Top 9 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Trung Giao Tiếp Tại Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Tiếng Trung Giao Tiếp Tại Nhà Hàng

Những câu giao tiếp tiếng Trung trong nhà hàng dành cho nhân viên phục vụ

1. 欢迎光临 ( Huānyíng guānglín )

2. 请问,你们有几位(Qǐngwèn, nǐmen yǒu jǐ wèi )

Xin hỏi, các vị có mấy người

3. 你们先点菜吗?(Nǐmen xiān diǎn cài ma? )

Các vị gọi món trước phải không ?

4. 你们想/ 要吃什么 ?( Nǐmen xiǎng/ yào chī shénme? )

Các vị muốn ăn gì ?

5. 你们想 / 要喝什么 ?( Nǐmen xiǎng/ yào hē shénme? )

Các bạn muốn uống gì ?

6. 请稍微等一下,菜马上来/ 上!(Qǐng shāowéi děng yīxià, cài mǎshàng lái / shàng! )

Xin vui lòng đợi 1 lát thức ăn lập tức lên/ được đưa tới

7. 你还要点什么吗?(Nǐ hái yàodiǎn shénme ma ? )

Bạn còn muốn gọi món gì nữa không ?

8. 这种菜有点辣,你会吃辣的吗 ? (Zhè zhòng cài yǒudiǎn là, nǐ huì chī là de ma? )

Món này hơi cay, bạn có thể ăn cay không ?

9. 我们饭馆今天有新的菜,你们要看吗 ? (Wǒmen fànguǎn jīntiān yǒu xīn de cài, nǐmen yào kàn ma ? )

Nhà hàng chúng tôi hôm nay có món mới, các bạn có muốn xem không ?

10. 这儿有羊肉,猪肉,牛肉,鸡肉 还有 鱼,你喜欢吃什么 (Zhè’er yǒu yángròu, zhūròu, niúròu, jīròu hái yǒu yú, nǐ xǐhuān chī shénme )

Ở đây có thịt dê, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, còn có cá, bạn thích ăn gì ?

11. 菜都上齐了, 请慢用( Cài dōu shàng qíle, qǐng màn yòng )

Món ăn đều lên đủ rồi, mời từ từ dùng

12. 下 次 再 来 ( Xià cì zài lái ) Lần sau lại đến

Những câu giao tiếp tiếng Trung trong nhà hàng dành cho khách hàng

13. 还 有 座 位 吗 ?( Hái yǒu zuòwèi ma ? )

Còn chỗ ngồi không ?

14. 你好,我们有四个人( Nǐ hǎo, wǒmen yǒu sì gèrén )

Xin chào, chúng tôi có 4 người

15. 服务员,菜好了 我们都饿了 ( Fúwùyuán, cài hǎole wǒmen dōu èle ) Phục vụ, món ăn đã xong chưa, chúng tôi đều đói rồi

16. 你吃饱了吗 ? ( Nǐ chī bǎole ma? ) Bạn no chưa ?

17. 你要吃牛排吗 ? ( Nǐ yào chī niúpái ma? ) Bạn muốn ăn bò bít tết không ?

18. 服务员,给我一瓶红酒 ( Fúwùyuán, gěi wǒ yī píng hóngjiǔ )

Phục vụ, lấy cho tôi 1 chai rượu vang.

19. 这个菜我觉得不新鲜,可以换吗 ?(Zhège cài wǒ juédé bù xīnxiān, kěyǐ huàn ma ? ) Món ăn này tôi cảm thấy không được tươi, có thể đổi không ?

20. 你吃不吃辣 的 / 你吃辣吗 / 你会不会吃辣 ? ( Nǐ chī bù chī là de/ nǐ chī là ma/ nǐ huì bù huì chī là? ) Bạn có ăn đồ cay không ?

21. 这些菜味道怎么样?(Zhèxiē cài wèidào zěnme yàng? )

Mùi vị của những món ăn này như thế nào?

22. 西红柿炒鸡蛋甜不甜?( Xī hóng shì chǎo jī dàn tián bù tián ? )

Cà chua xào trứng có ngọt không ?

23. 很好吃,也很好看 ( Hěn hăo chī, yě hěn hǎo kàn. ) Rất ngon, cũng rất đẹp mắt nữa

24. 你们这里有什么特色的菜吗 ? ( Nǐmen zhèli yǒu shénme tè sè de cài ? )

Chỗ các bạn có món ăn nào đặc sắc không ?

