Top 6 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Trung Ngữ Pháp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Trung

   

Khi nói tới học ngôn ngữ, chúng ta cần phải quan tâm tới ba khía cạnh chính, chính là: phát âm, từ vựng và NGỮ PHÁP. Chỉ khi chúng ta hoàn thiện cả ba yếu tố này thì mới tạo nên được một tam giác cân hoàn hảo của trình độ ngôn ngữ.

   Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách học ngữ pháp tiếng Trung mà có thể sẽ giúp ích được cho các bạn đang thấy quá khó khăn trong việc ghi nhớ hay sử dụng.

   BƯỚC MỘT, trừ phi bạn có đầu óc của một thiên tài có thể ghi nhớ mãi mãi mọi thông tin qua một lần nhìn, thì đừng bắt đầu học bất kì một thứ gì khi thiếu nơi ghi chép lại kiến thức, mà căn bản nhất là VỞ hay SỔ VIẾT TAY.

   Điều này không hề thừa thãi. Bất kể giáo trình nào thì cũng đều truyền tải các điểm ngữ pháp theo dạng nhỏ giọt, mỗi bài một hay một số điểm ngữ pháp, có bài về bổ ngữ, có bài về phó từ, có bài lại về mẫu câu so sánh, … Vậy nhiệm vụ của người học là phải tự mình TỔNG HỢP lại tất cả những điểm ngữ pháp đó theo các CỤM để dễ ghi nhớ hơn.

   Chẳng hạn, có thể phân bổ cuốn sổ từ trang 1-20 sẽ là ghi chép các loại bổ ngữ, trang 21-30 là các phó từ đặc biệt, trang 31-40 là các cấu trúc câu đặc biệt (把,被,câu kiêm ngữ, câu liên động… …) . Sau khi hoàn thành học xong một bộ giáo trình, bạn đã có đầy đủ những điểm ngữ pháp cơ bản của Hán ngữ hiện đại. Lúc này, hãy giở lại cuốn sổ của mình, đọc kĩ lại từng mục, và bạn sẽ vỡ lẽ ra rất nhiều. Chính bản thân tôi, sau khi tự viết lại vào sổ từ khi bắt đầu học Hán 1, thì tôi đã có thể tự mình hệ thống lại các loại câu và cách dùng từ đặc biệt của tiếng Trung. Và cụ thể là gì, xin mời tới bước 2.

   BƯỚC HAI, học cách XÂU CHUỖI các điểm ngữ pháp theo một HỆ THỐNG thay vì học độc lập. Nếu chăm chỉ viết lại các kiến thức ngữ pháp trong giáo trình thì bạn sau cùng sẽ có khả năng đúc kết như sau.

   Với Hán ngữ hiện đại, xét về cấu trúc câu thì có thể chia ra câu cấu trúc CƠ BẢN và câu có cấu trúc ĐẶC BIỆT (xét về câu đơn). Cấu trúc cơ bản sẽ tuân thủ 1 chủ – 1 vị – 1 tân, còn câu đặc biệt hoặc thứ tự thành phần câu sẽ bị đảo lộn, hoặc không tuân thủ theo số lượng 1-1-1 như trên.

   玛丽、麦克和我都喜欢吃牛肉面和酸辣面。(Mary, Mike và tôi đều thích ăn mì bò với mì chua cay.)

   Đó là vì các bạn cho rằng có ba chủ vị và hai tân ngữ. Tuy nhiên, “玛丽、麦克和我” và “牛肉面和酸辣面” đều là các cụm danh từ, và các cụm này đảm nhiệm vai trò CHỦ – TÂN. Vì thế, câu này vẫn chỉ có một chủ và một tân.

   Quay trở lại với vấn đề cấu trúc câu, trước tiên là nắm rõ được loại câu là CƠ BẢN hay ĐẶC BIỆT, tiếp đến là THỨ TỰ thành phần câu sẽ được mô phỏng qua hình vẽ đoàn tàu sau đây:

   Ba toa CHỦ – VỊ – TÂN là ba toa sống còn, còn lại sẽ có những đường nối các toa lại để giúp đoàn tàu được trở nên hoàn chỉnh, thì đó chính là TRẠNG NGỮ và BỔ NGỮ.

   Và tôi đảm bảo với bạn rằng, mọi điểm ngữ pháp đều xoay quanh những gì tôi vừa chia sẻ, hoặc là một cấu trúc đặc biệt, hoặc là một từ ngữ đảm nhiệm vai trò trạng ngữ, hoặc một loại bổ ngữ nào đó. Vậy từ hệ thống trên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhớ được mình đã học cái gì và áp dụng nó ra sao.

