Top 11 # Xem Nhiều Nhất Học Từ Vựng Tiếng Anh Không Cần Nỗ Lực Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học 1000 Từ Vựng Tiếng Anh Siêu Dễ, Không Cần Nỗ Lực

Tôi biết, với sự phát triển khủng khiếp của mạng xã hội trong những năm gần đây, hành vi sử dụng internet của các bạn đã thay đổi. Các bạn đã dần mất kiên nhẫn với những nội dung có “nhiều chữ”, bạn cho rằng mất thời gian. Tuy nhiên, để truyền đạt cho bạn cặn kẽ phương pháp thực hành này, tôi không còn cách nào khác. Nếu ứng dụng được phương pháp này, thời gian để dành cho việc học của bạn sẽ giảm đi, nhưng hiệu quả lại gấp 5 gấp 10 lần so với phương pháp học trước đây. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho những sở thích cá nhân, với bạn bè hay người thân. Điều này thật tuyệt phải không nào? Tính ra bạn đang tiết kiệm thời gian đấy chứ!

Trước khi đi vào phương pháp, tôi muốn thay đổi một vài những quan niệm, tư tưởng sai lầm, hay tôi gọi chung là các “bệnh” dẫn đến việc học tiếng Anh mãi mà không giỏi của rất nhiều người hiện tại.

Bệnh số 1: “Tôi không có năng khiếu học tiếng Anh”

Với những bạn đang có quan niệm này, tôi sẽ đặt cho bạn câu hỏi:

Bạn có biết nghĩa của các cụm từ trên không? Bạn nào không biết 4 cụm từ trên vui lòng Comment xuống phía dưới bài viết, Halo Smart sẽ có ưu đãi đặc biệt dành cho bạn. Còn nếu bạn biết, thì chắc chắn bạn có khả năng học tiếng Anh. Chẳng qua là bạn chưa biết phương pháp phù hợp và hiệu quả để học mà thôi!

Một vấn đề mà tôi thường nghe các phụ huynh nhận xét về con: “Cháu không có năng khiếu học tiếng Anh”. Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả-rập, tiếng Iran… suy cho cùng chúng đều chỉ là các ngôn ngữ. Con người sử dụng ngôn ngữ là để trao đổi thông tin, là một nhu cầu căn bản của xã hội loài người. Do vậy, học ngoại ngữ suy cho cùng vẫn là học ngôn ngữ. Vậy, bạn nói được tiếng Việt thì chẳng có lý gì lại không nói được tiếng Anh.

Do đó, tôi xin nhắc lại, bạn chưa giỏi tiếng Anh chẳng qua bạn chưa biết phương pháp phù hợp và hiệu quả mà thôi.

Bệnh số 2: Học nhân bản

Hiện nay có rất nhiều bạn đang có niềm tin sai lầm, thậm chí còn là do các trung tâm, các người dạy truyền cho bạn niềm tin sai lầm:

“Một ngày tôi học 10 từ vựng, 10 ngày tôi sẽ học được 100 từ, 100 ngày tôi sẽ nắm trọn 1000 từ vựng tiếng Anh!”

Đúng, nói về khía cạnh toán học thì phép tính trên hoàn toàn chính xác! Nhưng bạn học là một chuyện, còn nhớ hay không, áp dụng được hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vấn đề cốt lỗi ở đây không phải là một ngày học 10 từ, mà là làm sao để nhớ được 10 từ vựng đó. Nếu bạn đang nghĩ vậy, hoặc ai đó nói với bạn như vậy, thì người ta đang “chém gió” với bạn đấy! Bạn sẽ quên ngay 10 từ vựng chỉ sau 1-2 tuần thôi.

Bệnh số 3: Ép não bộ đang học

Về mặt khoa học, Với phương pháp dành 1-2 tiếng để học 40 từ vựng, bạn đang ép não bộ của mình để học những thứ mà nó không muốn học, không hứng thú, không thích học. Não bộ của con người lạ lắm, nếu ép nó học thì học sẽ không bao giờ vào. Rất nhiều bạn đang học với phương pháp đi ngược lại với nguyên tắc của não bộ. Không chỉ với môn tiếng Anh, rất nhiều môn học khác các bạn đều đang học như vậy.

Với chương trình tiếng Anh dành cho độ tuổi tiểu học, chương trình học tại Hệ thống Anh ngữ Halo Smart đã được nghiên cứu để tăng cường sự tập trung và hứng thú cho các bạn học viên nhỏ tuổi.

