Top 10 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Khó Hay Dễ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Việt Dễ Hay Khó?

Học tiếng Việt dễ hay khó?

Rất nhiều người nước ngoài khi mới bắt đầu học tiếng Việt đều cho rằng tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ phức tạp và rất khó có thể học thành thạo được. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn ngữ đã chỉ ra rằng tiếng Việt vẫn chỉ được xếp là ngôn ngữ khó trung bình trên thế giới mà thôi (theo Voxy.com).

Theo đó, mức độ khó của các ngôn ngữ là khác nhau và được đánh giá trên một số tiêu chí cụ thể, bao gồm khoảng cách giữa các ngôn ngữ với tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ có ngữ pháp và cấu trúc càng gần như tiếng mẹ đẻ thì thường càng dễ học hơn. Ví dụ, tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán nên khi người Nhật học tiếng Việt sẽ không gặp nhiều khó khăn bằng người Anh.

Ngôn ngữ đơn âm tiết

Có thể nói, ngôn ngữ đa âm tiết phát âm khó hơn ngôn ngữ đơn âm tiết. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm tiết nên dễ phát âm hơn. Chẳng hạn, từ “mẹ” tiếng Việt chỉ đọc 1 âm duy nhất, còn tiếng Anh lại là “mother” – hai âm. Hơn nữa, tiếng Việt cũng không phát triển về thì giống như tiếng Anh, Pháp v.v…, mà chỉ thiên về biểu ý. Ví dụ như, động từ trong tiếng Việt không thay đổi cách viết theo sự thay đổi các thì quá khứ, tương lai; danh từ số nhiều trong tiếng Việt không thêm “s” hay “es” như tiếng Anh.

Từ đó bạn có thể thấy được việc học tiếng Việt không khó như mọi người vẫn nghĩ phải không nào?

Tiếng Việt có nhiều thanh điệu

Mặt khác, tại sao nhiều người nước ngoài lại nói việc học tiếng Việt khó khăn hơn so với những ngôn ngữ khác? Lý do tiếp theo là vì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu, trong khi hầu như những ngôn ngữ khác thì không có. Ngoài tiếng Việt ra, Tiếng Trung và Lào cũng có thanh điệu nhưng ít hơn và tính chất của các thanh điệu cũng không tương đương. Thêm nữa, hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa , gần nghĩa, nhưng cách dùng khác nhau và không thể thay cho nhau trong mọi ngữ cảnh trong tiếng Việt là khá phổ biến.

Nhìn chung, bản thân việc học một ngoại ngữ là không hề dễ, mức độ khó dễ của ngôn ngữ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là mục đích, động lực, và khả năng nhận thức của mỗi người. Nếu như bạn là người yêu thích tiếng Việt, văn hóa Việt và quyết tâm chinh phục ngôn ngữ này thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó thành thạo chỉ sau một thời gian học tập.

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có rất nhiều phương pháp khác nhau. Đa phần chúng ta sẽ dễ tiếp thu kiến thức và học tập hiệu quả hơn khi được học trong tâm thế thoải mái , vui vẻ. Để tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học, tăng sự tư duy sáng tạo của học viên, giáo viên dạy tiếng Việt nên áp dụng phương pháp học qua trò chơi: “học mà chơi, chơi mà học” . Có một số trò chơi giúp các học viên nước ngoài ghi nhớ từ vựng, cấu trúc câu dễ dàng hơn. Học tiếng Việt qua trò chơi là một trong những cách học tiếng Việt hiệu quả . 1. “Bịp mắt bắt…đồ” Sau khi học từ vựng, giáo viên có thể áp dụng trò chơi này, như sau: Giáo viên cho 1 số đồ đã học vào một cái hộp, sau đó bịt mặt một số học viên và mời từng học viên lên. Học viên cho tay vào hộp, sờ và đoán đồ vật. Nếu học viên đoán đúng thì sẽ dành tặng phần quà nho nhỏ. 2. “Tập tầm vông, hộp không hộp có” Trò chơi này giúp học viên vừa luyện từ vừa luyện mẫu câu. Giáo viên cho 1 số đồ vật hoặc tranh

Tiếng Việt Ở Úc: Học Tiếng Việt Dễ Hay Khó?

