Top 9 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Tiểu Học Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Quy Tắc Ghép Vần Tiếng Việt Tiểu Học

Cách học ghép vần tiếng Việt

Quy tắc ghép vần tiếng Việt Tiểu Học dành cho học sinh tiểu học tham khảo để học cách ghép vần sao cho dễ hiểu và nhanh nhất. Mời thầy cô và các em học sinh chuẩn bị vào lớp 1 cùng tham khảo chi tiết và tải về.

Quy tắc ghép vần tiếng Việt Tiểu Học

Bài 1: Vần xuôi – Chữ C (phụ âm cờ)

Phụ âm C + nguyên âm ghép thành tiếng từ liền.

Phụ âm C và nguyên âm a, kết hợp với các thanh

Ca: đọc – Cờ a ca -Ca

Cá: đọc – Cờ a ca – sắc cá – Cá

Cà: đọc – Cờ a ca – huyền cà – Cà

Cả: đọc – Cờ a ca – hỏi cả – Cả

Cạ: đọc – Cờ a ca – nặng cạ – Cạ

Phụ âm C và nguyên âm o kết hợp với các thanh

Co: đọc – Cờ o co – Co

Có: đọc – Cờ o co – sắc có – Có

Cò: đọc – Cờ o co – huyền cò – Cò

Cỏ: đọc – Cờ o co – hỏi cỏ – Cỏ

Cọ: đọc – Cờ o co – nặng cọ – Cọ

Phụ âm C và nguyên âm ô kết hợp với các thanh

Cô: đọc – Cờ ô c ô – Cô

Cố: đọc – Cờ ô cô – sắc cố – Cố

Cồ: đọc – Cờ ô cô – huyền cồ – Cồ

Cổ: đọc – Cờ ô cô – hỏi cổ – Cổ

Cỗ: đọc – Cờ ô cô – ngã cỗ – Cỗ

Cộ: đọc – Cờ ô cô – nặng cộ – Cộ

Phụ âm C và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh

Cơ: đọc – Cờ ơ cơ – Cơ

Cờ: đọc – Cờ ơ cơ – huyền cờ – Cờ

Cớ: đọc – Cờ ơ cơ – sắc cớ – Cớ

Cở: đọc – Cờ ơ cơ – hỏi cở – Cở

Cỡ: đọc – Cờ ơ cơ – ngã cỡ – Cỡ

Phụ âm C và nguyên âm u kết hợp với các thanh

Cu: đọc – Cờ u cu – Cu

Cú: đọc – Cờ u cu – sắc Cú – Cú

Cù: đọc – Cờ u cu – huyền cù – Cù

Củ: đọc – Cờ u cu – hỏi củ – Củ

Cũ: đọc – Cờ u cu – ngã cũ – Cũ

Cụ: đọc – Cờ u cu – nặng cụ – Cụ

Phụ âm C và nguyên âm ư kết hợp với các thanh

Cư: đọc – Cờ ư cư – Cư

Cứ: đọc – Cờ ư cư – sắc cứ – Cứ

Cừ: đọc – Cờ ư cư – huyền cừ – Cừ

Cử: đọc – Cờ ư cư – hỏi cử – Cử

Cữ: đọc – Cờ ư cư – ngã cữ – Cữ

Cự: đọc – Cờ ư cư – nặng cự – Cự

Luyện đọc vần xuôi với phụ âm C

Co cô cơ ca cu cư cò cỗ cờ cá cũ cự

Cổ cò – cờ cũ – cô cả – cá cờ – có cỗ

Bài 2: Vần xuôi bắt đầu với phụ âm d

Phụ âm d + nguyên âm ghép thành tiếng từ liền Phụ âm d và nguyên âm a, kết hợp với các thanh

da: đọc – dờ a da – da

dạ: đọc – dờ a da – nặng dạ – dạ

Phụ âm d và nguyên âm e kết hợp với các thanh

de: đọc – dờ e de – de

dè: đọc – dờ e de – huyền dè – dè

dẻ: đọc – dờ e de – hỏi dẻ – dẻ

dẽ: đọc – dờ e de – ngã dẽ – dẽ

Phụ âm d và nguyên âm ê kết hợp với các thanh

dê: đọc – dờ ê dê – dê

dế: đọc – dờ ê dê – sắc dế – dế

dễ: đọc – dờ ê dê – ngã dễ – dễ

Phụ âm d và nguyên âm i kết hợp với các thanh

di: đọc – dờ i di – di

dì: đọc – dờ i di – huyền dì – dì

dí: đọc – dờ i di – sắc dí – dí

dị: đọc – dờ i di – nặng dị – dị

dĩ: đọc – dờ i di – ngã dĩ – dĩ

Phụ âm d và nguyên âm o kết hợp với các thanh

do: đọc – dờ o do – do

dò: đọc – dờ o do – huyền dò – dò

Phụ âm d và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh

dơ: đọc – dờ ơ dơ – dơ

dở: đọc – dờ ơ dơ – hỏi dở – dở

dỡ: đọc – dờ ơ dơ – ngã dỡ – dỡ

dợ: đọc – dờ ơ dơ – nặng dợ – dợ

Phụ âm d và nguyên âm ô kết hợp với các thanh

dô: đọc – dờ ô dô – dô

dỗ: đọc – dờ ô dô – ngã dỗ – dỗ

Phụ âm d và nguyên âm u kết hợp với các thanh

du: đọc – dờ u du – du

dù: đọc – dờ u du – huyền dù – dù

dụ: đọc – dờ u du – nặng dụ – dụ

Phụ âm d và nguyên âm ư kết hợp với các thanh

dư: đọc – dờ ư dư – dư

dứ: đọc – dờ ư dư – sắc dứ – dứ

dữ: đọc – dờ ư dư – ngã dữ – dữ

dự: đọc – dờ ư dư – nặng dự – dự

Luyện đọc vần xuôi với phụ âm d, c

Cô dì, dụ dỗ, dù cũ, da cá, da dê, ở dơ, có dư

Bài 3: Vần xuôi – Chữ b (phụ âm bờ)

