nói cá nhân vừa phù hợp với tâm lí chung vừa có cá tính của chủ thể nói năng. - Nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo đảm nguyên tắc này, ngoài việc ứng dụng các phương pháp dạy học thích hợp, vai trò của cấu trúc nội dung bài dạy của sách giáo khoa có ý nghĩa rất quan trọng. I.3.3. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt đã có của học sinh. - Mỗi người bình thường có một bộ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ. Bộ thói quen này bao gồm những thói quen đúng và thói quen sai, bao gồm vốn từ tích cực và vốn từ tiêu cực, bao gồm kinh nghiệm và khả năng phân tích lẫn tính nhạy cảm bản ngữ. Quá trình học tập tiếng mẹ đẻ ở nhà trường và ngoài đời là quá trình ý thức hoá bộ thói quen đó về các mặt cấu trúc ngôn ngữ, tổ chức lời nói, ý nghĩa xã hội...kể cả kinh nghiệm dùng lời trong các bối cảch giao tiếp khác nhau. - Mỗi học sinh ở cấp học, lớp học cụ thể hiện có một trình độ tiếng Việt cụ thể cùng với một bộ thói quen tương ứng như vừa nói ở trên. Đây là đặc điểm đáng lưu ý của học sinh bản ngữ mà người thầy dạy học tiếng mẹ đẻ có thể tận dụng như là một thuận lợi lớn trong dạy học. Đặc điểm này loại biệt khá rõ nội dung, phương pháp và hình thức dạy học tiếng mẹ đẻ cho học sinh bản ngữ với dạy học ngoại ngữ. + Nội dung dạy học tiếng mẹ đẻ là nội dung tích hợp nhằm rèn luyện năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đó là nội dung tri thức về hệ thống ngôn ngữ, về cách sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội - lịch sử cụ thể, trong đời sống tâm lí và tinh thần dân tộc, trong truyền thống đạo đức và vẻ đẹp nhân văn...Dạy học ngoại ngữ phải vượt qua chặng đường dài mới có thể vươn tới sự tương thích trên. + Nếu như học ngôn ngữ thứ hai, người học cảm thấy xa lạ với mọi yếu tố trong ngôn bản, từ hình thức diễn đạt đến nội dung ngữ nghĩa thì học tiếng mẹ đẻ, nội dung và hình thức của ngôn bản đều quen thuộc. Mục đích dạy học tiếng mẹ đẻ là làm sao giúp học sinh ý thức được qui tắc của cách nói cho phù hợp với nội dung quen thuộc trên. Theo tinh thần dạy học như vậy, trình độ tiếng mẹ đẻ sẵn có ở học sinh, đặc biệt là năng lực tiếp nhận nội dung ngữ nghĩa chính là phương tiện giúp học sinh học cách tổ chức hình thức diễn đạt cho nội dung đó. Nói gọn lại, về phương pháp dạy học, thầy giáo dạy tiếng mẹ đẻ có thể dựa vào trình độ tiếng Việt sẵn có của học sinh để giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện bộ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. - Một khía cạnh cần quan tâm khi chú ý đến trình độ tiếng Việt đã có ở học sinh bản ngữ là tính nhạy cảm bản ngữ. Đây là khả năng tiếp nhận ngữ nghĩa tiếng mẹ đẻ cùng với mọi sắc thái của nó một cách gần như trực cảm không qua phân tích. Dựa vào năng lực tiếp nhận nội dung của học sinh bản ngữ để dạy học cách tổ chức hình thức lời nói, giáo viên không thể không coi trọng tính nhạy cảm bản ngữ ở họ. - Ngoài các đặc điểm chung về trình độ tiếng Việt đã có ở học sinh như đã nói ở trên, giáo viên còn phải khảo sát và phân lập được trình độ cụ thể của từng lớp, từng học sinh mình phụ trách để có kế hoạch dạy học thích hợp. I.3.4. Nguyên tắc so sánh và phát triển hài hoà ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai dạng tồn tại của ngôn bản. Chúng có những đặc điểm khác nhau và cần thiết phải phân biệt trên cơ sở đối chiếu, so sánh để diễn đạt cho phù hợp. - Tuy có đặc điểm khác nhau nhưng một vài sắc thái riêng của ngôn ngữ nói có thể bổ sung cho hiệu quả diễn đạt của ngôn ngữ viết và ngược lại. Do đó, phát triển hài hoà cả hai loại ngôn bản này vừa phù hợp với yêu cầu giao tiếp xã hội vừa phù hợp với việc tăng cường hiệu quả diễn đạt của chúng. Để có thể bảo đảm được nguyên tắc này, giáo viên nên thường xuyên giúp học sinh ý thức rõ đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cũng như sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lẫn nhau giữa chúng trong diễn đạt. - Về vai trò của thầy giáo, nguyên tắc này được tuân thủ bằng việc điều khiển tốt bài tập thực hành miệng, các tiến trình giao tiếp xây dựng bài học, trả và hướng dẫn