Top 13 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1

Năm học mới 2014-2015, hơn 19.800 học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình tiếng Việt 1-CGD. Phương pháp này bao gồm 4 nội dung: Học vần, viết, đọc và viết chính tả. Điểm nổi bật của phương pháp này là tính vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội.

Ngay sau khi có công văn của Bộ GD&ĐT về việc đăng ký phương án dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD, năm học 2013-2014, Sở GD&ĐT đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện dạy học thí điểm tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD tại 3 đơn vị: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Yên Lạc. Tổng số 201 lớp 1 với 7.189 học sinh tham gia học theo chương trình mới.

Sau một năm thử nghiệm, kiến thức và năng lực của giáo viên tham gia dạy Tiếng Việt 1 – CGD được nâng lên rõ rệt. Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứu thiết kế bài dạy và quy trình dạy các mẫu, nắm chắc quy trình của từng mẫu nên việc giảng dạy thuận lợi hơn. Giáo viên đã hiểu bản chất của chương trình và kĩ thuật dạy học, phấn khởi khi thấy chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1 của mình cao hơn những năm học trước. Càng về cuối năm, giáo viên dạy học và vận dụng sách thiết kế vào dạy học càng linh hoạt, sáng tạo hơn.

Trong khi đó, học sinh được hướng dẫn kỹ các quy định nên các em có nề nếp học tập tốt ngay từ đầu năm và được duy trì trong suốt năm học. Với phương pháp dạy học theo hướng tích cực nên tiến trình giờ dạy diễn ra nhẹ nhàng, giúp học sinh tham gia hoạt động học tập một cách tự giác, chủ động, sáng tạo. Từ đó, bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng tự học. Học sinh tự làm ra sản phẩm giáo dục nên rất hứng thú, khả năng tư duy của học sinh được phát huy, học sinh nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt, nắm chắc các quy tắc chính tả, học đến đâu chắc đến đó; không bị nhầm lẫn viết sai chính tả, học sinh có kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Đa số các em nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của giáo viên. Nhiều em trả lời rành mạch, nói đủ câu rõ ràng. Học sinh đọc nhanh, đọc đều, đảm bảo tốc độ đọc theo yêu cầu. Qua đó, các bài tập đọc hiểu cũng được học sinh thực hiện tốt, chữ viết đúng và đẹp hơn. Kết quả học tập của học sinh ổn định, vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Cô Nguyễn Thị Thu Hương là một trong những giáo viên trực tiếp dạy môn Tiếng Việt 1- CGD của trường Tiểu học Minh Tân (Yên Lạc) cho biết: Với phương pháp dạy mới này, học sinh hứng thú hơn trong giờ học. Nhiều em thể hiện được khả năng đọc và viết khá tốt. So với phương pháp dạy truyền thống, chương trình Tiếng Việt 1- CGD có nhiều tính ưu việt. Với phương pháp này, đòi hỏi giáo viên liên tục phải tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên tìm tòi, tham khảo các mẫu giảng. Từ đó, tự thiết kế bài giảng của mình sao cho linh hoạt, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.

Tuy nhiên, sau một năm thử nghiệm dạy học theo chương trình Tiếng Việt 1-CGD, còn một số cán bộ giáo viên chưa thật yên tâm khi thực hiện dạy học theo chương trình mới. Nhiều giáo viên chưa có thói quen làm việc theo thiết kế, còn “tham lam, ôm đồm” kiến thức. Việc học sinh chuyển từ trường dạy theo chương trình Tiếng Việt cũ đến trường tham gia dạy Tiếng Việt 1 – CGD đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc tiếp cận kiến thức của học sinh, khiến giáo viên phải dạy lại từ đầu. Phụ huynh rất quan tâm đến việc học Tiếng Việt của con em mình nhưng lại không thể dạy con theo tài liệu Tiếng Việt 1 – CGD nên cũng đưa ra những băn khoăn, thắc mắc khiến giáo viên phải giải thích nhiều cho phụ huynh hiểu.

