Top 9 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Thái Lan Khó Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Thái Lan Có Khó Hay Không???

Học tiếng Thái Lan có khó không??? một câu hỏi khó trả lời bởi không có gì khó, khó là do suy nghĩ và cách nghĩ và hoàn cảnh mỗi người, khó thì không khó mà dễ thì không dễ, Tiếng Thái cũng tương tự tiếng Trung, bạn chịu khó bạn sẽ học được .”Chương trình tiếng Thái của chúng tôi có lẽ không phải là cái mà bạn mong đợi!”.

Chương trình tiếng Thái tại AUA gồm 10 cấp học, mỗi cấp tương đương với khoảng 200 giờ lên lớp.

Học viên đến đăng ký học vỡ lòng được khuyên:

“Hãy đừng cố tập nói, dù ở trong lớp hay bên ngoài, cho đến khi bạn đạt đến cấp 5″.

Quả là “không mong đợi” thật!

Vào lớp thì cô giáo vẽ lên bảng 1 con mắt, 1 lỗ tai và 1 quyển từ điển, rồi viết ngay bên cạnh con mắt chữ AT1 (tức cấp 1), cạnh lỗ tai chữ AT2, và gạch chéo quyển từ điển rồi viết bên cạnh chữ AT3.

Có nghĩa là, ở cấp 1 học viên chỉ cần quan sát điệu bộ và hình vẽ để đoán xem giáo viên muốn nói gì, cấp 2 thì bắt đầu tập nghe, lên cấp 3 thì chưa được phép xem từ điển.

Đạt đến cấp 5 thì học viên mới được dạy đọc và viết, cũng như được khuyến khích nói.

Phương pháp dạy của AUA xuất phát từ cái triết lý khá đơn giản rằng lĩnh hội một ngôn ngữ là một quá trình tự nhiên, và người lớn cũng có thể học một ngôn ngữ thứ hai giống như trẻ con học tiếng mẹ đẻ của chúng.

AUA lý giải, trẻ con nhìn và nghe bằng cách hấp thu những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Chúng không để ý nhiều đến từ ngữ và âm thanh, mà chỉ quan tâm đến ý nghĩa trong cuộc giao tiếp.

Ngược lại, người lớn thường chỉ chú ý đến âm thanh, ngữ pháp, các định nghĩa, cố ghi nhớ các tiểu tiết, kết quả là không nắm được cái đại cục.

Thay vì cố tập nói như người lớn, trẻ con chỉ đơn giản cố gắng hiểu chuyện gì xảy ra xung quanh chúng.

Cho đến một lúc nào đó, sự tích lũy về ngôn ngữ đủ nhiều, trẻ con sẽ bắt đầu nói.

Chúng nói một cách tự nhiên, không gượng ép, có thể lúc đầu chưa được tròn trịa, nhưng thời gian sẽ giúp chúng tự điều chỉnh và hoàn thiện.

AUA khuyên người lớn cũng học như thế.

Tất nhiên là hơi mất thời gian.

Nhưng họ có lý.

Người lớn khi phát âm sai, rồi quen đi và rất khó để sửa chữa.

Hồi mới sang Thái Lan, tôi cứ nói tên các địa danh theo kiểu được phiên âm ra tiếng Anh.

Rất không chính xác. Bây giờ nghe người Thái nói, biết mình đọc không đúng, nhưng sửa thì hơi khó.

Người tập nói quá sớm có thể giới thiệu về mình:

“Tôi có hai mươi con vịt”

thay vì nói:

“Tôi hai mươi tám tuổi”

Một ông Tây rất dễ biến lời khen ngợi:

“Các cô gái Thái rất gợi cảm”

thành việc báo một thông tin hết sức giật gân:

“Có một cô gái chết trong tình trạng hở hang”.

Với phương pháp học tiếng Thái như thế, giáo viên ở đây, tất nhiên đều là người Thái, buộc phải có trước tiên hai khả năng, khả năng thể hiện lời nói bằng điệu bộ và khả năng hí họa.

Học viên AT1 đến AT4 đến trường chẳng cần giấy bút, sách vở gì cả.

Vào lớp, sau khi điểm danh, giáo viên bắt đầu nói thao thao bất tuyệt.