sửa chữa bài tập viết, v.v... II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH BẢN NGỮ. II.1. Về khái niệm phương pháp dạy học. - Nhiệm vụ chủ yếu của môn Phương pháp dạy học là trả lời câu hỏi: dạy như thế nào để đạt hiệu quả dạy học tốt nhất? Nội dung trả lời chính là sự cụ thể hoá lí thuyết cũng như sự ứng dụng các phương pháp dạy học. II.2. Một số cách tiếp cận khác nhau đối với việc xây dựng hệ thống phương pháp dạy học tiếng. II.2.1. Các bình diện khác nhau của phương pháp dạy học: a- điều hành quá trình giảng dạy b- theo các con đường nhận thức và đặc trưng hoạt động tư duy c- theo các hình thức tổ chức dạy học d- theo phương thức đặc thù tiếp nhận các nội dung tri thức II.2.2. Một số tổ hợp phương pháp dạy tiếng thường được nói tới. II.3. Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường dùng. II.3.1. Phương pháp thông báo - giải thích. - Đây là một phương pháp dạy học truyền thống, còn có tên gọi là phương pháp truyền thụ (transmission). Phương pháp này từng đóng vai trò và có đóng góp đáng kể cho giáo dục trong nhiều thế kỉ. - Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phương pháp này trở nên bất lực trước một khối lượng tri thức khổng lồ cần chuyển tải đến người học. Tuy vậy, trong vài điều kiện cụ thể của môi trường giáo dục, của đối tượng giáo dục...như học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở chẳng hạn, phương pháp thông báo giải thích vẫn mang lại hiệu quả tốt. Hiện nay, không phải bất cứ đâu và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nguồn thông tin khổng lồ của nhân loại. Hơn nữa, có người thầy có kinh nghiệm tham khảo tài liệu, lựa chọn, tổng kết một nội dung thuộc một phạm vi tri thức nào đó cũng là điều tốt, vừa tiết kiệm thời gian, vừa khắc phục được tình trạng thiếu điều kiện tiếp cận thông tin của người học. - Để hỗ trợ cho phương pháp này, giáo viên thường dùng các công cụ trực quan như bảng biểu, sơ đồ...nhằm giúp người học tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống. - Như đã nói ở trên, phương pháp này đã không còn phổ biến như trước nữa do môi trường xã hội học tập đã đổi khác. Giáo viên không nên l ... ngữ. - Dù sử dụng biện pháp nào, quan sát - phân tích ngôn ngữ cũng phải thực hiện các thao tác sau: + Phân tích - phát hiện + Phân tích - chứng minh + Phân tích - phán đoán + Phân tích - tổng hợp - Để có thể ứng dụng được phương pháp này, giáo viên cần phải có kĩ năng phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa logic, phải chuẩn bị kĩ càng, tỉ mỉ hệ thống câu hỏi gợi tìm theo định hướng bài học. + Về kĩ năng phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa logic + Về yêu cầu của hệ thống câu hỏi gợi tìm II.3.3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu. - Mô phỏng, bắt chước theo kinh nghiệm giao tiếp gắn liền với quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con người. Phương pháp rèn luyện theo mẫu là cách dạy học một cách có ý thức về thói quen và kinh nghiệm ấy. - Đối với học sinh trung học phổ thông, phương pháp này nên ứng dụng cho dạy học tạo sinh lời nói. Thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng; sau đó, bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình. - Phương pháp rèn luyện theo mẫu có thể được áp dụng theo các bước sau đây: + Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói. + Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu. + Học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình. + Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. II.3.4. Phương pháp giao tiếp. - Giao tiếp là chức năng trọng yếu của hoạt động ngôn ngữ. Dạy học tiếng cho học sinh cũng là nhằm giúp các em có năng lực tham gia vào hoạt động giao tiếp. Do đó, phương pháp giao tiếp lấy giao tiếp làm phương thức dạy học vùa phù hợp với mục đích dạy học, lại vừa phù hợp với nguyên tắc trực quan trong dạy học. Chỉ có dạy học trong môi trường giao tiếp, học sinh mới dễ dàng tiếp cận mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, giữa cụ thể và khái quát, giữa kiến thức cục bộ và tổng quan về hệ thống ngôn ngữ, giữa hệ thống ngôn