25. 你能告诉我这是什么吗? ( Nǐ néng gàosù wǒ zhè shì shénme ma ? )

Bạn có thể cho tôi biết đây là gì không

Những câu giao tiếp tiếng Trung trong nhà hàng dành cho khách hàng

26. 你有什么推荐吗 ? ( Nǐ yǒu shénme tuījiàn ma ? )

Bạn có món nào gợi ý không?

27. 我想要一些虾饺,馄饨和一个奶黄包. ( Wǒ xiǎng yào yī xiē xiā jiǎo, hún tún hé yī gè nǎi huáng bāo. )

Tôi muốn sủi cảo nhân tôm, vằn thắn và bánh bao trứng sữa.

28. 我可以看一下菜单吗? ( Wǒ kěyǐ kàn yīxià cài dān ma ? )

Tôi có thể xem thực đơn không?

29. 你要喝点儿什么? ( Nǐ yào hē diǎner shén me ? )

Anh có muốn uống gì không?

30. 来一个胡志明啤酒和一瓶白兰地. ( Lái yīgè HúzhìMíng píjiǔ hé yī píng báilándì. )

Cho tôi 1 bia Sài Gòn và 1 chai rượu Brandi.

31. 我买单! ( Mǎi dān ! )

32. 今天我请客,我来付钱. ( Jīntiān wǒ qǐngkè, wǒ lái fù qián )

Hôm nay tôi mời, để tôi trả tiền cho.

33. 这 儿 可以刷卡吗 ? ( Zhè’er kěyǐ shuākǎ ma? ) Ở đây có quẹt thẻ không

34. 小姐 ,剩下的钱,你收下吧. (Xiǎojiě, shèng xià de qián, nǐ shōu xià ba . )

Hy vọng những câu tiếng Trung giao tiếp tại nhà hàng trên sẽ giúp ích cho các bạn khi đi ăn ở nhà hàng; hoặc làm việc tại nhà hàng.

Học Tiếng Anh Giao Tiếp Tại Nhà

Học Tiếng Anh hiện nay được xem là thứ tiếng thông dụng. Không chỉ riêng với học sinh hay sinh viên mà đối với những người đi làm cũng cần phải học tiếng Anh. Tuy nhiên không phải khi nào bạn cũng có thời gian để đến trường lớp, do thời gian quá bận rộn. Để khắc phục được khó khăn này thì rất nhiều người đã lựa chọn học tiếng Anh giao tiếp tại nhà.

Tiếng anh là thứ tiếng thông dụng và dễ học nhất. Bởi nó sử dụng ngôn ngữ la-tinh không có âm vần như Tiếng Việt, Tiếng Trung… Từ vựng trong tiếng Anh nó cũng dễ hơn tiếng Nhật hay tiếng Hoa…

Ngoài ra ngữ pháp trong tiếng Anh cũng không có nhiều trợ từ. Nhờ sự logic cao mà người học có thể dễ dàng suy luận khi mà nắm được kiến thức cơ bản.

Sự chặt chẽ mà không kém phần linh hoạt của tiếng Anh. Đối với những người thành thạo tiếng anh thì đây là loại ngôn ngữ chặt chẽ về ngôn ngữ cú pháp. Không như trong tiếng việt một câu có thể dẫn dắt thành nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên đối với tiếng Anh thì khác một câu chỉ được hiểu một nghĩa duy nhất. Các cấu trúc tiếng Anh cũng cực kỳ khoa học và logic

Chính vì vậy mà khi nắm được nguyên tắc thì bạn sẽ thấy tiếng Anh là thứ tiếng dễ dàng học nhất. Tiếng Anh rất thích hợp cho việc soạn thảo cho các văn bản luật. Các văn kiện văn bản hiệp ước quốc tế đều sử dụng tiếng Anh. Do nó có sự chặt chẽ và lập luận.

Tại sao nên lựa chọn học tiếng Anh tại nhà?

Nếu bạn đến trung tâm để học sẽ rất mất thời gian. Đối với những bạn đang đi làm thì thời gian để đến trung tâm gần như là không có. Còn đối với các bạn học sinh, sinh viên thì việc tới trung tâm sẽ rất tốn thời gian. Chưa kể thới thời tiết và đoạn đường di chuyển rất mất an toàn.

Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn học tại nhà thì rất thoải mái. Bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Đơn giản chỉ cần bạn có chiếc điện thoại thông minh, hay chiếc laptop là bạn có thể yên tâm học. Mà không tốn thời gian cho việc di chuyển cũng như thời gian cố định cho việc học.

Nếu bạn học tại nhà thời gian học sẽ không bị cố định. Chỉ cần bạn có thời gian rảnh bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể bắt đầu cho việc học.