Đối với người ngoài nói chung và người Úc nói riêng, tiếng Việt khó nhất là phần thanh điệu (tones). Mức độ khó như thế nào còn phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ của người học.

“Hai mươi bảy năm về trước, bắt đầu từ năm 1983, bốn trường đại học ở Melbourne, Sydney và Canberra bắt đầu đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy như là một ngoại ngữ. Các sinh viên học chương trình về ngôn ngữ cộng đồng (Associate Diploma in Community Language) phải chọn hai ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh trong khóa học của mình. Tiếng Việt là một trong các ngôn ngữ đó”, ông Trịnh Nhật, Tiến sĩ Ngôn ngữ hiện đang sống tại Sydney, cho biết. Ông Nhật từng là giảng viên dạy tiếng Việt tại Đại học New South Wales, Đại học Western Sydney và Đại học Quốc gia Úc.

Cùng với thời gian, đối tượng người Úc học tiếng Việt ngày càng được mở rộng. Họ là những nhân viên thường xuyên làm việc với cộng đồng người Việt tại Úc, những người đang có người yêu là người Việt hay có ý định kết hôn với người Việt, những người chuẩn bị sang Việt Nam làm việc, làm từ thiện hay du lịch…

Meagan quản lý một nhóm nhân viên người Việt làm công việc giặt ủi và nấu ăn tại một trại giam ở Melbourne. Trong số các nhân viên người Việt, chỉ có 1-2 người có thể nói một chút tiếng Anh, còn lại 4-5 nhân viên khác không nói được tiếng Anh. Thỉnh thoảng một vài nhân viên xin nghỉ với lý do bị ốm. Meagan muốn hỏi thăm họ ốm thế nào nhưng do không biết tiếng Việt nên chị chỉ có thể nói “ok”. Hay những lúc giải lao ra ngoài hút thuốc, chị cũng muốn chuyện trò vui vẻ với các nhân viên của mình.

Jason, một anh chàng trẻ tuổi người Úc gốc Ấn đang làm việc cho một nhà hàng ở Fritzroy và Annie, một cô gái người Úc gốc Hoa cũng đang làm việc cho một nhà hàng ở Footscray, đều có người yêu là người Việt. Jason và Annie có chung mục đích học tiếng Việt để có thể nói chuyện với người yêu bằng tiếng Việt Nam. Nhiều người Việt tâm sự sống ở nước ngoài nhiều năm dù nói được tiếng Anh nhưng vẫn thích nghe “anh yêu em” hay “em yêu anh” hơn là “I love you”. Có lẽ vì lý do đó mà Jason và Annie dù bận rộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian học tiếng Việt.

Michael và Helen hiện đang sống tại Melbourne – Michael là bác sĩ, còn Helen là một kỹ sư công nghệ thông tin. Hai người có cùng lý do học tiếng Việt là để có thể giao tiếp với các em bé mà họ đang bảo trợ. Helen nhận bảo trợ một em bé Việt Nam qua tổ chức World Vision. Helen nói: “Tôi muốn một ngày nào đó sẽ đến Việt Nam gặp em bé mà tôi đã hỗ trợ thời gian qua. Và sẽ thật xấu hổ nếu tôi là người bảo trợ của em ấy mà không thể nói chuyện được với em ấy”. Đó là lý do khiến chị học tiếng Việt rất chăm chỉ. Michael trước kia đã từng được một gia đình giàu có ở Anh bảo trợ để có thể theo học ngành y và trở thành một bác sĩ giỏi. Vì thế, Michael muốn giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện được học hành tốt như ông. Ông mong muốn khi tới Việt Nam, ông có thể nói chuyện với các em bằng tiếng Việt và cũng để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Để giúp người học vượt qua trở ngại này dễ dàng hơn, trong giai đoạn đầu của người học, ông Nhật thường dùng tay để ra dấu giống như người nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc vậy.