Vậy làm sao để các bạn có thể nhớ hàng ngàn từ vựng một cách tự nhiên, học một cách thoải mái mà lại không ép não bộ phải học?

Học 1000 Từ Vựng Tiếng Anh Siêu Dễ, Không Cần Nỗ Lực (Phần 3)

Việc đầu tiên, từ vựng ở đâu ra? Đơn giản lắm, các bạn có thể lên Google Search kiếm danh sách các từ vựng thông dụng, danh sách các cấu trúc câu thông dụng giao tiếp tiếng Anh hằng ngày… Có rất nhiều để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bản chất của con người là lười biếng, tôi hiểu bạn mà… Vì vậy, nếu bạn ngại tìm kiếm, thì tôi có sẵn cho bạn đây!

Ứng dụng phương pháp Lặp lại ngắt quãng để học từ vựng tiếng Anh

Bước 1: Chọn cụm từ vựng

Trong danh sách mà bạn đã tải về, ít nhiều sẽ có những cụm từ bạn đã biết. Nếu biết rồi hoặc dễ quá thì hãy bỏ qua luôn nha. Tôi lấy ví dụ:

Ý kiến hay. Anh ta thích nó lắm. He likes it very much. Anh ta sắp tới. He’s coming soon. Anh ta đúng. Anh ta quấy rối quá. He’s very annoying.

Đây là 5 cụm từ mà tôi đã chọn. Ở đây chắc bạn nào cũng sẽ có 1 chiếc smartphone chứ? Thông thường, người ta sẽ hướng dẫn bạn áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng Flashcard. Nhưng đâu phải ai cũng có thể lúc nào cũng mang được Flashcard bên mình, nhưng điện thoại thì có phải không!

Bước 2: Tổng hợp cụm từ

Bonus: Thông thường tôi sẽ làm việc này 10 ngày/lần. Do đó, tôi sẽ sao chép sẵn 5 từ x 10 ngày = 50 từ vựng vào ghi chú này.

Bước 3: Ghi chú luyện tập

Bonus: Tương tự bước 2, tôi sẽ làm việc này 10 ngày/lần. Do đó, tôi sẽ sao chép sẵn 5 từ x 10 ngày = 50 từ vựng vào ghi chú này. Nếu bạn có thể ghi cụ thể là ngày nào thì càng tốt, càng dễ theo dõi.

Bước 4: Đặt báo thức nhắc nhở

Đặt chuông báo cho khỏi quên

Bước 5: Thực hành

Buổi sáng:

Ôn lại 5 cụm từ hôm trước (nếu có) ở Ghi chú số 2.

Buổi trưa:

Cách để nghe “chị Google” phát âm

Buổi tối:

Đọc lại 5 cụm từ tiếng Anh đó nhưng cố gắng không xem nghĩa tiếng Anh ở Ghi chú số 2.

Nếu quên, bạn có thể mở lại Ghi chú số 1 để xem lại.

LƯU Ý: Sáng hôm sau chúng ta lại ôn lại 5 cụm từ trên trước khi học 5 cụm từ mới. Nếu bạn quên bất kì 1 trong 5 cụm từ trên, thì vui lòng chuyển cụm từ bạn đã quên sang ngày hôm nay và học lại.

Đọc lại lần nữa 5 cụm từ ở Ghi chú số 2.

Bước 6: Đóng gói

Đây là một thao tác khá quan trọng để bạn nhớ được lâu hơn nữa! Sau một thời gian ứng dụng, bạn hãy dành ra 1 buổi để “đóng gói” lại số cụm từ đã học trong thời gian vừa rồi. Sau 10 ngày học liên tục và đều đặn lặp đi lặp lại bước 5 (Bước thực hành), khi đó bạn đã học được 50 cụm từ mới. Đến lúc này, bạn hãy dành 30 phút để ôn lại toàn bộ 50 cụm từ đã học trong 10 ngày qua.

Tôi đã quên mất cụm “Anh ta quấy rối quá” ở Day 1, do đó tôi đã chuyển cụm từ đó xuống Day 2 và học lại

Sau khi ôn lại 50 cụm từ này, bạn lại làm tương tự trong 10 ngày tiếp theo.