Đây được xem là những ưu điểm vượt trội mà học tiếng Anh tại nhà mang đến cho các học viên của mình. Thời gian học cực kỳ linh hoạt giúp cho bạn có cảm giác thoải mái dễ tiếp thu hơn cho việc học.

Với mạng internet ngày càng phát triển thì việc học của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần bạn chọn 1 khóa học online hay thậm chí bạn có thể tự xây dựng việt học riêng cho mình. Thì bạn cũng sẽ có nhiều nguồn tài liệu cho việc học.

Học ngữ âm cũng như phát âm chính xác

Tiếng Anh khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Nhiều từ ngữ tuy có cách viết giống nhau nhưng khi phát âm lại hoàn toàn khác. Chính vì vậy việc phát âm rất quan trọng, nếu ngay từ đầu bạn đã phát âm sai thì sẽ rất khó để sửa.

Có thể nói phát âm là bước đầu tiên cho kỹ năng nghe và nói. Chính vì vậy mà khi bắt đầu học bạn nên lựa chọn học phát âm đầu tiên. Phát âm đc xem là vấn đề mấu chốt trong việc học tiếng Anh.

Nếu có thời gian rảnh thì tốt nhất bạn nên tới các trung tâm dạy tiếng Anh. Nơi đó sẽ có các giảng viên chuyên viên về tiếng Anh trực tiếp sửa cách phát âm lại cho bạn.

Tuy nhiên nếu bạn không có thời gian rảnh, bạn quá bận rộn và không có thời gian cố định cho việc học. Bạn có thể đăng ký khóa học online về tiếng Anh giao tiếp.

Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các hình ảnh cũng như âm thanh sống động. Cùng các website sử dụng riêng cho việc chia các từ vựng. Một phần các bạn sinh viên thường học ghi, chép, lẩm nhẩm theo 1 cách máy móc.Giúp việc học cũng khá là nhanh chóng. Tuy nhiên sau đó lại rất nhanh quên.

Khi học nên kết hợp những hình ảnh hoặc âm thanh để có thể tiếp thu những kiến thức đang học nhanh hơn. Mà lại nhớ được lâu hơn, lại có thể giải trí trong lúc học.

Để không tạo áp lục cho bản thân thì nên học từ từ, để việc học được thoải mái hơn. Học theo cách chuyên sâu để có thể dễ dàng đi vào bài hơn.

Mỗi ngày chỉ cần học ít. Để có thể áp dụng vào giao tiếp cũng như sinh hoạt hằng ngày thành từng câu cụ thể nhất. Không nên học quá nhiều sẽ khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi mà không được áp dụng..

Nên áp dụng vào các vốn từ bạn đã học vào cuộc sống. Không nên bỏ lỡ nó.

Khi bạn biết ứng dụng trong những lúc cần thiết, không để lãng phí. Để có thể giúp bạn ghi nhớ thật lâu.

Quan trọng nhất vẫn là bạn nên phát âm đúng, cũng như có thể nói được để cho người khác có thể hiểu được bạn đang nói gì. Đối với những người mới bắt đầu đi học thì phát âm chuẩn là 1 điều cực kỳ khó khăn.

Mỗi người sẽ có 1 khẩu hình miệng khác nhau. Bởi ngay từ đầu họ đã không được luyện đúng cách.

Bước 1: Để phát âm được chuẩn xác thì cần phải học phát âm

Mỗi ngày bạn nên nghe tiếng anh thật nhiều. Để không tốn thời gian cho việc nghe thì bạn có thể nghe tiếng anh trong các hoạt động của bạn.

Podcast là 1 trong những tài liệu tốt nhất cho việc nghe.

Bạn nên bắt đầu từ những bước nhỏ trước, và cũng nên học nhanh chóng các từ vựng phổ biến nhất.

Nếu như bạn nghe được đến trình độ khá rồi thì bạn nên lựa chọn nghe những thứ có tính thử thách cao hơn.

Bước 2: Chú ý tới môi và miệng khi nói để phát âm chuẩn hơn

Bước 3: Chú ý vào lưỡi khi phát âm để khả năng phát âm của bạn được cao hơn

Bước 4: Chia thành các âm riêng lẻ trong 1 từ để có thể phát âm được dễ dàng hơn.

Bước 5: Để giúp bạn nói tiếng anh được tự nhiên hơn thì hãy chú ý vào trọng âm của từ. Hãy cố gắng nghe và luyện thật nhiều để phát âm chuẩn hơn.

Bước 6: Luyện phát âm 1 cách kiên trì và thoải mái hơn. Khi luyện thì khẩu hình cũng như khuôn mặt cũng cần phải thoải mái hơn. Để giúp cho bạn tránh được những khó khăn khi phát âm.

