Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Người Hàn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Chia Sẻ Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Hàn Cho Người Việt

Tọa đàm lần này là chương trình thứ 3 của dự án Kết nối mạng lưới Đối tác KF (KF Friends Networking) đã khởi động từ năm 2013.

Hơn 50 học giả là những người làm công tác giáo dục trong ngành tiếng Hàn trên khắp cả nước cùng các học giả quốc tế đến từ Học hội giáo dục tiếng Hàn Quốc tế (IAKLE – Hàn Quốc) và Hội giáo viên tiếng Hàn tại Hoa Kỳ (AATK) đã có những tham luận về việc giảng dạy ngữ âm và từ vựng tiếng Hàn: Tìm hiểu vấn đề phát âm của người Việt học tiếng Hàn thông qua phân tích đối chiếu ngữ âm tiếng Hàn – tiếng Việt và phương án giảng dạy; Lỗi từ vựng của người Việt học tiếng Hàn trình độ trung cấp và phương án dạy viết; Đặc điểm phát âm của người Việt học tiếng Hàn và phương án giảng dạy…

Đồng thời, tọa đàm lần này cũng là diễn đàn mở để các đại biểu cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm cũng như phương pháp dạy tiếng Hàn mới nhất hiện nay.

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra cuộc họp chiến lược phát triển ngành do GS. TS. Mai Ngọc Chừ, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo các khoa, bộ môn đào tạo tiếng Hàn, Hàn Quốc học trên cả nước. Tại cuộc họp, các đại biểu đã điểm lại tình hình dạy và học tiếng Hàn, Hàn Quốc học và đưa ra phương án phát triển của các trường.

Trước đó, vào ngày 13/8, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Jun Dae Joo đã có buổi gặp gỡ với các đại biểu tham dự Tọa đàm nhằm khích lệ, động viên những người làm công tác giáo dục trong ngành tiếng Hàn. Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng dự án đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tại cấp học THCS, THPT của Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang xúc tiến sẽ sớm được thực hiện.

D.T

Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

Thật ra dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không quá khó như các bạn nghỉ, chỉ cần một số phương pháp và chỉ tiêu sau đây bạn có thể dạy tiếng Việt một cách dể dàng hơn. Trung tâm gia sư Trí Tuệ Việt sẽ hướng dẫn các những phương pháp thủ thuật sau để dạy nhanh hơn.

Phương pháp dạy người nước ngoài phát âm tiếng Việt

– Điều đầu tiên giáo viên cần lưu ý đó là: tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, phân tiết. Tức là các âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát âm tách rời nhau, một hoặc vài ba âm tiết tạo thành một từ, các từ có thể trực tiếp tạo thành câu hoặc tạo thành các nhóm từ rồi các nhóm từ mới tạo thành câu…Vì thế: nguyên tắc là muốn phát âm tốt một câu tiếng Việt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết, từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”, không nên đọc luyến âm giống như tiếng Anh thành camon (điều này rất nhiều người nước ngoài mắc phải). Tất nhiên, bình thường người Việt không nói rõ từng từ, vì họ nói nhanh, nhưng đối với người nước ngoài, phải học cách nói đúng và nói chậm, sau đó họ tự nói nhanh nhưng vẫn chính xác mà không bị sai.

1. Xếp loại nguyên âm và phụ âm theo phương pháp ngữ học

2. Tập luyện cho nhuần từng loại

3. Tập luyện nguyên âm với các dấu

4. Thực tập và luyện từng phụ âm với sự phối hợp với nguyên âm

5. Áp dụng cách đọc các từ có nguyên âm đôi hay ba và luyện tập cho quen miệng.

Tập viết tiếng Việt cho người nước ngoài

Thật ra khi các bạn tập viết cho những bạn ở những nước có nền tảng tiếng anh việc tập viết rất dể dàng trong việc viết tiếng Việt, điều mà thiếu các bạn ở đây chỉ cần sự kiên trì mà thôi. Cố gắng day kem cho những người bạn ngoại quốc như những người bạn thân thiết với mình thì các bạn làm gia sư dạy một cách dể dàng mà thôi. Còn phương pháp nó là gì ư? đó là luyện tập thôi đối với cách viết.

Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:

Đối tượng tuyển sinh:

Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

    Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

    Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu kèm theo); bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có); bản sao giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) ; bản sao thẻ sinh viên (nếu có);  2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.

    Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc nộp bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra.

      Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 20/4/2016

      Nơi nhận hồ sơ:

      Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 27, B7 bis Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)

        Thời gian học: 1,5 tháng, vào tối thứ 4, chiều thứ 7 và chiều chủ nhật hàng tuần

        Nhập học (dự kiến): 14h, ngày 23/04/2016 tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội).

        Học phí:

        – 4.000.000 đ/khóa học (bốn triệu đồng)

        – Ưu tiên các đối tượng sau:

        + Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 2.500.000 đ/khóa học (Hai triệu năm trăm ngàn đồng).

        + Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 3.000.000 đ/ khóa học (Ba triệu đồng)

          Tư vấn tuyển sinh:

          – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (04). 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn

          – Thường trực tuyển sinh: Th.S. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc Th.S. Nguyễn Thị Minh Hạnh: 0904.361.011

Bế Giảng Khóa Học Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

PGS.TS.Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã tới dự, phát biểu và trao chứng chỉ cho các học viên của khóa học.

Khóa học được tổ chức hai – ba lần một năm tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt với mục đích cung cấp các kỹ năng cần thiết cho những người hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Ngoài ra, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cũng tổ chức nhiều khóa học tại các địa phương trong nước và ở nước ngoài.

Tham gia khóa học lần này có 30 học viên là giảng viên và sinh viên của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu, việt kiều – những người có chung niềm đam mê giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và cho những thế hệ người Việt sinh ra ở nước ngoài. Đội ngũ giảng dạy là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở cả trong nước và quốc tế của Trường và của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Trải qua thời gian tham gia khóa học, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp, kỹ năng giảng dạy, tri thức về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đồng thời được các thầy cô có nhiều năm trong nghề hướng dẫn thực hành cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế. Các học viên còn được dự giờ giảng để quan sát một giờ học tiếng Việt của học viên nước ngoài. Đó là những trải nghiệm quý báu không dễ gì có được khi được học lớp phương pháp giảng dạy tiếng Việt tại VSL.

Lễ bế giảng khóa học TVSOL lần này đã kết thúc thành công trong bầu không khí phấn khởi và ấm cúng. Sau khóa học này, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt sẽ mở thêm các khóa học tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và kỹ năng của những người tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là cái nôi hàng đầu Việt Nam về đào tạo tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài. Khoa đã mở được 15 lớp TVSOL tại các tỉnh thành; tham gia với vai trò chính trong việc hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt tại các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Đài Loan…; tham gia xây dựng các trung tâm Việt Nam học tại các trường đại học nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 2013, Khoa được Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao phụ trách chuyên môn cho khóa học về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho gần 200 học viên Việt kiều đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là các giáo viên người Việt dạy tiếng Việt ở nước ngoài và hàng năm tham gia khoá học do Nhà nước tổ chức nhằm cập nhật các kiến thức mới và nâng cao hơn nữa kỹ năng giảng dạy. Do các đối tượng của lớp có đặc thù xuất thân và nền tảng giáo dục khác nhau nên đội ngũ cán bộ Khoa đã chịu trách nhiệm xây dựng chương trình học riêng hướng tới sự linh hoạt, thực tế và hiệu quả, đồng thời trực tiếp đứng lớp giảng bài. Khoá học không chỉ gây tiếng vang mà còn được các học viên vô cùng yêu thích vì cho họ cơ hội kết nối với quê hương và với cái nôi đào tạo tiếng Việt, văn hoá Việt Nam với truyền thống hơn nửa thế kỷ.

Trong năm 2018, Khoa sẽ tiếp tục mở các lớp TVSOL tại Sở Giáo dục Cao Hùng Đài Loan (tháng 6/2018), Đại học Văn Tảo, Đài Loan (tháng 7/2018), Cộng hòa Shec (tháng 8/2018)…