   Tiếp theo, dù đó là một phó từ, một trợ từ hay bổ ngữ, thì nên GHI CHÉP đầy đủ CẤU TRÚC dạng khẳng định, phủ định, nghi vấn (nếu có), và kèm theo thật nhiều VÍ DỤ!!! Luôn luôn đặt ví dụ, càng nhiều càng tốt. Dùng nhiều MÀU BÚT để phân biệt các thành phần câu, nổi bật rõ được vai trò của điểm ngữ pháp vừa học!

   Ví dụ, khi ghi ví dụ của BỔ NGỮ THỜI LƯỢNG:

   CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + (了) +   BNTL + TÂN NGỮ (vật)     (了)

   我                      学                了       半年          汉语            了。

   TÔI                   Đà   HỌC         NỬA NĂM  TIẾNG HÁN RỒI.     

    BƯỚC BỐN, thử TƯ DUY xem điểm ngữ pháp này có GIỐNG hay NGƯỢC lại với tiếng Việt, thậm chí tiếng Anh nếu bạn giỏi nó. Cố gắng nhiều điểm tương đồng nhất có thể giữa tiếng Hán và một loại ngôn ngữ bạn quen thuộc, điều này giúp bạn dễ nhớ hơn rất nhiều!

   Chẳng hạn, thay vì nhớ 了 với quá nhiều lí thuyết, thì tôi đã quy ra 了1 là RỒI, 了2 là ĐÃ hoặc SAU KHI:

我吃饭了。 – Tôi ăn cơm RỒI.

我昨天买了两本书。- Hôm qua tôi ĐÃ mua hai quyển sách.

我刚才吃了饭了,现在不想吃什么了。- Vừa nãy tôi ĐÃ ăn RỒI, bây giờ không muốn ăn gì nữa.

我等会儿吃了饭就去看电影。- Lát nữa SAU KHI ăn cơm thì tôi đi xem phim.

   Sau khi quy đổi sang tiếng Việt như thế, việc nhớ lại 4 câu ví dụ điển hình này không còn quá khó khăn. Và các bạn cũng nên áp dụng như thể. (Tất nhiên nó chỉ là tương đối, vì ví dụ nếu câu 4 thêm 了1 cuối câu thì không dịch là RỒI, mà nó chỉ thể hiện sự việc đó ở quá khứ)

   BƯỚC NĂM, LUYỆN TẬP là chìa khóa. Luyện tập bao gồm VIẾT và NÓI. Đầu tiên, hãy làm bài tập sau giáo trình thật nhiều, luyện đề trên mạng và tập NÓI ra những câu hoàn chỉnh. Đừng để việc học ngữ pháp chỉ dừng ở việc CHÉP và HỌC THUỘC. Hãy biến nó sinh động hơn bằng cách NÓI ra các câu, thậm chí các đoạn văn.

Cách Học Tốt Ngữ Pháp Tiếng Trung

Làm bài tập dịch

Một số bạn có thói quen, đọc tài liệu nước ngoài để tìm hiểu thông tin, kiến thức thì ắt hẳn các phần bài tập dịch sẽ không làm khó được bạn. Các bạn hãy tự trích một đoạn tài liệu các bạn hay đọc ra, sau đó dịch và quan sát cách viết ngữ pháp tiếng trung của họ và ngữ pháp tiếng việt của mình xem có điểm gì giống, điểm gì khác nhau. Từ đó, tôi tin là bạn có thể tự ngộ ra được rất nhiều điều và chắc chắn rằng sẽ hiểu, nhớ phần ngữ pháp đó lâu hơn.

Đọc truyện Trung Quốc

Có lẽ đây sẽ là cách học phù hợp với các bạn thích đọc truyện. Việc bạn cần làm đầu tiên là chọn ra thể loại truyện bạn hứng thú, thích đọc nhất. Còn sau đó là bắt tay vào đọc, trong lúc đọc hãy chú ý xem các câu chữ tác giả viết như thế nào. Một lời khuyên nữa là bạn nên chọn những truyện ngắn đọc vào thời gian đầu, theo thời gian hãy tăng dần số trang trong cuốn truyện mà bạn đọc lên.