Bước 7: Mỗi lần bạn học nói thì bạn nên ghi hình lại. Để có thể phát hiện ra lỗi cũng như việc chỉnh sửa cũng sẽ dễ dàng hơn.

Bước 8: Hãy luyện nói thật nhiều với các bạn bè của mình để có thể nâng cao khả năng phát ra âm thanh của bản thân.

Tăng cường ôn luyện và sử dụng từ vựng để khả năng ghi nhớ được cao hơn. Tránh việc phải ngồi học từng trang dài về từ vựng. Mà áp dụng luôn từng từ vào trong thực tế cũng như các sinh hoạt hằng ngày.

Chăm học tiếng anh xem phim cũng như kết hợp các hình ảnh thực tế để các từ vựng có thể ghi nhớ được lâu hơn cũng như dễ dàng hơn.

Tự Học Tiếng Anh Giao Tiếp Tại Nhà

Vì không có thời gian theo học tại các trung tâm tiếng Anh nên nhiều người phải lựa chọn con đường tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Vậy, phương pháp này có hiệu quả không và làm sao để tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà thành công?

Tìm hiểu thêm:

Học tiếng Anh càng sớm càng tốtHọc tiếng Anh ngắn hạn tại Philippines chi phí thấp cùng HALO

Bắt chuyện với người nước ngoài như thế nào?

Học phí học tiếng Anh ở Philippines

Có nên học tiếng Anh ở Philippines không?

Tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà có hiệu quả không?

Trong nhịp sống tấp nập, không phải ai cũng có thời gian và điều kiện để tham gia một khóa học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm đào tạo tiếng Anh. Do vậy, tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà là một lựa chọn phù hợp.

Học tiếng Anh tại nhà bạn có thể học tranh thủ vào những thời gian nghỉ ngơi tại nhà. Vào buổi tối, sau khi hoàn thành công việc nhà, bạn cơ thể học luyện nghe bằng cách xem một bản tin tiếng Anh hoặc đọc một bài báo để cập nhật tin tức. Nếu bạn muốn giải trí thì có thể xem một bộ phim tiếng Anh có phụ đề, không có phụ đề hoặc nghe những bài hát tiếng Anh để tăng hứng thú học tập.

Ngoài ra, tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà còn giúp bạn giảm được một khoản tương đối kinh phí học ngoại ngữ tại các trung tâm đào tạo tiếng Anh.

Tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà thành công

Xác định mục tiêu học tiếng Anh

Việc xác định mục tiêu học tiếng Anh vô cùng quan trọng bởi khi xác đinh được mục tiêu, bạn sẽ cố gắng và nỗ lực để học tập đạt kết quả tốt nhất. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu để có thể phấn đấu, hoàn thành nhanh chóng hoàn thành để tạo động lúc tiếp tục học.

Lựa chọn tài liệu

Lựa chọn tài liệu học là khâu vô cùng quan trọng để việc tự học tiếng Anh không bị gián đoạn hoặc bỏ dở giữa chừng. Bạn cần lựa chọn tài liệu phù hợp với khả năng của bản thân, sau đó là tài liệu theo sở thích của bản thân. Nếu lựa chọn liệu quá cao siêu thì bạn sẽ nhanh nản, tài liệu dưới trình độ thì bạn sẽ ỷ lại không thèm học.

Tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà bạn có thể chọn rất nhiều tài liệu từ nhiều nguồn nhưng phổ biến nhất là những tài liệu online. Bạn có thể xem phim trên mạng, tải những đoạn hội thoại trên Internet và nghe lúc đang làm việc nhà. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua những tài liệu về ngữ pháp hoặc down tài liệu ngữ pháp trên mạng để có thể phát triển toàn diện các kỹ năng.

Kiên trì luyện tập

Khi đã lựa chọn được những tài liệu phù hợp bạn cần luyện tập thường xuyên hàng ngày, coi học tiếng Anh như bữa ăn giấc ngủ thì mới có thể thành công được. Để luyện tập tốt hơn, bạn có thể tự thoại bằng cách nhìn vào gương và nói chuyện, điều chỉnh thái độ, biểu cảm để tạo được sự tự tin khi giao tiếp với người đối diện. Ngoài ra, bạn có thể rủ một đứa bạn để cùng nói chuyện, nhờ bạn phát hiện lỗi sai hoặc cùng bạn rèn luyện.

Tham khảo khóa: Học tiếng Anh tại Philippines

Việc tự học tiếng Anh tại nhà vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm chi phí. Bạn có tham gia group Tự học tiếng Anh để có thể cùng trao đổi kiến thức với các thành viên có kinh nghiệm trong nhóm hoặc LIKE fanpage Tự học tiếng Anh để tiếp thu thêm những kiến thức mới.