Phụ âm b + nguyên âm ghép thành tiếng từ liền Phụ âm b và nguyên âm a, kết hợp với các thanh

ba: đọc – bờ a ba – ba

bà: đọc – bờ a ba – huyền bà – bà

bá: đọc – bờ a ba – sắc bá – bá

bả: đọc – bờ a ba – hỏi bả – bả

bạ: đọc – bờ a ba – nặng bạ – bạ

bã: đọc – bờ a ba – ngã bã – bã

Phụ âm b và nguyên âm e kết hợp với các thanh

be: đọc – bờ e be – be

bè: đọc – bờ e be – huyền bè – bè

bé: đọc – bờ e be – sắc bé – bé

bẻ: đọc – bờ e be – hỏi bẻ – bẻ

bẹ: đọc – bờ e be – nặng bẹ – bẹ

bẽ: đọc – bờ be be – ngã bẽ – bẽ

Phụ âm b và nguyên âm ê kết hợp với các thanh

bê: đọc – bờ ê bê – bê

bế: đọc – bờ ê bê – sắc bế – bế

bề: đọc – bờ ê bê – huyền bề – bề

bể: đọc – bờ ê bê – hỏi bể – bể

bệ: đọc – bờ ê bê – nặng bệ – bệ

Phụ âm b và nguyên âm i kết hợp với các thanh

bi: đọc – bờ i bi – bi

bì: đọc – bờ i bi – huyền bì – bì

bí: đọc – bờ i bi – sắc bí – bí

bỉ: đọc – bờ i bi – hỏi bỉ – bỉ

bị: đọc – bờ i bi – nặng bị – bị

Phụ âm b và nguyên âm o kết hợp với các thanh

bo: đọc – bờ o bo – bo

bò: đọc – bờ o bo – huyền bò – bò

bó: đọc – bờ o bo – sắc bó – bó

bỏ: đọc – bờ o bo – hỏi bỏ – bỏ

bọ: đọc – bờ o bo – nặng bọ – bọ

bõ: đọc – bờ o bo – ngã bõ – bõ

Phụ âm b và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh

bơ: đọc – bờ ơ bơ – bơ

bờ: đọc – bờ ơ bơ – huyền bờ – bờ

bớ: đọc – bờ ơ bơ – sắc bớ – bớ

bở: đọc – bờ ơ bơ – hỏi bở – bở

Phụ âm b và nguyên âm ô kết hợp với các thanh

bô: đọc – bờ ô bô – bô

bố: đọc – bờ ô bô – sắc bố – bố

bồ: đọc – bờ ô bô – huyền bồ – bồ

bổ: đọc – bờ ô bô – hỏi bổ – bổ

bộ: đọc – bờ ô bô – nặng bộ – bộ

Phụ âm b và nguyên âm u kết hợp với các thanh

Bu: đọc – bờ u bu – bu

Bù: đọc – bờ u bu – huyền bù – bù

Bú: đọc – bờ u bu – sắc bú – bú

Phụ âm b và nguyên âm ư kết hợp với các thanh

bư: đọc – bờ ư bư – bư

bự: đọc – bờ ư bư – nặng bự – bự

Luyện đọc vần xuôi với phụ âm b, c

Bé bi, bó cỏ, bí đỏ, bà bế bé, bê bú bò.v.v…

Bài 4: Vần xuôi – Chữ đ (phụ âm đờ)

Phụ âm đ + nguyên âm ghép thành tiếng từ liền Phụ âm đ và nguyên âm a, kết hợp với các thanh

đa: đọc – đờ a đa – đa

đá: đọc – đờ a đa – sắc đá – đá

đà: đọc – đờ a đa – huyền đà – đà

Phụ âm đ và nguyên âm e kết hợp với các thanh

đe: đọc – đờ e đe – đe

đè: đọc – đờ e đe – huyền đè – đè

Phụ âm đ và nguyên âm ê kết hợp với các thanh

đê: đọc – đờ ê đe – đê

đế: đọc – đờ ê đê – sắc đế – đế

đề: đọc – đờ ê đê – huyền đề – đề

để: đọc – đờ ê đê – hỏi để – để

đệ: đọc – đờ ê đê – nặng đệ – đệ

Phụ âm đ và nguyên âm i kết hợp với các thanh

đi: đọc – đờ i đi – đi

Phụ âm đ và nguyên âm o kết hợp với các thanh

đo: đọc – đờ o đo – đo

đò: đọc – đờ o đo – huyền đò – đò

đó: đọc – đờ o đo – sắc đó – đó

đỏ: đọc – đờ o đo – hỏi đỏ – đỏ

Phụ âm đ và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh

đơ: đọc – đờ ơ đơ – đơ

đờ: đọc – đờ ơ đơ – huyền đờ – đờ

đớ: đọc – đờ ơ đơ – sắc đớ – đớ

đợ: đọc – đờ ơ đơ – nặng đợ – đợ

đỡ: đọc – đờ ơ đơ – ngã đỡ – đỡ

Phụ âm đ và nguyên âm ô kết hợp với các thanh

đô: đọc – đờ ô đô – đô

đồ: đọc – đờ ô đô – huyền đồ – đồ

đố: đọc – đờ ô đô – sắc đố – đố

đổ: đọc – đờ ô đô – hỏi đổ – đổ

độ: đọc – đờ ô đô – nặng độ – độ

Phụ âm đ và nguyên âm u kết hợp với các thanh

đu: đọc – đờ u đu – đu

đủ: đọc – đờ u đu – hỏi đủ – đủ

Phụ âm đ và nguyên âm ư kết hợp với các thanh

đư: đọc – đờ ư đư – đư

đừ: đọc – đờ ư đư – huyền đừ

Luyện đọc vần xuôi với phụ âm d, đ

Đi đò, đu đủ, đá dế, đổ đá, đỗ đỏ

Bài 5: Vần xuôi – Chữ t (phụ âm tờ)

