Top 15 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 2

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 2

a)Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:

1/ Tốt gỗ hơn……..sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

2/………. nết đánh chết cái đẹp.

3/ Đẹp nết hơn đẹp……….

4/ Người thanh nói tiếng cũng thanh

Chuông kêu khẽ………bên thành cũng kêu.

5/ Người……….vì lụa lúa tốt vì phân.

6/……… như tranh vẽ.

b)Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc:……

Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê.

4.Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng loại kiểu câu, ghi lại vào Phiếu học tập hoặc bảng nhóm): (SGK/164)

5. Mỗi câu kể trong đoạn sau thuộc kiểu nào? Nói rõ tác dụng của từng câu. Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Theo Trần Hòa Bình

– Gợi ỷ: Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly, cần sử dụng:

+ Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ).

+ Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly. (M: Cuối cùng, bác sĩ Ly đã khuất phục dược tên cướp biển hung hãn).

+ Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết).

Bác sĩ Ly là một người nhân từ, đức độ. Khi đôì đầu với tên cướp biển hung hãn, nanh ác, ông tỏ ra cương quyết, nghiêm nghị và rất dũng cảm. Tên cướp biển tỏ ra núng thế trước bác sĩ Ly. Cuối cùng ông đà khuất phục được tên cướp.

Chơi trò chơi: Giải ô chữ ở hàng dọc (SGK/165)

a)Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau:

1/ Cứng như……..

2/……… dài vai rộng.

3/ Ăn được ngủ……….

4/ Mạnh chân………tay

5/……….. như sóc.

6/ Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm………..

7/ Yếu trâu còn hơn………..bò.

b)Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc:………..

Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 4 Học Kì 2

Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 4 Học Kì 2

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Chơi trò chơi tìm nhanh 10 từ có tiếng dũng.

Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc (SGK/167).

M: – mãnh (dũng mãnh)

– anh (anh dũng)

Gợi ý: 3.Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm (SGK/168) Gợi ý:

Khuất phục tên cướp biển

Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.

Bác sĩ Ly – Tên cướp biển

Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chiến chống thiên tai, bảo vệ đê.

Ga-vrốt ngoài chiến lũy

Ca ngợi lòng quả cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm để nhặt đạn cho nghĩa quân.

Dù sao Trái Đất vẫn quay

Ca ngợi hai nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

a)Chim sâu và bông hoa.

b)Chim sâu và chiếc lá.

c)Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2)Vì sao bòng hoa biết ơn chiếc lá?

a)Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc là bình thường.

b)Vì lá đem lại sự sống cho cây.

c)Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

3)Câu chuvện muốn nói với em điều gì?

a)Hãy biết quý trọng những người bình thường.

b)Vật bình thường mới đáng quý.

c)Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

4)Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?

a)Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

b)Chi có chim sâu được nhân hóa.

c)Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.

a)nhỏ nhắn

b)nhỏ xinh

c)nhỏ bé

6)Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đả học?

a)Chỉ có câu hỏi, câu kể.

b)Chĩ có câu kể, câu khiến.

c)Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7)Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?

a)Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì?

b)Có hai kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?

c)Có cả ba kiểu câu kể Ai làm gi?, Ai thế nào?, Ai là gì?

8)Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất binh thường là:

a)Tôi

b)Cuộc đời tôi

c)Rất bình thường

Gợi ý:

1) c; 2) b; 3) a; 4) c; 5) c; 6) c; 7) c; 8) b.

7.Cho hai đề bài sau:

1)Tả một đồ vật em thích.

2)Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

Em hãy chọn một đề bài.

a)Viết lời mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp.

b)Viết đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

Gợi ý:

1) a)

Là học trò, ai cũng mến trường mến lớp, yêu mến tất cả những vật dụng có trong phòng học: từ bàn ghế, kệ sách, khẩu hiệu cho đến nhừng chậu kiểng, lọ hoa. Mà thân thương, gần gũi nhất lại là tấm bảng ở lớp em.

b) Tấm bảng từ được đính trên tường trước mặt chúng em có hình chữ nhật thật to, chiếm gần trọn bức tường. Chiều dài anh ta đến hai mét, gấp đôi chiều rộng. Năm học này anh ta được mặc một chiếc áo xanh, có những đường sọc nhuyễn màu trắng cách đều nhau, chẳng khác gì những ô kẻ trên quyển vở của em. Mặt anh nham nhám dễ ăn phấn nên khi cô viết bảng, từng nét thanh nét đậm đều tăm tắp hiện rõ trên ấy. Nhờ vậy, nên khi lên bảng làm bài, chúng em rất tự tin vì biết rằng chữ viết của mình cũng thật ngay hàng thẳng lối. Bảng được trang điểm bởi bốn thanh nẹp nhôm sáng loáng.