Fanpage: https://www.facebook.com/tuhoctienganhhalo/

Group: https://www.facebook.com/groups/217812571931598/

Nếu bạn muốn học tiếng Anh hãy đăng ký tại HALO để được học theo phương pháp mới nhất.

Liên hệ với HALO GROUP nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALO

VĂN PHÒNG ĐỒNG NAI

Bạn đang theo dõi bài viết:

[contact-form-7 id=”630″ title=”Lien he Yeu cau tu van”]

Tự Học Tiếng Trung Giao Tiếp Tại Nhà Cho Người Mới Bắt Đầu

Và bạn cũng muốn nói tiếng Trung hay và chuẩn như người bản ngữ?

Nhưng…

…bạn vẫn CHƯA BIẾT phải HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Cách 1: Tăng kỹ năng nghe tiếng Trung vô cùng hiệu quả

Để kỹ năng nghe được cải thiện, bạn phải luyện nó trong một khoảng thời gian dài.

Nghe tiếng Trung vài giờ mỗi ngày “trong khoảng một tháng” không hề đủ. Bạn cần phải nghe với thời lượng vừa đủ và làm điều đó trong nhiều tháng liền (hoặc là cả một năm).

Sai lầm trong quá trình luyện tập của bạn đó là bạn chọn sai tài liệu với trình độ của mình. Chọn tài liệu quá dễ hoặc quá khó đều sẽ khiến bạn nản chí và bỏ cuộc sớm.

Một hành động phí công vô ích nữa là bạn chỉ nghe mà không dành thời gian để hiểu nên mãi không tiến bộ. Thực tế, bạn sẽ chỉ nghe tốt và tiếp thu nhanh khi hiểu được nội dung mình đang tiếp nhận là gì.

Vậy giải pháp?

Nếu là người mới luyện, hoặc kỹ năng này còn rất yếu, thì bạn nên:

Sau đó nâng dần lên các câu chuyện dài hơn, khó hơn.

Cuối cùng là luyện nghe từ các bản tin trên tivi, radio, show truyền hình…

Còn nếu khả năng nghe của bạn đã tốt rồi, bạn có thể tìm luôn những đoạn hội thoại tiếng Trung khó hơn để luyện nghe:

Hội thoại mà trong đó mọi người nói hơi nhanh một chút (nhưng bạn vẫn hiểu được đoạn đối thoại đó).

Hội thoại có chứa một số từ và cụm từ mà bạn không biết (nhưng bạn vẫn hiểu được ý chính).

Hội thoại mà trong đó bạn có thể nghe và hiểu được từ 80 – 90% các câu.

Bạn có thể tham khảo Bộ tài liệu luyện giao tiếp nghe nói tiếng Trung kèm video bài giảng bám sát theo sách.

Về tài liệu

Tôi không ép buộc bản thân phải nghe hết tất cả, mà thường chỉ chọn những chuyên mục cảm thấy hay và có động lực để nghe.

Về phương pháp

Tôi thường luyện nghe bằng kỹ thuật Nghe Ngấm và có thêm 1 vài chi tiết nhỏ cho mình. Đây là 3 bước luyện nghe tiếng Anh mà tôi thường áp dụng.

Bước 1: Làm quen với bài nghe tiếng Anh

Luyện nghe từ 3-5 lần, chỉ nghe chưa cần hiểu nội dung, và hãy cố gắng không xem phần transcript/ bản chữ của bài nghe.

Bước 2: Hiểu nội dung

Mục đích chính của bước này là cần phải hiểu nội dung.

Tôi luyện nghe từ 2 – 3 lần cùng với phần transcript/ bản chữ của bài.

Với những từ chưa biết, trước tiên tôi sẽ dựa vào hoàn cảnh và câu nói để suy ra nghĩa của từ. Sau đó tôi dùng từ điển để tra lại. Hành động nhỏ này sẽ kích thích tư duy, khiến tôi nhớ từ và cách sử dụng của nó lâu hơn.

Bước 3: Nghe và ngấm toàn bộ nội dung

Lúc này tôi nghe lại và không theo dõi bản dịch.

Với những bài có quá nhiều thông tin, tôi thường hãy nhắm mắt để có thể tập trung nhiều nhất vào bài nghe.

Trong khi nghe, tôi cũng tưởng tượng trong đầu diễn biến, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện hay đoạn hội thoại đó. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tôi có thể hiểu được toàn bộ nội dung.

Cách 2: Làm thế nào để luyện nói tiếng Trung thật trôi chảy?