Phụ âm t + nguyên âm ghép thành tiếng từ liền

Phụ âm t và nguyên âm a, kết hợp với các thanh

ta: đọc – tờ a ta – ta

tá: đọc – tờ a ta – sắc tá – tá

tà: đọc – tờ a ta – huyền tà – tà

tả: đọc – tờ a ta – hỏi tả – tả

tã: đọc – tờ a ta – ngã tã – tã

tạ: đọc – tờ a ta – nặng tạ – tạ

Phụ âm t và nguyên âm e kết hợp với các thanh

te: đọc – tờ e te – te

tè: đọc – tờ e te – huyền tè – tè

té: đọc – tờ e te – sắc té – té

tẻ: đọc – tờ e te – hỏi tẻ – tẻ

tẽ: đọc – tờ e te – ngã tẽ – tẽ

Phụ âm t và nguyên âm ê kết hợp với các thanh

tê: đọc – tờ e tê – tê

tế: đọc – tờ ê tê – sắc tế – tế

tề: đọc – tờ ê tê – huyền tề – tề

tể: đọc – tờ ê tê – hỏi tể – tể

tệ: đọc – tờ ê tê – nặng tệ – tệ

Phụ âm t và nguyên âm i kết hợp với các thanh

ti: đọc – tờ i ti – ti

tí: đọc – tờ i ti – sắc tí – tí

tì: đọc – tờ i ti – huyền tì – tì

tỉ: đọc – tờ i ti – hỏi tỉ – tỉ

tị: đọc – tờ i ti – nặng tị – tị

Phụ âm t và nguyên âm o kết hợp với các thanh

to: đọc – tờ o to – to

tò: đọc – tờ o to – huyền tò – tò

tó: đọc – tờ o to – sắc tó – tó

tỏ: đọc – tờ o to – hỏi tỏ – tỏ

Phụ âm t và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh

tơ: đọc – tờ ơ tơ – tơ

tờ: đọc – tờ ơ tơ – huyền tờ – tờ

tớ: đọc – tờ ơ tơ – sắc tớ – tớ

Phụ âm t và nguyên âm ô kết hợp với các thanh

tô: đọc – tờ ô tô – tô

tồ: đọc – tờ ô tô – huyền tồ – tồ

tố: đọc – tờ ô tô – sắc tố – tố

tổ: đọc – tờ ô tô – hỏi tổ – tổ

tộ: đọc – tờ ô tô – nặng tộ – tộ

Phụ âm t và nguyên âm u kết hợp với các thanh

tu: đọc – tờ u tu – tu

tú: đọc – tờ u tu – sắc tú – tú

tù: đọc – tờ u tu – huyền tù – tù

tủ: đọc – tờ u tu – hỏi tủ – tủ

tụ: đọc – tờ u tu – nặng tụ – tụ

Phụ âm t và nguyên âm ư kết hợp với các thanh

tư: đọc – tờ ư tư – tư

từ: đọc – tờ ư tư – huyền từ – từ

tứ: đọc – tờ ư tư – sắc tứ – tứ

tử: đọc – tờ ư tư – hỏi tử – tử

tự: đọc – tờ ư tư – nặng tự – tự

Luyện đọc vần xuôi với phụ âm c, d, đ, t

cỗ to, ô tô, tủ to, củ từ, cu tí, tủ cũ, cử tạ, tử tế, dù to, đá đỏ,

Bài 6: Vần xuôi bắt đầu với phụ âm m

Phụ âm m và nguyên âm a kết hợp với các thanh:

Ma: đọc – mờ a ma – ma

Má: đọc – mờ a ma – sắc má – má

Mà: đọc – mờ a ma – huyền mà – mà

Mả: đọc – mờ a ma – hỏi mả – mả

Mạ: đọc – mờ a ma – nặng mạ – mạ

Mã: đọc – mờ a ma – ngã mã – mã

Phục âm m và nguyên âm e kết hợp với các thanh:

Me: đọc – mờ e me – me

Mé: đọc – mờ e me – sắc mé – mé

Mè: đọc – mờ e me – huyền mè – mè

Mẻ: đọc – mờ e me – hỏi mẻ – mẻ

Mẽ: đọc – mờ e me – ngã mẽ – mẽ

Mẹ: đọc – mờ e me – nặng mẹ – mẹ

Phụ âm m và nguyên âm ê kết hợp với các thanh:

Mê: đọc – mờ ê mê – mê

Mế: đọc – mờ ê mê – sắc mế – mế

Mề: đọc – mờ ê mê – huyền mề – mề

Mệ: đọc – mờ ê mê – nặng mệ -mệ

Phụ âm m và nguyên âm i kết hợp với các thanh:

Mi: đọc – mờ i mi – mi

Mí: đọc – mờ i mi – sắc mí – mí

Mỉ: đọc – mờ i mi – hỏi mỉ – mỉ

Mì: đọc – mờ i mi – huyền mì – mì

Mị: đọc – mờ i mi – nặng mị – mị

Phụ âm m và nguyên âm o kết hợp với các thanh:

Mo: đọc – mờ o mo – mo

Mò: đọc – mờ o mo – huyền mò – mò

Mó: đọc – mờ o mo – sắc mó – mó

Mỏ: đọc – mờ o mo – hỏi mỏ – mỏ

Mõ: đọc – mờ o mo – ngã mõ – mõ

Mọ: đọc – mờ o mo – nặng mọ – mọ

Phụ âm m và nguyên âm ô kết hợp với các thanh:

Mô: đọc – mờ ô mô – mô

Mồ: đọc – mờ ô mô – huyền mồ -mồ

Mổ: đọc -mờ ô mô – hỏi mổ -mổ

Mộ: đọc -mờ ô mô – nặng mộ – mộ

Phụ âm m và nguyên âm ơ kết hợp với các thanh:

Mơ: đọc – mờ ơ mơ – mơ

Mờ: đọc – mờ ơ mơ – huyền mờ – mờ

Mớ: đọc – mờ ơ mơ – sắc mớ – mớ

Mở: đọc – mờ ơ mơ – hỏi mở – mở

Mợ: đọc – mờ ơ mơ – nặng mợ – mợ

Mỡ: đọc – mờ ơ mơ – ngã mỡ – mỡ

Phụ âm m và nguyên âm u kết hợp với các thanh:

Mu: đọc – mờ u mu – mu

Mú: đọc – mờ u mu – sắc mú – mú

Mù: đọc – mờ u mu – huyền mù – mù

Mủ: đọc – mờ u mu – hỏi mủ – mủ

Mụ: đọc – mờ u mu – nặng mụ – mụ

Mũ: đọc – mờ u mu – ngã mũ – mũ

Phụ âm m và nguyên âm y kết hợp với các thanh:

My: đọc – mờ i mi – my

Mỹ: đọc – mờ i mi – ngã – mỹ – mỹ

Mỳ: đọc – mồ i mi – huyền mỳ – mỳ

Tập đọc:

Mũ nỉ, cá mè, cá mũ, mỡ cá, bé My có mũ nỉ, mẹ Nụ mở tủ, mỏ cò, tô mì, tờ mờ….

Bài 7: Vần xuôi bắt đầu với phụ âm n

Phụ âm n và nguyên âm a kết hợp với các thanh:

Na: đọc – nờ a na – na

Ná: đọc – nờ a na – sắc ná – ná

Nà: đọc – nờ a na – huyền nà

Nạ: đọc – nờ a na – nặng nạ

Phụ âm n với nguyên âm e kết hợp với các thanh:

Ne: đọc – nờ e ne – ne

Né: đọc – nờ e ne – sắc né – né

Nè: đọc – nờ e ne – huyền nè – nè

Nẻ: đọc – nờ e ni – hỏi nẻ – nẻ

Phụ âm n với nguyên âm ê kết hợp với các thanh:

Nê: đọc – nờ ê nê – nê

Nề: đọc – nờ ê nê – huyền nề – nề

Nệ: đọc – nờ ê nê – nặng nệ – nệ

Nể: đọc – nờ ê nê – hỏi nể – nể

Phụ âm n với nguyên âm i kết hợp với các thanh:

Ni: đọc – nờ i ni – ni

Ní: đọc – nờ i ni – sắc ní – ní

Nỉ: đọc – nờ i ni – hỏi nỉ – nỉ

Nì: đọc – nờ i ni – huyền nì – nì

Phụ âm n với nguyên âm o kết hợp với các thanh:

No: đọc – nờ o no – no

Nó: đọc – nờ o no – sắc nó – nó

Nỏ: đọc – nờ o no – hỏi nỏ – nỏ

Nọ: đọc – nờ o no – nặng nọ – nọ

Phụ âm n với nguyên âm ô kết hợp với các thanh:

Nô: đọc – nờ ô nô – nô

Nồ: đọc – nờ ô nô – huyền nồ

Nỗ: đọc – nờ ô nô – ngã nỗ – nỗ

Nổ: đọc – nờ ô nổ – hỏi nổ – nổ

Nộ: đọc – nờ ô nô – nặng nộ – nộ

Phụ âm n với nguyên âm ơ kết hợp với các thanh:

Nơ: đọc – nờ ơ nơ – nơ

Nờ: đọc – nờ ơ nơ- huyền nờ – nờ

Nở: đọc – nờ ơ nơ – hỏi nở – nở

Nợ: đọc – nờ ơ nơ – nặng nợ – nợ.

Phụ âm n với nguyên âm u kết hợp với các thanh:

Nu: đọc – nờ u nu – nu

Nụ: đọc – nờ u nu – nặng nụ – nụ

Phụ âm n với nguyên âm ư kết hợp với các thanh:

Nư: đọc – nờ ư nư – nư

Tập đọc và đánh vần với các vần đã học:

nụ cà, cờ đỏ, cá cờ, no nê, bé na, ca nô, nơ đỏ, nụ cà đã nở, bé Nụ đã no nê, na to …

Cách học ghép vần Tiếng Việt lớp 1:

Ghép vần phần 1:

Đây là phần giúp trẻ biết cách ghép các âm, vần như: b, v, e, h , c, o, ơ, m, n ,l đ, d.. và đọc được các từ đơn như: Bé, bè, bẻ, vẽ, ve, hề, bọ, hồ, cô, cờ, da, lá, bí…

Ghép vần phần 2:

Trong phần này giúp trẻ tập ghép các âm vần khó hơn như: t, th, u , ư, x, ch, s, r, k, h, ph, nh, g, gh, qu, gi, ng, ngh, y, tr. Trẻ biết cách ghép vần và biết cách đọc các từ đơn, các từ có 2 tiếng, cuối mỗi bài học trẻ có thể luyện đọc một câu đơn. Nhìn hình nghe đọc và ghép được đúng từ, xem như trẻ đã biết viết chính tả các từ đã học. Chính điều này trẻ nhớ từ và biết đọc từ rất nhanh. Ngoài ra phần ôn tập giúp trẻ nghe và ghép vần lại toàn bộ các từ đã học, vì vậy trẻ nhớ và nắm chắc những gì đã học.

