Top 6 # Xem Nhiều Nhất Phần Mềm Học Tiếng Trung Sơ Cấp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

5 Phần Mềm Học Tiếng Nhật Sơ Cấp Hiệu Quả

1. Phần mềm học tiếng Nhật sơ cấp: Minna no nihongo I for Android

Là phần mềm học từ vựng, gồm 50 bài của giao trình Minna với các tính năng tối ưu hỗ trợ người dùng như:

Đây là phần mềm rất tiện ích có thể sử dụng tốt cho các bạn học tiếng Nhật giao tiếp đạt hiệu quả cao. Hiện nay phiên bản này đã được nâng cấp và bổ sung thêm một số điểm tối ưu:

Đây là app học tiếng Nhật sơ cấp miễn phí trên laptop, máy tính, được biên soạn dựa theo giáo trình Minna No Nihongo. Các tính năng chủ yếu của Tata Minna 6 gồm:

J-dict là một ứng dụng từ điển Nhật – Việt mạnh mẽ và thông minh. App cho phép người dùng tìm song ngữ Việt Nhật hoặc Nhật – Việt, chữ Hán, ngữ pháp, cách sử dụng ngữ pháp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn tất cả các phần mềm khác.

4. Phần mềm học tiếng Nhật: Japanese Listening Practice

Đây là app luyện nghe tiếng Nhật rất hiệu quả dành cho Smartphone. Các bài luyện nghe trên app này được phân cấp độ rõ ràng từ Sơ cấp tới cao cấp trong 50 bài dành cho mọi đối tượng đều có thể theo học. Điểm cộng của phần mềm là ngoài 50 bài nghe cơ bản ra, còn có những bài nghe tin tức, sự kiện…, rèn cho các bạn kỹ năng nghe những đoạn văn dài, hiểu được tình huống trong từng cột mốc lịch sử. Bạn hoàn toàn có thể tải các đoạn văn này về máy và nghe khi không có kết nối mạng, cực kỳ tiện ích.

Anki là phần mềm cho phép bạn học từ vựng thông qua các Flashcard. Mỗi một bộ Flashcard gọi là “Deck” hay còn gọi là bộ từ vựng. Bạn có thể chọn những bộ flashcard có sẵn trong app hoặc tự tạo ra một bộ mới theo ý thích của bản thân. Điểm mạnh của phần mềm này chính là sự tiện dụng, thay vì bạn phải mang theo bộ flashcard bằng giấy thì chỉ bằng một chiếc smartphone, bạn có thể học và ôn luyện mọi lúc mọi nơi.

Sơ Cấp &Amp; Trung Cấp Tiếng Quảng Nam

Hồi xưa có dạo mình rảnh ngồi soạn từ điển tiếng Quảng nhưng chưa đầy đủ, trong đó có cả phần ngành nghề làm ruộng ở Quảng Nam nhưng facebook cũ mất account nên mất hết. May thay, Phan An lưu lại giúp, còn có phần bổ sung, chỉnh sửa, dù chưa sắp xếp theo trật tự đâu ra đó cho đàng hoàng. Mình repost ở đây để lưu lại là chính, rồi hẹn có ngày rảnh rang sẽ sắp xếp đâu ra đó cho những ai mê tiếng Quảng có thể “thôm khổ” rồi đem đi “khè” cho nó vui. Nói trước là bài dài lắm, 16 trang words, ưng đọc thì đọc chơi, đừng chê dài. Ai copy dán lại nhớ ghi nguồn: con Đốp ngồi rảnh biên bậy, Phan An bổ sung, rồi dán đâu dán hỉ.

Mấy bữa rày tui lên facebook tui nói chuyện ba xàm ba láp, cái rồi bạn bè cứ hỏi như cái ni ri mi nói giọng Quảng nam thì nói mần răng. Thiệt ra, nhiều người nhái giọng Quảng Nam chứ mà không núm được cái tinh thần của hắn thì nói cứ trớt quớt chứ không ra giọng Quảng được. Muốn nói được cái giọng Quảng thì phải ăn, phải sống, phải lớn lên ở đất Quảng mới biết được cái giọng Quảng.

Nói về giọng Quảng và phương ngữ Quảng Nam, trước mắt tui thấy có chừng ni cái cần nói trước: một là phát âm, hai là từ ngữ, ba là nói lái. Vì răng, nói giọng Quảng Nam mà phát âm trật bù chìa là nghe không ra cái cốt chi rồi á nạy. Tới chừng phát âm được rồi mà đem mấy chữ trong Nam ngoài Bắc ráp vô đọc lên nghe hắn chướng lỗ tai lắm, cũng không được. Nói được đúng âm, thuộc đúng phương ngữ rồi thì cũng tương đương trình độ B2 tiếng Pháp rồi đó. Nhưng để núm được cái hồn cốt của người Quảng, ngồi chơi mà nghe họ nói mình cười được thì phải biết nói lái, cỡ trình độ C2 tiếng Pháp chớ hông giỡn mô nghe. Tất nhiên, có người nói lái giỏi, có người nói lái dỏm, nhưng có còn hơn không. Mình mà không biết nói lái là hắn chơi xấc mình như không, có khi hắn trổ cặc vô nhà mình mình còn không hay nữa tề. Nói rứa thôi, chứ một bữa mà nói tới tận trình độ C2 nghe cũng kinh. Thôi bữa ni học 2 trình độ căn bản: phát âm với phương ngữ trước đã hỉ.

Nói về cái chuyện phát âm: người miền Bắc thì sai âm đầu, kiểu n cao n thấp nẫn nộn, người Nam thì sai âm cuối, c với t đọc cũng như nhau, còn người Quảng tui thì nói sai âm giữa. Ví dụ như ri hỉ:

“a” phát âm thành “oa”: chu cha = chu choa, chô choa

“an” “ang” đọc thành “oang”, néng choang choang = nắng chang chang.

“am” đọc thành “ôm”. Vd: chô choa, zợ chồng hén thôm lắm, lồm chi lồm miết rứa mòa không nghỉ nơ. (Chu cha, vợ chồng nó tham lắm, làm gì làm hoài vậy mà không nghỉ.)

“ao” phát âm thành “ô”. Vd: “Bà cô Năm đang nằm trên chõng ngoài hè nghe chương trình Cây cô bóng cả.” “Răng dô nhà mà không chồ ai hết rứa con!” (Sao vô nhà mà không chào ai hết vậy con)

“ai” phát âm gần giống âm “ưa”. Nếu dân Quảng Nam mà ca nhạc tiền chiến thì ca như vầy: “Ưa lướt đi ngùa sương gió!” Chữ “ngùa” chút nữa giải thích sau.

“ap” phát âm thành “ôp”. Vd: Mi en chi nhiều rứa, en như Phốp! (Mày ăn gì nhiều vậy, ăn như Pháp! Sự thật là Mỹ ăn nhiều hơn Pháp!)

“au” phát âm gần giống âm “ay”. Vd: Mi đưa tay mượn cái thay cái! (Mày đưa tao mượn cái thau với!)

