Top 9 # Xem Nhiều Nhất Phản Ứng Hóa Học Dịch Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phản Ứng Hóa Học Trong Tiếng Tiếng Anh

Mangan (II) oxit trải qua phản ứng hóa học điển hình của một ion oxit.

Manganese(II) oxide undergoes the chemical reactions typical of an ionic oxide.

WikiMatrix

Một phản ứng hóa học.

A chemical reaction.

OpenSubtitles2018.v3

Nó hoàn toàn là phản ứng hóa học.

It’s literally a chemical reaction.

OpenSubtitles2018.v3

Trong một phản ứng hóa học, Các yếu tố tái kết hợp để tạo nên hợp chất mới.

In a chemical reaction, the elements recombine to make new compounds.

QED

Có một từ diễn tả một phản ứng hóa học…

It’s a word that describes a chemical react…

OpenSubtitles2018.v3

Phản ứng hóa học là sự chuyển đổi một số chất thành một hoặc nhiều chất khác nhau.

A chemical reaction is a transformation of some substances into one or more different substances.

WikiMatrix

Khi axít tiếp xúc với kim loại, một phản ứng hóa học sẽ xảy ra.

When acid touches metal, a chemical reaction happens.

tatoeba

Nên khi phản ứng hóa học xẩy ra sẽ chỉ còn lại các yếu tố vi lượng.

Which only leaves you with the trace elements down where the magic happens.

OpenSubtitles2018.v3

Cuộc sống chỉ là những gì bộ não ta nhận thức được bằng phản ứng hóa học.

What is life but our brain’s chemical perception of it?

OpenSubtitles2018.v3

Một enzim có thể kích hoạt 1000 phản ứng hóa học trong một giờ.

One enzyme can activate a thousand of these chemical reactions in an hour.

ted2019

Khi chất tẩy này phân hủy, Phản ứng hóa học sẽ giải phóng ra dưới dạng nhiệt năng.

As the hydrogen peroxide decomposes, the reaction will release energy in the form of heat.

OpenSubtitles2018.v3

Chờ đợi cho phản ứng hóa học có thể nguội dần.

Wait out the chemical reaction that may be taking place.

LDS

Mà kệ thôi, đại khái có nghĩa là phản ứng hóa học.

Anyway, it means chemical reactions.

OpenSubtitles2018.v3

Ở đây chúng ta loại bỏ người trung gian và tiến thẳng tới những phản ứng hóa học.

Here, we just remove the middleman and we go straight to the chemistry.

OpenSubtitles2018.v3

Sớm hơn, nhưng sẽ gây ra phản ứng hóa học với não.

Well, sooner, but it’s nearly a chemical lobotomy.

OpenSubtitles2018.v3

Chúng cũng tạo thành các enzyme kiểm soát phản ứng hóa học trong cơ thể.

They also form the enzymes that control chemical reactions throughout the body.

WikiMatrix

Các vụ nổ là kết quả của các phản ứng hóa học… xảy ra gần như tức thời.

Explosions are the result of chemical reactions happening almost instantaneously.

OpenSubtitles2018.v3

Sớm hơn, nhưng sẽ gây ra phản ứng hóa học với não

Sooner, but it’ s nearly a chemical lobotomy

opensubtitles2

Thật sự có phản ứng hóa học giữa chúng tớ mà không ai có thể phủ nhận được.

There was a real chemistry between us both that I think no one could deny.

OpenSubtitles2018.v3

Cô ấy có một phản ứng hóa học cần xảy ra nhanh hơn.

She has a chemical reaction that needs to occur more quickly.

QED

Phản ứng hóa học xảy từng bước hoặc nhiều bước.

A chemical reaction takes place in one or more steps.

Tatoeba-2020.08

Có gì đó tạo ra phản ứng hóa học bên trong lõi nhân

Something to create a chemical reaction in the core.

OpenSubtitles2018.v3

Điều tương tự cũng đúng, đến một điểm, về các phản ứng hóa học của các sinh vật sống.

The same is true, up to a point, of the chemical reactions of living things.

WikiMatrix

Lý Thuyết Tốc Độ Phản Ứng Hóa Học

1. Khái niệm về tốc độ phản ứng a) Tốc độ phản ứng

– Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian,

– Đối với chất tham gia (nồng độ giảm dần) :

– Đối với chất sản phẩm (nồng độ tăng dần) :

* Đối với phản ứng tổng quát dạng :

a A + bB → cC + dD

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng a) ảnh hưởng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.

b) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

– Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

– Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

c) Ảnh hưởng của áp suất

– Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng (nồng độ chất khí tăng), tốc độ phản ứng tăng.

– Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ, nên sự va chạm càng dễ có hiệu quả hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

– Chất xúc tác là chất có tác dụng làm biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

– Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại xúc tác dương được sử dụng rộng rãi. Ví dụ trong quá trình tổng hợp NH 3, sản xuất H 2SO 4, HNO 3, cao su nhân tạo, chất dẻo,..v..v..

– Những chất xúc tác làm cho quá trình xảy ra chậm được gọi là chất xúc tác âm.

Ví dụ: Quá trình oxi hóa Na 2SO 3 trong dung dịch thành Na 2SO 4 xảy ra chậm khi cho thêm glixerin.

chúng tôi

Lý Thuyết &Amp; Bài Soạn Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

Chương 2: Phản Ứng Hóa Học – Hóa Học Lớp 8

Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

Nội dung bài học bài 13 phản ứng hóa học chương 2 hóa học lớp 8. Bài học giúp bạn hiểu để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác. Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra.

Các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết được?

HocTapHay.Com

I. Định Nghĩa

Định nghĩa: Quá trình biển đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.

Thế nào là chất phản ứng?

– Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng ( chất tham gia).

Thế nào là sản phẩm?

– Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.

Ví dụ 1: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua

Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua

Ví dụ 2: Đốt than trong không khí tạo ra khí cacbonic

⇒ Phương trình chữ: Than + khí oxi → Khí cacbonic

Hỏi: Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần ?

Trả lời: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

II. Diễn Biến Của Phản Ứng Hóa Học

– Giai đoạn c: Sau phản ứng. Giai đoạn này, các liên kết đã thay đổi tạo ta các phân tử mới (sản phẩm).

Nhận xét:

– Trước phản ứng: 2 nguyên tử Hiđro liên kết với nhau, 2 nguyên tử Oxi liên kết với nhau.

– Sau phản ứng: 2 nguyên tử Hiđro liên kết với 1 nguyên tử Oxi.

– Số lượng nguyên tử H, O trong cả quá trình là không thay đổi. (Trước phản ứng: 4H; 2O, sau phản ứng: 4H; 2O)

Hỏi: Em có kết luận gì về diễn biến của phản ứng hóa học?

Trả lời: ” Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác “. Kết quả là chất này bị biến đổi thành chất khác.

* Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

– Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng, chất mới sinh ra là sản phẩm.

– Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.

– Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

III. Khi Nào Phản Ứng Hóa Học Xảy Ra

1. Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau

Chú ý: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ.

Nhận xét: Ta thấy kẽm hạt phản ứng xảy ra dễ dàng và mãnh liệt hơn so với đinh sắt. Điều đó chứng tỏ, bề mặt tiếp của dạng hạt tròn lớn hơn nhiều so với các dạng khác.

2. Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó

– Tùy phản ứng mà ta cần đun nóng hay không.

Ví dụ: Trộn hỗn hợp bột lưu huỳnh và sắt ở điều kiên bình thường → phản ứng không xả ra. Khi đun nóng đến một nhiệt độ nhất định → phản ứng xảy ra.

Ví dụ: Phản ứng không cần đun nóng như phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric.

3. Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác

Chất xúc tác đóng vai tròn kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ: Làm giấm từ nước dừa tươi + chuối và rượu

– Để trong khoảng 45-60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vì sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là “con giấm”. Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua.

– Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.

Như vậy bước làm giấc có được nhờ có men làm chất xúc tác.

IV. Làm Thế Nào Nhận Biết có Phản Ứng Hóa Học Xảy Ra?

Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng. Thí dụ, trong phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt, hợp chất sắt (II) sunfua tạo ra, không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nữa.

Những tính chất khác mà ta dễ nhận ra thường có thể là màu sắc (ví dụ, đường màu trắng bị phân hủy thành than màu đen và nước), hay về trạng thái (ví dụ, tạo ra chất khí như torng phản ứng trên, tạo chất rắn không tan…) Ngoài ra, sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra, thí dụ cây nến cháy.

Bài Tập

Bài Tập 1 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 8

a. Phản ứng hóa học là gì?

b. Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), là sản phẩm?

c. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần?

Bài Tập 2 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 8

a. Vì sao nói được: Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì nguyên tử phản ứng).

b. Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?

c. Theo hình 2.5 trong bài học hãy trả lời câu hỏi: Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không?

Bài Tập 3 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 8

Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra khi cây nến cháy (xem bài tập 3, bài 12). Cho biết tên các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng này.

Bài Tập 4 Trang 50 SGK Hóa Học Lớp 8

Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ thịch hợp chọn trong khung:

“Trước khi cháy chất parafin ở thể …………… còn khi cháy ở thể …………. Các ……………parafin phản ứng với các ……….. khí oxi”.