Ghép vần phần 3:

Các âm vần khó phát âm hơn như: eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, an, on, ăn, ân. Trẻ được nghe đọc, nhìn hình ảnh, xác định từ đã nghe và ghép vần, đọc được một số câu. Điều này không có ở các phần mềm nào khác. Trẻ được học, tương tác hoàn toàn với chương trình để ghép chính xác các từ.

Ghép vần phần 4:

Trong phần này trẻ được ghép các vần như: ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn. Sau khi ghép vần trẻ sẽ được ôn tập lại toàn bộ các âm vần đã học trước đó. Với sự hỗ trợ chương trình tự động phát sinh một từ bất kỳ rất hay, sau khi nghe đọc các em tự ghép vần các từ đã học một cách dễ dàng. Đặc biệt các em rất thích học, cảm giác như tự học, tự mình khám phá ra.

Kiến Thức Tiếng Việt Cơ Bản Cấp Tiểu Học

Bài viết hôm nay day kem TTV chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược kiến thức tiếng việt cơ bản cấp tiểu học. Giúp các em dễ dàng hệ thống lại kiến thức.

CHỮ VÀ ÂM: 1. Chữ: – “Chữ”: còn gọi là “chữ cái” hay “con chữ”. Là đơn vị chữ viết dùng để ghi lại các âm.

Âm: – “Âm” (còn gọi là âm vị, âm tố) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ. Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, là sự thể hiện cụ thể của âm vị ở trong lời nói. 3. Mối quan hệ giữa âm và chữ: – Chữ cái dùng để ghi lại âm. Mỗi âm có thể được ghi bởi 1 hoặc 2 hoặc 3 chữ cái ghép lại. 4. Nguyên âm, phụ âm

TIẾNG: 1. Đặc điểm của tiếng: – Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ nói.

Cấu tạo của tiếng: – Tiếng gồm có các bộ phận chính: Âm đệm, Âm đầu, Vần và Thanh điệu.

TỪ: C.1. Phân loại từ 1. Từ đơn: – Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.

Từ phức: a) Từ ghép: – Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa. – Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. b) Từ láy: – Là từ phức được tạo ra do phối hợp các tiếng có âm đầu hoặc vần (3. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ

đơn hoặc từ phức.hoặc cả âm và vần) giống nhau.

Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, … của sự vật.

Từ nhiều nghĩa: – Là từ có từ hai nghĩa trở lên.

6Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.

Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau8. Từ đồng âm:

C.2. Các từ loại 1. Danh từ: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

Động từ:Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 3. Tính từ: Tính từ là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, …

Đại từ:Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong c

CÂU: D.1. CÂU ĐƠN 1) Khái niệm: Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.

D.2. CÂU GHÉP 1. Khái niệm: Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.

D.3. THÀNH PHẦN CÂU 1. Chủ ngữ: 1.1. Khái niệm: – Chủ ngữ là thành phần câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc Con gì ?, Cái gì ? – Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo nên. – Một câu có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Vị ngữ: 2.1. Khái niệm: – Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Là gì ? – Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ; từ là + danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. – Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Trạng ngữ 3.1. Khái niệm: – Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc được nêu trong câu. – Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?

D.3. CÂU RÚT GỌN – Trong giao tiếp, khi có đủ các điều kiện, người ta có thể lược bỏ bớt các thành phần của câu. Câu bị lược bỏ thành phần như vậy được gọi là câu rút gọn (câu tỉnh lược).

D.5. CÂU KHIẾN 1. Khái niệm: Câu khiến (câu cầu khiến) là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mang muốn,… của người nói, người viết đoói với người khác.

D.6. CÂU CẢM 1. Khái niệm: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, …) của người nói, viết.

Trung Tâm Gia Sư TRÍ TUỆ VIỆT Nhận Dạy Kèm các môn TIẾNG VIỆT Tại Nhà

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 , Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn.

Quý phụ huynh và các bạn gia sư có nhu cầu liên hệ theo địa chỉ:

TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ TUỆ VIỆT

Văn Phòng 1: 82 Nguyễn Phúc Chu, P. 15, Q. Tân Bình

Văn Phòng 2: 32/2 Đường Số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân

Văn phòng 3: 141/6 Đường HT06, P. Hiệp Thành, Q. 12

Điện Thoại : 0906 801 079 – 0932 622 625 (Thầy Huy – Cô Oanh)

Email: giasuttv.tphcm@gmail.com

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Trong Chương Trình Tiểu Học

Bài nghiên cứu khoa học này để chúng ta biết sự bàn luận về bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay như thế nào? Cho tới nay nhiều lỗi về phát âm trên nhiều phương tiện truyền thông bắt nguồn từ lỗi chưa rõ bảng chữ cái. Ngay giáo viên tiểu học đôi khi cũng băn khoăn khi giảng dạy.

Chúng tôi xin chia sẻ nguyên văn báo cáo khoa học của ThS. Nguyễn Tiến Dũng* công bố ngày 9/1/2015 trên trang điện tử của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai để các bạn cùng bàn luận tiếp.

Hiện nay việc sử dụng Bảng chữ cái tiếng Việt (BCCTV) chưa thống nhất và tùy tiện. Đó là sự không thống nhất về số lượng chữ cái, tùy tiện trong cách gọi tên âm, tên chữ cái tiếng Việt (TV). Thực trạng này ảnh hưởng sâu sắc đến việc dạy TV ở tiểu học (TH) hiện nay và việc sử dụng TV sau này của học sinh. Cần thiết phải có sự điều chỉnh kịp thời.