“ay” thì đọc gần giống “ey” – cái âm ni khó diễn quá, chắc phải làm cái clip mới giải thích được quá.

“ăn” “ăng” phát âm thành “en” “eng”: con thèn lèn / thèng lèng = con thằn lằn

“ăc”, “ăt” phát âm thành “ec”. Vd: hén núa với mi 10 giờ hén qua, núa thì núa rứa chớ chéc chi hắn đã tới. (Nó nói với mày 10g nó ghé, nói thì nói vậy thôi chớ chắc gì nó đã tới.)

“ôm” phát âm thành “ơm”. Vd: Hôm qua tau thấy thằng A với con B chở nhau đi chơi, hai đứa hắn ơm nhau cứng ngéc! (ôm nhau cứng ngắt, ôm nhau rất chặt.)

“êu” phát âm giống như “eo”. Vd: Mi dặm lúa chi mà chỗ sưa chỗ dày ri, dặm cho hắn đèo [đều] lại chớ!

“oi”: tùy vùng, có những vùng đọc đúng âm “oi” nhưng có những vùng lại nói trại âm “oi” thành âm “ua”, tỉ dụ như con voi thì nói thành con vua, nói thì thành núa. “Con vua thì mi núa con vua chứ, mi nói con “vôi”, con “vôi”, núa rứa răng tau hiểu cho được.”

“v” phát âm thành “d” như Nam bộ

Ăm = em: Có một số vùng như vùng 2 chỗ quê tui, người ta nói vần ăm thành vần em. Ví dụ: chị Nem đi chợ mua scho em bó rau rem nghe chị Nem. (Chị Năm đi chợ mua giùm em bó rau răm nghen chị Năm.

Nhưng người Vùng 2, vùng 3, vùng 4, vùng 5 chỗ tui được cái là phát âm chữ “v” đúng, không phát âm thành chữ “d”. Bọn vùng 1 tụi tui ở gần quốc lộ, nên tính ra cũng tự cho mình là oai, hay cười xóm trên đọc chữ “v” y như bọn nhà quê (còn tụi tui thành phố chắc!) nên hay nghịch rằng: Vinh, về ví vịt vô vườn với vợ.

Đại từ nhân xưng:

Tui: tôi

Tau: tao, nhưng thường phát âm là tay. (Mi cua chừng, lố lố là biết mặt với tay! = Mày coi chừng, láo toét là biết mặt với tao!)

Người ta/ họ: mình. Người Quảng chơi ác chỗ ni đây, khi xưng: người ta, họ có nghĩa là xưng mình đó. Ví dụ: Ưng thì nói ưng trớt cha hắn đi, cứ nói lòng zòng rứa răng người ta/họ biết ý anh cho được nờ.

Mi: mày

Hắn: nó. Dân QN gọi ngôi thứ 3 số ít là hắn. Nhiều người cứ hiểu đây là ý xấu nhưng không phải, họ không gọi là nó mà gọi hắn. Vì răng thì tui không biết.

Thằng tê: thằng kia

Con tê: con kia

Con nớ: con đó

Ổng: ông ấy

Bả: bà ấy

Thằng chả: ông đó

Con mẻ: bà đó

Thằng khứa/ Thằng khính/ Thằng khí: thằng đó (giọng coi thường) Vd: chồ, thằng khí nớ nổ nổ rứa chứ làm được cứt chi.

Phương ngữ:

Từ cảm thán cuối câu:

Đó nạy! = Vậy đó! Vd: Mi coi, hắn làm rứa đó nạy!

Rứa hỉ? = Vậy ha! Vd: Thôi rứa hỉ, rứa tau zề nghe!

Chừ! = Bây giờ. Vd: Mi núa lố lố rứa tau quánh chết chừ á! (Mày nói láo láo zậy tao đập chết mày giờ á!)

Chớ chi! = Chứ còn gì nữa. Vd: Chồ, tau ngó cái tau biết, mi ưng hắn rồi chớ chi! (Tao dòm là tao biết, mày thích thằng đó rồi chớ gì!)

Cái rồi, cái… là từ đệm giữa câu. Vd: Rứa chừ em qua nhà anh, cái rồi hai thằng mình qua nhà bác Ba hỉ.

Răng rứa hè? = Sao vậy ta. Vd: Ủa, rõ ràng là hồi mô tới chừ hắn chơi với anh, mà răng chừ hắn lại ngó lơ rứa hỉ. Răng rứa hè!

Chừ làm răng? = Giờ làm sao!

Những từ chính: răng = sao, mô = đâu, ni = này, tê = kia, nớ = kia, rứa = vậy…

Hiếm mấy: biết mấy, là nhiều lắm chứ không phải là hiếm hoi. Dân Quảng chơi ngẵng vậy á. “Chô, chi chứ cây mè đất thì vườn nhà ông Hai hiếm mấy!”

Hè: chái, sân sau (giống chữ của miền Nam)

Chướng: khó chịu, đòi hỏi những điều nghịch lý. Con nít khó ở người ta cũng dùng từ “chướng.”

Ngơm: oách.

Bữa rày: mấy bữa nay

Gứm: gớm

Kinh: nhiều

Nganh nganh: ngơ ngơ

Lác lác: điếc lác, ngơ ngơ

Lạt thách: lạt nhách

Sưa: thưa

Lấc xấc: loi choi, lóc chóc

Chơi xấc: nghịch, chơi xỏ

Tỉ dụ: ví dụ

Đường non: ở QN, người ta ép mía lấy mật mía nấu thành đường, nấu xong thêm vôi đổ vào khuôn hình cái chén bằng sắt/ nhôm thì thành đường tán hay đường chén. Trước khi thêm vôi, người ta thường nhúng bánh tráng vào đường để ăn hoặc múc đường này ra cái ca. Đường này dẻo tới vài ngày như kẹo mạch nha, gọi là đường non. Còn đường đựng trong các thùng gỗ trước khi đổ vào khuôn, còn dính lại sau ngày nấu đường, bọn con nít thường vét ra ăn gọi là đường ghe.

Che: Để ép mía, người ta dùng mấy cây gỗ to bịt sắt xoay theo chiều ngược nhau gọi là cái che ép mía.

Đi che: để quay ống che, người ta làm cái cần dài và gắn ách vào, cho bò kéo. Việc đánh bò đi vòng tròn để ép mía gọi là đi che.

Bổi: là các loại lá, cây bụi làm củi bó thành bó vừa miệng lò nấu đường,

Củ nén: ngoài bắc gọi là hành tăm, một loại hành nhỏ, mùi rất thơm. Củ ni mà kho cá với kho gà là ngon đứt lưỡi luôn.

Nhưn mì: là… nhưn mì, hehe

Đáo (đố): trở lại. Từ cổ nhưng người Quảng đọc thành Đố.

Dùa: gom, tóm lại

Tới chừng: lới lúc

Bủng: thủng, phù nề

Théc: ngủ

Cái chuổi: cái chổi

Nhái: nhại

Dị: mắc cỡ

Diễn/ khéo: đẹp. Chu choa, thèng ni hắn mần cái thúng coi diễn hè.