ngữ và hoạt động lời nói. - Lấy giao tiếp làm phương thức dạy học, phương pháp giao tiếp mặc nhiên thừa nhận vai trò trung tâm của người học (centered - learner ) theo quan điểm truyền động ( transaction ) của giáo dục học hiện đại. Theo đó, người học là chủ thể nhận thức của quá trình học tập; thầy giáo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ người học theo phương hướng và mục đích đã định. Vậy dạy học theo phương pháp giao tiếp, ta phải làm thế nào? + Tạo các tình huống dùng hoạt động ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh. * bao gồm các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh (context): từ, cấu trúc ngữ, cấu trúc câu, các yếu tố ngôn điệu, yếu tố tu từ, phong cách... * bao gồm các yếu tố phi ngôn ngữ trong bối cảnh ( situation ): người nói, người nghe, không gian, thời gian, mục đích giao tiếp, ảnh hưởng của lịch sử - xã hội đối với các thành viên giao tiếp và quan hệ giữa họ với nhau... * bao gồm đặc điểm tâm lí , đặc điểm văn hoá dân tộc qua ngôn ngữ dân tộc. + Hướng dẫn quan sát - phân tích tình huống dùng hoạt động ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực: * Dưới sự dẫn dắt theo định hướng bài học bằng hệ thống câu hỏi của thầy giáo và qua hội thoại giữa thầy - trò, giữa trò - trò, học sinh cùng nhau nhận thức qui tắc, qui luật hoạt động của các hiện tượng ngôn ngữ trong mối tương quan với các yếu tố phi ngôn ngữ như đã nêu trên: ai nói, ( viết )? ai nghe ( đọc )? về cái gì? trong hoàn cảnh nào?... * Theo đó, học sinh rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết bằng cách xác định hướng và nhiệm vụ giao tiếp cho từng tình huống cụ thể. * Có thể có nhiều hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp giao tiếp như dạy học chính khoá, câu lạc bộ ứng xử theo tình huống giao tiếp, giải bài tập trắc nghiệm tình huống... III. Các thủ pháp thường dùng trong dạy học tiếng Việt. III.1. Phân tích và tổng hợp. - Phân tích là tách một hiện tượng nào đó thành các bộ phận cấu thành để có thể xem xét tất cả các mặt của nó, lí giải đặc trưng của chúng và trên cơ sở đó mà đánh giá hiện tượng đó một cách trọn vẹn. Tổng hợp là thao tác tư duy nhằm phát hiện ra các mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận của hiện tượng; trên cơ sở đó mà hình dung ra cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng. - Như vậy, phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau, giúp con người nhận thức toàn diện hiện thực khách quan. Bản chất của quá trình dạy học tri thức mới là quá trình tư duy nhằm nắm được tri thức đó toàn diện và chi tiết. Bởi vậy, phân tích và tổng hợp trở thành thủ pháp dạy học... III.2. So sánh đối chiếu. So sánh đối chiếu là thao tác tư duy để phân biệt hiện tượng, khái niệm với các hiện tượng, khái niệm khác. Một khái niệm ngôn ngữ, một qui tắc ngôn ngữ chỉ trở thành yếu tố tâm lí của học sinh khi các em biết đặt nó vào hệ thống các yếu tố tâm lí của mình. Nói một cách khác, các em cần phải so sánh đối chiếu chúng với các khái niệm và qui tắc đã có của mình. Mặt khác, tiếng Việt là một hệ thống giá trị và bản chất của các yếu tố cấu thành nó chỉ được xác định trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. III.3. Khái quát hoá. Khi tiến hành phân tích ngôn ngữ để rút ra các khái niệm và qui tắc, ta cần khái quát hoá vì khái quát hoá là thao tác tư duy nhằm rút ra các đặc điểm bản chất nhất của nhiều hiện tượng được phân tích. III.4. Qui loại và phân loại. Gắn bó mật thiết với thủ pháp khái quát hoá là thủ pháp phân loại và qui loại. Khi rút ra cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, học sinh đã phát hiện khả năng phân chia chúng ra từng nhóm và qui loại chúng vào các nhóm riêng biệt. Việc chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa vào sự giống nhau và khác nhau của chúng được gọi là sự phân loại. Tiếp đó, việc đưa các hiện tượng ngôn ngữ vào các nhóm thích hợp gọi là sự qui loại. Thủ pháp phân loại và qui loại thường được ứng dụng đối với phương pháp thông báo - giải thích, phương pháp quan sát - phân tích ngôn ngữ trong giờ lí thuyết. III.5. Tạo