Top 14 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Lớp 4 Online Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Trực Tuyến Lớp 4 Học Online Toán, Tiếng Việt , Tiếng Anh Lớp 4

Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh là những môn học chính và bắt buộc trong chương trình của bậc tiểu học, trong đó, chương trình lớp 4 được xem là chương trình khó với lượng kiến thức tăng cả về số lượng và đòi hỏi mức độ tư duy.

Chương trình học trực tuyến lớp 4 là khóa học được VinaStudy đầu tư kĩ lưỡng về mặt nội dung và hình thức với hệ thống video bài giảng chú trọng truyền đạt kiến thức trọng tâm một cách ngắn gọn và cụ thể nhất của 3 môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, giúp các em học sinh không ngừng củng cố, ôn tập và mở rộng thêm kiến thức.

Đối tượng của Khóa học

Đối tượng khóa học trực tuyến 4 hướng tới không chỉ là những học sinh hiện đang theo học khối lớp 4 mà ngày càng mở rộng và phong phú về thành phần và số lượng, từ học sinh mọi khối lớp cho tới thầy cô giáo và phụ huynh học sinh:

Học sinh lớp 4: chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số thành viên của khóa học online, các bạn học sinh lớp 4 tham gia khóa học với mong muốn tìm được nguồn tài liệu tham khảo phù hợp, giúp soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp cũng như nắm vững những kiến thức căn bản được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa. Đồng thời, với các bạn học sinh có lực học tốt đến rất tốt, khóa học trực tuyến lớp 4 sẽ cung cấp nguồn kiến thức phong phú và chất lượng nhằm hướng tới rèn luyện tư duy toán học và bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, ngoại ngữ ngay từ nhữn năm cuối bậc Tiểu học, ôn luyện đề thi cấp quốc gia. Bên cạnh đó là những khóa học hỗ trợ ôn tập kiến thức thi học kì và luyện thi chuyển cấp được nhiều học sinh yêu thích.

Học sinh lớp 5: với đối tượng học sinh lớp 5, các bạn có thể dựa vào những video bài giảng ngắn gọn, đúng trọng tâm của khóa học để giúp ôn tập lại kiến thức căn bản lớp 4 trong thời gian ngắn – những kiến thức nền tảng và tiền đề của chương trình cuối cấp. Ngoài ra, với video trong khóa học luyện đề thi ViOlympic, học sinh khối lớp 5 cũng coi đó là cẩm nang ôn luyện, ôn tập và mở rộng kiến thức toán nâng cao trong chính chương trình học của mình.

Học sinh lớp 3: với những học sinh lớp 3 có lực học khá – giỏi, các bạn lựa chọn khóa học cơ bản của chương trình học trực tuyến lớp 4 và coi khóa học này là tài liệu trực quan sinh động để tìm hiểu trước chương trình học với đầy đủ kiến thức, dạng bài và hệ thống bài tập trong năm học mới dưới sự hướng dẫn của thầy cô, cha mẹ. Thông qua đó sẽ có sự chuẩn bị hành trang học tốt hơn cho năm học cuối cấp sắp tới.

Phụ huynh học sinh: ngoài việc nắm bắt nhanh chóng khung chương trình lớp 4 cũng như nội dung học theo từng tuần của con, phụ huynh cũng đồng hành với con trong việc tìm hiểu chương trình, học bài, làm bài nói chung, rèn luyện, mở rộng tư duy nói riêng thông qua video bài giảng của khóa học.

Giáo viên: ngoài đối tượng học sinh và phụ huynh học sinh thì thầy cô giáo cũng hoàn toàn có thể tham gia khóa học trực tuyến với mục đích tham khảo hệ thống video lí thuyết bài giảng cũng như hệ thống bài tập phong phú của khóa học online nhằm phục vụ việc giảng dạy kiến thức cơ bản cũng như nâng cao, mở rộng kiến thức cho nhóm học sinh khá – giỏi trên lớp với các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi ViOlympic Toán 4, IOE Tiếng Anh 4, Ôn luyện Tiếng Việt 4. Đồng thời, các thầy cô giáo cũng sử dụng các bài tập trong hệ thống bài tập và bài kiểm tra của khóa học để đánh giá năng lực của học sinh trên lớp học.