Viết bài luận ngắn bằng tiếng Trung

Luyện viết hàng ngày là một giải pháp không hề tồi, phương pháp này sẽ đòi hỏi bạn bỏ ra nhiều thời gian một chút, chăm chút câu chữ một chút. Trong bài luận này bạn cần làm 2 điều đó sử dụng những ngữ pháp bạn đã học, đồng thời mỗi ngày, bạn hãy tự tìm hiểu thêm 1 cấu trúc ngữ pháp và áp dụng luôn vào bài luận của mình. Việc làm đó giúp bạn vừa có kiến thức ngữ pháp mới mà còn vừa có thể luyện tập luôn ngữ pháp đó trong bài luận của mình.

Học ngữ pháp tiếng Trung chậm mà chắc

Học ngữ pháp với các giáo viên có chuyên môn cao

Học tập với một giáo viên có chuyên môn cao sẽ giúp bạn học tập ngữ pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Với bất cứ vấn đề, thắc mắc nào, bạn không thể giải đáp được thì khi có giáo viên, họ sẽ cho bạn một câu trả lời. Thật nhanh phải không, bạn sẽ không phải tìm thông tin, lọc thông tin trên mạng để có được một câu trả lời tốt.

Tiếng Trung Toàn Diện luôn sẵn sàng trợ giúp, giải đáp thắc mắc cho các bạn về các kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên sâu về tiếng Trung. Chỉ cần bạn có câu hỏi, chúng tôi sẽ cho bạn một câu trả lời tốt nhất.

Facebook: https://web.facebook.com/tiengtrungtoandien/

Youtube: Website: tiengtrungtoandien.com Tiếng Trung Toàn Diện – Vũ Mỹ Linh

Ngữ Pháp Tiếng Hàn Trung Cấp 1

Ngữ pháp tiếng Hàn Trung cấp

Ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp 1 – Bài 1 – Ngữ pháp topik trung cấp

Ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp 1 – Bài 1 – Ngữ pháp topik trung cấp

Cấu trúc -밖에 được sử dụng sau phó từ hoặc danh từ, đằng sau -밖에 là mệnh đề phủ định, cấu trúc này diễn tả sự lựa chọn duy nhất của hành động, sự việc nào đó. Có thể hiểu -밖에 tương đương với từ “chỉ” của tiếng Việt.

Anh chỉ yêu em ( Anh không thể yêu ai ngoài em)

Tại sao cậu chỉ ăn rau (tại sao cậu không ăn gì ngoài rau)

2.Ngữ pháp topik trung cấp – Cấu trúc -(이)라고 하다

Cấu trúc -(이)라고 하다 được sử dụng sau danh từ. Với danh từ có kết thúc bởi một phụ âm sẽ được gắn với-이라고 하다, ngược lại danh từ có nguyên âm ở cuối thì gắn với -라고 하다. Nghĩa tiếng Việt tương đương với ” được gọi là, gọi là”.

Từ “안다” được gọi là “ôm” trong tiếng Việt

Cô giáo ấy được gọi là thiên thần.

3. Ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp 1 – Cấu trúc -게 되다

Cấu trúc -게 되다 được sử dụng sau động từ hoặc tính từ nhằm biểu thị sự thay đổi tính chất, trạng thái của sự việc, hiện tượng nào đó.

Cơ thể không được tốt nên uống thuốc là được.

Từ tháng trước tôi đã được đi làm thêm

처음에 한국 음식을 못 먹었는데 지금은 잘 먹게 됐어요.

Lần đầu tôi đã không thể ăn món ăn Hàn Quốc nhưng bây giờ tôi đã ăn tốt rồi.

4. Ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp 1- Cấu trúc -(으)ㄹ 생각이다

Cấu trúc -(으)ㄹ 생각이다 dùng sau động từ nhằm nói về ý định, dự định nào đó. Đối với động từ có patchim (kết thúc bởi phụ âm) sẽ được gắn cùng -을 생각이다, còn lại không có patchim (có nguyên âm đứng cuối) sẽ được dùng với -ㄹ 생각이다.

Năm sau tôi định đến Hàn Quốc du học.

한국 회사에서 취직할 생각여서 한국어를 열심히 공부하고 했어요.

Tôi định tìm việc ở công ty Hàn nên tôi đang học chăm chỉ tiếng Hàn.

