TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON ========= o0o ========
GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 3 Ở TIỂU HỌC (Dành cho Đại học hệ chính quy)
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm 2017 Chuyên đề 1: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT………………………………………… 4
MỤC LỤC I. VÀI NÉT CHUNG VỀ HỌC SINH GIỎI VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT …………………………………………………………………………………… 4 1. Quan niệm về học sinh giỏi Tiếng Việt…………………………………………………… 4 2. Vị trí, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt…………………. 4 3. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ………………………………….. 5 II. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT …………………. 6 1. Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt ………. 6 2. Bồi dưỡng hứng thú học tập………………………………………………………………….. 7 3. Bồi dưỡng vốn sống…………………………………………………………………………… 10 4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh……………………………………………….. 12 5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học ………………………………………………………………… 16 6. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về từ và câu ………………………………………… 22 7. Bồi dưỡng làm văn ……………………………………………………………………………. 34 CHUYÊN ĐỀ 2: HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG VIỆT ………………………………………………………………………………………………………… 38 1.1. Vị trí mục đích: …………………………………………………………………………………. 38 1.2. Nhiệm vụ …………………………………………………………………………………………. 38
2
LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3 ở tiểu học dùng để đào tạo sinh viên theo chương trình Đại học Tiểu học hệ chính quy. Bài giảng thiết kế theo định hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết. Bài giảng gồm các vấn đề cốt lõi về Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt, Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Bài giảng nhằm giúp cho sinh viên cơ sở khoa học để rèn luyện, nâng cao năng lực nghề nghiệp, chuyên môn. Bài giảng 2 chuyên đề: Chuyên đề 1: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Chuyên đề 2: Hoạt động ngoại khóa trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học Tài liệu thiết kế theo chương trình chi tiết học phần, nhằm giúp sinh viên tích cực hoá hoạt động, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở bài giảng, Giảng viên hướng dẫn sinh viên tự giám sát và đánh giá kết quả học tập. Cũng từ đó có thể sử dụng tích hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau (tài liệu in, băng hình…) giúp người học dễ nắm bắt tri thức và tạo được hứng thú học tập. Tài liệu được biên soạn mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo viên tiểu học trong tỉnh Quảng Bình. Xin trân trọng cảm ơn.
3
Chuyên đề 1: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT I. VÀI NÉT CHUNG VỀ HỌC SINH GIỎI VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT 1. Quan niệm về học sinh giỏi Tiếng Việt Thế nào là học sinh giỏi Tiếng Việt ? HSG môn Tiếng Việt ở Tiểu học (bao gồm cả TV và Văn học) trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương và Tiếng Việt. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học. HSG Tiếng Việt là những học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm). HSG Tiếng Việt phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của HSG là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết. Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theo tôi thì sự thông minh của HSG là sự thông minh của cả khối óc lẫn con tim. HSG thường là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thường những em HSG đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng. Năng khiếu ở ở học sinh thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế … quyết không thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học văn. HSG thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng làm bài Tập làm văn, viết văn có hình ảnh, giàu cảm xúc, biết sử dụng thành thạo các kiểu câu, dung từ chính xác, … 2. Vị trí, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt – Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc góp phần “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Góp phần cụ thể hóa một trong những chiến lược quan trọng mà Đảng đã vạch ra cho Giáo dục – đào tạo.