Đặc điểm nổi bật của khóa học trực tuyến lớp 4 tại vinastudy?

Những đặc điểm nổi bật mà quý phụ huynh, thầy cô cũng như toàn thể học sinh chỉ thấy được ở khóa học trực tuyến lớp 4 nói riêng, khóa học của VinaStudy nói chung:

Hệ thống video được sắp xếp khoa học theo từng 3 môn toán lớp 4, tiếng Việt lớp 4, tiếng Anh lớp 4 từ cơ bản tới nâng cao, được xây dựng dựa trên lộ trình chi tiết, phương pháp sáng tạo với nội dung bài giảng không chỉ bám sát, ôn tập chương trình sách giáo khoa, mà còn tập trung nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp học sinh tự tin tới trường.

Trước khi bắt đầu mỗi khóa học, học sinh sẽ trải qua quá trình phân loại chất lượng đầu vào để đảm bảo khóa học phù hợp với nhu cầu và năng lực học tập của từng bạn.

Trong quá trình học và làm bài, thầy cô sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ trực tuyến giúp học sinh giải đáp thắc mắc và đưa ra lời giải thích chi tiết với những phần nội dung kiến thức con chưa hoàn thiện của các môn toán lớp 4, tiếng Việt lớp 4, tiếng Anh lớp 4 thông qua việc để lại câu hỏi tại phần giải đáp sau khi đăng nhập khóa học.

Sau khi kết thúc video mỗi chuyên đề học, học sinh sẽ được làm 1 bài kiểm tra chất lượng online nhằm hệ thống lại kiến thức quan trọng của từng dạng bài.

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, kết quả sẽ được gửi về qua email hoặc tin nhắn sms tới phụ huynh. Các email và số điện thoại này chính là những email và số điện thoại phụ huynh đã dùng để đăng kí tài khoản học tai trung tâm. Ngoài kết quả là điểm số, học sinh sẽ biết mình đã là chưa chính xác những câu nào, thầy cô của trung tâm sẽ gửi về đáp án đúng cũng như lời giải chi tiết của từng câu. Hoặc nếu chưa sẵn sàng với bài kiểm tra, bạn học sinh nên in đề bài, câu hỏi để thử sức sau khi ôn tập lại nội dung bài học và thực sự tự tin. Tuy nhiên, với hình thức in đề bài này, phụ huynh sẽ cần tự xem và kiểm tra đáp án trong từng bài của con và so sánh với kết quả trên hệ thống khóa học. Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao từ phía phụ huynh.

Ngoài ra một trong những lợi ích khi học qua video bài giảng khóa học lớp 4 là việc người dùng được chủ động về thời gian học và số lần truy cập. Chỉ cần dùng sắp xếp thời gian hợp lí, người dùng sẽ tham gia các môn học của khóa học online vào bất kì thời điểm nào trong ngày và hoàn toàn không bị giới hạn lượt truy cập mỗi video.

Nếu gặp phải những bài tập khó trong môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, nằm ngoài sách giáo khoa, chưa biết hướng giải quyết sao cho phù hợp, học sinh hoàn toàn có thể gửi những bài tập đó về trung tâm để nhận được sự hướng dẫn chi tiết cho từng môn học. Thầy cô sẽ sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng giúp đỡ dù cho những bài tập này không nằm trong ngân hàng bài tập toán, tiếng Việt, tiếng Anh của khóa học.

Hỗ trợ khi học ra sao?

