Top 6 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà Hiệu Quả

Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM, cũng nhận định: Từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ, giai đoạn này được gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”.

Ngay từ khi con ở lứa tuổi học mầm non, cha mẹ hãy tạo điều kiện hết sức cho con học tiếng Anh. Đây là độ tuổi tuyệt vời để bắt đầu học một ngôn ngữ mới vì bộ nhớ của các con ở độ tuổi này vẫn còn rất nhiều chỗ cho các kiến thức mới.

Mặt khác, bắt đầu càng sớm thì việc học ngôn ngữ thứ hai càng dễ dàng hơn vì các con ít bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, việc phát âm sẽ tốt hơn và tránh được tình trạng tư duy bằng tiếng mẹ đẻ trong quá trình giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh

Thậm chí với những bố mẹ biết một chút nhưng phát âm không được chuẩn thì không nên dạy con cách đọc của từ, trong quá trình học cùng con các bố mẹ nên tránh tự mình đọc ra các từ vì như thế vô tình tạo ra cho con một nhận thức không chuẩn về cách đọc từ đó. Con trẻ thường nghĩ những gì người lớn nói ra đều là chuẩn và sẽ bắt chước một cách vô thức.

Nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào?

Điều cần chú ý trong cách dạy con học tiếng Anh tại nhà ở tuổi này là được tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh của người bản xứ. Điều đó không có nghĩa là bạn buộc phải đầu tư thật nhiều tiền cho con học với giáo viên nước ngoài 100%.

Mẹ cũng có thể tìm những bài hát, những câu chuyện cổ tích bằng tiếng Anh bằng cách ấn từ khóa “songs for kids” “stories for kids”. Những kênh youtube có nhiều bài hát và câu chuyện phổ biến mà các con yêu thích.

Mẹ hãy khuyến khích con hát theo, đọc theo và sau đó và kể lại câu chuyện trong khi tắt tiếng, chỉ cho con xem hình.

Mẹ có thể cho con xem các bộ phim hoạt hình nước ngoài mỗi ngày một chút. Con bạn sẽ hiểu câu chuyện mà không cần biết tất cả các từ, dần dần con sẽ học được những kiến thức cần thiết cho giao tiếp mà không phải sách vở nào cũng có thể dạy con.

Bên cạnh đó, mở nhạc thiếu nhi bằng tiếng Anh đều đặn khoảng 15 – 20 phút cho bé nghe từ khi còn nhỏ, dần dần có thể tăng thời lượng lên và nên chọn những bài hát dễ hiểu, ngắn gọn, sinh động giúp trẻ có được hứng thú và học tập hiệu quả.

Cho trẻ học nghe nói nhiều hơn đọc viết

Dạy con học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả? Theo nghiên cứu, khả năng tiếp thu và học một loại ngôn ngữ của trẻ nhỏ tốt hơn nhiều so với người lớn, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói.

Hơn nữa, khi trẻ còn nhỏ tuổi thì rất dễ có cảm giác nhàm chán khi học, vì thế các bậc phụ huynh nên cho trẻ học nghe nói, gia tăng khả năng bắt chước ngôn ngữ nhiều hơn là kỹ năng đọc viết.

Học tiếng Anh tại nhà bằng hình ảnh

Hãy dạy bé học tiếng Anh tại nhà bằng hình ảnh thay vì học bằng ngôn ngữ. Hãy đưa ra các hình ảnh và dạy con gọi tên chúng bằng tiếng Anh. Dạy bé học tiếng Anh các con vật với các bộ card hình ảnh sống động. Tất cả các hoạt động của mẹ cùng con sẽ giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn so với trẻ tự học một mình.

Học tiếng Anh từ các trò chơi

Tâm lý của trẻ là luôn ham chơi, các bé dễ chán nản khi nghe đến từ “học”. Hơn thế, việc học ở trường đã rất áp lực, vì vậy khi về nhà cha mẹ không nên tạo thêm áp lức cho trẻ. Thay vì nghĩ rằng mình phải dạy con học tiếng Anh ở nhà, hãy nghĩ đơn giản rằng mình cùng chơi cùng học tiếng Anh với bé.

Lập thời gian biểu cụ thể

Nguyên nhân chủ yếu của việc dạy bé tại nhà không hiệu quả đa số thuộc về các bậc phụ huynh không dành đủ thời gian chăm chút việc học của bé. Các cha mẹ rất dễ sao nhãng việc dạy bé học vì nhiều mối quan tâm khác, thường có tâm lý ỷ lại “không hôm nay thì ngày mai”.