4
Góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha ông ta từng khẳng định: Nhân tài là nguyên khí quốc gia. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là một trong những chiến lược quan trọng mà Đảng đã vạch ra cho Giáo dục – đào tạo. Nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Việt Nam có rất nhiều thần đồng như: Trần Đăng Khoa 8 tuổi làm thơ, có em chưa học chữ nào mà làm toán rất giỏi….Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh được xem là phát triển (có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống… nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 – 10% trong tổng số học sinh đến trường. – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt để hình thành và phát huy những tố chất, có tác động tích cực đến tất cả các hoạt động học tập, giúp các em học tốt hơn. Nó mở rộng tâm hồn, tác động tích cực đến trí tuệ, nhân cách, bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê, hứng thú, ý thức trách nhiệm của con người công dân. Vì vậy, mọi người cần quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi. Bộ Giáo dục – đào tạo đã chú ý bồi dưỡng cho trẻ bằng việc xuất bản thêm bộ cách Tiếng Việt nâng cao và tổ chức những kì thi học sinh giỏi từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đều có các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng. Ở trường Tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng – Giúp học sinh củng cố tri thức Tiếng Việt đã học và đào sâu mở rộng thêm kiến thức mới. – Giáo dục giáo dưỡng học sinh giúp các em phát triển và hoàn thiện dần nhân cách con người qua nội dung bài học. – Góp phần tăng cường và phát triển tư duy, cảm xúc, tình cảm… – Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ chức thi và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, dạy tốt. Nó có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể dạy học sinh giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực Sư phạm, bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc. – Bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra thương hiệu, danh dự cho đơn vị, trường, sở, ngành giáo dục của cả quốc gia. Tuy nhiên thực tế của việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều lúng túng. Đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt càng gặp nhiều khó khăn. Số học sinh có hứng thú môn Tiếng Việt ít hơn môn Toán. Tâm lý phụ huynh học sinh cũng không thích cho con được bồi dưỡng thêm về Tiếng Việt. Về phía giáo viên, kiến thức Tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng văn chương. Bài văn phục thuộc rất nhiều vào cá nhân học sinh, vào quá trình bồi dưỡng, tích luỹ lâu dài và khả năng cảm thụ tác phẩm của học sinh. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt cũng tiến hành chưa thực sự có phương hướng cụ thể. Hy vọng đặt ra vấn đề này để chúng ta có định hướng cơ bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi bậc Tiểu học. 3. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
5
Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt đặt cho mình những nhiệm vụ sau: 1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt. 2. Bồi dưỡng hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh. 3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. 4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh 5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh ở Tiểu học. 6. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh. II. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT 1. Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt – Quan sát biểu hiện của học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt. + Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Các em luôn có ý thức khám phá trước vẻ đẹp của ngôn từ, văn chương, cố gắng ghi nhớ và ghi chép những câu văn, thơ hay. + Các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực Tiếng Việt và Văn học. Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất: tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá,… rất cần có để học tốt các môn tự nhiên và có tác dụng tích cực trong môn Tiếng Việt. Đặc biệt học sinh cần có tư duy hình tượng, cụ thể cảm tính và nhạy cảm để học giỏi văn. – Điều tra khảo sát để phát hiện những học sinh có năng lực Tiếng Việt và Văn học cần có sự tìm hiểu về hứng thú khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em. + Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và bản thân học sinh: nơi sống, quan hệ trong gia đình, nghề nghiệp bố mẹ, mức sống chung của gia đình. Học sinh: sức khỏe, học tập, lao động, vốn sống, vốn đọc, hứng thú như thế nào. + Tìm hiểu thông qua phụ huynh và phỏng vấn trực tiếp các em. Khi trẻ đi học, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi nắm bắt quá trình học tập, phát hiện được biểu hiện đáng chú ý về năng lực Tiếng Việt – Văn học, tìm hiểu hứng thú của các em qua số lượng sách đang đọc, nội dung của chúng… – Thử thách năng lực Tiếng Việt và Văn học của học sinh. Chúng ta nên đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập từ ngữ, ngữ pháp cho các em làm, đưa những tác phẩm văn thơ cho các em đọc. * Bài tập các loại, kiểm tra lý thuyết về từ, vốn từ, các kiến thức ngữ pháp. Các bài tập cần ra dưới dạng cho các em sửa sai hay đặt câu theo cấu trúc nào đó hoặc phân tích cấu trúc câu. * Yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn miêu tả hay kể chuyện để kiểm tra khả năng tưởng tượng, cảm xúc và năng lực diễn đạt của các em. Cần chọn những bài tập ngoài chương trình, nếu sử dụng các bài tập trong sách bài tập nâng cao cũng cần biên soạn lại để tính khách quan của phép đo được đảm bảo.