Bên cạnh thanh điệu, loại từ (ví dụ như quả, con, cái…), đại từ danh xưng, thán từ, cú pháp (ví dụ như những từ ngữ tưởng là động từ nhưng lại là tính từ) cũng khiến người Úc ‘vất vả’ khi học tiếng Việt. Thế nhưng, ông Nhật quan niệm rằng mỗi ngôn ngữ đều có cái khó của nó. Nếu tiếng Việt có những âm khó như ‘th’ hay ‘nh’, ‘ng’ ở cuối từ thì tiếng Anh cũng có những âm ‘chua’ không chịu được như ‘th’ trong ‘the’ hay ‘thanks’. Vì vậy, để người học không mất tự tin khi mới bắt đầu học tiếng Việt, giáo viên nên tìm cách để giúp người học vượt qua những trở ngại này bằng cách tìm những điều tương đương giữa hai ngôn ngữ.

Phương, hiện đang dạy tiếng Việt tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của Đại học Sydney (Centre for Continuing Education at University of Sydney), kể lại một vài câu chuyện vui trong quá trình dạy học. “Một học viên người Úc hỏi tôi cách nói ‘Hurry up’ (nhanh lên) bằng tiếng Việt như thế nào. Bạn gái người Úc gốc Việt của anh ta luôn khiến anh ta phải chờ đợi mỗi khi hẹn hò vì cô nàng phải lo trang điểm và diện quần áo. Một cô gái người Úc thì kể lại rằng gia đình bạn trai người Úc gốc Việt của cô lúc nào cũng thúc hối họ nên tổ chức đám cưới trong năm nay vì hợp tuổi với cả hai…”

Học Tiếng Anh Khó Hay Dễ?

Học tiếng Anh

Học tiếng Anh khó hay dễ?

Học ngoại ngữ không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Rất nhiều phụ huynh và học sinh tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nhưng vẫn không đạt hiệu quả như mong đợi chỉ vì những khóa học đứt quãng, nhảy “trường”, hoặc gần như mất phương hướng trong quá trình học.

Thời gian có đi đôi với hiệu quả?

Đây là vấn đề chung của nhiều người học tiếng Anh, thậm chí hơn 10 năm “đèn sách” mà vẫn không thể giao tiếp được những câu cơ bản. Mục đích sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, học tập và hội nhập vẫn luôn xa vời, dù họ đã cố gắng đầu tư bằng nhiều cách khác nhau.

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là tình trạng mất căn bản do không được tiếp cận với cách phát âm chuẩn tạo nền tảng ban đầu, dẫn đến những “lỗi kinh niên” rất khó sửa. Thế nên, trong việc học ngoại ngữ, thời gian không hẳn đi liền với hiệu quả. Tốt nhất, người học nên chọn một trung tâm ngoại ngữ uy tín với giáo viên nước ngoài nói giọng chuẩn, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ tạo ra nền tảng vững chắc và những thay đổi tích cực.

Vì sao học tiếng Anh lâu năm vẫn không tự tin nghe nói?

Khi người nói phát âm thiếu chính xác, người nghe sẽ khó hiểu và bản thân người phát âm sai cũng không thể hiểu được khi người bản xứ nói bằng chất giọng chuẩn – chất giọng khác xa với cách phát âm của họ.

Vì sao nghe nói lại khó khăn với người Việt?