2)a) Trên sân thượng nhà em, bố trồng đủ loại cây. Từ cây thuốc, cây rau cho đến cây kiểng. Nhưng em thích nhất là chậu hoa hồng.

b) Thân cây mảnh khảnh, trông có vẻ khẳng khiu, nhưng khi lại gần sẽ thấy cành hồng đâm tua tủa và trên đó có nhiều gai nhọn mọc rải rác, nếu sơ ý bạn có thể bị gai đâm. Tuy không đau lắm nhưng sẽ khiến bạn hơi bị buốt. Quan sát kĩ bạn sẽ thấy các cô cậu lá non đang chen chân các bác lá già. Lá non có màu xanh nõn, hơi mỏng. Lá già mang màu xanh sậm ở mặt trên và màu xám đất phần mặt dưới. Tất cả đều có gai răng cưa ở mép lá. Trên cành, lác dác vài nụ hoa chưa nở. Chúng dang ẩn mình trong những búp nõn xanh um. Khi đến độ, đến thì, hoa hồng nở bung ra ôi chao trông mới đẹp làm sao! Những đóa hồng to như cái chung uống trà của ông, toàn một màu đỏ thẫm. Nó kiêu hãnh vươn cao trên chiếc cuống dài, hơi nghiêng về hướng mặt trời để đón lấy những tia nắng sưởi ấm cho mình.

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 1

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 1

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi: Giải ô chữ.

Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.

Biết rằng hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:

1/ Anh em như thể tay…

2/ Ở… gặp lành

3/ Chị ngã em…

4/ Một con… đau cả tàu bỏ cỏ

5/ Lá lành đùm lá…

6/ Nhiễu… phủ lấy giá gương

Viết từ xuất hiện ở hàng dọc (được in màu đậm):…

Gợi ý:

1) chân; 2) hiền; 3) nâng; 4) ngựa; 5) rách; 6) điều;

NHÂN ÁI

2.Viết những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ Bài 4A đến Bài 6C vào bảng theo mẫu sau:

1. Một người chính trực

Ca ngợi Tô Hiến Thành ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng

– Tô Hiến Thành

– Đỗ thái hậu

2. Những hạt thóc giống

Ca ngợi chú bé trung thực, dũng cảm, dám nói sự thật

– Chú bé Chôm

– Vua

– Người dân

3. Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca

Thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân

4. Chị em tôi

Khuyên ta không nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin và sự tôn trọng của mọi người

– Người cha

– Người chị

– Người em

3.Đọc đoạn văn sau:

Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

(Theo Nguyễn Thế Hội)

4.Tìm trong đoạn văn trên một tiếng có mô hình cấu tạo như sau:

-Tiếng chỉ có vần và thanh.

-Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.

Gợi ý:

– ao

– cánh

5.Xếp các từ sau vào ba nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép.

tre, rì rào, khoai nước, rung rinh, tuyệt đẹp, đất nước, thung thăng, ngược xuôi, bay

Gợi ý:

Từ đơn: tre; bay.

Từ ghép: khoai nước; tuyệt đẹp; đất nước; ngược xuôi

Từ láy: rì rào; rung rinh; thung thăng.

6.Thi tìm nhanh trong đoạn văn ở hoạt động 3: 3 danh từ, 3 động từ. Gợi ý:

Danh từ: cánh, cánh, trâu.

Động từ: hiện, gặm, bay

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Chơi trò chơi: Tìm 10 từ có tiếng tự.

Tìm tiếng thích hợp với mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc.

Gợi ý:

Ôn Tập Giữa Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 4: Tiết 2

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 96, 97

Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 2 là lời giải SGK Tiếng Việt 4 trang 96, 97 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 4)

Nghe – viết Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:

– Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:

– Em không về được!

– Vì sao?

– Em là lính gác.

– Sao lại là lính gác?

– Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bả : “Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay” Em đã trả lời: “Xin hứa.”

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

Dựa vào nội dung bài chính tả ” Lời hứa” trả lời câu hỏi đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 97)

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

a. Con đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Con đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Con suy nghĩ và trả lời.

d. Con suy nghĩ và trả lời.

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

– Đứng gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

– Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

– Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng gác

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

1- Tên người tên địa lí Việt Nam

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ

2- Tên người tên địa lí nước ngoài

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

– Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.