Trong quá trình tham gia học trực tuyến cùng khóa học online, nếu người học gặp bất kì sự cố nào với các khóa học online môn toán 4, tiếng Việt 4, tiếng Anh 4, có thể liên hệ với trung tâm qua website học online của trung tâm chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại và email phù hợp với sự cố đang gặp phải:

– Hỗ trợ kỹ thuật: 0936-456-113

-Gửi câu hỏi hỏi đáp học tập tại: https://vinastudy.vn/gui-cau-hoi.html

– Email: [email protected]

Giáo Án Tiếng Việt Lớp 4

1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài:

– Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

– Biết cách đọc toàn bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn)

2. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài

– Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

3. Thái độ: giáo dục tinh thần giúp đỡ bảo vệ kẻ yếu trong trường lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

– bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: kiểm tra sách vở của hS

B. DẠY BÀI MỚI

Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục đích, yêu cầu Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết cách đọc toàn bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn) Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 3. Thái độ: giáo dục tinh thần giúp đỡ bảo vệ kẻ yếu trong trường lớp. II. Đồ dùng dạy - học: - bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở của hS B. Dạy bài mới 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 12 -15 phút Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài +HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( 2 lần) Đoạn 1: hai dòng đầu( vào câu chuyện) Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo( hình dáng Nhà Trò) Đoạn3: Năm dòng tiếp theo( Lời Nhà Trò). Đoạn 4: Phần còn lại( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn) *Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc *Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: ngắn chùn chùn, thui thủi luyện đọc câu khó :Chị mặc áo...ngắn chùn chùn. + HS luyện đọc cá nhân. + Một, hai HS đọc cả bài. + GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện,với lời lẽ tính cách của từng nhân vật. b. Tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? GV chốt ý: Dế mèn tình cờ gặp Nhà Trò. HS đọc lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt. GV chốt: chị Nhà Trò gầy yếu Gv chốt: Nhà Trò không trả được nợ, bọn nhện đánh Nhà Trò và lần này doạ bắt ăn thịt. HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK Gv chốt: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn. HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 12- 15 phút 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm: + cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò , giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương... GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: " Năm trước, gặp khi trời làm đói kém.......vặt cánh ăn thịt em. HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá. GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? Gv ghi đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu. 3. Củng cố, dặn dò - GV giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế mèn? - GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị đọc phần tiếp theo của câu chuyện. Tập đọc Mẹ ốm I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu. - Biết đọc diễn cảm bài thơ - đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo,lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. 3. Thái độ: học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: hai HS nối tiếp nhau đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài học B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 12- 15 phút a.Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài +HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ ( 2 lần) *Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc, chú ý ngắt hơi đúng chỗ để câu thơ thể hiện đúng nghĩa. *Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: truyện Kiều luyện đọc khổ thơ 2. + HS luyện đọc cá nhân. + Một, hai HS đọc cả bài. + GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng tình cảm, chuyển giọng linh hoạt: từ trầm buồn khi đọc khổ thơ 1,2 đến lo lắng ở khổ thơ 3, vui hơn khi mẹ đã khoẻ khổ 4,5; thiết tha ở khổ 6,7. b. Tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc lướt khổ thơ 1,2 trả lời câu hỏi 1 SGK GV chốt ý:Mẹ bạn nhỏ ốm. HS đọc lướt khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi 2 SGK. GV chốt: sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ bạn nhỏ. Gv chốt: bạn nhỏ thương mẹ, mong mẹ chóng khoẻ, làm mọi việc để mẹ vui, thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình. 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 12- 15 phút 3HS nối tiếp đọc 7 khổ( mỗi em đọc 2 khổ, em cuối đọc 3 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện đúng nội dung các khổ thơ với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm1,2 khổ và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: Khổ 4,5 GV đọc diễn cảm khổ thơ để làm mẫu cho HS HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn. HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. GV hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì? Gv ghi đại ý: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo,lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. 3. Củng cố, dặn dò - Các em học được điều gì qua bài thơ trên? các em đx làm gì để cha mẹ vui lòng? - GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị học phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Chính tả Nghe - viết: dế mèn bênh vực kẻ yếu. Phân biệt l/n, an/ ang I. Mục đích, yêu cầu 1. Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Kiến thức: Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n) hoặc vần ( an/ang ) dễ lẫn. 3. Thái độ: có ý thức rèn chữ đẹp, đoàn kết giúp đỡ bạn. II. Đồ dùng dạy - học: _ Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học A. Mở đầu: GV nhắc lại một số yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng học tập. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau dó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n ) hoặc vần ( an/ang) các em dễ đọc sai viết sai. 2.Hướng dẫn chính tả: 8 - 10 phút - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK . - Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết: + Tìm chi tiết tả hình dáng chị Nhà Trò? - Hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng chính tả: + trong đoạn văn có những danh từ riêng nào? khi viết phải viết như thế nào? - Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn, áo thâm,khoẻ... - HS đọc thầm lại đoạ văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai. 3.Viết chính tả: 12 - 15 phút - GV nhắc HS tư thể ngồi viết , cách trình bày bài. - GV đọc cho HS nghe viết từ Một hôm đến vẫn khóc. - GV đọc toàn bài cho HS soát lại. 4.Chấm chữa bài chính tả : 4 - 5 phút - GV chấm 5 - 7 bài. Nhận xét chung. 5.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: 4 -5 phútâ. a.Bài tập 2a : làm việc cả lớp - HS đọc yêu cầu của bài 2a. - HS tự làm vào vở bài tập . - GV dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng 3 HS lên trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài. GV chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho. b.Bài tập 3a: - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng- viết vào bảng con. - HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố và lời giải. - GV nhận xét, khen ngợi những em giải đố nhanh viết đúng chính tả. - Cả lớp viết vào vở bài tập: cái la bàn 6.Củng cố, dặn dò: - GV nhân xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện, học thuộc lòng hai câu đố ở bài tập 3 để đố lại người khác. Luyện từ và câu Cấu tạo của tiếng I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Kỹ năng: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. 3. Thái độ: có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình(mỗi bộ phận của tiếng viết một màu). - Bộ chữ cái ghép tiếng. III. Các hoạt động dạy học A. mở đầu: Gv nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu - tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, bíêt nói thành cau gãy gọn. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của một tiếng, từ đó hiểu thể nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ 2.Hướng dẫn hình thành khái niệm ( 5 - 10 phút) a. nhận xét - HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. + Yêu cầu 1: đếm số tiếng trong câu tục ngữ. - Tất cả HS đếm thầm, một hai HS nói kết quả đếm. +Yêu cầu 2: Đánh vần tiểng bầu, Ghi lại cách đánh vần đó. - Tất cả HS đánh vần thầm, một HS đánh vần thành tiếng. - Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ- âu- bâu- huyền - bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả. - GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng + Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu ( tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành) - Đại diện một số em lên trình bày kết luận: tiêng bầu gồm ba phần: âm đầu, vần và thanh. + Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét. - Tổ chức hoạt động nhóm. - GV giao cho mỗi nhóm phân tích 2 tiếng. Các n ... HS kể lại được câu chuỵên đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện biết trao đổi vơid bạn về ý nghĩa câu chuyện: ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2.rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. 3. Thái độ: giáo dục HS có lòng nhân ái II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu truyện: - trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm Thương người như thể thương thân, các em sẽ nghe cô kể câu chuyện giải thích sự tích hồ Ba Bể- mọt hồ nước rất to đẹp ở Bắc kạn 2.HS nghe kể chuyện( 3-5 phút) - GV kể chuyện sự tích hồ Ba Bể lần 1, HS chúng tôi đó giải nghĩa một số từ khó được chú thích sau truyện - Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể tai hoạ trong đêm hội, chậm rãi ở đoạn kết.Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm,gợi tả về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin.... 3.HS tập kể chuyện( 20-25 phút) - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS trước khi các em kể chuyên. + Chỉ cần kể lại đúng cốt chuyện không cần lặp lại nguyên văn lời cô. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. a.Kể chuyện theo nhóm: - Một em kể toàn bộ câu chuyện. b.Thi kể trước lớp: - Một vài nhóm HS thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 4.HS tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện( 3 -5 phút): - Nhân vật chính trong chuyện là ai? - ý nghĩa câu chuyệnlà gì? - HS trả lời câu hỏi 3 SGK . - GV chốt lại: Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân), khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. 5.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen gợi thêm những em nghe bạn kể chăm chú, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về kể chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung tiết kể chuyện Nàng tiên ốc. Tập làm văn Thế nào là kể chuyện? I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. 2. Kỹ năng: bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện. 3. Thái độ: tự giác tích cực học tập II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong chuyện Sự tích hồ Ba Bể III. Các hoạt động dạy học A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết tậplàm văn B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Lên lớp 4 các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú...Tiết học hôm nay các em sẽ học để biết thế nào là văn kể chuyện. 