1. Tập suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Trung sẽ giúp bạn phản xạ nhanh hơn khi giao tiếp thực

Cách này giúp việc nói tiếng Trung trở nên đơn giản hơn do việc tư duy của bạn đã thành phản xạ và có hệ thống.

Hãy cố gắng sử dụng tiếng Trung để suy nghĩ bất cứ việc gì trong cuộc sống hằng ngày, bắt đầu từ những đồ vật xung quanh bạn với những câu đơn giản nhất.

Ví dụ: Trên bàn của bạn có 1 cây bút. Thay vì nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Trung, hãy nói luôn: “这是一支笔,它在桌子上。”

Bạn không nhất thiết phải nói ngay một câu dài. Hãy bắt đầu bằng những câu ngắn gọn và đơn giản nối tiếp nhau. Dần dần khi bạn đã quen, hãy thử sức với những câu dài hơn.

2. Luyện nói tiếng Trung một mình hoặc nói trước gương giúp bạn hình thành sự tự tin trong giao tiếp

Khi bạn đã tư duy được bằng tiếng Trung rồi thì hãy cố gắng nói suy nghĩ ấy ra, biến chúng thành lời.

Đọc tiếng Trung bạn cũng phải làm như vậy, ngay cả khi không có ai ở đó để chỉnh sửa. Chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái, không còn ngại ngùng và cảm thấy tự tin hơn.

Một cách luyện nói tiếng Trung khá hữu dụng nữa là luyện tập trước gương. Đặc điểm của việc tập luyện này giúp bạn có thể quan sát được khẩu hình miệng, hết thảy khuôn mặt và cơ thể bạn khi nói.

Phương pháp này giúp bạn điều chỉnh miệng và lưỡi khi luyện phát âm nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác, cũng như tự tin nhìn thẳng vào đối phương trong giao tiếp.

3. Luyện nói tiếng Trung theo kỹ thuật nói đuổi giúp bạn tự tin nói chuẩn và trôi chảy

Kỹ thuật nói đuổi là kỹ thuật luyện nói tiếng Trung bằng cách bạn lắng nghe tiếng Trung, nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người bản xứ.

Bước 1: Luyện tai nhạy tiếng Trung Bước 2: Luyện nói tiếng Trung với tốc độ chậm

Đầu tiên bạn hãy nghe và nhẩm theo bản dịch từ 1 – 3 lần cho đến khi quen. Sau đó nói to theo bài từ 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn cho đến khi bạn bắt kịp tốc độ của giáo viên.

Cuối cùng là bỏ bản dịch, vừa nghe vừa nói to theo bài luyện cho đến khi bạn cảm thấy đuổi kịp được tốc độ, tự tin về cách phát âm và các âm đuôi.

Bước 3: Luyện nói tiếng Trung với tốc độ của người bản xứ

Tương tự như bước 2, trước tiên bạn cũng nghe và nhẩm theo bài nói từ 1- 3 lần. Sau đó nói đuổi theo từ 2 – 3 lần hoặc hơn. Lúc này bạn có thể sử dụng bản dịch trong trường hợp cần thiết.

Cuối cùng, không sử dụng bản dịch và chỉ tập trung vào việc luyện tập từ 3 – 5 lần, cho đến khi bạn có thể bắt kịp được tốc độ của người bản xứ.

4. Luyện nói tiếng Trung theo kỹ thuật phản xạ đa chiều giúp bạn tự tin nhanh chóng bắn tiếng Trung như gió với người Trung Quốc

Bước 1: Nghe kĩ để hiểu ý chính bài nghe

Bước 2: Luyện trả lời ngắn

Sau mỗi câu hỏi của đối phương thì bạn nhấn dừng lại khoảng 6 giây và trả lời ngắn, nhanh nhất có thể.

Tập trung vào câu hỏi và trả lời ngay lập tức. Chỉ cần trả lời ý chính, chưa cần quan tâm câu trả lời của bạn đúng hay sai.

Sau khi trả lời xong, hãy nghe thật kỹ câu trả lời của nhân vật bạn chọn. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng kỹ thuật Nói Đuổi để luyện nói.

Thực hành từ 2 – 3 lần.

Bước 3: Hiểu toàn bộ câu hỏi và câu trả lời

Bạn hãy nghe lại và theo dõi cùng bản dịch từ 2 – 3 lần.

Có thể sử dụng từ điển hoặc bản dịch trong trường hợp cần thiết.

Mục tiêu ở bước này bạn cần hiểu toàn bộ đoạn hội thoại với bộ câu hỏi và câu trả lời mẫu đã đưa ra.