6
7
8
9
– Khâu kiểm tra đánh giá. Đúng, khoa học, khách quan công bằng, biết động viên khích lệ dù chỉ thành quả nhỏ nhoi. Chỉ khi đạt được những thành quả, có được niềm tự hào về kết quả đó, cảm giác xúc động, tự hào chính là gốc của mọi hứng thú (ham học hỏi, ham hiểu biết, khám phá…) ở học sinh. Thực hành: – Soạn giáo án trong đó thể hiện việc bồi dưỡng hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh qua bài dạy cụ thể (Tự chọn bài dạy). – Tập giảng trên giáo án đã soạn. 3. Bồi dưỡng vốn sống 3.1. Vốn sống là gì? Là những trải nghiệm trong đời sống hàng ngày mà con người thu lượm được để tích lũy để vận dụng vào quá trình sống. 3.2. Ý nghĩa của bồi dưỡng vốn sống học sinh giỏi Vốn sống có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. – Hỗ trợ mở rộng thêm kiến thức sách vở, tăng cường thêm kiến thức đời sống – Tác động tích cực đến quá trình học tập, tạo sự nhanh nhẹn linh hoạt, tự tin cho học sinh, tiền đề cho học sinh học tốt. Tác động tích cực lên quá trình học tập của học sinh, Giúp học sinh có được trải nghiệm cuộc đời. Nhờ có vốn sống mà học sinh được tác động lên năng lực nhận thức – nhận thức được hiện thực khách quan, rồi tái tạo và khêu gợi được ý tưởng, giúp liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo để học tập, giao tiếp và sống tốt. – Góp phần nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng giao tiếp tốt, giúp góp phần cảm thụ văn học tốt, mở rộng được vốn từ phát triển ngôn ngữ. – Góp phần giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách. 3.3. Hướng bồi dưỡng vốn sống cho học sinh – Dạy tốt các môn trong chương trình để giúp HS nắm chắc kiến thức để bồi dưỡng vốn sống. Mỗi nội dung là một thông điệp cuộc sống, tăng cường liên hệ thực tế, cập nhật tri thức mới, thông tin thời sự….. + Đổi mới hình thức tổ chức dạy học vừa tạo hứng thú tăng cường thêm vốn sống cho học sinh. – Tăng cường cho học sinh được trải nghiệm cuộc sống (Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các cuộc thi….) + Tác động đến phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho các em được tham gia và trải nghiệm. Trước hết trách nhiệm thuộc về các cấp lãnh đạo, các cơ sở đào tạo (hiệu trưởng hiệu phó, trưởng bộ môn, bản thân của mỗi người) tự nhận thức đúng đắn. + Tự học hỏi, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận thức tư tưởng. + Nhờ các bậc phụ huynh + Hiện nay, nhiều giáo viên khi dạy làm văn nói chung và bồi dưỡng làm văn cho học sinh giỏi nói riêng thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống cái tạo nên nội dung bài viết. Thường giáo viên ra một đề văn mẫu, xào xáo lại, thậm chí có nhiều em bê y nguyên bài của người khác vào bài làm của mình. Em mà xào xáo khéo nghĩa là không “Râu ông nọ chắp cằm bà kia” thì được xem là viết văn khá, nghĩa là giỏi chép văn. Khi thấy một em học sinh ngồi trước một đề văn hàng 15 – 20 phút chưa viết
10
11
những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Sách sẽ giúp học sinh có vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo… + Giáo viên cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc. Đọc nhiều không có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc. Cần chọn những sách như thế nào? Sách báo phải đạt những tiêu chuẩn về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời đó phải là những quyển sách phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ hiểu biết của học sinh, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của các em. Đó có thể là truyện tranh, tác phẩm văn học dân gian, những tác phẩm viết về thiếu nhi, tác phẩm lịch sử, danh nhân, khoa học, v.v… Giáo viên cần giáo dục thái độ đọc theo các em: kiên trì, chịu khó, không chỉ đọc để giải trí, mà phải đọc có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích. Cần hướng dẫn các em phương pháp đọc sách phương pháp làm việc với văn bản, với sách. Đầu tiên cầm tìm hiểu sơ bộ từng cuốn sách để định hướng cho việc đọc: sách viết về cái gì, nhằm đạt mục đích gì. Có thể lướt qua bằng cách đọc lời giới thiệu, lời tóm tắt, xem chương mục. Nhưng có những cuốn sách cần đọc kĩ, đọc chậm có suy nghĩ, ghi chép, thu hoạch về nội dung, nghệ thuật, về những điểm nổi bật, gây ấn tượng còn đọng lại trong tâm trí mình. Với những cuốn sách tham khảo bắt buộc, giáo viên nên định hướng trước khi đọc