Rắn; lỏng; hơi; phân tử; nguyên tử.

Bài Tập 5 Trang 51 SGK Hóa Học Lớp 8

Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng (hình bên).

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.

Bài Tập 6 Trang 51 SGK Hóa Học Lớp 8

Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa than và khí oxi.

a. Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào bếp lò, sau đó, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến than bén cháy thì thôi.

b. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là khí cacbon đioxit.

Khí nitơ + Khí hiđro → Amoniac

Amoniac là nguyên liệu dùng để điều chế phân đạm và một số chất khác.

Trong tự nhiên, có những phản ứng xảy ra có ích cho con người. Thí dụ, trong là cây xanh có chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, làm chất xúc tác cho phản ứng:

Khí cacbon đioxit + Nước → Glucozơ + Khí oxi

(Glucozơ có thể chỉ là chất trung gian, sản phẩm cuối cùng còn là tính bột). Nhờ phản ứng này mà không khí được trong lành, do chất có hại là khí cacbon đioxit giảm đi, chất cần thiết cho sự hô hấp là khí oxi tăng lên (các em hãy nhớ lại bài học “Thực vật góp phần điều hóa khí hậu” trong chương: Thực vật với đời sống con người ở môn Sinh học lớp 6).

Tuy nhiên, cũng có những phản ứng xảy ra có hại mà ta đề phòng, thí dụ: khí nổ trong các hầm mỏ, cháy rừng, sự gỉ của kim loại…

Hàng ngày, các em đều có thể quan sát những phản ứng hóa học, chẳng hạng, khi đánh que diêm lấy lửa, đốt cháy nhiên liệu, để thức ăn ôi thiu, thấy nước vôi quét trên tường rắn lại và xem bán pháo hoa…

Trên là lý thuyết bài và bài soạn bài 13 phản ứng hóa học chương 2 hóa học lớp 8. Bài học giúp bạn biết được khi nào thì xảy ra pư hoá học. Nắm được cách nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra hay không. Củng cố cách viết phương trình chữ.

Các bạn đang xem Bài 13: Phản Ứng Hóa Học thuộc Chương 2: Phản Ứng Hóa Học tại Hóa Học Lớp 8 môn Hóa Học Lớp 8 của chúng tôi Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.

Bản Tường Trình Bài 14: Bài Thực Hành 3 Dấu Hiệu Của Hiện Tượng Và Phản Ứng Hóa Học

Chương 2: Phản Ứng Hóa Học – Hóa Học Lớp 8

Bài 14: Bài Thực Hành 3 Dấu Hiệu Của Hiện Tượng Và Phản Ứng Hóa Học

Nội dung bài học bài 14 bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học chương 2 hóa học lớp 8. Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

I. Tiến Hành Thí Nghiệm

1. Thí nghiệm 1

Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím):

Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia làm ba phần.

– Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

– Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng chá (*) thì tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì nhừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan (chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?).

Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.

2. Thí nghiệm 2

Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit

a. Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit). Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?

b. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đừng nước vôi trong. Quan sát thấy gì trong mổi ống nghiệm?

II. Tường Trình – Bản Tường Trình Bài Thực Hành 3 Dấu Hiệu Của Hiện Tượng Và Phản Ứng Hóa Học

1. Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.

2. Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Cho biết: a. Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước; b. Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.

Chia sẻ các bạn mẫu báo cáo bản tường trình bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.

Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)

Chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?

Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.

Hướng dẫn giải Dụng cụ và hóa chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…

– Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành:

– Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia làm ba phần.

– Bỏ một phần vào nước đứng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

– Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan.

Hiện tượng:

– Ống nghiệm (1): thuốc tím tan hết trong nước tạo thành dung dịch có màu tím.

– Ống nghiệm (2): Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan thì thấy chất rắn không tan hết, dung dịch có màu tím nhạt hơn so với ống nghiệm (1).

Giải thích:

– Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

– Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit

Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?

Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.

Ghi lại hiện tượng trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.Cho biết:

a. Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.

b. Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hidroxit.

Hướng dẫn giải Dụng cụ và hóa chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ,…

– Hóa chất: dung dịch canxi hidroxit, dung dịch natri cacbonat.

Cách tiến hành:

– Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).

– Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Quan sát thấy gì trong mỗi ống nhiệm?

Hiện tượng:

– Nhỏ ()(Na_2CO_3)

– Ống 1: Không có hiện tượng gì.

– Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích:

– Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

– Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.

Phương trình chữ:

Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.

Vừa rồi là lý thuyết và mẫu báo cáo bài 14 bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học. Bài học giúp sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.