Khắc phục những khó khăn trên, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương họp, tổng kết công tác triển khai dạy học Tiếng Việt 1- CGD, rút kinh nghiệm, đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết của những hạn chế tồn tại. Từ đó, lên kế hoạch triển khai chỉ đạo tổ chức dạy học Tiếng Việt 1 cho 100% học sinh lớp 1 trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ năm học 2014-2015.

Thúy Nga

Chia Sẻ Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Từ năm 1995, việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình của Trung tâm Công nghệ giáo dục đã triển khai hiệu quả ở 43 tỉnh thành trên toàn quốc. Đến năm 2000, do Luật giáo dục quy định một Chương trình, một bộ sách giáo khoa nên việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục không được thực hiện. Đến tháng 8 năm 2008, Bộ GD&ĐT đã đưa việc dạy Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ giáo dục vào dạy học và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT chủ trương dạy học Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học; năm học 2014-2015 triển khai ở 42 tỉnh với với trên 390.000 học sinh.

Đối với tỉnh Quảng Ngãi trong năm học 2014-2015 đã triển khai ở 41 trường tiểu học. Trong đó, huyện Nghĩa Hành đã tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục (CNGD) cho 17 trường tiểu học trên toàn huyện. Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình. Theo chúng tôi Hồ Ngọc Đại chia sẽ: Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp 1 -CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh. Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Hành, cho biết: “Giáo viên chúng ta cứ theo lối cũ, nếu có thay đổi một chút thì bảo khó. Ở các địa phương khác, điển hình như Đắc Nông cho thấy học sinh hiểu và nhớ lâu, vì thế không đáng lo ngại; sách này nội dung không khó có điều sách đã thiết kế sẵn bài dạy và phương pháp, hình thức dạy mới, còn kiến thức không thay đổi. Cái khó của chương trình mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức sâu, không dạy chữ trước mà dạy ngữ âm trước. Ngoài ra, tâm lý của phụ huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của con em chưa đạt như chương trình cũ, để các bậc phụ huynh yên tâm hơn, nhà trường cần phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh thường xuyên khuyến khích, động viên các em tự học, kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều các em chia sẽ”. Những điều cần biết đối với phụ huynh học sinh: – Nên thường xuyên khuyến khích con tự học. – Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi. – Nên khen con thường xuyên. – Nên kiên nhẫn, biết đợi và lắng nghe những điều con nói. – Không nên dạy con học trước. – Không nên chê con khi con chưa làm được. – Không nên nóng giận và đặt suy nghĩ của mình cho trẻ. – Không nên tạo áp lực cho trẻ về thành tích… Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm, làm ra một sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học. Đã là khái niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các nhân tố ấy. Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải pháp kỹ thuật cho tiết học, được thể hiện như sau:Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là CÁCH chiếm lĩnh một đối tượng vật chất với tư cách VẬT THẬT. Phát âm chuẩn là CÁCH thuần hóa tiếng nói tự nhiên thường mang tính phương ngữ. Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một cách vật chất, bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh. – Tách ra tiếng giống nhau. – Tách ra thanh của tiếng – Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang. Cuối cùng, tách ra từng âm vị.Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng quan trọng hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm theo quy ước một cách tự nhiên và đánh giá sản phẩm một cách tự nhiên.Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu? – Chữ thay cho âm thanh (âm vị, vần, tiếng) theo quy ước. – Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã phân giải nó, thì nay phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn. Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích. Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi (tách đôi) trong mỗi lần phân tích: Ví dụ: /toan/ – /tờ/ – /oan/ /oan/ – /o/ – /an/ /an/ – /a/ – /n/ /toàn/ – /toan/ – /huyền/ Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang. Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã có.Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải tư duy (suy nghĩ) để tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt chước. Viết chính tả là một thách thức đặc ra cho tư duy của học sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng bước nhỏ. Trước hết, viết ở bảng con (bảng lớp). Sau đó, viết vào vở. Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều dùng cho việc 4, là cơ hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững chắc hơn. Thay năm bước lên lớp bằng bốn việc cho tiết học, có thể nói gọn trong mấy chữ sau: “Nói một lần, làm nhiều lần. Nói gọn lời, làm chi li” Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần. Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy cóc. Các lần sau, làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại thành từng khối lớn. Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn. Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học. Công nghệ cao thì có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình làm ra một sản phẩm mới cho mình thì: ” Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là hạnh phúc”./.