bằng những câu hỏi nêu vấn đề gợi mở để học sinh suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của sách. Đọc và ghi chép sẽ giúp cho học sinh nhớ được lâu bền hơn và làm cho các em kịp thời thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của mình. – Giúp học sinh biết cách ghi chép trong sổ tay văn học Ghi chép về nhà thơ và nghệ thuật của mỗi cuốn sách sau khi đã đọc. Có thể chia sổ ra từng phần để ghi chép tiện cho tra cứu, những từ ngữ, câu văn hay, cách miêu tả đồ vật, loài vật, cây cối, phong cảnh, người, cảnh sinh hoạt. Học sinh cần biết cách tóm tắt truyện, nhận xét về nhân vật, kết cấu, v.v… Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên nên tổ chức trao đổi về cuốn sách đã đọc. 3.4.Thực hành: – Soạn giáo án trong đó thể hiện ý đồ việc bồi dưỡng vốn sống cho học sinh qua bài dạy. – Tập giảng trên giáo án đã soạn. 4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh 4.1. Thế nào là tư duy? Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức. Tư duy có tư duy lôgich (tư duy khoa học) và tư duy hình tượng (tư duy nghệ thuật). Nếu dạy học văn lại chú trọng bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng thì dạy học Tiếng Việt vừa bồi dưỡng năng lực tư duy lôgich lẫn cả bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng. Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức. + Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – Bộ não người – Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận .v.v…
12
+ Theo một định nghĩa khác, “tư duy” là danh từ triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ não với tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Mặc dù không thể tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định. Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh lý là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con nguời. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận thức đuợc bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức đựoc chính bản thân mình. (nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_duy). 4.2. Ý nghĩa của bồi dưỡng tư duy – Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Bồi dưỡng tư duy cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Phát triển tư duy để phát triển kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ, ví dụ từ một ý viết thành những câu khác nhau. Phương pháp dạy học không dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm về phương diện triết học của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho hs. – Trong cuộc sống, ngày nay, khi nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì việc rèn luyện tư duy của mỗi người lại càng hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế đầy cạnh tranh đó, tri thức trở thành quyền lực, trở thành chìa khoá mở cửa tương lai. Chỉ khi chất xám của tư duy có trong các sản phẩm thì thành phẩm đó mới có thể đứng vững trên thị trường hiện đại. Không có những năng lực, phẩm chất của tư duy, con người không có khả năng nắm bắt tri thức, lĩnh hội tri thức và cũng không có khả năng vận dụng tri thức. – Trong học tập, Quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá ở các em học sinh là quá trình dần dần thông hiểu cấu trúc Tiếng Việt, quy luật hoạt động của nó và trên cơ sở đó mà hình thành các kĩ năng và kĩ xảo lời nói. Song song với quá trình này, đồng thời cũng xảy ra
13
quá trình hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy, vì có ngôn ngữ mới có “cái vỏ vật chất” của tư duy. Cái vỏ vật chất này có phát triển phong phú thì tư duy cũng mới phát triển phong phú theo được. Thực tiễn giảng dạy đã chứng minh rằng học sinh nào yếu về tư duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ, và ngược lại, em nào yếu về ngôn ngữ thì cũng yếu về năng lực tư duy. Ngay đối với một học sinh cũng vậy, nếu em đó am hiểu và nắm vững nội dung vấn đề cần trình bày (có tư duy trước) thì sẽ viết và nói lưu loát. Ngược lại, em sẽ diễn đạt lúng túng, mắc nhiều sai sót nếu như chưa nắm được, chưa thật am hiểu vấn đề được trình bày (chưa tư duy). – Có tư duy thì sẽ giúp cho con người nhận thức được bao nhiêu vấn đề trong cuộc sống. Tư duy góp phần phát huy nội lực, tăng cường tự giác, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo – Các thao tác và phẩm chất tư duy có tác dụng rõ rệt