Thời gian biểu sẽ giúp chúng ta làm việc, học tập và quản lý thời gian khoa học hơn, với việc dạy tiếng Anh cho trẻ cũng vậy. Do đó, mục đích của việc lập thời gian biểu chính là để hình thành một thói quen cho việc học tiếng Anh ở nhà. Trong khoảng thời gian cố định này, phụ huynh sẽ dành thời gian giao tiếp tiếng Anh với trẻ thông qua trò chơi hay đối thoại…

Khoảng thời gian này không nên kéo dài quá 30 phút, bởi mức độ tập trung ở trẻ là có hạn. Nếu quá o ép, trẻ có thể mất đi hứng thú, giảm hiệu quả tiếp thu ngôn ngữ mới.

Đừng quên việc khen ngợi khi bé hoàn thành nhiệm vụ hay câu hỏi của bạn. Khi việc học trở thành niềm vui, bé sẽ tự giác học tập mà không cần đến sự thúc giục của cha mẹ.

Có thể thấy, việc tạo một môi trường tiếng Anh chuẩn xung quanh con là yếu tố mà các ông bố bà mẹ nên chú trọng trong phương pháp dạy con học tiếng Anh. Ở lứa tuổi còn nhỏ, ngữ pháp không là yếu tố mà phụ huynh đặt nặng, hãy chú ý phát triển khả năng nghe nói của con để tạo tiền đề cho bé học tiếng Anh sau này.

Phương Pháp Giúp Ba Mẹ Dạy Con Học Giỏi Tiếng Anh Tại Nhà

Vậy có cách nào để ba mẹ có thể dạy con học giỏi tiếng Anh tại nhà hoặc hỗ trợ con học tiếng Anh hiệu quả tại nhà không?

Những câu tiếng Anh đơn giản luôn hiệu quả

Có nhiều ba mẹ sẽ nói rằng, mình không biết tiếng Anh thì không dạy con được. Hoặc là tôi sợ phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới phát âm của con sau này. Nhưng vấn đề có phải là như vậy?

Ba mẹ ngày nay ít nhiều cũng đã được học tiếng Anh từ trường phổ thông hoặc đại học. Nên dù không giao tiếp giỏi nhưng chắc chắn những câu cơ bản, ba mẹ hoàn toàn có thể nói được, hoặc học lại rất nhanh được.

Vì vậy, hãy bắt đầu bằng những câu cơ bản. Đó chính là những thứ hiệu quả nhất để dạy con tiếng Anh tại nhà.

Ba mẹ hãy học những câu cơ bản rồi tương tác với trẻ. Ví dụ thay vì hỏi con “đây là cái gì?” thì nói với con “what is it?”

Thay vì hỏi con “màu vàng tiếng Anh là gì?” thì hãy chỉ vào màu vàng và hỏi “what color is it?”.

Những câu đó tuy đơn giản, nhưng ba mẹ đang khơi dậy trong con nhận thức về mục đích sử dụng của tiếng Anh. Chúng ta sẽ giúp con hiểu được tiếng Anh là để giao tiếp không phải học để biết, học để thi.

Dạy tiếng Anh tại nhà cho trẻ bằng phản xạ vận động toàn thân

Trong tiếng Anh có một phương pháp gọi là Total Physical Response (TPR). Có nghĩa là phản xạ bằng vận động thể chất.

Phương pháp này cực kỳ phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ, vì phương pháp này kết hợp cả nghe, nhìn và vận động cho trẻ.

Đặc biệt, ở nhà, bé có môi trường, không gian rộng rãi, và thân thuộc nên sẽ học một cách rất tự nhiên và hiệu quả.

Sử dụng phản xạ vận động toàn thân (TPR) như thế nào?

Đầu tiên, ba mẹ sẽ mô phỏng trước, và nói cho trẻ nghe. Ví dụ, khi ba mẹ ngồi xuống, ba mẹ sẽ nói “Sit down“. Khi ba mẹ đứng lên, ba mẹ nói “”.

Sau đó, cứ lặp lại, ngồi xuống thì nói “sit down“, đứng lên thì nói là “”.

Tiếp đến, ba mẹ có thế thêm từ vào, ví dụ “sit down slowly” để dạy con ngồi xuống từ từ, hay “standup quickly” để dạy con đứng dậy nhanh.

Ba mẹ không cần giải thích bằng tiếng Việt, chỉ cần hành động và nói.

Sau khi bé đã hiểu được hành động, thì ba mẹ không cần làm nữa mà chỉ nói và bé sẽ tự làm. Nếu bé vẫn chưa làm được, ba mẹ lại mô phỏng và nói thêm lần nữa.