Một căn bệnh trầm trọng nữa mà nhiều người chưa học được tiếng Anh đang mắc phải, đó là căn bệnh trì hoãn. Trì hoãn là một kẻ thù của việc học tập, nó mang tính huỷ diệt đối với những bạn “ưa” trì hoãn. Vì vậy, đừng đợi đến lúc rảnh, đừng đợi đến tối. Khi đọc bài viết đến đây, bạn hãy thực hành NGAY đi. Bài dài vậy thôi, chứ bạn làm hết các bước trên chắc mất 10-15 phút cho việc chuẩn bị thôi mà. Đừng để con virus trì hoãn nó làm hại đời bạn nữa.

Cách Học Tiếng Anh Cơ Bản Không Cần Nỗ Lực Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Chào bạn, có phải bạn đang loay hoay với việc học Tiếng anh của mình? Bạn học hoài, thử đủ các cách học Tiếng anh thần thánh nhưng kết quả vẫn không đi đến đâu? Ở bài viết này, tui sẽ chia sẻ cách học Tiếng anh cơ bản của tui – một người cũng từng mất gốc và nhờ cách học này tui đã có những kết quả nhất định.

Có phải bạn cũng đang loay hoay tìm một cách học Tiếng anh hiệu quả?

Bạn đã học Tiếng anh qua không biết bao nhiêu là thầy giỏi, cô hiền – những người tự xưng là có thể thay đổi bạn, có thể cam kết cho bạn về một kết quả đầu ra ở trường. Hay qua được kì thi Toeic nhưng kết quả vẫn là một con số 0 tròn trĩnh?

Nếu bạn cũng đã và đang phải trải những cảm giác này thì tui thực sự đồng cảm với bạn. Tui hiểu những điều này bạn ạ. Vì tui cũng là một sinh viên Bách Khoa nên có thể nói việc học Tiếng anh cũng vô cùng gian nan.

Không hiểu sao, nhưng những sinh viên Bách Khoa như tui, việc học Tiếng anh không bằng những trường khác. (Có thể do học lệch từ cấp ba chăng?)

Đặc biệt, khi ra trường đi làm, các bạn mới cảm nhận được việc có và không có Tiếng anh nó khác nhau như thế nào. Và nó nắm vai trò then chốt khi bạn muốn vươn lên giữ những vị trí quản lý trong công ty.

Tui cũng có một thời loay hoay với việc làm sao Tiếng anh đủ để ra trường thôi. Miệt mài và thử đủ các phương pháp, học cũng nhiều các thầy cô.

Từ luyện thi cấp tốc cho đến học Toeic 4 kỹ năng. Tất cả tui đều đã thử qua cả. Nhưng tui thấy mình không cải thiện được nhiều.

Có thể do bản thân của mình còn yếu kém. Nhưng tui quan sát thấy nhiều bạn xung quanh mình cũng có tình trạng tương tự. Biết đâu, do cách học mình áp dụng nó không đúng thì sao?

Tìm được cách tự học Tiếng anh cơ bản “thần thánh” trong cơn bí quẩn!

Một ngày trong cơn bí quẩn vì kỳ thì Toeic ra trường sắp đến. Lo lắng nếu lần này mà không qua được thì tui cũng không biết làm sao nữa.

Thầy AJ Hoge chia sẻ về tầm quan trọng của việc luyện nghe Tiếng anh

Tui có thể dịch được một ít, có thể làm ngữ pháp cũng một ít. Nhưng tuyệt đối tui không thể nghe được gì. Đặc biệt là những âm thanh phát ra từ cái băng cát sét của mấy thầy luyện thi Toeic.

Cách học Tiếng anh cơ bản của thầy AJ Hoge

Phương pháp của thầy AJ Hoge thực ra rất đơn giản, nhưng chúng ta lại thường bỏ qua nó. Phương pháp này lấy việc học và tiếp thu ngôn ngữ như một đứa trẻ.

Nếu đứa trẻ từ khi mới sinh ra chưa biết gì. Thậm chí là còn chưa biết nói. Nhưng sau vài năm thì nó hoàn toàn có thể nói được một ngôn ngữ.

Tui thì ít ra còn biết “How are you, I am fine thank you and you” mà. Cũng đâu có tệ. Haha.

Thầy AJ Hoge nêu ra quan điểm:

” Bạn hãy nghe thường xuyên và xem việc luyện nghe Tiếng anh là việc quan trọng nhất trong hành trình tự học Tiếng anh của mình.”.

Hãy nghe, nghe thật nhiều!

Nghe nhiều để não của bạn bắt đầu nhận dạng được âm điệu của Tiếng anh. Từ đó việc học Tiếng anh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nếu bạn muốn đầu tư học Tiếng anh lâu dài và thực sự muốn khả năng Tiếng anh của mình được cải thiện. Hãy nghe liên tục trong vòng từ 3-6 tháng.