trong giờ dạy và học tiếng. Nếu học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ thì sẽ trình bày các vấn đề đặt ra một cách dễ dàng. Hiểu được tiếng, từ, câu tức là tư duy tốt thì sẽ thấy được vai trò của nó, giá trị của nó trong hệ thống Tiếng Việt để giao tiếp. 4.3. Hướng bồi dưỡng tư duy cho học sinh – Tạo tình huống giúp hs tăng các hoạt động giao tiếp (trong sinh hoạt, các hoạt động khác)để bồi dưỡng tư duy Có những đứa trẻ ngay từ những ngày đầu tiên đến trường đã có những nhận xét về ngôn ngữ “Người ta nói mặc áo mà không nói mặc tất, mẹ nhỉ?”, “Nói ăn cơm vã là sai phải không mẹ?”, “Cô con hay nói “coi như là”, “Bạn Hùng không nói cháu ăn no rồi mà nói cháu ăn lo rồi mẹ ạ”, “Mẹ đừng nói giọng như thế (lên giọng khi gắt, mắng) con không thích đâu”. Ở lớp Một, một số em đã phát hiện ra âm a ngắn; ơ ngắn. Nhiều em đã biết sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp. + Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là khi tiếp nhận văn chương phải biết tiếp nhận khác so với logic thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc được những gì ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ, những em học sinh có năng lực tư duy nghệ thuật khi đọc hai câu thơ “Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào, con nhạt miệng có canh chua nấu khế” (Mẹ – Bằng Việt, Tiếng Việt 4, tập 2) sẽ hiểu được rằng hai câu thơ này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: Mẹ lúc này cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con cần. Trong khi đó, một số em học sinh khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết hiểu “thật thà” hiển ngôn, theo lối đời thường, không hiểu được nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc: Tại sao xót lòng lại cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm. Từ đó ta thấy có khả năng tư duy nghệ thuật là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung. Năng lực Tiếng Việt được thể hiện rõ ở khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trước hết đó là khả năng sử dụng nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, tượng tình, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ. Câu văn của các em sáng sủa, rõ ý. Các em ít viết những câu khô khan, không có hình ảnh cảm xúc. Những câu chỉ có giá trị thông báo, chỉ thuyết phục người khác về mặt nhận thức mà thường
14
viết những câu văn giàu cảm xúc, bộc lộ được sự đánh giá, tình cảm của mình với hiện thực được nói tới, tức là những câu văn bên cạnh chức năng thông báo còn có chức năng thẩm mỹ. Chúng ta thử so sánh hai cách diễn đạt của một học sinh trung bình và một học sinh khá môn Tiếng Việt: Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình. Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại đây, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập. Cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây. Thế là chúng em đã được đến quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam. Cũng chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây lên nơi an nghỉ cuối cùng của Người. Bài viết trung bình chỉ nêu lên sự kiện, thuyết phục trí tuệ. Đoạn viết khá thì không chí có sự kiện mà còn bộc lộ thái độ sự bình giá, cảm xúc của người viết. Vì vậy, nó tác động không chỉ lí trí mà vào tình cảm người đọc. – Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành để rèn luyện tư duy cho hs – Đổi mới hình thức tổ chức dạy học như (hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân) để kích thích tinh thần tự học tự tìm tòi suy nghĩ kiếm tìm tri thức để rèn luyện tư duy. Tư duy của học sinh chủ yếu được nảy sinh từ cách giảng dạy, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm và cả phương pháp dạy học của GV Bồi dưỡng qua dạy học các phân môn trong chương trình. Năng lực tư duy Tiếng Việt và Văn học thể hiện ở năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình. Bên cạnh khả năng quan sát ngôn ngữ, các em có khả năng về môn Tiếng Việt còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, tưởng tượng, biết tư duy nghệ thuật cụ thể, giàu cảm xúc. Một cháu mẫu giáo nhìn trăng bị mây che đã nói “Trăng đắp chăn” còn trăng trong thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa thì “Tròn như mắt cá, không bao giờ chớp mi”. – Chú trọng rèn luyện các thao tác phẩm chất tư duy