Đầu dầu: đầu trần

Đủm: ngắn cũn

Đượng: đứng ểnh lưng, ý chỉ người lười biếng. Hồi nhỏ tui quét nhà mà không gập lưng xuống là ba tui chửi: “Đượng đượng cái lưng như chó liếm cối.”

Giú: giấu

Khè: lòe, nổ

Son sen: bon chen

Sức mấy: dễ gì, dễ dầu chi

Lấy nước/ trổ nước: đi lên ruộng, chặn nguồn nước rồi cho nước nó chảy vô ruộng nhà mình

Vô khoai: bón phân

Gai tinh: ngứa mắt

Chững chững: từ từ

Khoan khoan: đợi đã

Ra cốt chi…: trông ngứa mắt, ra cái kiểu gì á

Trất nghinh: chữ ni dịch răng hè, chắc là dịch trất nghinh!

Sổ/ cái rổ sổ: là cái rổ mà mắt nó lớn lọt ngón tay dùng để loại bớt lá trong đống lúa sau khi suốt. Động từ sổ chỉ cái vụ này đây.

Đi máy gạo: đi xay lúa

Đi dỡ rơm/ đi dũ rơm: phơi rơm rồi lật rơm lại bằng cái mảy xảy. Mà cái mảy xảy là cái chi, trời ơi, hắn là cái dụng cụ có 2 cái răng để phơi rơm, hết!

Đi lấy lá: bụi tre muốn gọn gàng thì phải lấy câu liêm (ặc, cái ni có thể gọi là cái liềm nối dài, hehe) lấy bớt nhánh và lá đi. Lá này lấy xong đem vô (bón phân) bí đỏ, ta nói nó thơm ngất.

Ba xàm/ ba láp/ ba vơ

Nói trớt quớt, nói trật bù chìa: nghĩa là trớt quớt, haha

Núm: nắm

Mần: làm

Dặn: bận

Cái mủng: cái thúng

Cái ang: là cái mủng, hehe, 1 ang bằng 5 kg

Cái ảng: thường đúc bằng đá hoặc xi măng để đựng nước uống, phía dưới khoét cái lỗ để hồi nào dơ thì rửa. Việc rửa ảng, cọ rêu gọi là súc ảng. Thường cái lỗ dưới đáy ảng người ta khoét vừa với cái nắp chai 65 để dùng cái nắp nớ nút cái ảng lại luôn. Còn cái chai 65 là cái chi… Haizz, đó là cái chai đựng rượu hồi xưa. Còn rượu nớ rượu chi, hình như rượu Nàng Hương thì phải.

Cái ghè: to hơn cái ảng. Như ri nè, ví dụ cái trứng mà cắt làm đôi thì ½ là cái ảng, còn cắt lên 4/5 thì đó là cái ghè. Trên cái ghè có cái nắp ghè. Cái ghè thường để đựng lúa, có nắp đậy như rứa thì chuột không vô ăn được.

Cái ví: không phải là cái bóp đâu. Ví là cái miếng dài như cái thảm đỏ liên hoan phim (nói rứa chứ ngắn hơn), đan bằng tre, dùng để quây tròn lại và đựng lúa.

Cái nia: giống cái nong ngoài bắc mà nhỏ hơn

Cái chum: là cái hũ bằng đất, miệng túm lại.

Cái thẩu: là cái hũ bằng nhựa hoặc bằng chai. Cái ni thường đựng mắm cái nghe.

Cái dũm: là cái hũ đất nung, nhỏ hơn cái chum.

Cái tĩn: cũng là cái hũ đất nung mà nhỏ hơn cả cái dũm.

Bàn thọa: ngăn kéo

Cuốc vố/ cuốc chim: cuốc lưỡi nhỏ dùng để đào đất cứng hoặc đất nhiều rễ cây.

Cuốc bàn: cuốc lưỡi to dùng để cuốc đất vun khoai hoặc đất ruộng.

Bàn tọa: cái mông

Cái bị/cái đãy: cái túi.

Bị: là ngày phụ nữ có kinh.

Vần cơm: nấu cơm củi hoặc lá dương, khi cơm ráo nước thì đậy kín nắp rồi đặt nồi cơm lên đống than kế bếp. Trên bếp lúc đó vẫn tiếp tục nấu canh hoặc xào nấu. Cứ dăm ba phút lại xoay nồi cơm vì bên hông nồi tiếp xúc với lửa, để lâu sẽ cháy cơm ở phía đó. Vì cái động tác xoay nồi cơm nên người ta gọi là vân cơm, Quảng Nam đọc là “dần cơm” (tiger rice, hehe)

Sơ cơm: khuấy nồi cơm lúc sắp sôi cho gạo không dính cục.

Nói hoang: nói tục hoặc nói có ý tục

Đít voi: cái ni là cái tam giác trên nhà xưa nè, nhà bốn mái á. Hai mái chính thì ko nói, còn hai mái bên hông có cái đoạn tam giác đó trước khi cái mái bẻ 1 phát nữa thành cái hình thang, người ta kêu là đít voi, có nơi gọi là cái khu đĩ, Phan An bổ sung là cái lồn mèo.

Rui/ Mè/ Trính/ Đòn đông/ Đòn tay: bữa nào vẽ cái khung sườn cái nhà tui mới chỉ được chứ tui ko biết tả mần răng.

Đù: khờ. Con cá lù đù là một loại cá ăn rất ngon dù tui ko biết nó có khờ hay không. QN tui cũng ko nói tục, hehe, họ ko nói đụ má mà nói đù má!

Mị: lạ

Ao: là cái bát to, QN đọc thành cái ô, nhưng nó ko phải là cái pond hay cái umbrella, nó là cái bowl. à Cái này Phan An có bổ sung 1 đoạn mà tui nghĩ hắn nói có lý nè, chắc cái hắn nói đúng còn cái tui nói hắn trật: Thật ra viết là ô – Đơn vị đo lường, được tiện bằng gỗ mít, dung tích khoảng 3 lon gạo. Ô được dùng để đong các thứ thực phẩm dạng hạt, có nhiều ở Quảng Nam trước năm 1975. Hiện nay, bà con đo lường bằng lít (3 lon) hay ký (4 lon).

Phỉnh: lừa

Rượng đực: chữ ni dịch cho đúng nghĩa thì nó là n*ng l*n, haha. Mà đúng rứa đó. Hồi xưa có câu hát rằng: “Rượng đực, rượng đực chi cho cực cái thân, trời sáng trăng mấy cô đi rượng đực.”

Tai: bạt tai, tát tai. Người Quảng hay nói: con nớ mất nết, tai cho hắn mấy phát, tát cho hắn mấy tai.

Túi thui: tối thui.

Chuổi: cái chổi

Dộng: thụi, đấm

Dớt mấy phát: đấm, đánh mấy phát

Thùng diêm: hộp quẹt, bật lửa

Ủm: động từ ni hay nè. Hồi nhỏ trời lạnh, ba má thường cho con nằm lọt vào trong người mình và ôm cho nó ngủ cho ấm. Cái động tác nớ gọi là ủm. Chắc ko chữ mô diễn tả đúng hành động nớ cho bằng chữ ủm.

