Top 13 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Vui Học Tiếng Việt Lớp 4 (Tập 1)

Ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể trẻ em đang trong thời kì phát triển. Theo các chuyên gia, các hệ cơ quan ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện nên các em nghe giảng dễ hiểu nhưng cũng rất dễ quên khi không tập trung cao độ. Vì vậy, việc thay đổi hình thức học tập theo phương châm chơi mà học sẽ tạo ra hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn, đồng thời phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia các trò chơi. Bên cạnh đó, các trò chơi trong học tập cũng nhằm vận dụng, củng cố các nội dung kiến thức, kĩ năng vừa được hình thành, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em tích lũy được thông qua hoạt động chơi.

Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi biên soạn bộ sách Vui học Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) bao gồm các bài tập được biên soạn với nội dung bám sát văn bản Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành), cập nhật Hướng dẫn điều chỉnh nội dung giảm tải của Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo; được trình bày dưới dạng các trò chơi như: Tô màu hình và chữ; Ong tìm hoa; Nối hình (lá, hoa, quả, cây,…) thích hợp để tạo thành từ, câu có nghĩa; Giải ô chữ; Ô chữ bí mật; Tìm từ ngữ trong ma trận; Sơ đồ tư duy; Giải câu đố;… nhằm giúp học sinh ôn luyện kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống, đem lại hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất. Hi vọng bộ sách sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh tiểu học ôn luyện kiến thức, kĩ năng hiệu quả hơn. Mặc dù các tác giả đã hết sức cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em học sinh, các bậc phụ huynh và quý thầy cô để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn.

Soạn Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Mới Nhất

NHỮNG BÀI SOẠN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 MỚI NHẤT

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn những bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập một mới nhất được bài văn đạt điểm cao được rút ra từ chương trinh Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, để các bạn học sinh có thể tham khảo.

Những bài Soạn văn lớp 4 tập 1 này có nội dung phong phú, kiến thức sâu rộng nhưng vô cùng bám sát chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 kỳ 1. Chúng sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 4 có thể nâng cao, mở rộng kiến thức của mình đạt thành tích tốt hơn trong những kỳ thi Ngữ Văn của mình.

Tuần 1. Thương người như thể thương thân

Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Chính tả: Nghe – viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu – Phân biệt l/n, an/ang

Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng

Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể

Tập đọc: Mẹ ốm

Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện

Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Tập làm văn: Nhân vật trong truyện

Tuần 2. Thương người như thể thương thân

Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Chính tả: Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học – Phân biệt s/x, ăn/ăng

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Truyện cổ nước mình

Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật

Luyện từ và câu: Dấu hai chấm

Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

Tuần 3. Thương người như thể thương thân

Tập đọc: Thư thăm bạn

Chính tả: Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà – Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Người ăn xin

Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

Tập làm văn: Viết thư

Tuần 4. Măng mọc thẳng

Tập đọc: Một người chính trực

Chính tả: Nhớ viết: Truyện cổ nước mình – Phân biệt r/d/gi, ân/âng

Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy

Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính

Tập đọc: Tre Việt Nam

Tập làm văn: Cốt truyện

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện

Tuần 5. Măng mọc thẳng

Tập đọc: Những hạt thóc giống

Chính tả: Nghe viết: Những hạt thóc giống, phân biệt l/n, en/eng

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Gà trống và cáo

Tập làm văn: Viết thư (kiểm tra viết)

Luyện từ và câu: Danh từ

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện

Tuần 6. Măng mọc thẳng

Tập đọc: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Chính tả: Nghe – viết: Người viết truyện thật thà – Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã

Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Chị em tôi

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Tuần 7. Trên đôi cánh ước mơ

Tập đọc: Trung thu độc lập

Chính tả: Nhớ viết: Gà trống và Cáo – Phân biệt tr/ch, ươn/ương

Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam

Kể chuyện: Lời ước dưới trăng

Tập đọc: Ở Vương quốc Tương lai

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam

Tập làm văn: Luyện phát triển câu chuyện

Tuần 8. Trên đôi cánh ước mơ

Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ

Chính tả: Nghe viết: Trung thu độc lập – Phân biệt r/d/gi, iên/yên/iêng

Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Đôi giày ba ta màu xanh

Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện

Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện

Tuần 9. Trên đôi cánh ước mơ

Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ

Chính tả: Nghe – viết: Thợ rèn – Phân biệt l/n, uôn/uông

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Điều ước của vua Mi-Đát

Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện

Luyện từ và câu: Động từ

Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I

Ôn tập giữa học kì I

Tuần 11. Có chí thì nên

Tập đọc: Ông trạng thả diều

Chính tả: Nhớ viết: Nếu chúng mình có phép lạ – Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã

Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ

Kể chuyện: Bàn chân kì diệu

Tập đọc: Có chí thì nên

Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Luyện từ và câu: Tính từ

Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Tập đọc: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi

Tuần 12. Có chí thì nên

Chính tả: Nghe – viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực – Phân biệt tr/ch, ươn/ương

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Vẽ trứng

Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện

Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo)

Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết)

Tuần 13. Có chí thì nên

Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao

Chính tả: Nghe viết: Người tìm đường lên các vì sao – Phân biệt l/n, i/iê

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Văn hay chữ tốt

Luyện từ và câu – Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện

Tuần 14. Tiếng sáo diều

Tập đọc: Chú đất nung

Chính tả: Nghe – viết: Chiếc áo búp bê – Phân biệt s/x, ât/âc

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi

Kể chuyện: Búp bê của ai

Tập đọc: Chú đất Nung (tiếp theo)

Tập làm văn: Thế nào là miêu tả

Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

Tuần 15. Tiếng sáo diều

Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ

Chính tả: Nghe – viết: Cánh diều tuổi thơ – Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Tuổi ngựa

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật

Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Tập làm văn: Quan sát đồ vật

Tuần 16. Tiếng sáo diều

Tập đọc: Kéo co

Chính tả: Nghe- viết: Kéo co – Phân biệt r/d/gi, ât/âc

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Trong quán ăn “Ba cá bống”

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Luyện từ và câu: Câu kể

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật

Tuần 17. Tiếng sáo diều

Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng

Chính tả: Nghe viết: Mùa đông trên rẻo cao – Phân biệt l/n, ât/âc

Luyện từ và câu: Câu kể Ai làm gì?

Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ

Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật

Tuần 18. Ôn tập cuối học kì I

Ôn tập cuối học kì I

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 1

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 1

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi: Giải ô chữ.

Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.

Biết rằng hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:

1/ Anh em như thể tay…

2/ Ở… gặp lành

3/ Chị ngã em…

4/ Một con… đau cả tàu bỏ cỏ

5/ Lá lành đùm lá…

6/ Nhiễu… phủ lấy giá gương

Viết từ xuất hiện ở hàng dọc (được in màu đậm):…

Gợi ý:

1) chân; 2) hiền; 3) nâng; 4) ngựa; 5) rách; 6) điều;

NHÂN ÁI

2.Viết những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ Bài 4A đến Bài 6C vào bảng theo mẫu sau:

1. Một người chính trực

Ca ngợi Tô Hiến Thành ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng

– Tô Hiến Thành

– Đỗ thái hậu

2. Những hạt thóc giống

Ca ngợi chú bé trung thực, dũng cảm, dám nói sự thật

– Chú bé Chôm

– Vua

– Người dân

3. Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca

Thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân

4. Chị em tôi

Khuyên ta không nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin và sự tôn trọng của mọi người

– Người cha

– Người chị

– Người em

3.Đọc đoạn văn sau:

Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

(Theo Nguyễn Thế Hội)

4.Tìm trong đoạn văn trên một tiếng có mô hình cấu tạo như sau:

-Tiếng chỉ có vần và thanh.

-Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.

Gợi ý:

– ao

– cánh

5.Xếp các từ sau vào ba nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép.

tre, rì rào, khoai nước, rung rinh, tuyệt đẹp, đất nước, thung thăng, ngược xuôi, bay

Gợi ý:

Từ đơn: tre; bay.

Từ ghép: khoai nước; tuyệt đẹp; đất nước; ngược xuôi

Từ láy: rì rào; rung rinh; thung thăng.

6.Thi tìm nhanh trong đoạn văn ở hoạt động 3: 3 danh từ, 3 động từ. Gợi ý:

Danh từ: cánh, cánh, trâu.

Động từ: hiện, gặm, bay

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Chơi trò chơi: Tìm 10 từ có tiếng tự.

Tìm tiếng thích hợp với mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc.

Gợi ý:

Ôn Tập Giữa Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 4: Tiết 2

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 96, 97

Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 2 là lời giải SGK Tiếng Việt 4 trang 96, 97 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Câu 1 (trang 96 sgk Tiếng Việt 4)

Nghe – viết Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:

– Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:

– Em không về được!

– Vì sao?

– Em là lính gác.

– Sao lại là lính gác?

– Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bả : “Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay” Em đã trả lời: “Xin hứa.”

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

Dựa vào nội dung bài chính tả ” Lời hứa” trả lời câu hỏi đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 97)

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

a. Con đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Con đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Con suy nghĩ và trả lời.

d. Con suy nghĩ và trả lời.

a) Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

– Đứng gác kho đạn.

b) Vì sao trời đã tối mà em không về?

– Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

– Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng gác

d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt 4)

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

1- Tên người tên địa lí Việt Nam

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ

2- Tên người tên địa lí nước ngoài

– Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

– Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.