Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Nước Ngoài Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

Thật ra dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không quá khó như các bạn nghỉ, chỉ cần một số phương pháp và chỉ tiêu sau đây bạn có thể dạy tiếng Việt một cách dể dàng hơn. Trung tâm gia sư Trí Tuệ Việt sẽ hướng dẫn các những phương pháp thủ thuật sau để dạy nhanh hơn.

Phương pháp dạy người nước ngoài phát âm tiếng Việt

– Điều đầu tiên giáo viên cần lưu ý đó là: tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, phân tiết. Tức là các âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát âm tách rời nhau, một hoặc vài ba âm tiết tạo thành một từ, các từ có thể trực tiếp tạo thành câu hoặc tạo thành các nhóm từ rồi các nhóm từ mới tạo thành câu…Vì thế: nguyên tắc là muốn phát âm tốt một câu tiếng Việt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết, từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”, không nên đọc luyến âm giống như tiếng Anh thành camon (điều này rất nhiều người nước ngoài mắc phải). Tất nhiên, bình thường người Việt không nói rõ từng từ, vì họ nói nhanh, nhưng đối với người nước ngoài, phải học cách nói đúng và nói chậm, sau đó họ tự nói nhanh nhưng vẫn chính xác mà không bị sai.

1. Xếp loại nguyên âm và phụ âm theo phương pháp ngữ học

2. Tập luyện cho nhuần từng loại

3. Tập luyện nguyên âm với các dấu

4. Thực tập và luyện từng phụ âm với sự phối hợp với nguyên âm

5. Áp dụng cách đọc các từ có nguyên âm đôi hay ba và luyện tập cho quen miệng.

Tập viết tiếng Việt cho người nước ngoài

Thật ra khi các bạn tập viết cho những bạn ở những nước có nền tảng tiếng anh việc tập viết rất dể dàng trong việc viết tiếng Việt, điều mà thiếu các bạn ở đây chỉ cần sự kiên trì mà thôi. Cố gắng day kem cho những người bạn ngoại quốc như những người bạn thân thiết với mình thì các bạn làm gia sư dạy một cách dể dàng mà thôi. Còn phương pháp nó là gì ư? đó là luyện tập thôi đối với cách viết.

Một Số Phương Pháp Dạy Từ Vựng Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện rất thiết thực để con người có thể giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin, để hiểu những tâm tư tình cảm của nhau. Như vậy, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, là con người tri thức chúng ta cần phải biết ít nhất thêm một ngoại ngữ để hòa nhập cùng thế giới văn minh, nắm bắt thông tin và trang bị cho mình một nguồn vốn kiến thức nhân loại.

Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, tiếng Việt cũng đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình khi được đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới với số đông người sử dụng và đang được phát triển. Hằng năm, có không ít người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, làm việc, công tác… đi cùng thực tiễn đó nhu cầu học Tiếng Việt ngày càng mở rộng.

Để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đó, việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đổi mới các phương pháp giảng dạy. Ví dụ như đổi mới phương pháp dạy từ vựng, ngữ pháp cấu trúc câu tiếng Việt, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…

Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng, nhớ và vận dụng linh hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp là điều vô cùng hữu ích và cần thiết. Bời vì không có từ vựng chắc chắn không có ngôn ngữ. Nếu người học ngoại ngữ không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả như một công cụ giao tiếp và tư duy được.

Chính vì thế, trong bất cứ một khóa học tiếng Việt nói riêng hay học ngoại ngữ nói chung, việc giới thiệu từ vựng, làm rõ nghĩa và các sử dụng trong các ngữ cảnh luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc, là một phần quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình học ngoại ngữ.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin đưa ra một số phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Việt cho người nước ngoài:

Giáo viên không thể giải thích hết tất cả mọi từ vựng Tiếng Việt trong một chương trình học. Giáo viên có thể chọn ra một số từ điển hình trong quá trình giảng dạy. Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc vào nội dung bài khóa và trình độ của học viên. Không nên dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian để thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên trong môt tiết học chỉ nên dạy tối đa từ 10 – 15 từ vựng. Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến các câu hỏi như:

+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản không? + Từ đó có khó so với trình độ học vấn của học viên hay không?

Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản và phù hợp với trình độ của học viên thì giáo viên cần lựa chọn từ vựng đó.

Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng hơi khó so với trình độ của học viên thì giáo viên cần giải thích cho học viên bằng cách diễn giải nghĩa của từ theo cách đơn giản để học viên dễ tiếp thu, hiểu nghĩa của từ.

Nếu từ đó không cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản và không khó lắm so với học sinh thì giáo viên nên yêu cầu sinh viên đọc văn bản và khi từ vựng đó được đặt trong ngữ cảnh trong văn bản thì học viên nên tập đoán nghĩa của từ.

+ Dùng tranh ảnh : Sử dụng hình ảnh trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mang lại nhiều ưu điểm vì đây là phương pháp trực quan sinh động làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, thú vị, sôi nổi và thu hút sự tập trung chú ý cũng như ghi nhớ của học viên.

Chẳng hạn như trong bài học về quốc tịch, thay vì chỉ đưa ra tên nước hoặc đưa ảnh quốc kì của các nước, các giáo viên có thể sử dụng một địa danh nào đó hay một chuỗi các địa danh hoặc các nhân vật nổi tiếng, trang phục truyền thống của nước đó. Nhất là với những tên nước phiên âm tiếng Việt, hình ảnh này rất hữu ích.

Ví dụ: Sau khi cho học viên đọc và viết các từ mới chỉ đồ dùng học tập trong lớp: bảng, bàn, ghế, quạt, máy chiếu, bàn giáo viên… Giáo viên nói:

Giáo viên: Đây là bảng ( Chỉ vào cái bảng). Nhắc lại cho học viên ( khoảng 3 lần)

Học viên ( nhắc lại): Bảng

Giáo viên: Đây là cái gì?

Học viên: Bảng

( Thực hiên tương tự với các từ vựng khác)

+ Dùng điệu bộ : Để giúp người học hiểu được nghĩa của từ, giáo viên có thể sử dụng những điệu bộ, cử chỉ, động tác, nét mặt…

Ví dụ: Để dạy từ ” đánh răng”. Giáo viên thực hiện động tác đánh răng, sau đó hỏi học viên: Cô giáo đang làm gì?

Học viên: Cô giáo đang đánh răng.

Giáo viên có thể cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập luyện từ vựng Tiếng Việt hoặc kết hợp chúng với các mẫu cấu trúc câu, qua các ngữ cảnh khác nhau, thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học viên, kiểm tra được tư duy logic và cách sử dụng từ vựng linh hoạt trong từng ngữ cảnh cụ thể. Một số dạng bài tập có thể được áp dụng như: tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; trắc nghiệm, điền từ vào ô trống, ghép nghĩa,…

Hơn nữa, người học sẽ cảm thấy thích thú khi giáo viên áp dụng trò chơi vào việc học thay vì chỉ hoc lý thuyết khô khan. Học viên sẽ được vừa chơi vừa học, do đó tiết học tiếng Việt sẽ trở nên sinh động, thú vị hơn.

Phương pháp chủ đạo trong dạy học tiếng Việt nói chung và ngoại ngữ nói riêng, nói đến cùng vẫn là việc dạy từ vựng như thế nào? Dạy cấu trúc ngữ pháp như thế nào để người học biết cảnh sử dụng từ mới và kết hợp linh hoạt với cấu trúc câu để có thể giao tiếp được với người bản xứ. Chính vì vậy, giáo viên cần phải biết kết hợp và vận dụng các phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp hoc viên người nước ngoài tiếp thu tối đa kiến thức và kỹ năng sử dụng từ vựng cho việc học tiếng Việt.

(Kỷ yếu khoa học số 3, tháng 5/ 2016)

Áp Dụng Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Bằng Hình Ảnh Cho Người Nước Ngoài

Phương pháp hay công nghệ dạy học là con đường đưa kiến thức, kĩ năng đến với người học nhằm đạt kết quả có định hướng. Để người học có được năng lực nhận thức và giao tiếp ở một trình độ nhất định, người dạy cần tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Việc đổi mới cách dạy từ truyền thống sang cách dạy hiện đại trong đó có phương pháp sử dụng hình ảnh là một yêu cầu cần lưu ý trong hướng đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng. I. Một vài vấn đề về việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay

Với xu thế phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam học tập và công tác.

Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Trung tâm 123VIETNAMESE nói riêng và ở các cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung đang ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giáo trình cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy. Về phía học viên, có rất nhiều người đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) nên phương pháp giảng dạy mà nhiều giáo viên vẫn và đang áp dụng là dùng ngôn ngữ thứ ba, chủ yếu là tiếng Anh, để giải thích trở nên khó khăn và không phù hợp. Thậm chí trong nhiều trường hợp việc giáo viên cố gắng đưa ra một từ tiếng Anh càng làm cho học viên lúng túng, không thể hình dung nổi.

Không những vậy, trên thực tế trong lúc giảng dạy tiếng Việt cho lớp học có các học viên của nhiều quốc tịch thì việc dùng một ngôn ngữ khác để giải thích sẽ không mang lại hiệu quả cao cho người học.

Hơn nữa, các giáo trình mà chúng ta đang dùng phổ biến hiện nay cung cấp cho học viên một vốn từ vựng rất lớn, với phong phú các loại mẫu câu song lại nghèo nàn về hình ảnh, đặc biệt ở trình độ nâng cao. Lúc này đòi hỏi sự sáng tạo và chuẩn bị bài giảng công phu hơn của người giáo viên. Trong đó có việc áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt thông qua hình ảnh.

II. Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt qua hình ảnh 1. Một số loại hình ảnh thường dùng khi dạy ngoại ngữ

Dựa vào đặc điểm hình ảnh (tĩnh hay động) và việc áp dụng các loại hình ảnh này vào từng trình độ (cơ sở hay nâng cao) cho phù hợp, chúng tôi chia làm một số loại hình ảnh sau:

Loại 1 – Hình ảnh tĩnh, không cần chú thích Đây là loại hình ảnh rất đơn giản nhưng cơ bản. Giáo viên khi sử dụng chúng không cần phải giải thích nhiều. Vì thế nó thường được áp dụng trong việc dạy từ mới, ở tất cả các trình độ, trong đó phát huy tác dụng nhất khi dạy ở trình độ cơ sở.

Loại 2 – Hình ảnh tĩnh, kèm theo chú thích Loại hình ảnh này phức tạp hơn loại 1, giáo viên cần phải chú thích thêm trong hình ảnh. Khác với loại 1, loại hình ảnh 2 cung cấp cho người học lượng từ mới nhiều hơn, thường áp dụng trong học bài đọc ở trình độ nâng cao và học chuyên ngành.

Loại 3 – Hình ảnh tĩnh, theo tiến trình Chúng thường sử dụng trong các bài đọc ở các trình độ sau cơ sở hay học chuyên ngành. Vì tính chất theo tiến trình, diễn biến của câu chuyện trong bài đọc nên nó đòi hỏi sự tìm kiếm, sưu tập của giáo viên và cả ứng dụng công nghệ thông tin trong khi giảng dạy.

Loại 4 – Hình ảnh động, kèm âm thanh (video, clip) Thực chất loại hình ảnh này chính là các video, clip. Mặc dù không được sử dụng nhiều như những loại hình ảnh kể trên song các hình ảnh động, có âm thanh này sinh động và trong một vài trường hợp dạy tiếng nó là phương pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, đây là loại được dùng khi rèn luyện cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết của người học.

2. Áp dụng phương pháp dạy tiếng Việt bằng hình ảnh theo trình độ người học Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thông qua hình ảnh cần được áp dụng theo đúng trình độ của học viên và không thể tách rời các giáo trình. Ở mỗi trình độ, giáo viên cần chọn loại hình phù hợp kết hợp với các bài luyện tập để mang lại hiệu quả cao nhất.

a. Trình độ cơ sở * Dạy từ vựng: Ở trình độ này, học viên bắt đầu làm quen với các từ vựng và các mẫu câu từ đó luyện tập và ghi nhớ để có thể giao tiếp thông thường được. Sau khi kết thúc trình độ cơ sở, học viên có được khoảng hơn 500 – 1000 từ cơ bản. Trong đa số các từ này, giáo viên có thể vận dụng loại hình ảnh 1 – hình ảnh tĩnh, không cần chú thích để giải thích. Vì chỉ cần nhìn vào hình ảnh, học viên cũng có thể hiểu và viết lại được bằng ngôn ngữ của mình. Sau khi được giáo viên luyện phát âm từ mới đó, học viên dễ dàng ghi nhớ.