Bước 4: Luyện nghe nói phản xạ tiếng Trung

Tương tự bước 2, nghe lại bài và cố gắng trả lời ngay lập tức.

Cố gắng trả lời dài (như trả lời mẫu) các câu hỏi và giảm dần các câu trả lời ngắn.

Luyện tập từ 3 – 5 lần hoặc có thể nhiều hơn, cho đến khi bạn có thể trả lời các câu hỏi ngay lập tức và dễ dàng.

Có thể tạm dừng nếu bạn thực sự cần.

5. Kể một câu chuyện bằng tiếng Trung tập cho bạn thói quen nói được nhiều câu liền mạch

Ghi nhớ một câu chuyện và kể lại nó bằng tiếng Trung sẽ giúp bạn luyện được các cách nối câu từ dài và liền mạch.

Chọn một câu chuyện mà bạn yêu thích hay những mẩu chuyện ngắn “Quà tặng cuộc sống” sau khi hiểu hết và nắm rõ được cốt truyện thì hãy tự mình kể lại nó bằng tiếng Trung với giọng điệu của chính mình.

Nhớ rằng tư duy bằng tiếng Trung trong khi kể chuyện. Tập trung vào việc nói trôi chảy thay vì nói một cách chính xác. Nói từng câu theo cách của riêng bạn.

6. Thực hành luyện nói tiếng Trung với người bản xứ giúp bạn tiến bộ không ngờ

Nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc, bạn sẽ được nghe rất nhiều giọng nói khác nhau nên khả năng nghe của bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.

Hơn nữa, bạn sẽ phải sử dụng hoàn toàn tiếng Trung trong quá trình giao tiếp với người Trung Quốc.

Khi bị đặt trong hoàn cảnh này, dù chỉ là đặt câu hỏi, bộ não của bạn cũng sẽ được vận dụng hết công suất để tìm ra từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt tương tự để diễn tả ý nghĩ của mình.

Vô hình chung, khả năng ghi nhớ từ, cấu trúc cũng như khả năng phản xạ của bạn sẽ được nâng lên đáng kể.

Thêm 1 lợi ích nữa là bạn sẽ biết được ngữ điệu, cách phát âm đúng và tự điều chỉnh để có giọng nói tự nhiên nhất.

Vậy có những cách nào để nói chuyện với người Trung Quốc?

Tham gia các câu lạc bộ tiếng Trung không chỉ giúp bạn luyện giao tiếp, mà còn kết nối bạn với những người cùng sở thích, cùng niềm đam mê để các bạn giao lưu, mở rộng mối quan hệ của mình. Tìm hiểu câu lại bộ “Giao lưu tiếng”

Kết bạn bốn phương qua các trò chơi có server quốc tế, các app có kết nối với người nước Trung Quốc.

Tham gia các chương trình, khóa học trực tiếp 1 – 1 với người nước Trung Quốc.

Note: Tôi vẫn ưu tiên cách tham gia câu lạc bộ và tham gia chương trình khóa học nhất, bởi bạn sẽ bớt đi nỗi lo gặp phải người xấu, lừa đảo…

Chương 3: Những yếu tố quan trọng giúp bạn tự học tiếng Trung giao tiếp tiếng Trung thành công

1. Từ vựng

Đây là một yếu tố quan trọng khi học bất cứ ngôn ngữ nào.

Bạn cần có lượng từ vựng phong phú thì cuộc hội thoại của bạn mới trở nên thú vị. Từ vựng quá ít sẽ làm cản trở năng lực nghe hiểu của bạn.

Đặt mình vào vị trí của người nghe, chắc chắn bạn cũng không muốn mình phải nhắc lại quá nhiều lần và giải thích nghĩa từ nào đó khi bạn đang hào hứng kể chuyện phải không?

Cách tốt nhất để xây dựng kho từ vựng là đọc sách, báo tiếng Trung thật nhiều, hoặc thu thập từ vựng qua các bài nghe, bài hát, phim ảnh.

Để việc học từ vựng được hiệu quả, bạn không chỉ học mỗi nghĩa mà còn cần học hình thái của từ đó nữa.

Tôi sẽ chia sẻ cách ghi nhớ từ vựng của tôi. Phương pháp này đã giúp tôi ghi nhớ được hơn 7000 từ và sử dụng chúng thành thạo như bây giờ:

Khi bắt gặp một từ mới, tôi sẽ phân tích cái nhìn trực quan của từ này bằng cách tự hỏi những câu sau:

Từ này có bao nhiêu âm tiết, ngữ nghĩa?

Từ này có thể kết hợp được với bao nhiều từ khác?