Người học không thể nhận ra cách mà từng âm – vốn đã rất khác với tiếng mẹ đẻ của họ, đứng cạnh nhau – cũng theo một cách rất khác, để hợp lại thành một từ. Nguyên âm khi kết hợp với phụ âm đứng trước hoặc phụ âm đứng sau nó sẽ ra một âm kết hợp khác. Ví dụ chữ “hất” trong Tiếng Việt có âm /ấ/ kết hợp với âm /t/, còn chữ “hug” trong tiếng Anh có âm /ʌ/ khác xa với âm /â/ tiếng Việt, khi âm /ʌ/ kết hợp với âm /g/ đứng sau nó cũng chưa từng có trong tiếng Việt, chúng ta sẽ phải phát âm như thế nào?

Xác định xem bạn hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát tiếng anh theo sở thích hoặc theo trình độ là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa bạn chẳng học được gì. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. cũng vậy, khi bạn thích nói, dù nói sai bạn cũng sẽ tạo cho mình một thói quen hay một phản xạ được nói, từ đó bạn dần điều chỉnh được những lỗi của mình thông qua việc nói thường xuyên.

Kênh Tuyển Sinh: Tổng hợp từ: Dân Trí, Hello chao

Học Tiếng Hoa Dễ Hay Khó?

Nhưng Học tiếng Hoa dễ hay khó? luôn là câu hỏi cửa miệng của những người đang muốn hoặc có ý định quan tâm đến học tiếng Hoa. Trên mạng cũng có nhiều bài viết về vấn đề này, tuy nhiên nhiều bạn vẫn xem mà vẫn chưa có câu trả lời thích hợp cho mình. Hôm nay mình sẽ phân tích rõ về những cái dễ và khó của việc học tiếng Hoa để các bạn có thể nhìn nhận 1 cách khách quan nhất về vấn đề dễ hay khó.

Không riêng gì với lĩnh vực ngôn ngữ mà việc xác định học dễ hay khó còn tùy theo phần lớn vào người học. Tùy theo người học ở đây là bao gồm như: điều kiện, lợi thế, quyết tâm, sở thích,… Đối với việc học tiếng Trung bạn hãy thử nghĩ xem nếu có 2 người cùng học tuy nhiên 1 người thì chỉ là học với mục đích muốn có thêm 1 ngôn ngữ nữa chứ hiện tại chưa cần thiết còn người còn lại thì tiếng Trung lại vô cùng quan trọng, họ đang có 1 công việc mà bắt buộc phải biết tiếng Trung nếu không thì sẽ không thể làm được, vậy bạn nghĩ xem ai sẽ có quyết tâm học hơn? Việc bạn có quyết tâm học ảnh hưởng rất lớn, vì khi có quyết tâm thì bạn sẽ cố gắng học để đạt được mục tiêu.

Đây cũng là điều mà tại sao bạn lại thấy có nhiều người bảo học tiếng Hoa dễ nhiều người lại bảo khó, đúng thực sự là tiếng Hoa là 1 trong những thứ tiếng khó học nhất thế giới, tuy nhiên việc bạn có quyết tâm hay đơn giản hơn là bạn chỉ cần có sở thích với nó thì bạn sẽ học được dễ dàng hơn, người ta có câu có công mài sắt có ngày nên kim mà.

Để học tiếng Hoa hiệu quả thì bạn cần phải có phương pháp học sao cho phù hợp và hiệu quả. Nếu như bạn không có 1 phương pháp học cụ thể và đơn nhiên là phải hợp lý thì bạn sẽ cảm thấy rằng việc học tiếng Hoa thực sự khó, tuy nhiên nếu bạn trang bị cho mình 1 phương pháp học hợp lý thì bạn có thể học tiếng Hoa dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lập 1 lịch học cụ thể và logic rồi bạn chri cần làm theo những gì mà bạn đã lập ra, tôi chắc chắn với bạn nếu bạn làm điều này bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Hoa không còn khó khăn hay trở ngại gì nữa.

Cho nên có thể để trả lời cho câu hỏi học tiếng Hoa dễ hay khó? thì có thể nói là không có đáp án chính xác cho mỗi người bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để xác định. Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ rằng “không có việc gì khó chỉ sợ lòng bền” chỉ cần bạn có 1 quyết tâm đủ mạnh thì câu trả lời luôn là CÓ đối với bạn.

