Top 8 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Lớp 1 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Dạy Học Sinh Lớp 1 Nhanh Biết Đọc Tiếng Việt

Bàn về Phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc Tiếng Việt. Hãy giúp các bé nhanh biết đọc hơn bằng các phương pháp đúng đắn.

1. Một số vấn đề hình thành kỹ năng đọc viết cho học sinh lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 hiện nay

Như vậy, muốn trẻ em nhanh biết đọc người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm việc trực tiếp với con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết cho trẻ càng sớm càng tốt, thời gian còn lại trong năm học các em sẽ đủ điều kiện củng cố, tập luyện kỹ năng đọc lên mức kỹ xảo.

2. Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt

Để dạy học sinh học cách phát âm và cách ghép âm tiết đồng thời, chúng tôi sử dụng một bảng chữ cái tổng hợp làm phương tiện trực quan, cũng đồng thời là nội dung dạy học. Bảng chữ cái tổng hợp được thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định, và người dạy cần phải vận hành đúng tinh thần của những nguyên tắc đó.

Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau, từ dễ đến khó, hơn thế nữa, học sinh không chỉ dừng lại ở số lượng nắm được bao nhiêu âm, vần, tiếng, mà cái quan trọng là qua cách dạy theo phương pháp ngữ âm trực tiếp – tổng hợp này dựa cơ sở định hướng khái quát, học sinh sẽ nhanh chóng biết được cách phát âm, cách kết hợp các dạng khái quát theo các cấu trúc âm vần.

Như vậy trong một thời gian nhất định, chúng ta không thể cung cấp để học sinh nhớ hết số lượng các âm vần đó để triển khai các thao tác cần thiết đọc chữ, quan trọng hơn là dạy học sinh nắm được phương pháp chung nhất về đọc và ghép âm tiết, sau đó biết cách cụ thể hóa vào các tình huống riêng, cũng như biết triển khai đúng các thao tác của kỹ năng đọc chữ ở tất cả các ngữ âm tiếng Việt. Học sinh đạt được mức độ triển khai thuần thục như vậy thì mới cho là biết đọc chữ.

3. Kết luận: Theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thuần thục ở học sinh:

Thứ nhất: cách đọc chữ chủ yếu dạy học sinh ghép xuôi các âm tiết, ít chú ý đến ghép ngược. Vì vậy, ở giai đoạn này học sinh chưa có kỹ năng đọc vần và phân tích cấu trúc các loại âm tiết. Cụ thể: ngay từ bài đầu ( Bài 1 SGK Tiếng Việt 1) các em được giới thiệu lần lượt các âm, vần cụ thể e, b, … cho đến hết bài 26 thì học sinh mới nhận biết được hết 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt in ở trang đầu SGK Tiếng Việt lớp 1, qua bài 29 thì các em mới được học từng vần, cụ thể; Bài 29 học sinh học vần [ ia ]..

Thứ hai: việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghépvần, ở SGK Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ, đây là tính chất đặc trưng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính điểm này dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng chậm biết đọc tiếng Việt.

Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:

Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu kèm theo); bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có); bản sao giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) ; bản sao thẻ sinh viên (nếu có); 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.

Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc nộp bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra.

Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 27, B7 bis Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)

Thời gian học: 1,5 tháng, vào tối thứ 4, chiều thứ 7 và chiều chủ nhật hàng tuần

Nhập học (dự kiến): 14h, ngày 23/04/2016 tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội).

Học phí:

– 4.000.000 đ/khóa học ( bốn triệu đồng)

– Ưu tiên các đối tượng sau:

+ Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 2.500.000 đ/khóa học ( Hai triệu năm trăm ngàn đồng).

+ Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 3.000.000 đ/ khóa học (Ba triệu đồng)

– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (04). 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn

– Thường trực tuyển sinh: Th.S. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc Th.S. Nguyễn Thị Minh Hạnh: 0904.361.011

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1

Năm học mới 2014-2015, hơn 19.800 học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình tiếng Việt 1-CGD. Phương pháp này bao gồm 4 nội dung: Học vần, viết, đọc và viết chính tả. Điểm nổi bật của phương pháp này là tính vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội.

Ngay sau khi có công văn của Bộ GD&ĐT về việc đăng ký phương án dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD, năm học 2013-2014, Sở GD&ĐT đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện dạy học thí điểm tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD tại 3 đơn vị: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Yên Lạc. Tổng số 201 lớp 1 với 7.189 học sinh tham gia học theo chương trình mới.