Vừa nói họ vừa dùng điệu bộ và mọi sắc thái biểu cảm để minh họa.

Chỗ nào không minh họa được bằng động tác thì họ vẽ lên bảng, hoặc dùng tranh ảnh có sẵn.

Thỉnh thoảng giáo viên cũng đặt câu hỏi với học viên, nhưng họ không khuyến khích, thậm chí là không cho phép trả lời bằng tiếng Thái.

Hôm đầu tiên tôi vào lớp thì chứng kiến một cuộc cãi nhau.

Cô giáo khăng khăng chính Columbus tìm ra châu Mỹ.

Còn Alex, người Pháp, học AT2, thì nửa tiếng Anh, nửa tiếng Pháp khẳng định chính Magellan.

Cô giáo cau mặt và đưa nắm đấm về phía Alex để tỏ ý không đồng tình.

Nghe có vẻ hơi thiếu sư phạm, nhưng thực tế là không khí lớp học rất vui.

Các thầy cô rất khéo làm trò cười.

Họ nói từ chuyện sex cho tới chuyện hoàng gia, họ ca ngợi nhiều điểm tốt cũng như cười nhạo những điều quái gở của người Thái.

Chuyện gì cũng có thể làm học viên cười và cảm thấy thoải mái.

Học tiếng Thái trước hết phải vui

Có khi cả giờ học thầy trò chỉ… đánh bạc.

Còn việc bố trí lịch học thì cũng hết sức… trời ơi.

Học viên đóng tiền mua một số lượng giờ học nào đó mà mình thích, mỗi giờ là 102 baht (gần 3 USD), mua nhiều có khuyến mãi, và muốn đi học lúc nào cũng được trong vòng 2 năm.

AUA dạy liên tục từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, rồi từ 6 đến 8 giờ tối.

Mỗi lớp học kéo dài 1 tiếng đồng hồ và có 2 giáo viên đứng lớp.

Học viên bước vào lớp thì được giáo viên đánh dấu vào sổ, trừ đi 1 giờ!

AT1 và AT2 có thể học chung; AT3, AT4 cùng một lớp, AT5 đến AT10 cũng chỉ có một lớp.

AUA khuyến khích học viên đến lớp đều đặn và càng nhiều giờ càng tốt, tối đa là 6 giờ/ngày.

Kết quả học tập được đánh giá thông qua số giờ đến lớp, cách thức tiếp nhận và hiểu bài của học viên, các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với tiếng Thái, cũng như sự tự đánh giá của học viên.

Có vẻ như họ không coi trọng lắm việc đánh giá bằng thi cử, bởi việc họ quan niệm học phải thoải mái, học là một sự tự thân vận động để đạt được mục tiêu thiết thực do chính học viên đặt ra.

Vậy học tiếng thái có khó hay không,giờ bạn đã trả lời được rồi

Học Tiếng Ba Lan Có Khó Không?

Ngôn ngữ chính thức của Ba Lan là tiếng Ba Lan. Có khoảng 45 triệu người sử dụng làm tiếng bản xứ. Hầu hết trong số đó sống ở Ba Lan nhưng cũng có một bộ phận lớn sống ở Belarus, Ukraina, Lithuania và cộng đồng dân di dư khắp thế giới.

Tiếng Ba Lan là ngôn ngữ Tây Slav, thuộc cùng nhóm với tiếng Séc và tiếng Slovakia. Du khách nước ngoài nên biết rằng hầu như tất cả các thông tin chính thức thường chỉ bằng tiếng Ba Lan. Bảng hiệu đường phố, chỉ phương hướng, bảng hiệu thông tin,…Thường xuyên chỉ bằng tiếng Ba Lan, lịch trình và thông báo tại các nhà ga xe lửa và xe buýt cũng bằng tiếng Ba Lan (sân bay và một số trạm xe lửa lớn dường như là một ngoại lệ).

Khi nói đến bảng hiệu thông tin trong các bảo tàng, nhà thờ…Các bảng hiệu trong nhiều ngôn ngữ thường được tìm thấy chỉ trong địa điểm du lịch phổ biến.

Tiếng Ba Lan có khó không?