1. Mở đầu:

BCCTV có một vai trò hết sức quan trọng trong việc sử dụng tiếng Việt (TV), nhất là việc dạy học TV ở trường phổ thông và sư phạm. Qua quá trình giảng dạy ở trường cao đẳng sư phạm và nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) bậc TH, chúng tôi đã phát hiện nhiều điều bất cập về BCCTV, cần thiết phải đưa ra trao đổi, bàn bạc.

2. Nội dung:

2.1. Chưa thống nhất về số lượng chữ cái

SGK, sách giáo viên (SGV) TV 1 và hầu hết sách tập viết lớp 1, 2, 3, đều sử dụng bộ chữ cái theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) với 29 chữ cái ( a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y). Các phần mềm học vần, tập viết bậc tiểu học các phần mềm học vần, tập viết bậc tiểu học được soạn thảo từ năm 2002 đến nay cũng sử dụng 29 chữ cái như trên. Chẳng hạn như các băng đĩa tập huấn thay SGK theo Chương trình 2000 của Bộ GD& ĐT, các phần mềm hỗ trợ học tập của School@net – Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường,…Nhìn chung, SGV TV1 đã đưa ra cách gọi tên âm và tên chữ cái rõ ràng và dễ chấp nhận: tên âm, tên chữ cái, cách đọc 03 âm c, k, q và các nét cơ bản để viết TV [2, tr.12].

Gần đây có ý kiến đưa 04 chữ cái F, J, W, Z vào BCCTV để ” sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân “, nâng lên thành 33 chữ cái [1]. Người đề xuất đưa thêm 04 chữ cái trên vào BCCTV cho rằng sẽ làm phong phú BCCTV, khắc phục những lỗi không đáng có của TV hiện nay trên máy tính và góp phần cho TV hòa nhập quốc tế. Tuy nhiên ý kiến này chưa được Bộ GD & ĐT chấp thuận và có nhiều ý kiến trái chiều.

PGS. TS. Phạm Văn Tình ( Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho rằng: Từ điển TV đã sử dụng 33 chữ cái từ lâu, các nhà biên soạn Từ điển TV đã bổ sung bốn chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái TV, nâng số ký tự tra cứu thành 33 (cụ thể là từ năm 1988, khi công bố cuốn Từ điển TV của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên). Cũng theo PGS.TS.Phạm Văn Tình “giải pháp này nhằm giúp việc phiên âm, chuyển tự một số từ mượn của nước ngoài hoặc viết nguyên dạng các thuật ngữ khoa học có tính chất quốc tế.” [7]

Khác với ý kiến trên, chúng tôi Phạm Mạnh Hùng (ĐHSP chúng tôi có quan điểm: “Nên giữ nguyên bảng chữ cái tiếng Việt“. Vì việc bổ sung 4 kí tự trên sẽ có những điểm bất lợi như: Làm cho bảng chữ cái TV không phản ánh đúng đặc trưng của ngữ âm TV và trở nên phức tạp hơn,… [7]

Đáng chú ý là giáo trình Tiếng Việt thực hành (TVTH), tài liệu đào tạo giáo viên (GV) TH trình độ cao đẳng và đại học sư phạm lại có nội dung khác. Chủ đề 3 (tên là Rèn luyện kĩ năng viết tiếng Việt) của giáo trình này có đoạn viết: “Để ghi âm tiếng Việt, chữ quốc ngữ đã sử dụng 29 chữ cái ( a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y), 10 tổ hợp chữ cái ghi phụ âm ( ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr)” [4, tr. 95]. Tài liệu này còn ghi rõ: ” Số lượng các con chữ, thứ tự của các con chữ và tổ hợp các con chữ trong bảng chữ cái được dạy ở tiểu học như sau ” và tài liệu ghi rõ 33 chữ cái trong bảng tổng hợp đánh số từ 1 đến 39. [4, tr.95-96]

Các số liệu trên cho thấy ngay trong ngành giáo dục và hệ thống SGK, giáo trình đã không thống nhất về số lượng và tên gọi âm và chữ cái trong BCCTV. Theo người viết bài này, khái niệm ” tổ hợp chữ cái” được giáo trình TVTH nêu ra là không khoa học và không thực tế. Vì từ trước đến nay không ai sử dụng cái gọi là ” tổ hợp chữ cái” nêu trên trong BCCTV. Mở rộng thêm, khi tìm hiểu các bộ chữ cái của các ngôn ngữ khác sử dụng bộ chữ cái La tinh như Anh, Pháp,… cũng không có ngôn ngữ nào gọi là ” tổ hợp chữ cái“. Thực ra đó là các phụ âm đầu có hai chữ cái trong TV gồm: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr. Người viết bài này đem khái niệm ” tổ hợp chữ cái” của giáo trình trên trao đổi với các đồng nghiệp của một số trường cao đẳng sư phạm trong toàn quốc thì nhiều ý kiến phản hồi cho là khó chấp nhận và cũng không chấp nhập số lượng chữ cái TV là 33.

Để khẳng định thêm quan điểm của mình, người viết trực tiếp gặp và chất vấn chính tác giả của giáo trình TVTH là TS.Nguyễn Quang Ninh nhưng TS. Ninh cũng không có câu trả lời dứt khoát. Như vậy vấn đề về số lượng chữ cái 29 hay 39 chữ cái được ghi trong giáo trình trên chưa ngã ngũ. Trong khi đó giáo trình TVTH được xem là giáo trình chính thức trong chương trình đào tạo GVTH trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Nội dung này của giáo trình thực sự gây lúng túng không chỉ cho GV các trường phổ thông mà còn cho GV dạy các trường sư phạm.