Ứng dụng trong dạy tiếng Anh cho bé tại nhà

Ba mẹ có thể học và nói về tất cả các đồ vật trong nhà, những thứ có thể nhìn thấy, cầm nắm, sờ được.

Ví dụ, ba mẹ có thể chỉ vào cái ly để trên bàn và hỏi “what’s it? – It’s a cup.” (Đây là cái gì con yêu? – Đây là cái ly” – “What color is the cup? – It’s green.” (Cái ly màu gì nhỉ? – Cái ly màu xanh lá”)

Hoặc là “What is it? – It’s a plate” (Đây là cái gì? – Đây là cái đĩa)- “What shape is the plate? It’s round.” (Cái đĩa hình gì? – Cái đĩa hình tròn”)

Chỉ cần một số câu cơ bản như vậy là trẻ đã có thể học được vô sô từ vựng rồi.

Chú ý

Ba mẹ không cần phải dịch sang tiếng Việt.

Chỉ cần cho bé thấy, hoặc nghe, hoặc hành động theo. Trong đầu bé, sẽ có những khái niệm đó. Vì vậy, dịch sang tiếng Việt là điều không cần thiết.

Ba mẹ cũng đừng vội vàng bắt trẻ phải nói lại bằng tiếng Anh.

Trẻ thích nói tiếng Việt, cứ để con nói, nhưng ba mẹ hãy trả lời bằng tiếng Anh, trong khả năng của ba mẹ.

Biết nhiều nói nhiều, biết ít nói ít, miễn là ba mẹ nói tiếng Anh với trẻ, để trẻ hiểu được tiếng Anh là dùng để giao tiếp.

Một điều quan trọng nữa.

Ba mẹ đừng bao giờ nói với con là “ba/mẹ không biết tiếng Anh đâu“.

Có thể câu nói đó là sự thật, nhưng nếu trẻ nghe được như vậy, trẻ cũng sẽ thấy được rằng tiếng Anh chẳng có gì quan trọng, không cần phải học.

Ba mẹ thích gì, con thích cái đó. Ba mẹ ghét gì, thường con cũng ghét cái đó. Ba mẹ sợ gì, con cũng sẽ sợ cái đó.

Kết luận

Để dạy con giỏi tiếng Anh ngay tại nhà thật ra không quá khó như ba mẹ vẫn thường nghĩ. Quan trọng là chúng ta truyền cho trẻ đam mê học và nói tiếng Anh, cũng như một số nền tảng cơ bản.

Có sự đồng hành của ba mẹ, chắc chắn con sẽ thích thú với tiếng Anh và có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh hơn. Khi đó, nói giỏi tiếng Anh chỉ còn là vấn đề của thời gian. Ba mẹ có thể đăng ký tham dự hội thảo trực tuyến dạy tiếng Anh cho con tại nhà tại https://eflitaedu.com/day-con-tieng-anh/

Nếu có bất kỳ khó khăn gì, trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, ba mẹ có thể tham gia vào group Facebook English Corner At Home hoặc Kênh YouTube Eflita Edu tiếng Anh giao tiếp Online Mẹ và Bé để được chia sẻ những kinh nghiệm và tài liệu dạy tiếng Anh cho con tại nhà.

Chúc ba mẹ và con sẽ cùng học tiếng Anh vui!

Ms Thảo Nguyễn

Founder Eflita Edu – Tiếng Anh giao tiếp Online Mẹ và Bé

Phương Pháp Dạy Tiếng Anh Thiếu Nhi Tại Nhà

Thiết lập thói quen

Cha mẹ nên thiết lập thời gian học tiếng Anh cùng con. Cha mẹ nên dạy tiếng Anh cho con trong khoảng thời gian ngắn, không nên quá dài nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày. Mười lăm phút là đủ cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể dần dần thực hiện các bài học dài hơn để giữ cho khoảng thời gian tập trung của con tăng lên.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nếu bạn dành những món quà nhỏ cho trẻ sau những giờ học. Ví dụ, cha mẹ có thể chơi một trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau giờ học hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh với con trước khi đi ngủ. Nếu bố mẹ có không gian ở nhà, bố mẹ có thể tạo một góc tiếng Anh nơi bố mẹ giữ mọi thứ kết nối với tiếng Anh, ví dụ như sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà con đã làm. Sự lặp lại là điều cần thiết – trẻ em thường cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng cảm thấy sẵn sàng để tự mình phát âm chúng.