2. Phát âm trong tiếng Ba Lan.

Tiếng Ba Lan là một ngôn ngữ độc đáo ở chỗ nó vẫn giữ được thanh mũi bị mất trong ngôn ngữ Slav khác và sử dụng một dấu âm tiêu duy nhất, một ogonek (một “cái đuôi nhỏ”) gắn liền với chữ a và e để thể hiện chúng. Cũng cần lưu ý với các cụm phụ âm với các âm tắc xát và phụ âm xát nghe tương tự, một số trong đó có thể gây ra một số khó khăn rất lớn cho phát âm.

Mặt khác, chỉ có 8 nguyên âm trong tiếng Ba Lan: (a, e, i, o, u, y + âm mũi A, E) so với 20 âm trong tiếng Anh và cách phát âm sau một bộ quy tắc, vì vậy có thể đọc được một từ căn cứ vào chữ viết. Như các ngôn ngữ Slav khác, tiếng Ba Lan có biến cách cao cho phép trật tự từ khác nhau mà không thay đổi nghĩa của câu.

Ví dụ, Ania kocha Jacka, Jacka kocha Ania, Ania Jacka kocha vv tất cả đều có nghĩa là Annie yêu Jack, một câu mà không có thể được sắp xếp lại tiếp tục mà không thay đổi ý nghĩa. Điều này có thể gây ra một số nhầm lẫn cho người nói các ngôn ngữ vị trí như tiếng Anh. Ba Lan có 7 cách, 3 giống ngữ pháp (giống đực, giống cái và giống trung) trong số ít và số 2 giống (đực và không đực) trong số nhiều. Có 3 thì(quá khứ / hiện tại / tương lai) và 18 kiểu chia động từ liên hợp như vậy ngữ pháp tiếng Ba Lan khá khó.

Thành công khi bạn học tiếng Pháp

Nói về phát âm, các chữ cái Ba Lan không khác chữ cái Việt Nam là mấy, ngoài một số ngoại lệ.Cứ lấy thí dụ chữ cái “a”, “b” hay “m”, “n” trong tiếng Ba Lan và tiếng Việt đều được phát âm gần giống như nhau. Áp dụng luôn: muốn đọc được từ “Việt Nam” của tiếng Ba Lan là “Wietnam” thì phải đánh vần là [viet-nam].

Bởi vậy, để nói được tiếng Ba Lan thì cơ bản là biết phát âm và biết nhận biết chữ cái.

3. Môi trường học tiếng Ba Lan.

Với một ngôn ngữ mới không phải là tiếng mẹ đẻ thì để học được thứ ngôn ngữ mới đó là một điều không hề dễ dàng, một trong những điều quan trọng nhất đó chính là bạn cần phải luyện tập và trau dồi nó mỗi ngày. Tuy nhiên để có thể luyện tập thường xuyên và chăm chỉ thì bạn cần một môi trường luyện tập tốt, điều này đúng với tiếng Ba Lan.

Ở Việt Nam tiếng Ba Lan còn khá nhiều hạn chế, người dân Ba Lan đi du lịch hoặc sinh sống và làm việc ở Việt Nam còn rất ít nên để có thể giao tiếp với người dân bản xứ là một điều khó khăn. Chưa kể hiện nay ở Việt Nam các trung tâm dạy học tiếng Ba Lan không nhiều nên việc tiếp cận với tiếng Ba Lan vẫn còn hạn chế.

Nhưng dù có trung tâm dạy tiếng Ba Lan thì việc học ở đây dường như vẫn là chưa đủ, thời lượng chúng ta tiếp thu và học ở các trung tâm có giới hạn và khi về đến nhà chúng ta vẫn sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.

Ba Lan là một đất nước tuyệt vời

Bởi tiếng Ba Lan là một trong những ngôn ngữ khó nên việc tự học không hề dễ nếu như sự quyết tâm của bạn không cao. Nếu mới học thì bạn nên tham gia một khóa học offline để có người hướng dẫn tận tình và truyền cảm hứng. Còn nếu như bạn là người đi làm, đi học bận rộn hoặc thấy mình không phù hợp với phương pháp học truyền thống thì có thể tham khảo các chương trình học trực tuyến.

Tags: Học tiếng ba lan có khó không, hoc tieng ba lan co kho khong, trung ta dạy tieng ba lan, hoc tieng ba lan

Những Ai Bảo Học Tiếng Thái Không Khó?