Sau một năm thử nghiệm, kiến thức và năng lực của giáo viên tham gia dạy Tiếng Việt 1 – CGD được nâng lên rõ rệt. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu thiết kế bài dạy và quy trình dạy các mẫu, nắm chắc quy trình của từng mẫu nên việc giảng dạy thuận lợi hơn. Giáo viên đã hiểu bản chất của chương trình và kĩ thuật dạy học, phấn khởi khi thấy chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 của mình cao hơn những năm học trước. Càng về cuối năm, giáo viên dạy học và vận dụng sách thiết kế vào dạy học càng linh hoạt, sáng tạo hơn.

Trong khi đó, học sinh được hướng dẫn kỹ các quy định nên các em có nề nếp học tập tốt ngay từ đầu năm và được duy trì trong suốt năm học. Với phương pháp dạy học theo hướng tích cực nên tiến trình giờ dạy diễn ra nhẹ nhàng, giúp học sinh tham gia hoạt động học tập một cách tự giác, chủ động, sáng tạo. Từ đó, bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng tự học. Học sinh tự làm ra sản phẩm giáo dục nên rất hứng thú, khả năng tư duy của học sinh được phát huy, học sinh nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, nắm chắc các quy tắc chính tả, học đến đâu chắc đến đó; không bị nhầm lẫn viết sai chính tả, học sinh có kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Đa số các em nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của giáo viên. Nhiều em trả lời rành mạch, nói đủ câu rõ ràng. Học sinh đọc nhanh, đọc đều, đảm bảo tốc độ đọc theo yêu cầu. Qua đó, các bài tập đọc hiểu cũng được học sinh thực hiện tốt, chữ viết đúng và đẹp hơn. Kết quả học tập của học sinh ổn định, vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Cô Nguyễn Thị Thu Hương là một trong những giáo viên trực tiếp dạy môn Tiếng Việt 1- CGD của trường Tiểu học Minh Tân (Yên Lạc) cho biết: Với phương pháp dạy mới này, học sinh hứng thú hơn trong giờ học. Nhiều em thể hiện được khả năng đọc và viết khá tốt. So với phương pháp dạy truyền thống, chương trình Tiếng Việt 1- CGD có nhiều tính ưu việt. Với phương pháp này, đòi hỏi giáo viên liên tục phải tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tìm tòi, tham khảo các mẫu giảng. Từ đó, tự thiết kế bài giảng của mình sao cho linh hoạt, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.

Tuy nhiên, sau một năm thử nghiệm dạy học theo chương trình Tiếng Việt 1-CGD, còn một số cán bộ giáo viên chưa thật yên tâm khi thực hiện dạy học theo chương trình mới. Nhiều giáo viên chưa có thói quen làm việc theo thiết kế, còn “tham lam, ôm đồm” kiến thức. Việc học sinh chuyển từ trường dạy theo chương trình Tiếng Việt cũ đến trường tham gia dạy Tiếng Việt 1 – CGD đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc tiếp cận kiến thức của học sinh, khiến giáo viên phải dạy lại từ đầu. Phụ huynh rất quan tâm đến việc học Tiếng Việt của con em mình nhưng lại không thể dạy con theo tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD nên cũng đưa ra những băn khoăn, thắc mắc khiến giáo viên phải giải thích nhiều cho phụ huynh hiểu.

Khắc phục những khó khăn trên, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương họp, tổng kết công tác triển khai dạy học Tiếng Việt 1- CGD, rút kinh nghiệm, đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết của những hạn chế tồn tại. Từ đó, lên kế hoạch triển khai chỉ đạo tổ chức dạy học Tiếng Việt 1 cho 100% học sinh lớp 1 trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ năm học 2014-2015.

Thúy Nga

Thông Báo Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”

1.Đối tượng tuyển sinh:

Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu tại cơ sở đào tạo)

– Bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có)

– Bản sao chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu)

– Bản sao thẻ sinh viên (nếu có)

– 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây (mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

Ghi chú: Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu.

3. Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 12/09/2019 4. Nơi nhận hồ sơ:

Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 24 hoặc phòng 27, B7 Bis phố Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)

5. Thời gian học: 3 tuần, 5 buổi/tuần: vào tối thứ 6, sáng và chiều thứ 7 và Chủ nhật và 02 buổi dự giờ thực tế trong giờ hành chính.

6. Nhập học (dự kiến): 8h00, ngày 14/09/2019 tại hội trường A, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, B7 Bis phố Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

7. Học phí:

– Ưu tiên các đối tượng sau:

+ Giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 3.500.000đ/khóa học ( Ba triệu năm trăm nghìn đồng ).

+ Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 4.000.000đ/khóa học (Bốn triệu đồng).

8. Tư vấn tuyển sinh:

– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (024) 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn

– Thường trực tuyển sinh: TS. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc ThS. Nguyễn Minh Hạnh: 0904.361.011.