Bây giờ tôi định ăn trưa cùng Hoa

Bổ Ngữ Trình Độ Ngữ Pháp Cơ Bản Khi Học Tiếng Trung Hoa

Định nghĩa: Bổ ngữ dùng để nói rõ tính chất của sự vật hoặc động tác đạt đến mức độ nào đó gọi là bổ ngữ trình độ.Bổ ngữ trình độ đơn giản thường do hình dung từ đảm nhận. Giữa động từ và bổ ngữ trình độ phải dùng trợ từ kết cấu ” 得 “để nối 。

Ví dụ:

(1) 他来得很早。

/Tā lái de hěn zǎo./

Anh ta đến rất sớm

(2) 他们玩得很开心

/Tāmen wán de hěn kāixīn/

Họ chơi đùa rất vui vẻ

– Nếu động từ có tân ngữ thì sau tân ngữ lặp lại động từ 1 lấn nữa sau đó là phần bổ ngữ được nối bằng “得”

Ví dụ:

(1) 他说汉语说得很流利。

/Tā shuō hànyǔ shuō de hěn liúlì./

Anh ấy nói tiếng trung rất lưu loát (2)他写汉字写得很好。

/Tā xiě hànzì xiě de hěn hǎo./

Anh ấy viết chữ hán rất đẹp

CHÚ Ý: Nếu ta không muốn lặp lại động từ đó thêm lần nữa ta chỉ việc đặt động từ đó sau tân ngữ.

Ví dụ: (1) 他汉语说得很流利。

/Tā hànyǔ shuō de hěn liúlì./

Anh ấy nói tiếng trung rất lưu loát (2) 他汉字写得很好。

/Tā hànzì xiě de hěn hǎo./

Anh ấy viết chữ hán rất đẹp

– Bổ ngữ trình độ thường do các từ ngữ sau đây đảm nhiệm

1. Tính từ hoặc kết cấu tính từ

Ví dụ: +他每天都起得很早。

/Tā měitiān dū qǐ de hěn zǎo./

Hằng ngày anh ấy đều dậy rất sớm

+他汉字写得跟中国人一样快。

/Tā hànzì xiě de gēn zhōngguó rén yīyàng kuài./

Anh ấy viết chữ hán nhanh như người Trung Quốc

2. Động từ hoặc kết cấu động từ

Ví dụ: +一听到这个好消息,他高兴得跳了起来。

/Yī tīng dào zhège hǎo xiāoxī, tā gāoxìng de tiào le qǐlái./

Vừa mới nghe được tin đó, anh ấy vui mừng nhảy cẫng lên +看了那部电影,他感动得流下了泪。

/Kànle nà bù diànyǐng, tā gǎndòng de liúxià le lèi./

Xem xong bộ phim đó, anh ấy cảm động đến rơi nước mắt

3. Kết cấu chủ vị

Ví dụ: +他讲得大家都笑了起来了.

/Tā jiǎng de dàjiā dōu xiàole qǐláile./

Anh ấy nói làm mọi người bật cười

– Hình thức phủ định

Hình thức phủ định của bổ ngữ trình độ là phủ định tính từ làm bổ ngữ.

Ví dụ: + 他写得不清楚。

/Tā xiě de bù qīngchǔ./

Anh ấy viết không rõ ràng + 他跑得不快。

/Tā pǎo de bùkuài./

Anh ấy chạy không được nhanh

– Hình thức hỏi của câu có bổ ngữ trình độ là khẳng định và phủ định bổ ngữ (Câu hỏi chính phản).

Ví dụ: + 他汉语说得流利不流利?

/Tā hànyǔ shuō de liúlì bù liúlì?/

Anh ấy nói tiếng Trung có lưu loát không? + 他跑得快不快?

/Tā pǎo de kuài bùkuài?/

Anh ấy chạy có nhanh không?

CHÚ Ý: Ngoài hình thức câu hỏi chính phản ta có thể dùng “吗” để hỏi.

Ví dụ: + 他汉语说得流利吗?

/Tā hànyǔ shuō de liúlì ma?/

Anh ấy nói tiếng trung có lưu loát không? +他跑得快吗?

/Tā pǎo dé kuài ma?/

Anh ấy chạy có nhanh không?

CHÚ Ý: Với động từ li hợp( động từ + tân ngữ) ví dụ như : 唱歌,发音,睡觉,跳舞… thì ta bắt buộc phải lặp lại động từ.

Ví dụ: +他唱歌唱得很好听。

/Tā chànggē chàng dé hěn hǎotīng./

Anh ấy hát rất hay +他发音发得很准。

/Tā fāyīn fā de hěn zhǔn./

Anh ấy phát âm rất chuẩn