Top 8 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Việt Có Khó Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Việt Có Khó Không?

Rất nhiều người nước ngoài học tiếng Việt khi mới bắt đầu học đều cho rằng tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ phức tạp và khó có thể học thành thạo được. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn ngữ đã chỉ ra rằng tiếng Việt vẫn chỉ được xếp là ngôn ngữ khó trung bình trên thế giới mà thôi (theo Voxy.com).

Theo đó, mức độ khó của ngôn ngữ là khác nhau và được đánh giá trên một vài tiêu chí cụ thể, bao gồm khoảng cách giữa các ngôn ngữ với tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ có ngữ pháp và cấu trúc càng gần như tiếng mẹ đẻ thì thường càng dễ nắm bắt hơn.Ví dụ, Tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán nên người Nhật học tiếng Việt sẽ không gặp nhiều khó khăn bằng người Anh.

Ngôn ngữ đơn âm tiết

Có thể nói, ngôn ngữ đa âm tiết phát âm khó hơn ngôn ngữ đơn âm tiết. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm tiết nên dễ phát âm hơn. Chẳng hạn, từ “Mẹ” tiếng Việt chỉ đọc 1 âm duy nhất, còn tiếng Anh lại là “mother” – hai âm. Hơn nữa, tiếng Việt cũng không phát triển về thì thái giống như tiếng Anh, Pháp v.v…, mà chỉ thiên về biểu ý. Ví dụ như, động từ trong tiếng Việt không biến đổi cách viết theo sự thay đổi các thì quá khứ, tương lai; danh từ số nhiều trong tiếng Việt không thêm “s” hay “es” như tiếng Anh.

Từ đó có thể thấy được học tiếng Việt không khó như mọi người vẫn nghĩ phải không nào?

Tiếng Việt có nhiều thanh điệu

Mặt khác, tại sao lại nói việc học tiếng Việt khó khăn hơn so với những ngôn ngữ khác? Lý do là vì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu, trong khi hầu như những ngôn ngữ khác thì không có. Ngoài tiếng Việt ra, Tiếng Trung và Lào cũng có thanh điệu nhưng ít hơn và tính chất của các thanh điệu cũng không tương đương. Thêm nữa, hiện tượng đồng âm, gần nghĩa, đồng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau và không thể thay cho nhau trong mọi ngữ cảnh cũng kháp hổ biến trong tiếng Việt là khá phổ biến.

Nhìn chung, bản thân việc học một ngoại ngữ là không hề dễ, mức độ khó dễ của ngôn ngữ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là mục đích, động lực, và khả năng nhận thức của mỗi cá nhân. Nếu như bạn là người yêu thích tiếng Việt, văn hóa Việt và quyết tâm chinh phục ngôn ngữ này thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó thành thạo chỉ sau một thời gian học tập.

Tiếng Nhật Có Khó Với Người Việt Không?

Học tiếng Nhật đang là trào lưu tại VN. Việt nam hiện nay đang hội nhập sâu sắc với thế giới xung quanh kẻ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Ở châu Á không thể phủ nhận là sau Trung quốc, Nhật bản có nhiều ảnh hưởng kể cả 2 mặt trên tới xã hội Việt, chưa kể người Việt có xu hướng “like” Nhật bản hơn hầu hết các nước còn lại, thậm chí có thể nói là với Trung quốc, dù phải phụ thuộc nhiều nhưng hầu hết người Việt “dislike” đất nước khổng lồ này do nhiều nguyên nhân.

Học tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động Nhật bản, học để đi du học, hay nhiều người học tiếng để làm cho Công ty Nhật bản tại VN, hay đơn thuần là thích nước Nhật nên học tiếng.

Với người Trung quốc, học tiếng Nhật lại rất dễ, vì ngoài những điểm chung về từ vựng và phát âm như đối với tiếng Việt, chữ Hán người TQ đã quen thuộc do bản thân chữ Kanji là mượn từ tiếng Trung. Nhiều bạn Trung quốc đi thực tập sinh – xuất khẩu lao động sang Nhật ngay khi đến làm việc chỉ nhìn các bảng biểu hầu hết bằng chữ Hán đã có thể hiểu ngay nội dung, dù chưa học tiếng Nhật. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa kế hợp với Sứ quán Nhật để thí điểm đưa tiếng Nhật vào các trường phổ thông của Việt Nam. Trước tiên 3 trường tiểu học ở Hà Nội sẽ được thí điểm giảng dạy tiếng Nhật từ năm học 2016-2017.

Tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana và Kanji trong đó khó khăn nhất là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán với số lượng hàng ngàn từ và ký tự khác nhau. Kanji có tổng cộng khoảng 3.000 chữ, trong đó 1.500-1.900 chữ thông dụng.

Cách phát âm trong tiếng Nhật khá dễ, và hoàn toàn có thể đánh vần được, không như tiếng Anh có thể ghi thế này nhưng phát âm lại thế khác không đánh vần được. Trong tiếng Nhật luôn chỉ có 5 nguyên âm: a – i – u – e – o, lần lượt đọc là a – i – ư – ê – ô. Các phụ âm còn lại được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s -… vào trước các nguyên âm và đọc tương tự. Ví dụ ka – ki – kư – kê – kô/ sa – shi – sư – sê – sô). Khi đọc một từ, ví dự như arigato (cảm ơn), từ này được ghép từ 4 chữ a – ri – ga-to và chúng ta chỉ cần đọc ghép các chữ lại là thành câu tiếng Nhật.

Do vậy việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng chỉ cần nhớ chữ cái và cách phát âm của chữ đó của nó là đủ, dĩ nhiên nếu trong câu có chữ hán, các bạn cần nhớ cách phát âm của chữ hán đó ( cũng phiên âm ra hiragana mà thôi ). Tuy nhiên khi nghe người Nhật nói phải chú ý đến âm điệu, có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ hơi thay đổi ngữ điệu là thành từ khác.

Khi mới học ngữ pháp tiếng Nhật, người học sẽ thấy có một điểm khác biệt rất lớn so với ngữ pháp tiếng Anh đó là tiếng Nhật “ngược” ngữ pháp. Nếu như trong ngữ pháp tiếng Anh họ theo quy tắc chủ ngữ – động từ – vị ngữ thì trong ngữ pháp tiếng Nhật lại theo quy tắc chủ ngữ – vị ngữ – động từ. Tức là nghe tiếng Anh hoặc Việt đến đâu hiểu đến đó, nhưng tiếng Nhật thì phải nghe hết câu mới hiểu

Lấy ví dụ một câu tiếng Việt “Tôi ăn cơm” thì trong tiếng Nhật chúng ta sẽ có trật tự từ là “tôi cơm ăn” và chuyển sang tiếng Nhật sẽ là “watashiwa gohan wo tabemasu” (わたしはごはんをたべます, chuyển sang kanji sẽ là 私はご飯を食べます).

Điều này về thực chất không hề gây khó khăn cho người mới học tiếng Nhật, có chăng chỉ là do người học quen theo ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, đó là mẫu ngữ pháp cơ bản, ngoài ra trong tiếng Nhật có rất nhiều loại mẫu ngữ pháp và nếu không thường xuyên ôn lại hay sử dụng thì sẽ quên hoặc dễ nhầm lẫn. Hiện giờ ở VN các bạn chủ yếu học giáo trình tiếng Nhật Minano Nihongo, đây là giáo trình vừa phải và dễ học nhất hiện nay, từ thấp đến cao đủ để các bạn có trình độ giao tiếp tốt sau khi học hết các giáo trình trong bộ sách này. Hầu hết các Công ty xuất khẩu lao động Nhật bản hay du học Nhật hiện nay sửu dụng giáo trình này để dạy cho học sinh.

Học Tiếng Singapore Có Khó Không?

Một trong những đặc điểm nổi bật của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng với nhiều chủng tộc khác nhau. Người nhập cư vào Singapore đã mang theo những nét văn hóa riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán,… Điều này khiến cho Singapore trở thành đất nước có một bức tranh văn hóa đầy màu sắc.