2.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 10 - 15 phút) a. Hướng dẫn HS nhận xét: Tổ chức hoạt động nhóm * Bài tập 1: một HS đọc nội dung bài tập - Một HS kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể . - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thực hiện 3 yêu cầu của bài tập 1. rồi trình bày thi xem nhóm nào làm đúng làm nhanh. - Các HS khác nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng: +các nhân vật ( bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội); + Các sự việc sảy ra và kết quả ( bà cụ ăn xin trong ngày cúng phật nhưng không ai cho. Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin và cho ngủ trong nhà, Đêm khuya bà già hiện hình một con giao long lớn.Sáng sớm bà già cho mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi. Nước lụt dâng cao mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. + ý nghĩa của truyện: : Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân) sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể. *Baì tập 2: tổ chức làm việc cả lớp - Một HS đọc toàn bài tập 2 - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - GV gợi ý: + Bài văn có nhân vật không? Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? - HS trả lời , các em khác nhận xét. - GV chốt lại : Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh) * Bài tập 3: HS trả lời miệng dựa trên kết quả của bài tập 2. b.Hướng dẫn HS ghi nhớ. - Một số HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm. - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ. 3.Hướng dẫn HS luyện tập( 20 phút) a.Bài tập 1: Một số HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS: cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ, chuyện cần nói được sự giúp đỡ của em với người phụ nữ, em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nhận xét. - HS tập kể theo cặp. - Một số em thi kể trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét góp ý. b.Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS lần lượt phát biểu: + ý nghĩa câu chuyện: quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp. 4.Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ. Viết lại vào vở bài em vừa kể. Phiếu học tập nhóm: .................. Trong câu chuyện sự tích hồ Ba Bể : 1. Có những nhân vật nào: +......................................................................................................................... +........................................................................................................................... +.......................................................................................................................... 2. Các sự việc sảy ra và kết quả của các sự việc ấy: M : sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội ăn xin đ không ai cho. Sự việc 2: ..................................................................................................................... Sự việc 3 : .................................................................................................................... Sự việc 4 : ..................................................................................................................... Sự việc 5 : .................................................................................................................... Sự việc...... 3. ý nhĩa câu chuyện: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tập làm văn Nhân vật trong truyện I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: HS biết văn kể chuyện là phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người,là con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hoá.Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật 2. Kỹ năng: Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. 3. Thái độ: Có thái độ hoà nhã quan tâm đến mọi người II. Đồ dùng dạy - học: - Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút) a.Hướng dẫn HS nhận xét: * Bài tập 1Tổ chức hoạt động nhóm. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Một HS nói tên những chuyện em đã học ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể ) - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giait đúng: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người - Hai mẹ con bà nông dân - Bà cụ ăn xin - những người dự lễ hội Nhân vật là vật ( con vật, đồ vật, cây cối - Dế Mèn -Nhà Trò - bọn nhện - giao long - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS trao đổi theo cặp. - Một số em phát biểu trước lớp, các em khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại : + Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sằng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét: là lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. + Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn,chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. b.Hướng dẫn HS ghi nhớ: - Ba, bốn em đọc phần ghi nhớ SGK - Gv nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ. 3.Hướng dẫn HS luyện tập ( 25 phút) a.Bài tập 1: Làm việc cá nhân. - Một HS đọc nội dung bài tập 1. - HS trả lời các câu hỏi. - HS nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại :+ Nhân vật trong truyện là : Ni-ki-ta, Chi-om-ka, Gô-sa và bà ngoại. + Đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. + Bà có nhận xét như vậy là vì quan sát hành động của mỗi cháu. b.Bài tập 2: Một HS đọc nội dung bài tập - HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận: + Nếu quan tâm sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc.... + Nếu không biết quan tâm: bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... măc em bé khóc. - HS thi kể. - Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt. - Nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài học

