Trong đó, nữ: 12 HS. Tỉ lệ: 0,44 %.
+ Lớp 6: so đầu năm số HS giảm: 3 HS. Tỉ lệ: 0,45 %. Trong đó, nữ: 1 HS
+ Lớp 7: so đầu năm số HS giảm: 0 HS. Tỉ lệ: 0,00 %. Trong đó, nữ: 0,0 HS
+ Lớp 8: so đầu năm số HS giảm: 8 HS. Tỉ lệ: 1,13 %. Trong đó, nữ: 4 HS
+ Lớp 9: so đầu năm số HS giảm: 0 HS. Tỉ lệ: 0,00 %. Trong đó, nữ: 0,0 HS
II.- CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng chương trình hành động cụ thể của mỗi giáo viên. Thông qua việc vận dụng 20 điều giáo viên cần biết và 6 điều giáo viên không được làm tại điều 35 luật giáo dục.
Công tác bồi dưỡng nhận thức chính trị được tiến hành thường xuyên qua các buổi họp hội đồng sư phạm và hội thảo, vận động 100% giáo viên tham gia các cuộc sinh hoạt chính trị và tham gia các hoạt động xã hội…
Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Nhà nước và Ngành giáo dục phát động.
Tạo môi trường học tập trong nhà trường: Luôn nhẹ nhàng, thân thiện và đạt hiệu quả cao trong việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện tiêu chí “Giáo dục nhân cách đạo đức lối sống cho học sinh”, xây dựng “trường tiên tiến hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”.
Thực hiện cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”.
Thực hiện 3 công khai: Chất lượng đào tạo- đội ngũ giáo viên – CSVC, thu chi.
Thực hiện 4 kiểm tra: Sử dụng ngân sách, thu chi học phí, các khoản đóng góp tự nguyên và tổ chức nhà trường; thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp.
Thực hiện trang phục đúng qui định, trường học không thuốc lá.
Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành với đặc thù của trường; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng dạy học và giáo dục học sinh, lồng ghép vào giảng dạy một số môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức tuyên dương, khen thưởng nhằm động viên, nêu gương trong toàn trường giáo viên và học sinh có ý thức tự học, tự rèn, sáng tạo trong giảng dạy và học tập.
Tiếp tục triển khai chủ trương “Đổi mới toàn diện nhà trường” (đổi mới cơ chế tổ chức, công tác quản lý, phương pháp giảng dạy và học tập…).
III.- HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN :
1. Tình hình thực hiện chương trình:
Trong năm học trường tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục theo hướng tích hợp, gọn nhẹ nhằm tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, tự học; thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục; chuyển từ “dạy số đông” sang “dạy cá thể”; giảm lý thuyết, tăng thực hành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra, đánh giá.
Thực hiện đúng, đủ chương trình cho các khối lớp 6,7,8,9.
Họp nhóm và họp tổ chuyên môn bàn kế hoạch giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, thực hiện chương trình giảm tải, cách sử dụng đồ dùng dạy học trong từng tiết và tổ chức các tiết thực hành theo phân phối chương trình. Số tiết sử dụng đồ dùng dạy học là 8,054 tiết, số tiết thực hành thí nghiệm là 260 tiết, giáo viên đã tự làm 208 đồ dùng dạy học.
Giáo viên nắm bắt nhanh phương pháp giảng dạy mới, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhiều giáo viên sử dụng thành thạo chương trình PowerPoint, bảng tương tác, đã sử dụng 580 tiết bài giảng điện tử. Thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, rút kinh nghiệm và phát hiện những em Hs lười học, vi phạm kỷ luật nhằm ngăn chặn Hs bỏ học.
Thực hiện lồng ghép giáo dục về Di sản văn hóa, giáo dục tư tưởng, tình cảm qua các bài giảng lồng ghép vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổ chức bán trú cho một số lớp ở các khối 6,7,8,9: Tăng cường các tiết cho các bộ môn Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa và ngoại khóa Thể dục, xem phim các bộ môn khoa học xã hội và tự nhiên. Công tác này đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh đi làm cả ngày, song còn nhiều bất cập do cơ sở vật chất chưa được khang trang. Mặc dù nhà trường hết sức cố gắng thu xếp phòng học nhưng chỗ ăn ngủ của học sinh buổi trưa chưa được như mong muốn.
Tổ chức giảng dạy tăng cường tiếng Hoa với 8 lớp trong 4 khối 6,7,8,9, đáp ứng được nhu cầu học tiếng Hoa cho con em người Hoa và một số học sinh người Việt. Tuy nhiên chương trình khá nặng (học cả tiếng Hoa và tiếng Anh) nên còn hạn chế kết quả ở một số học sinh do khả năng tiếp thu kém. Giáo viên thỉnh giảng: 1, biên chế: 2. Thuận lợi: việc soạn giảng bằng Power Point. Việc giảng dạy tổng hợp được kiến thức liên môn – có nhiều thời gian đầu tư cho những bài nội dung trọng tâm trong chương trình. Khó khăn là đồ dùng dạy học chưa đồng bộ, băng đĩa nghe không nhiều. Vì là môn tăng cường nên các em còn lơ là trong việc học. Thời gian học phải phụ thuộc vào các môn học chính trên lớp.
Tổ chức giảng dạy tăng cường tiếng Anh với 4 lớp của khối 6 và 7, đáp ứng yêu cầu các lớp tăng cường tiếng Anh từ các trường tiểu học trong quận và ngoài quận. Môn tăng cường tiếng Anh có thuận lợi là được phụ huynh đặc biệt quan tâm. Giáo viên đã áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học bốn mức độ kỹ năng cho HS để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên Nhạc tổ chức cho các em HS nghe và tập hát các bài “Sử ca học đường” vào các tiết học môn Nhạc và sinh hoạt tập thể.
Áp dụng các câu hỏi mở, câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra: Có kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh ngoài các bài kiểm tra định kỳ trên lớp.
Triển khai các chuyên đề tập huấn và phổ biến cho các Tổ, Nhóm về nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chú trọng đến việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy các bài học khó, nội dung học BDTX và các địa chỉ mail và bảng tin nhà trường.
2. Về tổ chức dạy nghề phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, GDNGLL.
Trường đã tổ chức các lớp nghề cho học sinh. 100% HS khối 8 được học nghề với các môn như: Điện, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ. Chương trình dạy nghề phổ thông theo nội dung giảng dạy của Bộ giáo dục.
3. Thực hiện qui chế chuyên môn tại các trường THCS:
4. Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
5. Hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, Khóa học ngoài nhà trường, giáo dục toàn diện cho học sinh:
6. Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học:
Tổ chức 4 tiết thao giảng cấp trường và 1 tiết cấp quận
Phụ huynh thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó hỗ trợ con em phát huy các diểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các hạn chế trong học tập, rèn luyện.
Công tác GVCN là định hướng, trao đổi, nắm bắt tình hình HS và phụ huynh lớp chủ nhiệm để đề ra biện pháp giáo dục tốt nhất!
7. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Thay cổng lối ra vào học sinh
Lắp đặt lưới thép hành lang lầu 2, 3, 4, 5
Lắp đặt đường ống thoát nước mái tôn khu A
Lắp đặt 2 hệ thống lọc nước uống học sinh tại lầu 3, 5 khu B
Sửa chữa cải tạo phòng nhạc số 3
Làm khung sắt sân thượng lầu 3, xây dựng kế hoạch làm vườn sinh học
Kiểm tra thay mới đèn, quạt, đồng hồ điện bị hư ở các phòng học + sửa chữa nhỏ khác…