Hiện nay ở các trường TH không dạy tên chữ cái cho HS. Khi dạy học vần, hầu hết GV gọi các chữ cái là a, bờ, cờ, dờ, đờ,… tức là tên âm chứ không phải tên chữ cái. GV chỉ quan tâm đến việc dạy các âm cho HS đánh vần chứ chưa quan tâm đến việc dạy tên chữ cái trong bộ chữ cái TV. Trong một cuộc điều tra của người viết theo phiếu thăm dò vào tháng 3 năm 2013, có hơn 200/900 GVTH trong tỉnh Gia Lai nhầm lẫn trong cách gọi tên âm và tên 29 chữ cái TV.

Xét về yêu cầu thì cách dạy này chưa đủ chuẩn kiến thức TV ở trường TH, tức là dạy các âm phải gắn liền với dạy tên của từng chữ cái. Nội dung SGK và SGV TV1 ghi rất cụ thể và rõ ràng về việc dạy âm và chữ cái TV. Cụ thể là 6 bài đầu tiên SGK TV1 là dạy kiểu bài ” Làm quen với chữ cái” [5, tr.4-15]. Sau đó đến bài 28 củng cố lại bộ chữ cái TV bằng bài học ” Chữ thường – Chữ hoa” [5, tr.58]. Việc dạy bảng chữ cái TV còn kéo dài đến 02 tuần đầu của chương trình lớp 2 trong phân môn Chính tả (Tuần thứ nhất: Bảng chữ cái; Tuần thứ hai: Ôn bảng chữ cái). [6, tr.6, 11]

Việc chỉ chú trọng đến các âm để ghép âm hoặc đánh vần đã dẫn đến trường hợp GV gọi tên âm, tên chữ cái một cách tùy tiện. Ví dụ ngữ âm ” ng” đọc là ” ngờ đơn“, ” ngh” đọc là ” ngờ kép“; hoặc “g” đọc là ” gờ đơn” và ” gh” đọc là ” gờ kép “,… Việc đọc tùy tiện này là do GV không biết đặc điểm ngữ pháp TV, không lí giải tại sao một âm mà có nhiều cách viết như vậy.

Trong khi cách đọc tên âm, tên chữ cái ở trường TH vẫn chưa đúng thì giáo trình dạy ở trường sư phạm cũng chưa thống nhất. Cụ thể là giáo trình TVTH như đã nêu đưa thêm 10 ” tổ hợp chữ cái” vào bảng chữ TV thành 39 ” chữ cái và tổ chợp chữ cái“. Cách làm này rất gượng ép và gây thêm nhiều rắc rối cho việc dạy bảng chữ cái cho học sinh (HS) TH. Các tác giả của giáo trình TVTH tự đặt tên cho các phụ âm là ” tổ hợp chữ” cái rồi gán vào BCCTV làm cho người học và người dạy hết lúng túng. Người dạy không thể phân biệt đâu là phụ âm, đâu là chữ cái.

Trong khi đó, các sách tham khảo và các phần mềm dạy TV trên thị trường cũng có nhiều cách đọc khác nhau hết sức tùy tiện. Ví dụ như phần mềm Bé yêu tập viết, Gugu học TV , Học vần TV… của Nhóm phát triển phần mềm sinh viên có nhiều cách đọc, cách gọi chữ cái TV. Lúc đọc chữ cái theo tên a, bê, xê, dê, đê, lúc đọc chức cái theo âm a, bờ cờ, dờ, đờ… Lúc đọc b là bê, lúc khác lại là bờ. Ngoài ra, nhiều bộ đồ chơi vui học chữ cái TV lại xếp thứ tự các chữ cái không đúng. Ví dụ chữ ê trước chữ e, chữ ư trước chữ u …

3. Kết luận:

3.1. Việc chưa thống nhất về số lượng và tên gọi của BCCTV là có thực và là vấn đề bức xúc trong vấn đề dạy học, sử dụng TV hiện nay. Trước mắt nó sẽ tạo ra sự lộn xộn, không thống nhất trong việc đánh vần, gọi tên chữ cái, tên âm trong việc dạy TV ở bậc mầm non, tiểu học và những bậc học tiếp theo. Nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ có nhiều thế hệ học sinh sau này mù mờ về tên gọi và cách đọc chữ cái TV.

ThS. Nguyễn Tiến Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hường (2011), “Có cần thêm F J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt”, Báo Vietnamnet, ngày 11/8/2011.

2. Đặng Thị Lanh (chủ biên, 2002), Sách giáo viên Tiếng Việt 1, Tập 1, NXB Giáo dục.

3. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Tài liệu đào tạo GVTH trình độ CĐ và ĐHSP, NXB Giáo dục – NXB ĐHSP.

4. Nguyễn Quang Ninh (chủ biên, 2007), Tiếng Việt thực hành, Tài liệu đào tạo GVTH trình độ CĐ và ĐHSP, NXB Giáo dục – NXB ĐHSP.

5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2013), Tiếng Việt 1, Tập 1, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2013), Tiếng Việt 2, Tập 1, NXB Giáo dục.

7. Nhiều tác giả, “Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt”, Báo Tuổi trẻ ngày 09/8/2011.

Chú thích của BigSchool:

* Tác giả Nguyễn Tiến Dũng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngày 28/12/2016.

BigSchool: Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các thầy cô cùng các chuyên gia giáo dục và các nhà nghiên cứu về tiếng Việt. Việc đánh vần ở lớp 1, BigSchool sẽ có bài viết sớm nhất để các phụ huynh và thầy cô tham khảo.

Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Tiểu Học Dân Tộc Thiểu Số:

hả năng sử dụng tiếng Việt là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là học sinh tiểu học, do chương trình phổ thông áp dụng cho toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Hai năm qua, dù ngànhGiáo dục có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Nhiều nỗ lực

Trong ba bậc học phổ thông, việc dạy tiếng Việt cho học sinh ở bậc tiểu học rất quan trọng, vì đây là bậc học đầu tiên. Một học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1 phải có ngay khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thì mới có thể giao tiếp, hiểu lời thầy cô giảng bài, làm bài tập… Thực tế, trước khi đến trường, các em học sinh dân tộc thiểu số giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ và không biết viết; khi vào lớp 1 phải biết tiếng Việt, chí ít là nói được để giao tiếp và phải viết được tiếng Việt.

Học sinh dân tộc thiểu số đang cần nhiều sự hỗ trợ để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.

– Trong ảnh: Một lớp học tại xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân. Ảnh: H.L

Bà Hồ Thị Phi Yến, Trưởng Phòng Tiểu học – Mầm non (Sở GD-ĐT), cho biết: “Từ năm học 2010-2011, Sở đã chỉ đạo các Phòng GD-ĐT trong tỉnh tổ chức nhiều hình thức tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tổ chức dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trước khi bước vào năm học mới, lồng ghép việc dạy tăng cường tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động giáo dục và tổ chức các trò chơi học tập để tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh, tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết/năm thành 500 tiết/năm cho học sinh lớp 1 tại các trường tiểu học học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Các trường chưa có điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày thì thực hiện phương án dạy phụ đạo cùng với học sinh yếu vào buổi thứ hai trong ngày và các ngày thứ bảy, chủ nhật (3 tiết/tuần)”.Bậc tiểu học còn phối hợp với bậc học mầm non trong huy động trẻ 4, 5 tuổi ra lớp. Tất cả trẻ 5 tuổi đều qua chương trình Giáo dục mầm non mới, các huyện nằm trong Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) sử dụng tài liệu Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường, nên số trẻ vào học lớp 1 đều học qua chương trình mẫu giáo 5 tuổi và được làm quen với môi trường giao tiếp tiếng Việt…. Những nỗ lực ấy được đền đáp bằng một số kết quả đáng phấn khởi. Bà Phạm Thị Bộ, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vân Canh, cho biết: “Năm 2009-2010, sau khi tham dự Dự án PEDC, Phòng đề xuất với huyện thực hiện ngay việc tăng cường tiếng Việt trong trường học. Kết quả ba năm học qua, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm hẳn, số em khá giỏi tăng dần đều. Đặc biệt, khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em, kể cả học sinh lớp 1 cũng được cải thiện nhiều”. Một minh chứng thuyết phục khác là tại Chương trình Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cấp tỉnh năm 2012, những thứ hạng cao của phần thi Viết chữ đẹp và Kỹ năng – Kiến thức tiếng Việt đều thuộc về học sinh huyện Vân Canh.

Những chương trình gặp gỡ, giao lưu tiếng Việt cần được nhân rộng dưới nhiều hình thức hấp dẫn. – Trong ảnh: Trao thưởng cho học sinh đoạt giải tại Chương trình Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cấp tỉnh.

Chưa thể yên tâm Dù có bước tiến ở một số địa phương, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều học sinh tiểu học dân tộc thiểu số vất vả “đánh vật” với tiếng Việt. Chuyên viên phòng GD-ĐT một huyện miền núi nhiều năm theo dõi mảng giáo dục miền núi cho rằng, việc xóa rào cản ngôn ngữ còn nhiều trở ngại. Trước hết là nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số của một số chính quyền địa phương, thể hiện ở việc chần chừ áp dụng tăng thời gian dạy tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết, bởi việc này đụng đến “kinh phí”. Tiếp đến là nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Khá đông ông bố bà mẹ trẻ biết nói tiếng Việt, nhưng vẫn giữ thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ ở nhà, xem nhẹ việc hỗ trợ nhà trường, giúp con học tiếng Việt. Vậy là ở trường, các em giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng khi về nhà lại nói tiếng mẹ đẻ, nên rất khó tiến bộ. Phần lớn giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số là người Kinh, không thông thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số nên gặp khó khăn khi giao tiếp với học sinh. Một số người giảng dạy lâu năm hoặc đã tham gia học các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số do các huyện tổ chức nhưng cũng chỉ có thể nói vài câu thông thường. Có một điều gây băn khoăn là hàng năm, tỉnh đều cử hàng chục con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học cử tuyển, nhưng số giáo viên là người dân tộc thiểu số lại rất ít, thậm chí có trường không có người nào. Thiết nghĩ, ở bậc mầm non và tiểu học, giáo viên giảng dạy là người dân tộc thiểu số, hiểu tiếng, hiểu bản sắc, sâu sát tâm tư, tình cảm của học sinh thì kết quả học tập nhất định sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Bà Hồ Thị Phi Yến cho biết: “Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục có những văn bản chỉ đạo để thúc đẩy phong trào học tập tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhất là những vùng cao, vùng sâu bằng những hoạt động phong phú, đa dạng theo kiểu “học mà chơi, chơi mà học” để các em thích thú và thoải mái tham gia. Ngoài ra, sẽ vận động phụ huynh đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện và tiếp sức để con em mình đến gần với tiếng Việt hơn”. Rõ ràng, ở góc độ chuyên môn, ngànhGiáo dục đang cố gắng tạo chuyển biến song chừng ấy vẫn chưa thể yên tâm khi chính quyền địa phương và phụ huynh còn bàng quang.