tình huống có vấn đề. Để tăng cường tính chủ động, tích cực tư duy, cần phải tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh. Nhu cầu này xuất hiện trong những trường hợp mà trong quá trình hoạt động học tập học sinh gặp phải khó khăn và trở ngại về nhận thức. Qua quá trình đó, các em sẽ tìm tòi, phát hiện ra các tri thức mới. Việc tạo các tình huống như vậy gọi là tình huống có vấn đề. Trong dạy học, các thủ pháp này thường được áp dụng khi nghiên cứu tài liệu mới. Giáo viên tạo ra và đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, cung cấp những tài liệu ngôn ngữ để các em quan sát. Học sinh tự quan sát, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết, từ đó, phát biểu định nghĩa về các khái niệm và qui tắc. IV. Các hình thức thể hiện của phương pháp. IV.1. Hình thúc diễn giảng cần được bảo đảm các yêu cầu sau: - Nội dung trình bày cần khoa học, chính xác. Lí lẽ nêu ra có tính thuyết phục và được trình bày một cách hợp lí. - Ngôn ngữ diễn giảng phải mẫu mực: đúng chuẩn, trong sáng, bảo đảm tính giáo dục. Âm thanh nhịp điệu phải vừa phải. - Thái độ cử chỉ của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối tránh lối phô trương, sáo rỗng hoặc gắt gỏng đối với học sinh. IV.2. Hình thức đàm thoại. Khi tiến hành đàm thoại, cần lưu ý một số yêu cầu sau: - Học sinh phải có ý thức về toàn bộ hay một phần lớn cuộc đàm thoại. - Chủ đề đàm thoại phải là hệ thống những vấn đề được lựa chọn và sắp xếp hợp lí nhằm hướng tới mục đích của bài học. - Số lượng, nội dung và tính chất phức tạp của câu hỏi chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức cần thiết, trình độ học sinh. Khi học sinh không trả lời được, giáo viên cần thêm các câu hỏi phụ để gợi mở. - Bảo đảm lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào đàm thoại. IV.3. Hình thức đọc sách giáo khoa. Sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh. Thầy giáo và học sinh cần biết sử dụng có hiệu quả phương tiện học tập này. IV.4. Hình thức làm bài tập tiếng Việt. Bài tập tiếng Việt là một đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học tiếng Việt. Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập và quá trình làm bài tập của các em, giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình. V. Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt hiện nay. - Tại sao phải đổi mới? + Thích nghi với điều kiện xã hội - lịch sử thay đổi. + Nội dung chương trình và sách giáo khoa thay đổi. + Trên hết là cần phải cải thiện tình hình dạy và học tiếng Việt chưa tốt hiện nay. - Đổi mới theo phương hướng nào? + Quan điểm tích hợp. + Sách giáo khoa Ngữ văn. - Nội dung đổi mới cụ thể như thế nào? + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã có trên ngữ liệu mới. + Giảm lí thuyết, tăng cường thời gian thực hành cho học sinh. - Quan hệ giữa đổi mới và các phương pháp đã nêu như thế nào? + Xử lí ngữ liệu theo quan điểm tích hợp khi vận dụng các phương pháp, biện pháp, thủ pháp dạy học là vấn đề mấu chốt hiện nay. Tích hợp nhưng không làm lu mờ mục đích yêu cầu riêng của từng bài dạy thuộc từng phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn. (tham khảo phần giới thiệu chương trình Ngữ văn THPT, phần phụ lục) 1. Việc nêu các nguyên tắc dạy học có ý nghĩa như thế nào đối với các phương pháp và thủ pháp dạy học? 2. Có ý kiến cho rằng chỉ có nguyên tắc giao tiếp chứ không có "cái gọi là phương pháp giao tiếp", anh, chị nghĩ thế nào? 3. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng là gì? Phải chăng ý nghĩa trực quan của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đóng vai trò cốt lỏi trong quan điểm này? (hay đây chính là chức năng chính của ngôn ngữ?) 4. Thử bàn về quan hệ giữa dạy học tiếng và rèn luyện, phát triển tư duy cho học sinh. 5. Phương pháp quan sát-phân tích ngôn ngữ và việc ứng dụng ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky vào mô hình hoá cấu trúc câu tiếng Việt; ưu, nhược điểm của nó là gì? 6. Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ chi phối nội dung chương trình và phương pháp dạy học tiếng Việt ở THPT như thế nào?