Tiến trình dạy như sau:

Chẳng hạn như trong bài học về quốc tịch. Thay vì chỉ đưa ra tên nước bằng tiếng Việt hoặc đưa hình ảnh quốc kì của các nước như một số giáo trình (Thực hành tiếng Việt – Nguyễn Việt Hương, Tiếng Việt trình độ A – Viện Việt Nam học do Đoàn Thiện Thuật (chủ biên); Tiếng Việt cơ sở – Mai Ngọc Chừ, Trịnh Cẩm Lan), chúng ta sử dụng hình ảnh một địa danh nào đó hay một chuỗi vài địa danh, nhân vật nổi tiếng, trang phục truyền thống,… của nước cần học. Nhất là với những tên nước phiên âm tiếng Việt, hình ảnh loại này rất hữu ích:

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng kiểu hình ảnh và dạng bài tập này đối với các bài học về loại từ, địa điểm, thời gian, phương tiện giao thông,…Còn với các bài học khó hơn của trình độ cơ sở như bệnh tật, bộ phận cơ thể giáo viên nên áp dụng hình ảnh 2 – hình ảnh tĩnh, có chú thích.

Song ở trình độ này, học viên đã có thể phát triển, lắp ghép các từ, mẫu câu đơn giản đã học ở trình độ cơ sở thành những câu phức, sau đó liên kết các câu thành đoạn văn có nghĩa và cũng có thể xem – nghe các bản tin thời sự ngắn, các đoạn phim,…

Lúc này, việc áp dụng loại hình ảnh 2 – hình ảnh tĩnh có chú thích; hình ảnh 3 – hình ảnh tĩnh, theo tiến trình và hình ảnh 4 – hình ảnh động, kèm âm thanh trở nên có hiệu quả cao.

Ví dụ 1: Sử dụng loại hình ảnh 3 Áp dụng trong bài học “Sự tích Hồ Gươm” (bài 4, trình độ C Viện VNH)

Với các bài học giới thiệu về nghệ thuật truyền thống Việt Nam, các video, clip – hình ảnh 4, hình ảnh động có âm thanh giúp học viên hiểu sâu sắc hơn. Giáo viên có thể thực hiện dạy theo tiến trình một bài nghe và kết hợp rèn luyện các kỹ năng nghe – nói.

3. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng hình ảnh Khi tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh phục vụ cho việc giải thích và giảng dạy, giáo viên cần lưu ý:

– Về mặt hình thức: Để không bị “vỡ” hình ảnh khi dãn ảnh hay khi trình chiếu cho học viên xem, giáo viên cần chú ý đến dung lượng hình ảnh, dung lượng càng lớn, hình ảnh càng rõ nét, có chất lượng cao. Đối với các video, clip cần xem xét đến không chỉ chất lượng hình ảnh mà cả chất lượng âm thanh.

– Về mặt nội dung: Khi tìm kiếm trên các website, đa số sẽ có rất nhiều kết quả, cần lựa chọn hình ảnh nào dễ hình dung và liên tưởng đến sự vật, sự việc nhất, tránh gây hiểu nhầm dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ; hình ảnh phải phản ánh đúng nội dung và có tính bao quát. Trong nhiều trường hợp, nhất là bài đọc là các truyện cổ tích, truyền thuyết, không thể tìm thấy trên mạng Internet, giáo viên có thể sưu tập các truyện tranh, sau đó scan và cắt dán cho phù hợp với nội dung bài học.

Trong khi áp dụng phương pháp sử dụng hình ảnh để giảng dạy, giáo viên cần in mầu hình ảnh ra khổ lớn hoặc trình chiếu qua Power Point, không nên in thông thường (đen, trắng) hay nghe qua đài vì nó giảm tính sinh động của hình ảnh và có thể gây hiểu lầm.