Chơi trò chơi

Khả năng học của trẻ sẽ tăng lên khi trẻ vui chơi. Phụ huynh có thể sử dụng flashcards (thẻ trò chơi) để dạy và sửa đổi từ vựng và xây dựng các trò chơi khác nhau cùng con, chẳng hạn như trò chơi ghi nhớ.

Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh của mình như board games, word games…

Học qua các tình huống hàng ngày

Ưu điểm của việc dạy tiếng Anh thiếu nhi tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo ngữ cảnh.

Học qua các cuốn truyện

Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện. Nhìn vào các bức tranh khác nhau và nói những từ khi bạn chỉ vào bức tranh. Sau đó, bạn có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau.

Học qua bài hát

Bài hát là một cách thực sự hiệu quả để học từ mới và cải thiện phát âm. Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát. Các hành động thường thể hiện ý nghĩa của các từ trong bài hát nên trẻ có thể làm theo dễ dàng.

Dạy ngữ pháp

Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy một cách rõ ràng các quy tắc ngữ pháp, mà thay vào đó, hãy làm cho trẻ quen nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong ngữ cảnh, ví dụ như ‘có/không’ khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hoặc ‘được/không được ‘khi nói về nội quy trường học. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng một cách tự nhiên và chính xác sau này.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids. Video, câu đố và trò chơi giúp trẻ học một cách vui vẻ, thoải mái.

Vậy những từ và cụm từ nào bạn nên dạy bé đầu tiên?

số (1-10; 10-20; 20-100)

màu sắc

tính từ (ví dụ: lớn, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi)

cơ thể

đồ chơi

quần áo

động vật (ví dụ: vật nuôi, động vật trang trại, động vật hoang dã)

món ăn

» Tự Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà

Tôi đã từng ngồi nói chuyện rất lâu với chị Alice Vân Nguyễn , để thấy chị phải bỏ công bỏ việc đến trung tâm, ngồi ngoài xem con học. Không phải không tin tưởng trung tâm, mà chị muốn nhìn con thay đổi thái độ học tập qua từng buổi học. Tôi đã từng rất khâm phục mẹ Hồng Hạnh, tuần đều đặn 4 lần 8 lượt đưa 2 con đi học ở trung tâm ngày nắng ngày mưa không nghỉ buổi nào. Tôi đã từng thốt lên vui sướng khi con trai chị Thuận Lương đạt điểm tiếng anh cao nhất chỉ sau vài buổi học ở trung tâm.Và còn rất nhiều các bố các mẹ đang thầm lặng cùng con học Tiếng Anh. Các anh chị ấy không giỏi Tiếng anh, cũng chẳng có điều kiện thuê hẳn 1 Thầy Tây để dạy riêng cho con, nhưng các anh chị ấy hiểu con mình đang cần gì ??? Và phương pháp nào là phù hợp cho con nhất ♥

Tôi thường nói với các phụ huynh của mình, một vài tiết học trên trường, một tuần 2 buổi học ở trung tâm cũng không thể giúp con đọc thông viết thạo nếu con không tự giác và chủ động. Trung tâm chỉ hỗ trợ phương pháp, truyền nhiệt và giúp con phân biệt đúng sai trong khi học. Phần lớn còn lại do môi trường, do thói quen và tính tự lập. Nếu bố mẹ tạo cho con một thói quen học tiếng anh ngay từ nhỏ, rèn nề nếp tìm tòi ngay từ bé, tôi dám chắc lớn lên anh chị không phải đau đầu cùng con BON CHEN các lò luyện.

Đừng ngụy biện rằng mình không biết tiếng anh nên không dám dạy con, đừng lấy lí do mình bận không có thời gian, cũng đừng chủ quan đánh giá con mình còn chưa vào lớp 1 thì chưa cần học tiếng anh. Tại sao không thử đặt câu hỏi có những bé 4 tuổi, 5 tuổi đã giao tiếp tự tin với người nước ngoài. Tất cả là do môi trường mà bố mẹ hình thành cho con. Thay vì để con một mình 1 chỗ chơi với ipad, điện thoại, máy tính thì hãy dành 30′ trong tổng số 1440 phút mỗi ngày CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH, NGHE TIẾNG ANH VÀ NÓI TIẾNG ANH.

Để biết cách dạy và học cùng con theo PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN hiệu quả nhất, MST ENGLISH đã cho ra đời bộ thẻ gồm 100 từ đơn tiếng anh có phiên âm, và 100 câu giao tiếp tiếng anh có phiên âm và nối âm mà bé nào cũng phải học đầu đời. Bộ thẻ do chính Ms Nguyễn Kim Tuyến – GĐ MST English biên soạn.