(Theo Vũ Thị Kim Loan)

Phương Pháp Dạy Hs Lớp 1 Nhanh Biết Đọc Tiếng Việt

Như vậy, muốn trẻ em nhanh biết đọc người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm việc trực tiếp với con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kỹ năng đọc và ghép âm tiết cho trẻ càng sớm càng tốt, thời gian còn lại trong năm học các em sẽ đủ điều kiện củng cố, tập luyện kỹ năng đọc lên mức kỹ xảo.

2. Đề xuất phương pháp dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc biết viết tiếng Việt

3. Kết luận

Theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thuần thục ở học sinh:

Thứ hai: việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghépvần, ở SGK Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ, đây là tính chất đặc trưng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính điểm này dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng chậm biết đọc tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD & ĐT (2001), Chương trình tiểu học, Nxb Gíáo dục, Hà Nội.

[2] Bộ GD & ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3] Cruchevki.V.A (1980), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4] Hồ Ngọc Đại (1983) , Tâm lý học dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5] Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Th.S. Trương Thị Thu Minh

(Tổ Bộ Môn chung, trường CĐSP Kiên Giang)

Phương Pháp Dạy Con Học Tiếng Việt Lớp 2

Tiếng Việt là một trong những môn học rất quan trọng ở bậc tiểu học, đặc biệt là tiếng Việt lớp 2. Việc giúp trẻ nắm vững kiến thức tiếng Việt lớp 2 có ý nghĩa rất quan trọng, là nền tảng vững chắc đầu đời, tiếp bước cho hành trình ở những bậc học sau này. Do có nhiều thay đổi và khó hơn với tiếng Việt lớp 1, phụ huynh cần chuẩn bị nhiều hơn để trẻ học tốt môn tiếng Việt lớp 2 ngay từ bây giờ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến phụ huynh một số phương pháp dạy con học tiếng Việt lớp 2 hiệu quả.

Để giúp con học tốt tiếng Việt lớp 2, trước tiên phụ huynh phải nắm rõ chương trình học. Tiếng Việt lớp 2 gồm 2 quyển (tập 1, tập 2) tương ứng với 02 học kỳ trong năm học. Chương trình tiếng Việt lớp 2 gồm các nội dung chính là tập đọc; luyện từ và câu; chính tả; kể chuyện… với mỗi nội dung đòi hỏi phụ huynh có phương pháp dạy học riêng.

Phương pháp dạy tiếng Việt lớp 2 hiệu quả

Khi dạy trẻ học, phụ huynh nên chia thành nhiều khoảng thời gian, thường dao động từ 40 đến 45 phút, cho nghỉ giải lao 10 – 15 phút. Việc này giúp trẻ không chịu áp lực, thoải mái, có động lực học tốt hơn. Ở độ tuổi học lớp 2, các em có khả năng tiếp thu cái mới rất tốt, việc uốn nắn, rèn luyện đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp ích rất lớn cho việc học tập sau này. Phụ huynh có một lợi thế khi dạy kèm con học tiếng Việt lớp 2, do phụ huynh là người gần gũi, hiểu được tâm lý của trẻ thích cái gì, không thích cái gì,… Phụ huynh vừa dạy học, vừa có thể giám sát được việc học của con em.

Động viên tinh thần

Khi dạy, phụ huynh cũng cần động viên tinh thần của con em, thông qua một số lời khen, động viên như: Con hãy cố gắng hơn; Con đã làm rất tốt; Hãy cố gắng, con có thể làm tốt hơn thế này,… Việc khen các cháu trong quá trình dạy học sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng, đồng thời có thêm động lực để học thật tốt. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần trao đổi với giáo viên về tình hình học tập môn tiếng Việt của con để có phương pháp dạy con phù hợp.

Tóm lại, việc dạy cho trẻ học tiếng Việt lớp 2 cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, vì không có phương pháp giảng dạy nào là tối ưu nhất.