thông qua rèn ngôn ngữ (phân tích, khái quát hóa, trừu tượng). – Tăng cường phương pháp tự đánh giá để kích thích khả năng theo hướng phát triển tư duy. + Có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng lực Tiếng Việt và Văn học: say mê đọc sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với từ ngữ, nghệ thuật, biết tiếp nhận hình tượng, và phần nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương. Vậy, cần đạt vấn đề phải phát hiện những học sinh có khả năng giải Tiếng Việt: và kéo theo đó là nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi mới tập trung một số buổi để ôn luyện, nhiều trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 4, có trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 2. Có thể nói, việc bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu, nhưng trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta chưa tìm hiểu xác định được trong số những học sinh lớp 1, những em nào có khả năng Tiếng Việt, hơn nữa nhiệm vụ chính của các em lúc này là nhanh chóng chiếm lĩnh công cụ chữ viết – đọc thông viết thạo. Ở những trường có điều kiện, cũng chỉ nên đặt vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 2. Thực hành: – Soạn giáo án trong đó thể hiện việc bồi dưỡng tư duy qua học Tiếng Việt cho học sinh.
15
– Tập giảng trên giáo án đã soạn. 5. Bồi dưỡng cảm thụ văn học Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học không có môn Văn nhưng không vì thế mà bỏ qua việc giáo dục năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh. Thông qua những bài tập đọc, kể chuyện, giáo viên bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, các em ý thức về vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống và tự nâng mình, sửa mình theo những hình tượng nghệ thuật. Mục đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt). Vì vậy, ở Tiểu học, học sinh giỏi môn Tiếng Việt nghĩa là có cả năng lực Tiếng Việt và Văn học. 5.1.Cảm thụ văn học là gì? “Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm. Có thể ở một tác phẩm, bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ, câu văn câu thơ hay có khi chỉ một từ có giá trị…” (Trần Mạnh Hưởng). Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Khi chúng ta đọc tác phẩm, nghe một câu chuyện ta có những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng và rung động thật sự về một vấn đề, một sự việc…ta như cảm thấy gần gũi yêu thương, căm ghét…với sự việc. Ta như nhập thân với số phận nhân vật, câu chuyện, con người, sự việc … 5.2. Ý nghĩa của cảm thụ văn học đối với học sinh – Cảm thụ văn học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của các em và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhờ có cảm thụ văn học mà ta thấu hiểu được ý nghĩa nội dung của tác phẩm và nhận chân được giá trị cuộc sống. Khi tiếp xúc một tác phẩm, cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi người không giống nhau. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vốn sống, vốn văn hóa, năng lực trình độ hiểu biết, tình cảm, thái độ, cả những yếu tố như tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh sống, thời đại, quan niệm thẩm mỹ… Ngay cả một người nhưng sự cảm thụ về cùng một tác phẩm trong những thời điểm khác nhau cũng không giống nhau. Có khi một bài thơ, một tác phẩm cứ mỗi lần đọc chúng ta cảm nhận ra vẻ đẹp riêng. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường cho rằng: ” Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm thì mỗi độ tuổi của đời người, tôi lại cảm nhận cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thủa nhỏ ấy”. Điều đó đòi hỏi cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Khi chúng ta đọc tác phẩm, nghe một câu chuyện ta có những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng và rung động thật sự về một vấn đề, một sự việc…ta như cảm thấy gần gũi yêu thương, căm ghét…với sự việc. Ta như nhập thân với số phận nhân vật, câu chuyện, con người, sự việc … Chẳng hạn: Hoàng phủ Ngọc Tường kể: ” Thủa ấu thơ khi đọc Dế mèn phiêu lưu kí đã giúp tôi phát hiện ra tình bạn như một sức mạnh kỳ diệu của tâm hồn… Chi tiết khi đói quá sắp chết, Dế trũi đưa càng cho Dế mèn đề nghị bạn ăn thịt mình để mà sống. Tôi nhận ra chính Mèn và Tũi là những nhân vật của tâm hồn tôi, câu chuyện đa xlàm tôi chảy nước mắt”.