Phương Pháp Mới Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc

Phương pháp “Dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục” cho học sinh dân tộc thiểu số của giáo sư-tiến sỹ Hồ Ngọc Đại đã được huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thí điểm tại 2 trường Tiểu học Bộc Bố và Xuân La trong năm học 2011-2012, bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng mừng.

Thầy Lê Anh Tuấn, Hiệu phó Trường tiểu học Bộc Bố, cho biết sau một thời gian triển khai, phương pháp dạy học học mới này cho thấy học sinh tiếp thu ngữ âm tiếng Việt nhanh hơn, phát âm chuẩn hơn, đọc-viết chính tả cũng chắc hơn; chất lượng đọc, viết tiếng Việt được nâng cao hơn so với trước khi áp dụng phương pháp này.

Với phương pháp mới, các giáo viên khi lên lớp không phải soạn giáo án cho bài giảng, mà chỉ ghi nhật ký từng ngày dựa theo hướng dẫn sẵn có của công nghệ.

Với những em học sinh lớp 1 là dân tộc thiểu số phần lớn chưa nói sõi tiếng Kinh thì việc được học ngữ âm ngay từ đầu, biết cách phân tích ngữ âm đã giúp cho các em nhanh chóng hiểu được bài giảng, đọc thông viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả; đồng thời, những bài giảng sinh động, dễ nghe dễ hiểu giúp các em ghi nhớ bài hơn, không còn hiện tượng tái mù chữ như trước.

Cô giáo Chu Thị Thi, giáo viên trường Tiểu học Bộc Bố, cho biết phương pháp dạy học này giúp giáo viên nắm vững phương pháp và dạy học theo hướng tích cực, hình thành ở học sinh kỹ năng tự học. Tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, dễ thực hiện. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu , thiết kế bài dạy và quy trình dạy các mẫu.

Đối với học sinh lớp 1, phương pháp dạy học này giúp các em nhận diện tiếng trước rồi mới đến phân tích phụ âm và vần, ngược lại các phương pháp dạy học trước đây. Trong quá trình học các em được sử dụng các hoạt động phụ trợ như vỗ tay để phân tích tiếng, qua đó tạo được sự hứng khởi, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.

Mặt khác, học Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục học sinh là hình thức học mà chơi, chơi mà học, các em cảm thấy tự tin , mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động học tập.

Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, qua thời gian nghỉ hè không quên chữ . Học sinh có thể nắm chắc được luật chính tả và có kỹ năng nghe để viết chính tả tốt.

Một điểm khác với phương pháp dạy học trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục, các giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết, mà mỗi học sinh sẽ tự tư duy bài giảng. Quy trình giảng dạy của các giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả.

Trao đổi về khả năng tiếp thu của các em, thầy giáo Lê Anh Tuấn cho biết khó khăn nhất là việc hầu hết học sinh dân tộc thiểu số vẫn chưa thông thuộc tiếng phổ thông, cộng thêm sự nhút nhát nên sẽ khó tiếp thu bài giảng. Đây là những rào cản lớn nhất cho phương pháp dạy học này. Do đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải nỗ lực không ngừng trong việc hướng dẫn, truyền đạt cho các em.

Ông Hứa Đình Chú, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Pác Nặm, nhận định những kết quả đạt được từ phương pháp này đang mở ra một bước tiến mới hứa hẹn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của ngành giáo dục huyện Pác Nặm. Đây sẽ là tiền đề giúp cho sự nghiệp giáo dục của huyện vùng cao Pác Nặm sớm theo kịp với các địa phương trong cả nước./.