Có những ngôn ngữ nào được sử dụng tại Singapore

Tương ứng với các nhóm dân tộc chính tại Singapore, quốc gia này đã chọn ra 4 ngôn ngữ đại diện cho 4 nhóm dân tộc. Những ngôn ngữ này được sử dụng chính thức trong hiến pháp của Singapore và bao gồm: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Như vậy, khi nói đến việc học tiếng Singapore, bạn có thể lựa chọn một trong 4 ngôn ngữ trên để học.

Tiếng Malay dù là ngôn ngữ quốc gia nhưng trong thực tế tiếng Anh mới là ngôn ngữ được sử dụng chính tại Singapore. Tiếng Anh được sử dụng trong trường học, kinh doanh,… Bên cạnh đó, trên 95% người dân Singapore đều có thể nói được từ 2 thứ tiếng trở lên. Có nhiều người thậm chí còn nói được đến ba hay bốn thứ tiếng.

Học sinh khi đi học ở trường sẽ được dạy cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ để duy trì, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Tiếng Anh

Singapore cũng như nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Tiêu chuẩn tiếng Anh ở Singapore là tiếng Anh – Anh. Việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Singapore đạt được sự tăng trưởng ở tầm quốc tế. Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ…

Không ít học sinh, sinh viên lựa chọn Singapore là nơi để học tiếng Anh. Nhờ môi trường nói tiếng Anh bản địa cùng với chi phí học tập hợp lý, Singapore ngày càng thu hút nhiều du học sinh quốc tế đến đây học tập.

Tiếng Hoa

Ngôn ngữ của người gốc Hoa tại Singapore là tiếng Quan Thoại hoặc tiếng Huayu. Cộng đồng người hoa chiếm tỉ trọng lớn trong thành phần cơ cấu dân số Singapore. Phần lớn người gốc Hoa tại Singapore đến từ miền Nam Trung quốc, các phương ngữ được sử dụng rộng rãi nhất gồm có Phúc Kiến, Teochew, Quảng Đông và Hải Nam. Singapore cũng sử dụng chữ Hán giản thể như ở Trung Quốc đại lục.

Tiếng Quan Thoại là một ngôn ngữ của Singapore được sử dụng chính thức

Tiếng Tamil

Tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức, được người Ấn Độ ở Singapore sử dụng. Đến hơn 50% người dân gốc Ấn ở Singapore xuất phát từ vùng Tamil Nadu ở nam Ấn Độ nên tiếng Tamil được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Ấn ở Singapore.

Tiếng Mã Lai

Tiếng Mã Lai là một trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore và được chọn là ngôn ngữ quốc gia. Quốc ca của Singapore “Majulah Singapura” hay Onward Singapore cũng được hát hoàn toàn bằng tiếng Mã Lai. Tại Singapore, tiếng Mã Lai được gọi là Bahasa Melayu.

Nên học tiếng gì khi đi Singapore

Học tiếng Singapore – Singlish

Chính phủ Singapore đã có những nỗ lực để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính được sử dụng tại Singapore. Tiếng Anh được dùng trong trường học, hoạt động giao dịch kinh doanh và trong hành chính nhà nước. Tuy nhiên, thực tế tiếng Anh được sử dụng tại Singapore có sự pha tạp giữa các thứ tiếng và thường được gọi là Singlish. Đó là lý do khiến rất nhiều du khách nước ngoài khi đến Singapore cảm thấy bối rối vì cách sử dụng tiếng Anh của người dân nơi đây.

Ví dụ, nếu ai đó ở Singapore muốn mời bạn một cốc cà phê họ sẽ nói “lim kopi”.

Singlish được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày của Singapore. Trong khi đó, tiếng Anh chuẩn mực được dùng trong trường học, công sở, hoặc khi gặp gỡ người chưa quen hay khách hàng.

Học tiếng Singapore Singlish như thế nào?

Để học tiếng Singapore Singlish, bạn cần phải biết rằng ngữ pháp của Singlish có sự ảnh hưởng bởi tiếng Quan thoại và Malay. Theo đó, Singlish sẽ khác với tiếng Anh chuẩn mực khi lược bỏ đi hầu hết các giới từ, liên từ và cụm từ.