Vâng, nghe hàng ngày, ít nhất 30 phút trong 3-6 tháng. Chỉ nghe thôi, sau đó rồi bạn muốn học tiếp gì rồi hẵn học.

Tin tui đi, nếu bạn thực sự chăm chỉ luyện nghe Tiếng anh đều đặn. Chắc chắn từ 3-6 tháng bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt. Một sự khác biệt rõ ràng trong bản thân bạn mà bạn hoàn toàn có thể tự mình nhận ra được.

Chia sẻ cách học Tiếng anh của mình!

Nhưng nghe cái gì và nghe như thế nào?

Đó là hãy nghe từ những bài dễ hiểu nhất, những bài chỉ chứa những câu tương đối đơn giản. Nghe 10 từ thì bạn cũng nhận ra được ít nhất 5 từ.

5 từ?

Một số bạn sẽ nói đó là con số quá nhiều. Đặc biệt đối với những người mới đầu tự học Tiếng anh. Nhưng có một số tài liệu đã được chọn lọc theo từng cấp độ để bạn hoàn toàn có thể hiểu được 5 từ trong một câu có 10 từ đấy!

Nghe bao nhiêu lần là đủ?

Nhưng không phải chỉ nghe một lần là thôi. Bởi vì đa số lần đầu, chúng ta rất khó có thể nghe được hết. Nên chúng ta buộc phải nghe lại nhiều lần. Càng nhiều càng tốt. Ít nhất cũng được 5 lần.

Khi đó, tui đảm bảo các bạn đã nghe được cả bài bằng Tiếng anh rồi. Bài nên có transcript để bạn đọc qua một số chỗ khó hiểu khi không nghe ra được nữa. Sau đó hẵn chuyển qua bài tiếp theo.

Nghe bằng gì?

Bạn có thể nghe bằng bất cứ thứ gì bạn có. Đó có thể là laptop, điện thoại, tai nghe. Nhưng tui nghĩ bạn không nên dùng tai nghe. Vì nó thực sự không tốt cho thính giác nếu chúng ta nghe quá nhiều. Còn sóng điện thoại lại không tốt cho não nếu chúng ta nghe vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Tui thực sự khuyến khích bạn nên đầu tư một chiếc loa Bluetooth. Loại trung bình thôi. Âm thanh không cần phải quá sắc nét, không cần phải có remix hay mở to làm gì.

Quan trọng là có thể nghe được trong thời gian dài và loại nhỏ, gọn để chúng ta có thể mang đi bất kì đâu để tự luyện nghe Tiếng anh. Dù là đang nấu ăn, đi ngủ hay thậm chí là đi toilet chúng ta cũng đều có thể nghe được.

Tìm mua ở đâu?

Các bạn có thể tìm mua trên các sàn thương mại điện tử, hay ra Thegioididong, FPT để sở hữu một chiếc cho mình.

Nhưng bạn nên tìm một người hiểu biết về loa một tí để họ có thể chọn cho bạn một loại tốt và vừa với túi tiền của mình. Và bạn cũng nên test kĩ, vì là hàng điện tử nên nó cũng dễ hỏng nếu mua phải loại kém chất lượng.

Nếu bạn không có ai để mua giúp, có thể liên hệ với tui để sở hữu một chiếc. Đảm bảo hàng chất lượng và giá cực mềm.

Bên tui lấy hàng tận nhà sản xuất, bỏ qua các khâu trung gian nên giá đến tay của bạn cũng cực kì phải chăng. Đặc biệt, những sản phẩm của bên tui đều được test kỹ trước khi nhập về nên bảo hành đầy đủ cho các bạn.

Đặc biệt, khi mua, tui còn có tặng kèm thẻ nhớ được tải sẵn những bài nghe Tiếng anh theo các cấp độ để bạn học dần. Đây đều là những bài nghe mà tui đã bỏ tiền ra mua để tự học và thấy hiệu quả nên chia sẻ lại cho bạn. Nó không tính vào giá bán nha. Bạn có thể vào link này để mua nè:

Những thứ tui mang đến cho bạn!

Trong thẻ nhớ tui gửi tặng kèm cho bạn có những gì?

Oxford bookworm – Tài liệu luyện nghe Tiếng anh dành cho người mất gốc

Đầu tiên là bộ Oxford bookworm: Bộ này thì rất nỗi tiếng, được các Tiến sĩ trường đại học Oxford – Anh, biên soạn. Học dựa trên bộ 3000 từ thông dụng để viết thành những câu chuyện dễ hiểu.