Tiếp theo, tôi sẽ cố xử lý ý nghĩa của từ đó bằng cách sau:

Phân loại từ đó ra thuộc dạng tốt, xấu hay trung lập.

Nhanh chóng tạo ra một hình ảnh khác thường (hoặc một câu chuyện) bao gồm cả nghĩa của từ này.

Xem liệu các từ có chung chữ cái nào với tên của tôi không.

Nghĩ ra các từ khác có ý nghĩa tương tự với từ mà tôi muốn nhớ.

Điều quan trọng trong phương pháp này là tôi tập trung phân tích cả ý nghĩa và hình thức của từ cùng lúc sao cho não kết nối chúng lại.

2. Ngữ pháp

Với trình độ tiếng Trung cơ bản, nói cách khác là “tiếng Trung bồi” thì ngữ pháp thực sự chưa quá quan trọng.

Nhưng, nếu muốn đàm phán, tranh luận, thuyết phục người khác hoặc tự giới thiệu ở buổi phỏng vấn, xin việc, sử dụng đúng cấu trúc câu sẽ tăng độ uy tín, tin cậy của bạn trong mắt đối phương, nhà tuyển dụng.

Thêm nữa, khi giỏi ngữ pháp, bạn sẽ nghe hiểu người bản xứ dễ dàng hơn.

Nếu ví việc học tiếng Trung với việc xây một ngôi nhà, thì ngữ pháp tiếng Trung sẽ đóng vai trò là nền móng và khung nhà.

Móng và khung chắc thì nhà xây lên sẽ chắc chắn, có thể xây cao hay mở rộng thêm nhiều những chi tiết thiết kế khác, và ngược lại.

Vậy nên học ngữ pháp như thế nào?

Bạn không nên chỉ học ngữ pháp theo hình thức nghe giảng và làm bài tập theo cách truyền thống. Cách này có thể giúp bạn học được nhiều kiến thức nhưng không ghi nhớ lâu và sử dụng hiệu quả được.

Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên học ngữ pháp theo cách hiểu bản chất và cách sử dụng của từng mục ngữ pháp nhỏ.

Phân tích tình huống sử dụng của chúng qua các ví dụ trong bài luyện tập.

Lấy các ví dụ tương tự, thực hành đặt câu, sử dụng trong tình huống nói và viết đối với mục ngữ pháp đó.

Sử dụng tài liệu hướng dẫn ngữ pháp có kèm các file nghe đối với mỗi mục ngữ pháp để ghi nhớ cách sử dụng, phát âm, cấu trúc câu và ý nghĩa.

Và đây là 3 bước học ngữ pháp tiếng Trung mà tôi đã và đang áp dụng rất hiệu quả:

Học có mục đích rõ ràng

Chia nhỏ mục tiêu học tập theo từng phần nhỏ

Học mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày

Có 1 mẹo học mà tôi thường áp dụng là: với những bài ngữ pháp khó, tôi tự tạo ấn tượng cho bản thân để có thể ghi nhớ tốt hơn.

Ví dụ: khi học về cấu trúc câu dạng thì tương lai, bạn có thể liên tục nắm chặt bàn tay trái, đến lúc phải làm bài tập về cấu trúc dạng này bạn cũng làm như vậy, bộ não bạn sẽ được kích thích để ghi nhớ cấu trúc đó tốt hơn.

3. Phát âm

Để nghe tiếng Trung tốt thì bạn cần phải nói tiếng Trung giỏi. Để nói tiếng Trung giỏi thì bạn cần phải phát âm tiếng Trung chuẩn.

Và trớ trêu thay, đây lại là điều mà người khác chú ý nhất khi bạn giao tiếp với họ lần đầu tiên.

Họ đang chú ý lắng nghe để hiểu những gì bạn nói và chưa để ý đến vốn từ vựng của bạn nhiều hay ít, hay là có đúng ngữ pháp hay không.

Hệ quả của việc phát âm sai là đối phương không thể hiểu bạn đang nói gì, tệ hơn là có thể gây ra hiểu lầm.

Ngược lại, cùng một từ mà bạn phát âm sai thì khi nghe người nước ngoài nói, bạn sẽ không thể hiểu được vì không nhận ra đó là từ nào, dẫn đến không hiểu được cả câu.

Phát âm là yếu tố quan trọng giúp người nghe hiểu được những điều bạn nói. Nếu bạn có giọng nói rõ ràng và dễ nghe, mọi người sẽ thích dành thời gian nói chuyện với bạn hơn.

Bạn thấy sao?

Tôi rất mong nhận được phản hồi của bạn về bài cẩm nang tự học tiếng Trung giao tiếp này của tôi.