Khóa Học Tiếng Việt Lớp 4 Trực Tuyến

Khóa học Tiếng Việt lớp 4 của cô Lục Thanh Loan cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích về Tiếng Việt lớp 4.

Nội dung kiến thức khóa học bao gồm 2 chuyên đề chính là: và Tập làm văn; trong đó có 6 chương gồm 60 bài bám sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4.

Chuyên đề: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (34 bài)

Chuyên đề: TẬP LÀM VĂN (26 bài)

Đặc điểm nổi bật

Khóa học của Cô Trần Việt Trinh chuyên đề bám sát cấu trúc chương trình học, các kiến thức trừu tượng, khó hình dung nhất sẽ được đơn giản hóa như vậy thì chương trình Tiếng Việt giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn

Đặc biệt các kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn, viết bài văn giúp học sinh củng cố kiến thức căn bản, cải thiện tình hình học tập và yêu thích môn Tiếng Việt hơn

Hệ thống bài tập được biên soạn đặc biệt bởi chính cô Trinh điều đó sẽ giúp các em học sinh vượt qua các dạng đề Tiếng Việt, đề Làm Văn một cách dễ dàng nhất.

Đối tượng khóa học

Khóa học Tiếng Việt cơ bản lớp 4 phù hợp với các bạn học sinh có nhu cầu nắm vững và hiểu cặn kẽ kiến thức môn Tiếng Việt 4

Khóa học là tiền đề giúp các bạn nắm vững kiến thức để chinh phục các cấp độ kiến thức Tiếng Việt, Tập Làm Văn cao hơn, được giới thiệu qua các khóa ôn luyện Tiếng Việt tại hocthukhoa.vn

Yêu cầu khóa học

Học sinh học kỹ từng bài giảng của thầy cô để nắm chắc kiến thức lý thuyết cơ bản.

Các phần kiến thức chưa hiểu thì học sinh cần học kỹ lại, đồng thời có thể hỏi đáp kiến thức thông qua mục hỏi đáp

Học sinh hoàn thành các bài tập tự luyện bao gồm các bài tập Tiếng Việt và bài tập Tập Làm Văn

Kết quả đạt được sau khi hoàn thành khóa học

Học sinh sẽ hệ thống được toàn bộ kiến thức Tiếng Việt cơ bản lớp 4

Mở rộng hiểu biết cho học sinh về cách sử dụng từ ngữ một cách phong phú

Học sinh nắm được cách viết câu văn sao cho đúng, phù hợp

Học sinh được làm quen và nắm vững kĩ năng viết đoạn văn, bài văn hơn

Học sinh được trực tiếp các thầy cô của hocthukhoa chấm điểm và nhận xét để cải thiện kết quả học tập

Đề Kiểm Tra Tiếng Việt Lớp 4

MA TRẬN NỘI DUNGKIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – CUỐI KÌ II (Đề số 2)Năm học: 2016 – 2017

Kiến thức tiếng Việt: – Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.– Nhận biết và xác định định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, câu khiến. Biết đặt câu với các kiểu câu trên. Sử dụng được dấu gạch ngang.– Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.

Số câu

01

02

04

Số điểm

0,5

03

Đọc hiểu văn bản:– Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

01

01

01

06

Số điểm

0,5

01

01

04

MA TRẬN CÂU HỎI (Đề số 2)KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – CUỐI KÌ IINăm học: 2016 – 2017

01

4

5

02

9-10

02

CÂU HỎI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – CUỐI KÌ II (Đề số 2)Năm học: 2016 – 2017

2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp…Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.Vích-to Huy