Nên khi bạn nghe và đọc những truyện này thôi, bạn mặc nhiên đã học được bộ 3000 từ vựng thông dụng có thể dùng trong Tiếng anh giao tiếp hằng ngày mà không cần phải nỗ lực quá nhiều. Đặc biệt, người ta sắp sếp theo các level từ thấp đến cao nên bạn yên tâm, dù bạn mất gốc cỡ nào cũng có thể hiểu được.

Những câu chuyện trong này rất thú vị chứ không như trong sách giáo khoa của bạn thường học đâu. Tin tui đi. Tui học sạch 6 level của họ rồi mà. Lâu lâu thậm chí còn đem ra đọc lại cho vui nữa mà (Điều mà trước đây tui chưa bao giờ làm) :v

Effortless English – Cáchđể tự học Tiếng anh giao tiếp!

Bộ thứ 2 mà tui muốn nói đến chính là 6 DVD luyện giao tiếp Tiếng anh của thầy AJ Hoge. Cái này cũng nỗi tiếng không kém. Bộ này sẽ giúp các bạn khả năng phản xạ Tiếng anh như chớp. Bạn có để ý thấy những khi người bản ngữ họ hỏi bạn một câu. Thường thì bạn phải dịch trong đầu từ Tiếng anh sang Tiếng việt rồi dịch ngược lại bằng Tiếng anh rồi mới trả lời họ. Quá trình này rất lâu.

Bộ tài liệu của thầy AJ hoge sẽ giúp các bạn loại bỏ hoàn toàn vấn đề nhức nhối này. Bằng việc trả lời những câu hỏi cực dễ, bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng phản xạ trong não của bạn.

Tui ngày đầu cũng bập bẹ được mấy từ thôi. Nhưng học bộ này tầm 2 tháng là có thể trả lời nhanh chóng luôn. Thực sự vi diệu các bạn ạ.

Hỗ trợ tài liệu luyện thi Toeic, Ielts, B1 hoàn toàn miễn phí!

Tiếng anh chuyên ngành và vô vàn những thứ khác!

Phần thứ tư là tự học Tiếng anh chuyên ngành. Nếu bạn là dân kỹ thuật, kế toán, kinh doanh hay Tiếng anh dùng để đi phỏng vấn? Tui cũng sẽ gửi tùy theo chuyên ngành của bạn. Đảm bảo sếp và đồng nghiệp của bạn sau này sẽ lé mắt vì bạn mất. Haha

Tất cả các tài liệu này nếu bạn bỏ tiền ra mua thì tính bằng tiền triệu chứ chả chơi. Nhưng tui sẽ tặng bạn hoàn toàn miễn phí khi bạn mua loa Bluetooth, với giá chỉ 397k tại:

Được hỗ trợ liên tục trong quá trình học!

Nỗ Lực Bảo Tồn Và Phát Huy Ngôn Ngữ Êđê (Kỳ 1)

Ngày nay, với xu hướng hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ khiến ngôn ngữ của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có dân tộc Êđê đang đứng trước nguy cơ mai một. Mặc dù các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Êđê, song hiệu quả chưa được như mong đợi. Kỳ 1: Tăng cường dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh Êđê

Đắk Lắk là một trong số 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã sớm triển khai việc dạy chữ viết, tiếng nói Êđê trong trường học phổ thông, đồng thời biên soạn nhiều đầu sách tiếng Êđê phục vụ việc dạy và học. Song, sau nhiều năm triển khai, việc dạy và học tiếng mẹ đẻ cho học sinh Êđê còn những khó khăn nhất định.

Hào hứng với tiếng mẹ đẻ

Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc dạy học tiếng Êđê cho học sinh. Ở đây, học sinh Êđê từ lớp 3 được dạy đọc, viết bằng tiếng mẹ đẻ, giúp các em học tốt các môn học văn hóa. Đến cuối cấp I, học sinh đọc, viết được bằng cả hai thứ tiếng Êđê và tiếng Việt. Mới đây được tham dự một tiết học tiếng Êđê của học sinh lớp 4, chúng tôi cảm thấy các em rất hào hứng với việc học tiếng mẹ đẻ khi có rất nhiều em xung phong phát biểu ý kiến khi cô giáo yêu cầu lấy ví dụ bằng tiếng mẹ đẻ… Em Y Kôn H’đơk, học sinh lớp 4B chia sẻ: “Ở nhà bố, mẹ em thường nói chuyện bằng tiếng Êđê nhưng lại không biết viết chữ. Sau hai năm học ở trường, giờ đây em đã biết viết, thông thạo ngữ pháp, đọc được nhiều sách bằng tiếng Êđê và vận dụng ngôn ngữ Êđê vào các môn học khác rất hiệu quả. Hai năm học vừa qua, em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến”.

