IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh được tổ chức bởi Hội Đồng Anh (BC), tổ chức giáo dục quốc tế IDP, Cambridge Assessment English. IELTS có cấu trúc là 4 phần thi, tổng thời gian gần 3 tiếng. 4 bài thi là Listening (4 sections), Reading ( 3 paragraphs), Writing (2 tasks) và Speaking ( 3 parts).
Một điều mà chắc chắn bạn phải làm là nên thi thử trước để biết được trình độ của mình ở đâu. Thi thử cũng giúp bạn làm quen với format đề thi để từ đó dễ dàng hơn cho việc học tập về sau. Bạn có thể thi thử online trên các trang trực tuyến như:
III. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch luyện thi IELTS
Bạn phải chắc chắn xác định một điều, mục tiêu bạn hướng đến là gì? Sau khi thi thử, bạn đang ở trình độ nào và muốn hướng tới bao nhiêu? Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch phù hợp hơn. Với những ai điểm IELTS còn kém, muốn đạt được mức điểm cao như người khác thì phải nỗ lực hơn nhiều. Quan trọng của tự học chính là học chăm chỉ đấy.
Lập kế hoạch thì các bạn nên chia theo:
– Thời gian dành để ôn thi mỗi ngày, cụ thể hơn là dành cho mỗi kỹ năng. Khi đã đặt ra thời gian thì bạn cần thực hiện đầy đủ, nếu hôm nay không học thì ngày mai phải học bù. Mỗi người một thời gian biểu do đó phải cố gắng để sắp xếp thời gian cho ôn luyện phù hợp.
– Chuẩn bị sổ và bút cho công cuộc học tập phía trước.
Các bạn có thể tham khảo lộ trình học IELTS từ 0 đến 7.0 do IELTS Fighter biên soạn, hướng dẫn cách học và những cuốn sách phù hợp cho từng giai đoạn.
IV. Những tips ôn luyện dành cho 4 kỹ năng IELTS
Luyện thi IELTS là tập trung vào 4 kỹ năng. Mỗi kỹ năng, các bạn dành thời gian riêng để ôn luyện. Tuy nhiên, các kiến thức đều sẽ đan xen và liên kết với nhau nên không cần phân quá rạch ròi tách biệt các kỹ năng bởi chúng bổ trợ cho nhau mà.
Các bạn nên học theo hướng Nghe – Nói – Đọc – Viết thì sẽ phù hợp hơn. Việc làm quen với giọng đọc, phát âm trước sau đó thì tiến tới Đọc – Viết thì sẽ dễ hơn.
1. Tips for Listening
Listening quan trọng là Nghe nhiều. Nhưng nghe như thế nào? Nghe và chép chính tả, tự viết bài nghe của bạn mỗi ngày. Nghe không chỉ là ngồi và Nghe rồi đoán từ thôi đâu. Các bạn hãy tập nghe dần dần các bài dễ, tự viết lại từng câu và điền từ. Sau đó tiến tới những bài khó.
– Nghe và chép lại với phụ đề
Nguồn nghe hiện nay phổ biến là Youtube với các kênh tin tức, news, khoa học…như BBC, NEWS, VOA, Listen a minute, Breaking news English… Các video thường có bản phụ đề để các bạn tiện theo dõi. Vừa nghe vừa chép lại vừa tập phát âm luôn rất thuận lợi. Khi ghi chép và phát âm nhiều, sau này nghe lại, bạn sẽ dễ nhận ra từ đó và ghi đáp án phù hợp hơn nhiều.
– Nghe và transcrit bài nghe
Nghe và viết lại với phụ đề giúp bạn quen dần với tiếng Anh. Sau đó, bạn không dùng phụ đề mà nghe trực tiếp rồi viết lại. Sau khi viết xong thì mới xem phụ đề để check xem mình có lỗi gì hay không, những từ nghe sai, từ nào không nghe được…Đây là việc khó nhưng thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nghe của mình.
– Tập đọc lại và thu âm
Bước này sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm bắt được bài nghe đồng thời chỉnh sửa phát âm cho mình. Một công đôi việc phải không? Dù sẽ rất khó khăn trong các bước đầu nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn học tập hiệu quả.
Khi đã quen với việc Nghe thì bạn sẽ bước vào giai đoạn luyện đề. Bài Nghe chia thành 4 phần, 30 phút Nghe và 10 phút làm bài. Nhưng chỉ được Nghe một lần do đó bạn cần biết nắm bắt từng khoảng trống thời gian để đạt hiệu suất làm bài cao hơn.
Bạn có thể học cách viết tắt các từ quen thuộc để trong quá trình làm bài thi, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Nhưng đừng viết tắt từ hay nhầm lẫn bởi sẽ dễ sai đấy!
Tips khi làm bài thi:
Đọc cẩn thận chỉ dẫn của từng bài, đặc biệt là yêu cầu đề bài: Số lượng từ cần điền vì nếu trả lời đúng mà thừa từ cũng sẽ trở thành sai.
Gạch chân từ khóa và thử đoán dạng từ, số hay tên riêng, địa chỉ…sẽ xuất hiện trong bài
Trong thời gian nghe, hãy chú ý đến các từ chuyển đoạn, chuyển ý (các từ nối) để theo kịp câu hỏi và câu trả lời.
Một mẹo nhỏ, đáp án thường phát âm rõ, có nhân mạnh trọng âm và có thể được nhắc đi nhắc lại do đó hãy chú trọng những từ này. Nếu là câu nói thì thầm thì phần trăm là đáp án đúng sẽ thấp hơn nha.