Trớ: tránh

Ưng: thích, yêu, phải lòng, like, love, adore

Xíu/ xí: một chút.

Trổ cặc/ trỏ cặc: chửi thề mà chửi bằng chữ cặc nghe. Ví dụ như hai người tức nhau, ông A nói ông B: Mi làm chi được tau, mi bú cặc tau chứ làm chi. Như vậy có nghĩa là ông A trổ cặc với ông B. Hoặc cái thành ngữ nói mấy đứa tỏ ra tôn trọng bề mặt rứa chớ thực chất là coi thường, họ nói: “Dạ trước mẹt trổ cẹc sau lưng”

Trất cặc: à, cái này gọi là đái đường, là hành động rất Xô viết, gọi là: móc cu ra đái. Ví dụ: hắn trất cặc đái bên đường. (Trấc cặc = chĩa cu). Cần làm rõ nghĩa chữ trấc này, nó là động từ, ngờ là biến âm từ chữ trật = lật ra, để lộ ra, kéo vén cái gì đó cho nó thòi ra. Như vậy, trấc cặc = thò cu ra

giả đò = giả vờ

lủ khủ khủ = nhiều, rất nhiều

ra tới quế rồi (đi tới Huế rồi): đi xa, biến mất dạng rồi

trất nghinh

Sáo khoai = số khoai = ghế khoai

Bổ sung phần phương ngữ:

Bù: con bọ. Vd: con bù hung, bù rầy, bù chét.

Cù léc: thọt léc

Xỉ: cái muỗng

Mua chịu: mua thiếu

Bịnh: bệnh

Cữ: kiêng cữ. Ví dụ đang quánh bài, anh quánh con 2 chuồn, tui quánh con 2 rô, tui ko có ngán, khi nớ tui sẽ nói: “Chứ bịnh chi cử!”

Khá: khỏe mạnh. Vd: con bé khá hỉ? (Con bé lớn nhỉ?)

Rộng đực (có lẽ là dộng đực): bò, trâu, heo nái/ cái tới kỳ muốn thụ tinh

Kêu đực: tới kỳ dộng đực, bò heo kêu ỏm sau chuồng. Tiếng kêu của nó khác lúc nó đói mà đòi ăn.

Báu: quý. Làm mô như của hắn báu lắm không bằng.

Thúi: thối. Còn có ý chỉ người vô duyên nữa. Vd: Bả nói chi nghe thúi thúi rứa không biết. Nghĩa là: cô ấy nói gì mà nghe vô duyên quá. Hoặc bạn vừa nói cái gì đó mà người nghe không đồng ý, hoặc sai hoàn toàn, họ thường phán một câu: Thúi!

Chụm lửa: nhóm bếp.

Trúng chốc: trúng phóc, trúng y!

Cơ thể con người

Cẳng/ ống quyển: cẳng chân

Giò: chân. Người Quảng nam đọc cái chân thành cái chưn, bàn chân thành bàn chưn. Hồi nhỏ, đứa nào ở dơ, bàn chưn đen thui thì ông bà ngoại hay la: chu cha, ngó cái chưn hắn tề, y chưn Thủ Chủ! Tới chừ tui cũng không biết ông Thủ Chủ là ông mô. Chỉ biết đứa mô tay chưn dơ thì ông bà nói bàn tay/ bàn chưn Thủ Chủ.

Cần cổ: cái cổ.

Nghề nông

Lỗ trổ: trên bờ ruộng, người ta thường cuốc 1 lát lớn để nước chảy vào ruộng, người ta gọi là lỗ trổ. Mình đang lấy nước vô ruộng mình mà thằng chủ đám ruộng bên cạnh nó cũng muốn lấy, nó lấp lỗ trổ nhà mình lại để lấy nước vô ruộng nhà nó. Vụ ni cãi nhau miết thôi, vụ lúa mô cũng cãi chừng nhớ chuyện.

Sàng/ cái sàng: là dụng cụ đan bằng tre cật, đường kính chừng 8 tấc, có lỗ thưa, dùng để sàng gạo là gom thóc (hột lúa chưa xay hết thành gạo) lại một chỗ.

Sảy: ahhhh, ko biết giải thích làm răng, nhưng sàng là xoay vòng, còn sảy là thảy lên để cho vỏ trấu, phần nhẹ hơn, văng ra ngoài.

Dần (Giần?) (có lẽ là vần): Cũng nhỏ bằng cái sàng nhưng cái dần (vần) đang sít hơn, không thưa lỗ như cái sàng, dùng để rây các loại bột mịn hơn như cám. Nó còn dùng để đựng các loại hạt nhỏ và phơi khô như hột mè. (Hồi nhỏ, tụi tui thường nghịch, đếm thiên can kiểu ri: Tí sửu dần sàng nong nia thúng mủng chén bát đĩa muỗng xỉ.)

Trúng: được mùa.

Vãi phân: dải phân/ dải giống, rải phân, rải giống.

Xũ giống: làm tơi giống (Verbe xũ: giũ, làm tơi ra)

Xũ rơm

Cày/ bừa/ bộng

Cuốc góc

Cắt cỏ bờ

Lấy phân = cuốc phân trong chuồng gia súc ra

Ủ phân

Xũ phân/ giũ phân.

Trang, cái trang: một miếng gỗ phía trước gắn với cái cán dài, dùng để cào đất cho bằng phẳng trước khi vãi giống.

Ăn nửa buổi: giống như snack bên tây, thường bữa làm nào cũng có ăn nửa buổi để đủ sức làm tới trưa hoặc tối. Món ăn thông thường gồm bún, mì, bánh đúc, xôi…

Bàu: là vũng nước lớn trên các dòng kênh, dòng sông, suối nhỏ. Quê tui nhiều bàu lắm, những đám ruộng quanh đó cũng đặt tên theo cái bàu như bàu Đưng, bàu Dưới, bàu Vừa…)

Gàu vảy: dài chừng nửa mét, hình ống, túm lại sát phía cán. Cái cán thường dài hơn 1m. Gàu này dùng để tát nước từ những mương nhỏ sát bên ruộng vào trong ruộng, hoặc dùng để tát cá. Khi tát, một tay cầm sát dưới miệng, tay cầm trên cán, vảy nước đi nên gọi là gàu vảy.

Gài dai (gàu vai) cũng y như gàu vảy nhưng lớn hơn nên tát được nhiều nước hơn và vì vậy, nó cũng nặng hơn. Khi tát, người ta đóng 2 cây cột chéo lại rồi neo cái dây giữ cái gàu. Người tát nước chỉ đẩy cái gàu đi chứ không phải khuân hết cả cái gàu nước nên sẽ nhẹ hơn.