III. Kết luậnPhương pháp học tiếng Việt hiệu quả là sử dụng hình ảnh trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mang lại nhiều ưu điểm vì đây là phương pháp “trực quan, sinh động” làm cho tiết học trở nên thú vị, sôi nổi, thu hút sự tập trung chú ý của học viên. Bên cạnh đó còn làm cho việc tiếp nhận từ mới và các mẫu câu cơ bản trở nên đơn giản, nhanh chóng; đồng thời rèn luyện khả năng tư duy logic và tính sáng tạo, khả năng diễn đạt của học viên. Tuy nhiên, nó đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị công phu và giờ giảng phải phụ thuộc vào yếu tố khách quan như các phương tiện máy tính, máy chiếu,…

Đây là phương pháp mang tính ứng dụng cao, bổ trợ hữu ích cho việc dạy tiếng. Không những thế, với chủ trương đẩy mạnh phương pháp giảng dạy tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng cùng với việc được trang bị đầy đủ màn hình, máy chiếu các phòng học của Trung tâm 123 Vietnamese thì việc tìm tòi và áp dụng phương pháp này vào mỗi tiết dạy là cần thiết và hữu ích đối với những giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trần Thị Lan, Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp giao tiếp, Ngữ học trẻ, năm 2005.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005.

Bùi Khánh Thế, Đi tìm mô hình thỏa đáng để dạy – học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, Tạp chí Ngôn ngữ số 12/2003.

Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Kiều Bào: Quan Trọng Là Phương Pháp

Sau khi chỉ rõ có trường hợp sau 2 ngày dạy, các em có thể email bằng tiếng Việt về nhà cho bố mẹ, Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho rằng, quan trọng là phương pháp giảng dạy.

Là người đã 36 năm công tác tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Trần Đức Mậu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu không duy trì được tiếng Việt sẽ không duy trì được bản sắc, văn hóa dân tộc Việt ở nước ngoài, nhất là các thế hệ thứ ba, thứ tư. Giữ gìn phát huy dạy tiếng Việt trong kiều bào là mục tiêu hàng đầu được Ủy ban chú trọng, và cũng là vấn đề được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm.

Tuy nhiên theo ông Mậu, quan trọng là làm sao tạo được không gian tiếng Việt vì dạy tiếng mà không có không gian sử dụng thì cũng không phát huy được hiệu quả. “Chương trình đã đi đúng hướng, song vấn đề thế nào là làm phát huy hiệu quả hơn nữa. Hiện nay chúng ta chưa có bộ sách giáo khoa chính thức cho người Việt Nam ở nước ngoài, vì điều kiện ở mỗi nước, chúng ta cũng chưa có cách làm thống nhất vì còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi. Vì vậy làm sao ứng với từng điều kiện đó để có cách dạy, mô hình, sách giáo khoa hiệu quả nhất cho người Việt Nam ở nước ngoài” – ông Mậu đưa ra ý kiến đánh giá.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hiện nay có khoảng hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc dạy và học tiếng Việt đã có chỉ đạo từ Chính phủ nhưng đến nay chưa được hoàn thiện. Vừa rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ đề án đưa tiếng Việt lên mạng internet để nhiều người có thể học tiếng Việt nhiều hơn, nhất là trong điều kiện bà con còn lo làm ăn. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất quan tâm đến vấn đề này. Thủ tướng vừa phê duyệt đề án tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài. Mục tiêu của đề án này nhằm xây dựng và duy trì chương trình dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến gồm 6 trình độ căn bản, thiết thực, hiệu quả, phù hợp, dễ tiếp cận cho người Việt Nam ở nước ngoài nhằm giúp cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài” – ông Sơn cho hay.

Ông Sơn cũng cho rằng, tài liệu dạy tiếng Việt chỉ mới là bộ khung cơ bản về ngôn ngữ, còn từ đó cần biên soạn lại cho phù hợp hơn vì kiều bào sinh sống ở mỗi nước đều có đặc thù riêng.

Phó Chủ tịch Lê Bá Trình nhấn mạnh rằng, một trong những yếu tố duy trì tình cảm của kiều bào với đất nước, cội nguồn là ngôn ngữ và chữ viết. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc hết sức quan tâm là làm sao để tiếng Việt phổ quát ở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ rõ do mỗi nơi có tính đặc thù khác nhau nên chương trình giảng dạy không thể giống nhau, Phó Chủ tịch Lê Bá Trình lưu ý, cần nâng cao phương pháp để việc giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn nữa. “Có trường hợp sau 2 hôm giảng dạy, có em học sinh đã tự có thể email được về nhà bằng tiếng Việt. Do đó phương pháp giảng dạy là rất quan trọng”-Phó Chủ tịch Lê Bá Trình nêu rõ.