Tiếng Thái có 2 từ cơ bản là ‘คะ’ và ‘ค่ะ’ mà ngay cả người Thái cũng thường xuyên đem ra tranh luận. Người Thái – sử dụng tiếng Thái từ khi sinh ra còn thấy phức tạp mà tiếng Thái được bình chọn là 1 ngôn ngữ khó học nữa. Như vậy, người nước ngoài học tiếng Thái thật không dễ dàng gì. Ngày hôm này Gemietips sẽ đưa các bạn tìm hiểu xem người nước ngoài bắt đầu học tiếng Thái từ đâu? Điều gì khiến họ đau đầu nhất?

Cửa ải thứ 1: Thanh điệu trong tiếng Thái không phải để chơi đâu nha ไม้ใหม่ไหม้ไหม ไม่ไม้ใหม่ไม่ไหม้

Trong khi phần lớn ngôn ngữ trên thế giới bao gồm: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Dù có âm thanh cao – thấp nhưng gần như là không ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ như trong tiếng Thái. Do đó, nếu như thử cho người nước ngoài đọc câu “ไม้ใหม่ไหม้ไหม…” thì điều mà họ nghe thấy đó là chúng ta đang hát “mai mai mai mai mai” mà thôi!Họ không thấy có gì khác nhau cả.

Cửa ải thứ 2: tiếng Thái có nhiều âm gần giống nhau

Vì âm ก. và ข. trong tiếng Thái sẽ được sắp xếp vào một nhóm âm là âm /k/. Âm này chỉ được coi là âm của chữ ก. Nhưng khi chúng ta dùng hơi, chúng ta sẽ được âm [kh] là âm của ข. Trong tiếng Thái không chỉ có cặp từ này duy nhất mà còn có ป.-พ. quy thành âm /p/; âm ต.-ท. quy thành âm /t/. Mặc dù việc phân chia chữ cái như thế này cũng có ở nhiều ngôn ngữ khác nhưng mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa. Do đó, hầu hết người nước ngoài sẽ nghe thành âm k, p, t như nhau. Chính vì vậy, nhiều người nước ngoài mới không phần biệt được ไก่ với ไข่ nó khác nhau như thế nào.

Cửa ải thứ 3 : Nguyên âm tiếng Thái không hề ít

Mặc dù tiếng Thái không khó, không phức tạp nhưng phải uốn lưỡi để phát âm. Nhưng cũng có vài chỗ gây khó đối với người nước ngoài như: Nguyên âm ngắn – dài. Người nước ngoài mới nghe sẽ không hiểu là nó khác nhau ở điểm nào! ติ hay ตี, ดุ hay ดู, หลับ hay ลาบ! Ôi, không hiểu!!!

Cửa ải thứ 4: Âm cuối trong tiếng Thái không khó mà không hề dễ

Đối với những người Anh bản ngữ có thể thấy dễ. Bởi vì tiếng Anh có nhiều âm cuối hơn tiếng Thái. Nhưng đối với người Nhật hoặc Trung Quốc thì sẽ cảm thấy khó. Bởi vì tiếng Trung, tiếng Nhật không có hệ thống âm cuối. Ngay cả nước láng giềng như Myanmar cũng không có âm cuối. Chính vì vậy, người Myanmar phát âm âm cuối không được rõ.

Cửa ải thứ 5: Từ khó hiểu nhưng mà có nghĩa thật

João người Brazil, là học sinh trao đổi ở Thái Lan đã nói rằng: “Mỗi lần nghe người Thái nói tôi phải tập trung nghe lắm. Tôi luôn luôn cố gắng phân tích nghĩa trong từng ngữ cảnh cụ thể.”

Nhưng thực tế, khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ 2, 3, 4 sẽ luôn luôn kết hợp với ngôn ngữ mẹ đẻ (Mother Tonuge Interference). Dó chính là dùng ngôn ngữ mới so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó không có ai có thể nói được chuẩn xác như người bản ngữ. Trong câu dài dài có thể có âm lớ nhưng mà vẫn có nội dung (context).

Cửa ải thứ 6: tiếng Thái Vừa đọc vừa viết không quá khó hay sao?

Là người Thái còn khó hiểu! Thì người nước ngoài sao hiểu được.