Gàu sòng: gàu ni phổ biến, loe miệng, túm đít, nó có 4 dây, cho hai người cầm, dùng để tát nước từ mương lớn và sâu lên ruộng. Khi thả gàu xuống thì hai tay cầm miệng gàu buông xuống cho nước vào gàu rồi kéo miệng gàu lên cho khỏi đổ nước. Kéo được gàu nước lên tới ruộng thì lại chùng hai dây ở miệng gàu xuống và dốc hai dây ở đít gàu lên. Trong mấy kiểu tát nước, tát gàu sòng là cực nhứt và khó nhứt. Nó chỉ hạp với vợ chồng mới cưới đương rảnh rỗi nói chuyện yêu đương tát nước đêm trăng thôi, người lớn mà tát thì đúng hộc xì dầu!

Thành ngữ: Tát chổng mông/ Tát bầu ruột: tát rất nhiều, rất lâu, rất mệt

Sạ: gieo giống

Mò cỏ/ làm cỏ: nhổ cỏ dại trong ruộng

Dặm: đi trồng lại lúa cho đều, nhổ chỗ dày trồng vào chỗ thưa.

Hột lúa = hạt lúa, hột đậu = hạt đậu còn hột vịt lộn = hột vịt lộn.

Má/ mạ: nhổ mạ

Chô = chao: rửa mạ dưới ao, cầm lá bó mạ, khua rễ dưới nước cho sạch cát

Thăm lúa: đi lên ruộng coi lúa có thiếu nước, có bị bệnh không.

Cái cào 3 răng: là cái cào dùng để hốt phân.

Mượn người: nhờ người làm giùm rồi đi trả công. Vd: Mai chị rảnh không, tui mượn chị bữa.

Trả công: sau khi mình mượn được người, người ta làm cho mình rồi thì mình sẽ trả công lại cho họ, người lớn trả công người lớn, mượn công đàn ông trả công đàn ông, trả công đàn bà là người ta nói à.

Đi bờ: cắt lúa sát mé bờ để người cắt sau khỏi vướng cỏ mà cắt chậm.

Cái bồ: hình chữ U, cao chừng 1m, rộng chừng 1m5, dài chừng 2m.

Máy tuốt: máy suốt lúa

Khi bỏ cái máy vô cái bồ thì có một miếng mành che cho lúa khỏi văng ra ngoài, cái vật nớ tui quên tên. Cường vô nhắc cái coi.

Xũ lúa: là lượm bớt rác trong bồ ra rồi hẳn đổ vô bao.

Bùi nhùi: lá lúa và cọng của bông lúa lẫn vào, thường hốt ra riêng một bao để về đạp lại cho rớt hột lúa ra, gọi là đạp bùi nhùi. Đạp xong bỏ cái đống đó cho gà ăn.

Lúa chắc: hột lúa tròn mẩy.

Lúa lép: là hột lúa chỉ có vỏ, không có gạo bên trong.

Lúa lừng: là hột lúa có ít cơm nhưng ko đủ mẩy. Hột này để xay cho heo ăn.

Cày lúa: phơi lúa trong sân rồi dùng hai chân lùa thành hai đường song song cho lúa được phơi đều. Siêng cày thì lúa mau khô hơn. Ví dụ như sân lúa chia thành 10 cột đi, mình đi lần 1 thì bàn chân mình ở cột số 1 và số 3, tới đầu bên kia sân thì vòng lại, 1 chân ở cột số 5 và cột số 7. Khi đó, lúa sẽ dồn vô vột thứ 2, thứ 4, thứ 6. Một lát sau đi lại thì 2 chân mình lại đặt ở cột số 2, 4, qua tới đầu kia sân quành lại, 2 chân đặt ở cột số 6, 8, khi đó, các cột số lẻ sẽ có lúa, cột số chẵn sẽ phơi sân ra.

Giê lúa (dê lúa): đứng chỗ có gió, đưa thúng lúa lên cao rồi đổ nhẹ xuống, gió thổi bay lúa lép đi 1 nơi, lúa chắc ở lại. Sau này có cái quạt lúa, người ta đổ lúa lên họng quạt rồi tay quay cánh quạt để thổi bay lúa lép ra ngoài. Nếu chia vị trí giê lúa ra như cái sân đá banh thì những hột lúa nằm trong vạch 16m50 là lúa chắc, lúa từ vạch 16m50 lên giữa sân là lúa lừng, còn lúa ở bên sân đội bạn là lúa lép.

Đập mè: cây mè già hái về, để phơi được thì phải lấy cây đập cho bể trái mè ra cho nó rớt hột ra ngoài.

Xũ mè/ giũ mè: khua cho hột mè rớt xuống rồi chất cây mè lại thành bó. Cây mè rất nhớt nên sau khi cắt mè, đập mè, giũ mè xong mà đi tắm thì cả người y như bôi lotion.

Rứt đậu: đậu hái về, hái trái ra khỏi dây đậu gọi là rứt đậu. Thường việc này sẽ làm vào ban đêm, sau khi xong hết các việc chính trong ngày. Nếu có công nhàn rỗi thì sẽ làm vào ban ngày.

Rò đậu: luống đậu

Nhổ đậu: nhiều người hay đùa gọi là giũ đậu, đi xũ đậu. Vì sao lại nói đùa như vậy, xin mời học qua bằng C tiếng Quảng.

Tỉa đậu: gieo đậu

Xạc đậu: đem đậu đi hông, xay và ép thành dầu phộng.

Bánh dầu: là phần bã của đậu phộng sau khi ép dầu. Bánh dầu thường dùng để ngâm cho heo ăn hoặc trộn làm phân, rất tốt. Ai làm rau hữu cơ sẽ ưng loại phân bón này. Có điều nó thúi kinh khủng!

Duông khoai/ Dun khoai: vun khoai

Hàng khoai: luống khoai

Vô khoai: bón phân cho khoai

Dỡ dây: Khi khoai ra dài chừng 1m, thân nó đổ xuống hai bên hàng khoai thì người ta bắt đầu vô khoai. Để không cuốc đụng dây khoai, người ta phải lấy một cây roi dỡ dây khoai qua một bên rồi mới cuốc đất.

Đào khoai: đi dỡ các hàng khoai ra để đem củ về

Chạc khoai: là gốc khoai và phần rễ không phình to ra thành củ. Phần này rất nhiều dinh dưỡng, thường người ta sẽ bẻ chạc khoai này cho bò ăn. Bò khoái ăn món này lắm.

Ngắt ngọn: các loại đậu lớn thường ngắt ngọn để nó nhảy ra nhiều nhánh. Lá đậu non sau khi ngắt về đem vò sơ qua rồi nấu canh với thịt bò, lỡ dại ăn một lần là nhớ tới già.

Chăn nuôi

Bằm chuối: mua chuối tuốt ngoài Duy Xuyên về, xắt ra rồi băm nhỏ cho heo ăn.

Lung: nghịch. Con nghé nó lung, tức là con nghé hay nghịch, giật dây chủ đang cầm để chạy nhảy lung tung. Có khi, động từ này cũng dùng cho người, chỉ người nghịch ngợm.

Thẹo bò: dây thừng cột bò

Cái huê: cái lồn bò, lồn heo. Khi bò hoặc heo rộng đực, người ta thường nhìn cái huê của nó mà kêu mấy người thú y tới phối giống.