Cô H’Jem hướng dẫn học sinh trong giờ học tiếng Êđê.

Cô H’Jem Kpơr, giáo viên kiêm nhiệm tiếng Êđê của Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh cho biết, hầu hết các em học sinh Êđê trong trường đều biết nói tiếng mẹ đẻ nhưng không biết viết. Sau 2-3 năm học tiếng Êđê ở trường, các em phát âm chuẩn hơn, nắm vững ngữ pháp, viết được bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. “Hiểu được tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học sinh dân tộc Êđê tiếp thu các môn học khác tốt hơn mà còn giúp các em tự tin, thêm yêu văn hóa của dân tộc mình”, cô H’Jem vui mừng nói.

Dạy – học tiếng Êđê vẫn còn nhiều khó khăn

Tỉnh Đắk Lắk triển khai dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Êđê cho học sinh từ khối lớp 3 đến lớp 5 tại một số trường tiểu học bắt đầu từ năm 1981 và cho học sinh từ khối lớp 6 đến lớp 8 trong chương trình thực nghiệm tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của các huyện, thị xã, thành phố những năm gần đây. Đến năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 120 trường tổ chức dạy tiếng Êđê, trong đó có 106 trường tiểu học, 14 trường Phổ thông dân tộc nội trú, với 673 lớp cho 13.533 học sinh, 172 giáo viên. Tuy nhiên, do thiếu giáo viên nên việc dạy tiếng Êđê chỉ thực hiện được ở một số điểm trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và giáo viên.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trước đây 53 DTTS trên cả nước đều có tiếng nói riêng của dân tộc mình, nhưng đến nay, chỉ có hơn 30 dân tộc còn giữ được tiếng nói riêng và 14 dân tộc có chữ viết riêng. Một số dân tộc như Ơ Đu, Chứt, Lô Lô, Lự… đã gần như mất tiếng nói riêng.

Hằng năm, các địa phương trong tỉnh cũng tổ chức dạy tiếng, chữ viết dân tộc Êđê cho đội ngũ cán bộ làm phong trào, phát động quần chúng ở thôn, buôn. Tỉnh cũng thành lập Ban Nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (thuộc Sở GD-ĐT) để phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương sưu tầm, biên soạn, xuất bản tài liệu phục vụ việc dạy và học tiếng Êđê như: Từ điển Việt – Êđê, Êđê – Việt; trung bình mỗi năm xuất bản 5 đầu sách về truyện cổ, lời nói vần, luật tục, nghi lễ, lễ hội, sử thi Êđê…

Học sinh trong giờ học tiếng Êđê.

Bà Lê Thị Ngọc Thơm, Phó trưởng Ban Nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số cho biết, những năm qua, Ban đã biên soạn nhiều đầu sách tiếng Êđê như bộ sách ngữ pháp, sách bổ trợ (vở bài tập, vở tập viết, truyện đọc),… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Êđê trong trường học. Hầu hết các trường học phân phối các tiết học môn tiếng Êđê xen kẽ vào chương trình chính khóa đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy quy mô trường, lớp và chất lượng dạy tiếng Êđê đang dần ổn định, nhưng trên thực tế việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh người Êđê vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể là tài lực và vật lực phục vụ công tác dạy học tiếng Êđê còn thiếu thốn; lớp trẻ người Êđê không quan tâm mấy đối với tiếng nói dân tộc mình; đời sống của không ít bà con Êđê còn khó khăn nên xao nhãng chuyện cho con em học ngôn ngữ dân tộc mình…

Trước thực trạng này, các ban, ngành hữu quan trong tỉnh cần phối hợp với ngành Giáo dục tỉnh sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của đồng bào Êđê. Trong đó, cần tập trung khảo sát đội ngũ giáo viên tiếng Êđê, qua đó có kế hoạch tập huấn, đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy; cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học; thường xuyên kiểm tra, giám sát để việc giảng dạy tiếng Êđê trong các trường phổ thông được thực hiện ngày một tốt hơn.

Lê Thành