Bên cạnh đó, từ vựng của Singlish vay mượn từ tiếng Malay, Singlish còn sử dụng nhiều từ có nguồn gốc Phúc Kiến, Quảng Đông của Trung Quốc và Tamil từ Ấn Độ.

Chẳng hạn, cụm từ “lim kopi” (Having coffee) là sự kết hợp của từ “lim” (uống) trong tiếng Phúc Kiến và “kopi” (cà phê) trong tiếng Malay .

Một người đang lo lắng sẽ được gọi là “kancheong spider”, trong đó “kancheong” (là lo lắng ) trong tiếng Quảng Đông nghĩa là lo lắng và từ “spider” (con nhện) trong tiếng Anh. Từ này có hàm ý liên tưởng đến một con nhện sợ hãi khi đối diện với mọi thứ xung quanh.

Nếu gặp phải một tình huống quá sức chịu đựng, người Singapore sẽ thốt lên “Buay tahan!”. Trong đó, từ “buay” (không thể) từ tiếng Phúc Kiến và “tahan” (chịu đựng ) từ tiếng Malay.

Khi học tiếng Singapore Singlish, bạn cũng cần lưu ý vì có một số từ bắt nguồn từ Trung Quốc vốn không có nghĩa cụ thể, mà chỉ dùng để thêm vào ở cuối câu.

“I got the cat lah,” là câu khẳng định bạn đã có một chú mèo. Trong khi đó câu “I got the cat meh?” thể hiện sự bối rối khi bạn làm mất con mèo.

Với sự phát triển của Internet, đặc biệt là mạng xã hội, Singlish không chỉ là ngôn ngữ dùng để nói như trước kia mà còn trở thành ngôn ngữ viết thông dụng. Chẳng hạn, từ “Like that” có thể được viết thành “liddat”, hay từ “Don’t” trở thành “Donch”.

Những người nước ngoài mới học tiếng Singapore có thể cảm thấy bối rối với ngôn ngữ pha trộn độc đáo này. Điều đó khiến cho nhiều người cho rằng việc học tiếng Singapore rất khó. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì việc học tiếng Singapore là hoàn toàn có thể.

Shiok

Ý nghĩa: thể hiện sự hài lòng và vui vẻ

Đây là cụm từ tiếng lóng phổ biến trong từ điển Singlish và thường xuyên được người dân Singapore sử dụng. Từ này được dùng trong các tình huống mà người nói cảm thấy vui vẻ hay muốn thể hiện sự hài lòng, cảm giác vui thích với một điều gì đó. Nếu bạn là người nước ngoài mới học tiếng Singapore thì có thể sử dụng từ này sau một bữa ăn ngon.

    Kiasu

    Ý nghĩa: sợ thua

    Từ này có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến – một trong những phương ngữ Trung Quốc phổ biến nhất ở Singapore. Kiasu thường được dùng để chỉ một người có những tham vọng không cần thiết. Do đó, từ này mang nghĩa tiêu cực nhè.

    Chẳng hạn: Cô ta khá là kiasu khi cô ấy đưa con mình đến học gia sư mỗi ngày.

      Paiseh

      Ý nghĩa: thể hiện sự ngại ngùng

      Nếu bạn đang gặp phải một tình huống khiến bản thân cảm thấy lúng túng, khó xử thì có thể sử dụng cụm từ này. Trong một vài trường hợp, “Paiseh” thậm chí còn được sử dụng như là một thay thế cho từ “Excuse me” trong tiếng Anh.

      Ví dụ: Paiseh, tôi đi trễ vì bị kẹt xe

        Chope

        Ý nghĩa: Giữ (chỗ ngồi)

        Từ này được sử dụng nhiều nhất tại các trung tâm bán hàng, hay khu vực ăn uống. Theo đó, hành động của ‘chope-ing, thường được thực hiện bằng cách để lại một gói khăn giấy, chai nước hay bất kỳ vật dụng nào khác trên bàn hoặc ghế ngồi.