Những công việc khác

Đốn bổi: đi chặt cây bụi trên núi về làm củi đốt. Ngọn núi mà dân quê tui hay đi đốn là núi Hàng Mào. Ngày xưa, cứ nói đi Hàng Mào nghĩa là biết đi đón bổi. Thường, ba tui dậy từ 2-3 giờ sáng, độn cơm với muối mè vô lon Guigoz rồi đem đi, chặt tới trưa thì gom bổi xuống rồi chất lên xe bò chở về. Hồi chưa có xe bò thì đi xe đạp. Làm cả ngày từ sáng sớm tới tối mịt chừng 16 tiếng đồng hồ được vài ba bó bổi.

Cào rác: đem cái cào cào đi cào lá dương (cây phi lao, cây dương liễu), lá tre, lá bạc hà (bạch đàn) về chụm.

Thời gian

Sổ mai: hồi sáng sớm nay. Mấy ông bà già thường nói “hồi hủ mai mờ” nghĩa là hồi sáng sớm ơi là sớm.

Bữa hổm/ bữa hởm: hôm trước

Hồi hơm: hồi đêm

Hôm kia: trước hôm qua, hôm kìa: trước hôm kia

Ngày mai

Ngày mốt = ngày mai +1

Ngày kia = ngày mốt + 1

Bữa tê = ngày kia + 1

Bữa tể = bữa tê +1

Bữa tề = bữa tể + 1

(chóng mặt chưa?)

Sự kiện

Tôi tôi: đầy tuổi 1 đứa trẻ con, thôi nôi.

Chạp mả: thường là cuối tháng 11, đầu tháng 12, con cái đi vun lại mả ông bà rồi về nhà thờ ăn uống, cúng tế, gọi là đi chạp mả.

Khuyến mãi vài câu cửa miệng:

Hồi nhỏ, mỗi khi tụi tui vin vô cô giáo mà nói: cô nói như ri, cô nói như kia. Những lúc nớ, phụ huynh hay đọc rằng:

“Cô lô cô lốc

Có chốc trên đầu

Có râu dưới háng.”

Người ta cũng dùng đoạn vè này để chỉ những “cô” có độ tín nhiệm thấp nếu nói theo ngôn ngữ quốc hội bây giờ.

“Ai? Ai ông Cai bà Ký!” Bọn con nít hay hóng chuyện tào lao của người lớn mà nhào vô hỏi “ai, ai rứa má?” là ăn ngay câu này liền.

Đói sảng!

Đói như năm hai (trận đói 1952)

Đi tới Huế (đọc là quế) : đi xa rồi, đi tuốt luốt rồi !

Tè le: tòa loa như tiếng Huế

Lủ khủ: nhiều vô kể

Chững chững: cẩn thận, từ từ. Thường có câu cửa miệng: chững chững bớ chú Ngự! Tui ko biết chú Ngự là chú mô.

Hộc xì dầu: dịch ra tiếng xì tin dâu bây giờ là mệt vãi chưởng!

Nhiêu đó đi, mai mốt ngồi nhớ tiếp biên tiếp. Bữa nào rảnh biên thêm trình độ C1 tiếng Quảng, chuyên mục Lái dủm!

Khoá Học Tiếng Hoa Sơ Cấp Và Trung Cấp

(Ngày ngày viết chữ) Học tiếng Hoa với Ngày ngày viết chữ, bạn sẽ được học bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thành ngữ tiếng Hán và đặc biệt là học nguồn gốc của tất cả chữ Hán trong giáo trình – từ thời Giáp cốt văn xa xưa nhất.

Khoá học Tiếng Hoa Sơ cấp dành cho những bạn chưa biết gì về tiếng Hoa. Bạn sẽ được học vỡ lòng từ những nội dung căn cơ nhất về ngữ âm, chữ viết,… Nếu chăm chỉ, bạn có thể kết thúc khoá Sơ cấp trong 5 tháng và chậm nhất là 6 tháng.

Khoá học Tiếng Hoa Trung cấp dành cho những bạn đã “biết chút đỉnh” về tiếng Hoa, tương đương trình độ HSK3. Bạn có thể cần làm bài kiểm tra hoặc trao đổi với Ngày ngày viết chữ về trình độ của mình trước khi bắt đầu học.

Điểm đặc biệt của lớp học Tiếng Hoa của Ngày ngày viết chữ là bạn sẽ được học cách cấu thành từng chữ thông qua việc phân tích tự hình. Thông thường, nhiều người sẽ dạy chữ qua phương pháp chiết tự. Tuy nhiên, chữ Hán ngày nay đã biến đổi nhiều, việc chiết tự dựa trên mặt chữ Hán hiện đại có thể giúp bạn dễ nhớ nhưng đôi khi khiến bạn hiểu sai nghĩa gốc.

Phương pháp của Ngày ngày viết chữ là phân tích tự hình, thường là tự hình từ thời Giáp cốt văn. Nếu chữ nào không có Giáp cốt văn thì phân tích Kim văn. Và chữ nào không có cả Kim văn thì phân tích Triện thư. Phương pháp này đảm bảo bạn vừa dễ nhớ được cấu tạo chữ, vừa giúp bạn hiểu đúng nghĩa gốc cũng như nghĩa mở rộng của từng chữ.

Nội dung khoá học gồm: ” Bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết theo giáo trình của Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. ” Giảng nghĩa cách cấu thành từng chữ qua việc phân tích tự hình. ” Bài tập nghe, nói, viết và từ vựng tăng cường do Ngày ngày viết chữ biên soạn. ” Thành ngữ, khẩu ngữ, ngôn ngữ mạng và những nội dung khác do Ngày ngày viết chữ biên soạn. ” Các bài kiểm tra chất lượng theo từng giai đoạn học. ” Thi thử HSK nếu bạn có nhu cầu.

Ai nên đăng ký Khoá học tiếng Hoa cho người bắt đầu của Ngày ngày viết chữ?

– Người muốn lấy bằng cấp tiếng Hoa. – Người muốn học tiếng Hoa để du học hoặc làm việc. – Người muốn học tiếng Hoa để nghiên cứu chữ Hán, đặc biệt là chữ Hán trong tiếng Việt (chữ Nho). – Hoặc đơn giản là người muốn học vì yêu thích ngôn ngữ, văn hoá Trung Quốc.

Thông tin khóa học

– Thời lượng: 12 tiếng/tháng, có thể chia thành 4 buổi hoặc 6 buổi hoặc 8 buổi học tùy sắp xếp.

– Hình thức: Trực tuyến qua Skype.

– Học phí: 1.500.000 đồng/tháng/học viên.

Để biết tường tận hơn về chương trình học, vui lòng nhắn tin cho Ngày ngày viết chữ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua e-mail ngayngayvietchu@gmail.com, Ngày ngày viết chữ sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức tham gia lớp học và xếp lịch học cho bạn.