Phương pháp học tiếng Hoa hiệu quả nhất

Hiện tại, bạn đang rất muốn học tiếng Hoa để phục vụ cho công việc cũng như những mục đích khác của mình. Bạn muốn nhanh chóng có thể nói chuyện bằng tiếng Hoa, có thể xem phim tiếng Hoa, có thể viết tiếng Hoa. Vậy thì còn trần trừ gì nữa, hãy tìm ngay cho mình một phương pháp học tiếng Hoa hiệu quả nhất.

Học tiếng Hoa với môi trường tốt

– Bạn cần có một môi trường tiếp xúc với tiếng Hoa để rèn luyện kĩ năng hàng ngày. Đó có thể là câu lạc bộ hoặc một lớp học tiếng Hoa – nơi bạn có thể luyện nghe nói và nâng cao kĩ năng phản xạ của bạn.

– Hãy chọn cho mình Hoa tâm tiếng Hoa hoặc lớp học tiếng Hoa với lượng học viên vừa đủ để giáo viên có thể dành thời gian cho bạn nhiều hơn.

– Bạn cũng hoàn toàn có thể rủ một vài người bạn của mình học tiếng Hoa, học như vậy vừa vui lại có thể giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Đây được coi là phương pháp học khá tiến bộ và hiệu quả khi học bất cứ một ngôn ngữ nào hiện nay.

– Học tiếng Hoa sẽ dễ dàng hơn khi bạn có thêm một vài người bạn Hoa Quốc. Mạng internet phát triển, zalo, facebook, skyper đều thuận lợi để chúng ta kết bạn với những người bạn Hoa Quốc. Việc tự học tiếng Hoa từ người bản xứ rất thuận tiện cho các bạn học tiếng Hoa giao tiếp.

Tự học tiếng Hoa quốc giao tiếp

– Tự rèn luyện thêm ở nhà bằng cách đọc nhiều, nói nhiều, nghe nhiều, viết nhiều, luyện tập nhiều và mua sách có kèm CD về để luyện nghe.

– Bạn cũng có thể nâng cao bằng cách xem các chương trình tiếng Hoa có hội thoại giao tiếp nhiều, như là xem các bộ phim và nghe nhạc Hoa Quốc mà bạn vốn ưa thích.

– Dù bạn có học thầy, có nhóm, hay học với người Hoa Quốc nhưng bản thân bạn không chịu tự học thì cũng không bao giờ có được một kết quả tốt. Tự học tiếng Hoa quốc không phải là phương pháp dành riêng cho tiếng Hoa mà với bất cứ một môn học nào. Tự học cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Học tiếng Hoa mọi lúc, mọi nơi

– Hãy tập Hoa vào các ngôn ngữ thực dụng và ứng dụng được hàng ngày, điều đó sẽ giúp bạn trong việc học tiếng Hoa giao tiếp tự nhiên và đạt tiến bộ nhanh.

– Học tiếng Hoa mọi nơi, mọi lúc là khả năng bạn ứng dụng các kiến thức kỹ năng vào cuộc sống. Bạn học được từ vựng tại sao không ghép nó thành những câu nói, những bài hội thoại đơn giản và tự rèn luyện.

– Nghe nhạc hay xem phim không chỉ là nhu cầu giải trí cho con người, giúp con người học tiếng Hoa rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Hoa nhiều hơn, phản xạ tiếng Hoa một cách cả thụ động cả chủ động. Việc xem phim nhắc lại lời, làm nhẩm bài hát tiếng Hoa giúp người học tiếng Hoa có khả năng nói tiếng Hoa đúng và chuẩn hơn rất nhiều.

Tags: học tiếng hoa có khó không, tại sao nên học tiếng hoa, học tiếng đức để du hoa, cách học tiếng hoa hiệu quả.