          Bojio

          Ý nghĩa: không mời ai đến một sự kiện nào đó

          Đây cũng là một cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến được sử dụng rộng rãi tại Singapore. Bo có nghĩa là ‘no’, và jio có nghĩa là ‘mời’. Như vậy, bojio có nghĩa đen là không mời ai đó tham gia một sự kiện hoặc hoạt động.

          Ví dụ: Tại sao lại bojio mình đi ăn buffet vậy?

            Buay tahan

            Ý nghĩa: thể hiện việc bạn không thể chịu đựng một điều gì đó

            Cụm từ này có sự pha trộn giữa tiếng Phúc Kiến và Malay. “buay tahan” mang ý nghĩa là không thể chấp nhận hoặc chịu đựng một điều gì đó. Từ buay có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến nghĩa là ‘không thể”, còn từ tahan có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai mang nghĩa “chịu được”. Nếu ai đó sử dụng từ này khi nói nghĩa là họ đang ở giới hạn chịu đựng của bản thân.

            Ví dụ: Trời nóng quá, tôi buay tahan.

              Kena

              Ý nghĩa: Có điều gì đó không tốt đã xảy ra (với ai đó)

              Từ này có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai thể hiện một điều gì đó đã xảy ra với ai đó. Từ “kena” thường được sử dụng trong các tình huống khó chịu.

              Ví dụ: Tôi bị kena cấm túc hôm nay vì đi học muộn

                Catch no ball

                Ý nghĩa: không hiểu (một điều gì đó)

                Đây là tiếng lóng được dịch trực tiếp ra tiếng Anh trực tiếp từ một cụm từ Phúc Kiến là ‘liak bo kiu’. Nếu có điều gì không hiểu, bạn có thể sử dụng cụm từ này để biểu thị cho người đối diện biết.

                Ví dụ: Đến bài giảng rồi, mình thực sự catch no ball eh.

                  Machiam

                  Ý nghĩa: giống với

                  Từ lóng này có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai. “Machiam” là phiên bản tiếng Anh của từ ‘macam’. Từ này được sử dụng khi người nói so sánh hai điều gì đó có tính chất tương tự.

                  Ví dụ: Cái bánh này vị machiam dở quá đi mất

                    Atas

                    Ý nghĩa: lộng lẫy, cao cấp

                    Từ này xuất phát từ tiếng Mã Lai. “atas” thường được dùng để chỉ về một người, sự vật nào đó cao cấp hoặc lạ mắt.

                    Ví dụ: Mình không đủ tiền để ăn tối tại 1 nhà hàng atas như vậy.

Học Tiếng Nhật Có Khó Không?

Trong tiếng Nhật có 3 bộ chữ : Hiragana, Katakana, Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật mà hầu hết bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán.Khác hẳn với tiếng Việt sử dụng từ tượng thanh Romaji, tiếng Nhật là một hệ thống các chữ tượng hình từ đơn giản đến phức tạp. Bắt đầu với việc làm quen với tiếng Nhật là bộ chữ Hiragana. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp với số lượng chữ cái nhiều hơn tiếng Việt mà bạn đã từng học. Tiếp theo là bảng Katakana với việc vay mượn từ tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh, đòi hỏi bạn cũng phải có một số lượng từ vựng tiếng Anh mới có thể thuận lợi trong việc học bảng chữ cái tiếng Nhật

Tuy nhiên hiện nay với nhiều phương pháp học tập hiệu quả, cùng sự kết hợp của các thiết bị hỗ trợ thì việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của các đơn vị đào tạo sẽ giúp ích và tạo nhiều động lực hơn cho người tham gia học. Hơn nữa, sự chăm chỉ của người học là một trong những yếu tố quan trọng, nếu bạn càng chăm chỉ thì thách thức về độ khó của tiếng Nhật càng giảm.

CÁCH PHÁT ÂM TRONG TIẾNG NHẬT

Với số lượng từ khá nhiều trong 3 bộ chữ khi học tiếng Nhật, đặc biệt với bộ Kanji với hệ thống chữ viết nhiều nét tạo độ khó cho người học. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng hơn với cách phát âm của tiếng Nhật, nó lại rất đơn giản với những quy tắc nhất định.

ví dụ, ka – ki – kư – kê – kô

sa – shi – sư – sê – sô

na – ni – nư – nê – nô

Ví dụ, từ ame (mưa), từ này được ghép từ 2 chữ cái là a – me.