Mặc dù việc viết và chép lại là phương pháp học nhưng khi thi đừng chép hết, sẽ không đủ thời gian đâu. Vì thế, nắm bắt keywords mà bạn nghe được rồi theo dự đoán là được.
Bạn có thể tham khảo nguồn học này:
2. Tips for Speaking
Đây là kênh của Hội Đồng Anh, cung cấp nhiều bài giảng rất hay và hữu ích.
Kênh này giọng Anh – Mỹ, được thực hiện bởi giáo viên người Mỹ nổi tiếng Ronnie. Các bài giảng có cả phát âm, ngữ pháp…rất hay.
Lưu ý: Bạn cần một người cùng nói và chữa bài cùng. Nếu không có bạn cùng học hay thầy chữa, bạn có thể tham khảo đăng ký 9 trang web kết hợp này. Cô đã review . Mỗi trang giúp bạn kết nối với người bản địa cùng nhau học tập và làm bạn bốn phương, rất thú vị nha.
Học Speaking các bạn Nghe – Nhại lại, chọn cách nhại lại cho tốt là phát âm tốt rồi. Căn bản của việc học phát âm và nói tiếng Anh chính là bắt chước đó các bạn.
Và điểm mấu chốt, bạn cần hiểu thi Speaking là thi gì? Họ sẽ đánh giá từ phát âm, sự trôi chảy mạch lạc, vốn từ vựng, độ chính xác và đa dạng ngôn ngữ. Vì thế, không chỉ chú trọng đến phát âm mà các bạn còn phải chú ý đến bài nói của bạn phải áp dụng được từ vựng và ngữ pháp.
Cố gắng diễn giải câu hỏi: Một tip hay cho bạn khi thi Nói là hãy diễn giải câu hỏi theo một cách khác. Nếu giám khảo hỏi bạn một câu hỏi thì bạn phải ngay lập tức nghĩ ra cách để diễn giải câu hỏi đó theo ý của bạn. thể hiện ý nghĩa tương tự bằng những từ ngữ khác- nói điều gì đó như “Oh, you mean (paraphrase câu hỏi)?
3. Tips for Reading
Reading bao gồm 3 phần. Vẫn như Nghe, hãy Đọc nhiều. Có nhiều trang mà các bạn có thể luyện Đọc thường xuyên. Nhưng, với ai mới bắt đầu thì chọn những bài dễ đến khó.
Và không chỉ Đọc thôi mà nên áp dụng mẹo trong việc Đọc luôn. Các bạn có thể tham khảo các trang web học khác nhau, đặc biệt là những trang báo chuyên cung cấp những bài nghiên cứu khoa học, kiến thức học thuật. Ví dụ như các trang: http://scitechdaily.com/, http://www.howstuffworks.com/, http://earthobservatory.nasa.gov/, https://www.nationalgeographic.com/…
Sau một thời gian luyện đọc thì bạn bước vào giai đoạn luyện đề thi. Hãy áp dụng những mẹo trên vào bài thi, đặt thời gian và thi. Từng ngày, thời gian giải đề của bạn sẽ càng nhanh hơn khi các mẹo làm bài và cách chọn lọc thông tin của bạn được nhuần nhuyễn.
4. Tips for Writing
Chắc chắn rồi, chả có cách nào hiệu quả hơn cho bạn khi ôn thi mà không viết cả. Khi chưa có nhiều vốn từ thì bạn viết câu trước. Học cách áp dụng từ vụng và ngữ pháp theo từng câu còn giúp bạn nhớ được nhiều hơn. Sau viết câu bình thường thì tiếp tục viết lại câu theo các thì và sử dụng từ phù hợp. Tiếp đến là viết những bài ngắn theo ý tưởng. Lúc bắt đầu, đừng làm đề vội.
Khi bạn đã nắm rõ được câu, từ thì bắt đầu viết theo đề. Theo mình thấy, để rèn được kỹ năng viết, bạn nên làm đề vài ba lần. Bởi như thế, bạn sẽ thấy sự khác biệt qua mỗi lần viết. Từ việc dùng câu đơn đến câu phức, viết lại câu hay sử dụng từ nối khác nhau sẽ tạo thêm kinh nghiệm cho bạn khi tiếp tục làm đề khác.
Nhưng chú ý, trước khi làm bài hãy lên dàn ý:
Với bài viết này, mở bài nên viết sao, thân bài nên viết sao kết bài thì như thế nào? Mọi thứ nên có sẵn trong đầu bạn trước khi đặt tay vào viết
Mình sẽ triển khai ý và sử dụng những từ nối nào…
Bạn có thể học theo bài mẫu nhưng tuyệt đối đừng bắt chước. Học văn mẫu là dùng để phân tích họ viết thế nào, ý tưởng ra sao, từ vựng, câu nào được sử dụng… để từ đó bạn tạo lập được layout cho bài viết của mình.
Nói tóm lại, cách học IELTS hiệu quả là phải học nhiều và thực hành nhiều thôi các bạn ạ. Chúng ta sẽ cần phải vượt qua những trở ngại trong việc lười hay nản của chính bản thân mình mới đạt được điểm số mong muốn. Dù thời gian có hạn hẹp, hãy cố định kỳ mỗi ngày học tập một ít, tự rèn mình vào khuôn khổ nha!