16
Hữu Thỉnh kể về lần đầu đọc câu ca dao: Giã ơn cái cối cái chày Nửa đêm gà gáy có mày có tao Giã ơn cái cọc bờ ao Nửa đêm gà gáy có tao có mày ” Khi đọc trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời xưa kia. Khi đó tôi chưa hiểu hết vị đắng của câu ca dao, nhưng tôi thấy nó thật gần gũi, thân thương. Cái cối, cái chày, cái cọc, bờ ao, những thứ đó qúa thân thuộc nhưng sao cứ lạ mãi, chúng biết nói lên thân phận buồn tủi của mình bắt ta phải thương xót cảm thông? Trí tưởng tượng của tôi như phát ra một bóng người cô độc bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng những vật vô tri vô giác”. – Mở mang vốn sống vốn hiểu biết về cuộc sống (mở ra cả kho báu kiến thức nhân loại) cho học sinh nhờ hiểu và cảm tác phẩm văn chương. – Nhờ cảm thụ mà học sinh có thể học tốt các môn học khác trong nhà trường, đặc biệt là trong môn Tiếng Việt + Chỉ có cảm nhận được tác phẩm mới có thể đọc và kể hay, mới phân tích được giá trị ý nghĩa của nó. + Chỉ có hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản mới thông hiểu các vấn đề của các khoa học tự nhiên và xã hội. – Góp phần bồi dưỡng nhân cách, giáo dục đạo đức, đúc rút kinh nghiệm tìm được cách sống cách làm người hòa nhập với cộng đồng. Các em yêu cái thiện ghét cái ác, yêu chân lý, ghét bất công…hình thành và phát triển nhân cách… – Cảm thụ văn học góp phần rèn các thao tác tư duy, phát triển khả năng suy ngẫm, tưởng tượng, liên tưởng, phát triển những thiên hướng cá nhân. Từ đó ta mới thật sự rung cảm để tạo những cảm thụ ban đầu về đối tượng. Cảm thụ đó giúp ta thấu hiểu cảnh tượng sau dòng chữ, những việc những người, những cảnh đời hiện lên trong tác phẩm. 5.3. Hướng bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình rất lâu dài và công phu. Các phân môn trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã góp phần không ít để hình thành năng lực này. Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần bồi dưỡng cho học sinh sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với văn chương, chịu khó tích lũy kiến thức vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt để có ngôn ngữ mà giao tiếp, cảm thụ văn học, kiên trì rèn các kỹ năng viết văn giàu hình ảnh, giàu tưởng tượng suy tưởng…Điều đó nó đòi hỏi người giáo viên phải: – Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết, tri thức (lý luận văn học về hình ảnh, hình tượng, nhân vật, kết cấu, các phương tiện và biện pháp tu từ (cơ sở khoa học…) – Rèn đọc, kể đọc diễn cảm, đọc sáng tạo để nâng cao nhận thức và năng lực cảm xúc thẩm mỹ. Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là đọc diễn cảm có sáng tạo. Nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích tái sản sinh thành phần nghệ thuật, là khám phá ra những gì ẩn dưới các dòng chữ để cho chúng
17
được vang lên. Cần phải hướng dẫn học sinh đọc văn bằng hệ thống câu hỏi, bài tập đi kèm bài đọc. Đó là những câu hỏi, bài tập nhằm xác định kĩ thuật đọc thành tiếng (giọng đọc chung của bài, đoạn, ngắt giọng, tốc độ, cao độ, chỗ nhấn, cường độ…), yêu cầu tái hiện lại bài đọc (từ ngữ, chi tiết, hình ảnh quan trọng mà học sinh phải nhớ); gợi lên tưởng, tưởng tượng; về ý nghĩa thành phần, giúp học sinh hiểu được đích thông báo của văn bản. Có thể là câu hỏi, bài tập đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, bài tập nhận xét giá trị nghệ thuật của bài đọc, những từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ gây ấn tượng… – Vận dụng các ppdh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, phả hồn vào trong từng khâu của quá trình dạy học để bồi dưỡng cảm thụ cho học