Với ví dụ như trên ta nắm được khái quát về cách phát âm trong tiếng Nhật, bạn có thấy dễ dàng hơn không? Mỗi ngày bạn nên cố gắng luyện tập và cố gắng phát âm theo giọng chuẩn ngay từ ban đầu. Nếu bạn có được lợi thế ngay từ ban đầu thì việc học nghe – nói sau này sẽ trở nên thuận lợi hơn.

“Học tiếng Nhật có khó không?” Học tiếng Nhật không hề khó, cái khó ở chỗ là vì người Nhật nói khá nhanh khiến nhiều người không thể nghe kịp khiến cho họ cảm thấy việc học tiếng Nhật dường như khó khăn hơn đối với họ. Ngoài tốc độ nói của người Nhật chúng ta còn phải chú ý đến cách nhấn âm khi nói đòi hỏi người học phải tập trung để có thể giao tiếp thật tốt.

NGỮ PHÁP TRONG VIỆC HỌC TIẾNG NHẬT

Khi bắt đầu học ngữ pháp tiếng Nhật, những người học sẽ tự nhận thấy một điểm khác biệt rất lớn so với việc học ngữ pháp tiếng Anh đó là sự thay đổi vị trí của động từ và vị ngữ trong câu.

Trong câu tiếng Anh : I play soccer

Thì trong câu tiếng Nhật nó sẽ đổi vị trí của từ play và soccer

Câu được chuyển qua tiếng Nhật sẽ là 私はサッカーをします (watashi ha sakka wo shimasu)

Chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ vì có lẽ chúng ta đã quen với cách học ngữ pháp tiếng Anh từ trước đến nay nên khi chuyển qua ngữ pháp tiếng Nhật khiến chúng ta bối rối và cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên điều này không khó, chỉ cần thực hành vài lần chúng ta sẽ dễ dàng làm quen với công thức ngữ pháp này.

Có thể bạn quan tâm: 6 Bước tự học tiếng Nhật tại nhà

MÔI TRƯỜNG HỌC TIẾNG NHẬT

Mặc dù với nền kinh tế hội nhập và sự tham gia đông đảo của các công ty Nhật Bản, tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết chúng ta vẫn tiếp cận nhiều với tiếng Anh hơn và khả năng bạn có thể bắt gặp với người Nhật là khá thấp.

Ở Việt Nam, môi trường học tập về tiếng Nhật hầu hết chủ yếu là ở các trường đại học, hoặc là các trung tâm dạy tiếng Nhật, thỉnh thoảng có thêm các ngày hội Nhật Bản được diễn ra tại các trung tâm Văn hóa. Tuy nhiên việc học ở trường hay trung tâm dường như là không đủ, thời lượng chúng ta học trên trường và trung tâm chỉ có giới hạn và khi về đến nhà chúng ta vẫn dùng tiếng Việt là chính.

Vậy bạn nghĩ “Học tiếng Nhật có khó không?”

Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn mỗi người chúng ta đã có một câu trả lời riêng cho bản thân.

Bởi sự khó khăn trong việc ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật – một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới, làm cho những người mới tham gia học sẽ khó có thể hình dung khái quát về nó, cũng như tìm kiếm được phương pháp học tập hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu về loại hình ngôn ngữ này thì bạn nên tham gia một khóa học thực tế dưới sự hướng dẫn của những giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết để truyền cảm hứng cho bạn. Nếu như bạn cảm thấy chưa chắc chắn về sự lựa chọn của mình, bạn có thể tham gia khóa học Tiếng Nhật miễn phí tại Trung tâm Nhật Ngữ Ichigo để bước đầu khám phá và trải nghiệm những điều thú vị về ngôn ngữ này. Chúc mọi người có nhiều niềm vui và gặp được nhiều điều bổ ích khi tham gia khóa học tiếng Nhật.