10 Bài Học Tiếng Trung Sơ Cấp

Học tiếng Trung cơ bản cho người mới học đáp ứng nhu cầu đơn giản trong giao tiếp hàng ngày là mục tiêu của rất nhiều người. Ai cũng biết học tiếng Trung bài bản và chuyên sâu cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhiều người lại mong muốn có thể giao tiếp được ngay những câu cơ bản để phục vụ mục đích nào đó.

1. Lộ trình tự học tiếng Trung cơ bản

Trong bất kỳ việc gì, để lên được nâng cao, chắc chắn phải vượt qua bước cơ bản. Học tiếng Trung cũng vậy, bạn cũng cần phải đi dần dần từ sơ cấp học phát âm ô a. Rồi trải qua giai đoạn cơ bản tập đánh vần từng chữ, ghép từng âm. Sau đó mới đến được giai đoạn nâng cao “chém” như gió. Bạn nên học lại lộ trình học phát âm chuẩn từ đầu cho người mới

Thời lượng khóa học

Khóa tự học tiếng Trung cơ bản, do Học Tiếng Trung Từ Đầu biên soạn bao gồm:

Thời lượng: 10 buổi học, kết hợp học lý luyết với tự thực hành.

Thời gian học: 20h học cho tổng kiến thức. Mỗi buổi học 2h đồng hồ.

Biết chào hỏi cơ bản, nắm được các cách chào hỏi thường dùng trong tiếng Trung.

Nắm được các cách cảm ơn, xin lỗi hàng ngày. Để sử dụng trong các tình huống cần thiết.

Làm quen và ghi nhớ các số đếm từ 1 đến 100. Có thể đếm tiền, đếm đồ vật chính xác.

Giới thiệu bản thân, làm quen, hỏi tên tuổi, địa chỉ của người nói chuyện.

Hỏi giá, mặc cả giá cả, hỏi đường, đổi tiền…

Lời chào cao hơn mâm cỗ. Ngôn ngữ nào cũng vậy, lời chào thể hiện tinh thần hiếu khách, thân thiện với người đối diện. Chính vì thế lời chào mang theo các bao nhiêu văn hóa, tinh túy. Học hán ngữ cơ bản thì cũng nên học cách chào hỏi đầu tiên.

Ở bài này, chúng ta sẽ cùng học qua các cách chào hỏi thông dụng nhất. Thường gặp nhất, và thường được sử dụng nhất trong ngôn ngữ Trung Quốc. Khi bạn xem phim hay nghe người TQ nói chuyện, bạn thường thấy họ nói 你好 (Nǐ hǎo), 您好 (nín hǎo), 早啊 (zǎo ā)… Đấy đều là các câu chào quen thuộc.

早上好/Zǎoshang hǎo: Chào buổi sáng (sớm) , từ 早 ở đây có nghĩa là sáng sớm, sớm tinh mơ

早安/Zǎo ān:Chào buổi sáng ( Người Đài Loan thường dùng)

早/Zǎo – 早啊/Zǎo a:Chào(lời chào lúc gặp mặt nhau vào buổi sáng)

中午好/Zhōngwǔ hǎo:Chào buổi trưa

下午好/Xiàwǔ hǎo:Chào buổi chiều

晚上好/Wǎnshàng hǎo:Chào buổi tối

哈罗/hā·luo: Hello 。

Cách chào theo tên người: Tên người + lời chào

老师好/Lǎoshī hǎo:Chào thầy(giáo)

老师早上好/Lǎoshī zǎoshang hǎo:Chào buổi sáng thầy giáo

阿姨好/Āyí hǎo:Chào dì(cô)

Lâu ngày gặp nhau, người Trung Quốc hay nói: 好久不见了/Hǎojiǔ bùjiànle:Lâu rồi không gặp!

最近怎么样?/Zuìjìn zěnme yàng?:Dạo này bạn thế nào?

Lời chào tạm biệt 再见/Zàijiàn:Tạm biệt- dùng với mọi đối tượng.

Ngoài ra chào tạm biệt chúng ta còn có thể dùng: Thời gian+见:Gặp lại lúc…. ( ~ với lời nói tạm biệt) Vd: 明天见/Míngtiān jiàn:Ngày mai gặp lại

下午见/Xiàwǔ jiàn:Buổi chiều gặp lại 晚安/Wǎn’ān:ngủ ngon!

拜拜/Bàibài:bye bye!

你好。最近怎么样? – Chào bạn. Dạo này thế nào? nǐhǎo zuìjìn zěnmeyàng

你会说中文吗? – Bạn có biết nói tiếng Trung không? nǐ huì shuō Zhōngwén ma?

不, 我不会说中文 – Không, tôi không biết tiếng Trung Quốc bù wǒ bù huì shuōzhòng wén

仅仅一点点 – Biết một chút chút thôi. jǐnjǐn yīdiǎndiǎn

你来自哪个国家? – Bạn đến từ quốc gia nào? nǐ láizì nǎge guójiā

你持有哪国国籍?- Bạn có quốc tịch nước nào? nǐ chíyǒu nǎ guó guójí

我是英国人 – Tôi là người Anh wǒ shì Yīngguórén

你住在这里吗?- Bạn sống ở đây à? nǐ zhùzài zhèlǐ ma

对,我住在这里 – Đúng vậy, tôi ở chỗ này. duì wǒ zhùzài zhèlǐ

我叫李子柒,你呢? – Tôi là Lý Tử Thất, còn bạn? wǒ jiào sà lā nǐ ne

你在这里干什么? – Bạn làm gì ở đây thế? nǐ zài zhèlǐ gànshénme

我在休假 – Tôi đang nghỉ dưỡng (du lịch) wǒ zài xiūjià

我在出差 – Tôi đang đi công tác. wǒ zài chūchāi

我在这里工作 – Tôi ở đây làm việc. wǒ zài zhèlǐ gōngzuò

哪里有比较好的餐厅?- Ở đâu có hàng ăn ngon nhỉ? nǎli yǒu bǐjiào hǎo de cāntīng

附近有博物馆吗?- Ở gần đây có viện bảo tàng không? fùjìn yǒu bówùguǎn ma

到哪里能上网? – Ở đâu có thể lên mạng (internet) vậy? dào nǎli néng shàngwǎng

Bài 3: Cách đọc các số đếm tiếng Trung

Số đếm xuất hiện mọi lúc mọi nơi, cũng như trong cuộc sống thường nhật. Bạn mua hàng bạn cần phải nói về số lượng hàng hóa, bạn cũng cần phải đếm tiền. Bạn chỉ cần ra khỏi cửa bạn đã phải đụng đến các con số. Vậy thì xét trên mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng trong cuộc sống, bạn nhất thiết phải ghi nhớ được các con số.

Tính số lượng hàng hóa. (cân nặng, khối lượng, trọng lượng…)

Tính số tiền (bao nhiêu tiền, bao nhiêu con số…)

Tính số đơn vị (số cm, mét, km, kg, g…)

Tính các số lượng về người, đồ vật.