sinh. – Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành (nghiêng cảm thụ văn học…) hỗ trợ, tác động tiếp sức, kích thích hứng thú giúp học sinh nảy sinh và nâng cao dần năng lực cảm xúc thẩm mỹ, tăng cường phân tích các biện pháp nghệ thuật. + Rèn cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Các đề cảm thụ văn học thường đưa ra đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phát hiện ra các tín hiệu nghệ thuật, đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung, hoặc yêu cầu học sinh phân tích được ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ được đưa ra. Ví dụ: Trong bài thơ mẹ của Trần Quốc Minh …Lời ru có gió mùa thu…Mẹ là ngọn gió của con suốt đời…. Theo em, hình ảnh nào làm nên cái hay của đoạn thơ? Vì sao? + Rèn cho học sinh khả năng phân tích, thẩm bình ngôn ngữ (có thể một từ, một câu, đoạn văn bản…), cái hay của cách dùng từ, đặt câu. Đặc biệt chú trọng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: nhân hóa, so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, các phép đối, đảo, điệp… Ví dụ: Hãy nêu rõ cái hay của cách dùng từ phép nhân hóa trong đoạn thơ sau: Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.. (Cái cầu – ) Hãy chỉ ra cái hay của cách dùng từ láy trong đoạn thơ sau: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may… (Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo, Trích: Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118 – NXB Giáo dục 2008) + Rèn cho học sinh cảm nhận được nhạc điệu, nhịp điệu, giọng điệu, cái thần thái của tác phẩm. + Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Ví dụ sau đây là một số dạng đề cảm thụ văn học: a) Đề yêu cầu phát hiện từ dùng đắt và nhận xét giá trị của nó trong việc biểu đạt nội dung.
18
19
+ Quần màu đen gọi là quần….(thâm) – Cho đoạn thơ sau: “Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần, phơi nắng, phơi sương Có manh áo cọc tre nhường cho con” (Nguyễn Duy) Tìm những từ ngữ của tre gọi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong đoạn thơ trên ? Dạng 2: Đề yêu cầu phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của nó trong việc biểu đạt nôi dung. VD : – Hãy chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của nó: “Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh” (Trần Đăng Khoa) – Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh có trong hai câu thơ sau và nêu rõ hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì? “Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu” (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa) Dạng 3: Đề yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh đẹp của thơ văn và đánh giá. Đây là dạng bài tập có lệnh yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh hay nhất trong câu thơ, đoạn văn và đánh giá giá trị của hình ảnh đó. Thuật ngữ “hình ảnh” được dùng theo nghĩa rộng. Đó có thể là tên gọi thay cho tên gọi một biện pháp tu từ mà ở Tiểu học không gọi tên . VD: Để phân tích cái hay của biện pháp tu từ, ẩn du, hòa hợp có các đề bài sau. – Chỉ ra cái hay của hình ảnh thơ trong khổ thơ sau và nói rõ ý nghĩa của nó. ” Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất. Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Hay : Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy Biết bao đau thương biết mấy oán hờn. Để cảm thụ được hai câu thơ trên học sinh cần có một vốn từ phong phú, học sinh phải biết về hoàn cảnh sáng tác và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây dừa sừng sững, hiên ngang trước bom đạn của kẻ thù. Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, trải qua hai lần
20