Đọc số thứ tự trên các loại vé, số ghế, hàng ghế…

Bài 4: Làm quen và giới thiệu bản thân

Cách hỏi tên tuổi / trả lời về tên tuổi

Các mẫu câu hỏi về nghề nghiệp / Cách trả lời

Mẫu câu hỏi quê quán / Cách trả lời nơi ở, quê quán

Câu hỏi về nơi ở, nơi sống

Các mẫu câu giới thiệu về gia đình

Nói về một vài sở thích của bản thân

Một vài công việc thường xuyên làm hàng ngày..v.v…

Ở bài này, các bạn sẽ học được tương đối đầy đủ cách bắt quen, làm quen và giới thiệu bản thân mình. Khi bạn đi xin việc, hay bạn muốn giới thiệu mình với ai đó nhưng bạn chưa biết làm thế nào, thì bài học này chính là dành cho bạn.

Mình đã từng đọc ở đâu đó một tài liệu nói rằng: Ở Trung Quốc gần như mọi thứ đều có thể mặc cả. Từ vào shop quần áo, cho đến đồ trang sức, đồ gia dụng, đồ trang trí…v.v…. Bạn đều có thể mặc cả. Ngoại trừ một thứ đó là đồ văn và đồ uống. Điều này mình thấy khá giống VN, các đồ khác mặc cả vô tư, nhưng khi đã ngồi vào quán ăn thì gần như không có mặc cả.

Bài này các bạn sẽ học được cách mặc cả, thương lượng giá cả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Một vài vấn đề cần nắm vững sau khi học qua mặc cả giá cơ bản như:

Cách nói giá tiền, hiểu được cơ bản về tỉ giá tiền tệ.

Một vài cấu trúc về mặc cả giá: Đắt, rẻ, giảm giá, chiết khấu…v.v…

Nắm vững các đơn vị tiền tệ trong tiền Trung Quốc.

Hoc được một vài lượng từ cơ bản về một số vật dụng, vật phẩm hàng ngày

Học bài này là tiền đề để bạn sau này có thể đánh hàng taobao, 1688… Rất thiết thực đúng không nào?

Bài 6: Học thứ ngày tháng tiếng Trung

Thứ, ngày, tháng trong năm cũng là phần chúng ta dùng hàng ngày. Ngay cả trên vé xe, máy bay, lịch họp, lịch làm việc cũng đều phải dựa vào thứ, ngày, tháng để triển khai. Vậy thì nếu bạn không biết những kiến thức nền tảng này, sẽ thật là thiệt thòi cho bạn. Học qua bài này, các bạn sẽ nắm được những gì?

Kiến thức về cách nói các loại thứ trong tiếng Trung.

Cách diễn đạt năm, ngày, tháng và mùa trong năm.

Các mẫu câu và từ vựng nhất định về ngày tháng.

Bài 7: Cách hỏi thăm bằng tiếng trung cơ bản

Thông thường, các cấu trúc dùng để hỏi thăm thường là dành cho những người quen. Những người bạn đã từng có thời gian chơi với nhau và quen biết nhau. Cũng có những trường hợp hỏi thăm là dùng cho trường hợp cần thiết như:

Hỏi thăm để tìm đường đi, bạn đang bị lạc đường chẳng hạn…

Hỏi thăm để tìm người, tìm một ai đó.

Hỏi thăm trong trường hợp cần đến một địa điểm, cần ăn một món ăn, hay đến nhà hàng, nhà nghỉ.

Tóm lại, hỏi thăm là dùng để trao đổi, quan tâm bạn bè và thu thập một thông tin nào đó mà mình mong muốn.

Bài 8: Cách gọi món ăn trong nhà hàng

Nhu cầu ăn, ở, mặc, hỏi đường đi là những nhu cầu cấp thiết nhất khi bạn đặt chân tới Trung Quốc. Quả thực bạn sẽ không dễ bị chết đói nếu như bạn không biết tiếng Trung. Nhưng bạn sẽ không thoải mái để có được những món ăn ngon như mong muốn. Không biết tìm đến những nhà hàng và tận tưởng những gì mình vốn nên được tận hưởng.

Khuyết thiếu đi phần từ vựng về ăn uống, gọi đồ bạn sẽ gặp rắc rối lớn. Nhiều bạn Nam là tín đồ của Lý Tiểu Long thì chắc không thể quên được cảnh trong phim Tinh Võ Môn. Khi Lý vào nhà hàng Mỹ và chọn bừa 1 loạt các món ăn. Tới lúc phục vụ lên đồ thì… chỉ toàn món canh. Người trong quán nhìn Lý như rơi từ hành tinh khác xuống trái đất vậy.

Bài 9: Các mẫu câu đổi tiền

Chủ đề này khá đơn giản, bạn chỉ cần nắm vững một số mẫu câu trong đổi tiền, số đếm, và đơn vị tiền tệ của Trung Quốc, Việt Nam cũng như một số nước khác là ta có thể đổi được tiền từ nước này sang nước khác rồi.

Ví dụ ta có tiền Trung Quốc là 人民币 Rénmínbì: Nhân dân tệ; Việt Nam là: 越盾 yuè dùn; Nước Mỹ là 美元 Měiyuán: Đô la………

Sau khi học qua bạn sẽ nắm được:

Cách đổi tiền, các cấu trúc thường dùng.

Tỷ giá tiền nhân dân tệ so với tiền Việt Nam, USD

Một số từ vựng về nơi đổi tiền và thuật ngữ dùng trong đổi tiền…

Trong khi bạn cũng biết, Google, Facebook… và rất nhiều thứ bị cấm sử dụng ở Trung Quốc. Các app nội địa của TQ cũng đa phần viết hoàn toàn bằng tiếng Trung. Chưa kể vấn đề về mạng điện thoại, data, sóng chập chờn khiến cho bạn rất khó khăn trong quá trình sử dụng thiết bị công nghệ. Lúc này, bạn mà biết tiếng Trung thì quá hay rồi.

3. Cách tự học 10 bài tiếng trung cơ bản

3.1 Cố gắng ghi nhớ các từ vựng chính

Cố gắng ghi các từ vựng này ra, học thuộc và áp vào trong các ví dụ để ghi nhớ được lâu.

3.2 Ghi nhớ các cấu trúc cố định

Đặt câu với cấu trúc ở thể khẳng định.

Thể phủ định của cấu trúc đó là như thế nào?

Thể nghi vấn là như thế nào?

Như thế mình sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc mình cần học thuộc. Ngoài ra, bạn có thể lên google, search những cấu trúc vừa học được bằng 1 câu. Điều kiện câu đó hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Khi đó ta đọc sơ các ví dụ bằng tiếng Trung trên Google cũng sẽ nắm được và nhớ được phần nào cấu trúc.

3.3. Luyện tập 10 bài học tiếng trung cơ bản

Điều cuối cùng để bạn có thể vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế vẫn là: Phải tập luyện nhuần nhuyễn các cấu trúc ngữ pháp bạn vừa học được.

Bạn có thể biên tập thành từng câu, từng đoạn hội thoại ngắn. Và tự mình nói theo, ghi âm để nghe chính giọng của mình.

Lải nhải hàng ngày khi bạn làm việc, đi đường, hay làm gì đó mà có bối cảnh khá giống với bài học.