Ngoài ra, tiếng Thái còn mượn tiếng Bali, tiếng Sanskrit, tiếng Kmer, tiếng Trung, tiếng Anh,v.v. nên có từ đọc không theo quy tắc. Có những chữ không hay sử dụng nhưng xuất hiện khiến chúng ta đau đầu thêm. Phải làm sao để biết được câu tiếng Thái kết thúc ở chỗ nào?

Viết cũng cần đi đôi với đọc do đó, trở ngại đối với việc viết gần giống với trở ngại trong việc đọc. Học sinh học chuyên ngành tiếng Thái ở trường đại học Nhật Bản nói răng: “Để hiểu được quy tắc viết tiếng Thái phải tốn nửa năm. Mặc dù bây giờ học được 1 năm mà vẫn chưa dùng tiếng Thái chuẩn được.”

Thông cảm cho người nước ngoài học tiếng Thái lắm!

Cuối cùng thì đã biết rồi đúng không? Tiếng Thái mà chúng ta sử dụng như ngày hôm nay khó như thế nào? Tất cả những điều trên chỉ là những cửa ải đầu tiên mà người nước ngoài gặp phải mà thôi. Nếu học lên cao hơn sẽ gặp thêm những cửa ải ngoại ngữ thách thức cao hơn nữa. Đó cũng là chuyện vô cùng bình thường đối với việc học các ngoại ngữ khác. Điều quan trọng trong giao tiếp là biết mình, biết ta, cố gắng mở lòng tiếp nhận văn hoá khác nhau để hiểu được ngôn ngữ đó nhiều hơn.

Kinh Nghiệm Học Tiếng Thái Ở Thái Lan

Tôi đang đi học tiếng Thái tại một trường của Mỹ ở Bangkok.

Tên nó rất nhiều người biết, gọi vắn tắt là AUA.

Nơi đây dĩ nhiên cũng chú trọng kỹ năng nói, nhưng phương pháp dạy thì quả là “độc”.

Tờ rơi giới thiệu chương trình của họ bắt đầu như thế này:

“Chương trình tiếng Thái của chúng tôi có lẽ không phải là cái mà bạn mong đợi!”.

Chương trình tiếng Thái tại AUA gồm 10 cấp học, mỗi cấp tương đương với khoảng 200 giờ lên lớp.

Học viên đến đăng ký học vỡ lòng được khuyên:

“Hãy đừng cố tập nói, dù ở trong lớp hay bên ngoài, cho đến khi bạn đạt đến cấp 5”.

Quả là “không mong đợi” thật!

Vào lớp thì cô giáo vẽ lên bảng 1 con mắt, 1 lỗ tai và 1 quyển từ điển, rồi viết ngay bên cạnh con mắt chữ AT1 (tức cấp 1), cạnh lỗ tai chữ AT2, và gạch chéo quyển từ điển rồi viết bên cạnh chữ AT3.

Có nghĩa là, ở cấp 1 học viên chỉ cần quan sát điệu bộ và hình vẽ để đoán xem giáo viên muốn nói gì, cấp 2 thì bắt đầu tập nghe, lên cấp 3 thì chưa được phép xem từ điển.

Đạt đến cấp 5 thì học viên mới được dạy đọc và viết, cũng như được khuyến khích nói.

Phương pháp dạy của AUA xuất phát từ cái triết lý khá đơn giản rằng lĩnh hội một ngôn ngữ là một quá trình tự nhiên, và người lớn cũng có thể học một ngôn ngữ thứ hai giống như trẻ con học tiếng mẹ đẻ của chúng.

AUA lý giải, trẻ con nhìn và nghe bằng cách hấp thu những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Chúng không để ý nhiều đến từ ngữ và âm thanh, mà chỉ quan tâm đến ý nghĩa trong cuộc giao tiếp.

Ngược lại, người lớn thường chỉ chú ý đến âm thanh, ngữ pháp, các định nghĩa, cố ghi nhớ các tiểu tiết, kết quả là không nắm được cái đại cục.

Thay vì cố tập nói như người lớn, trẻ con chỉ đơn giản cố gắng hiểu chuyện gì xảy ra xung quanh chúng.

Cho đến một lúc nào đó, sự tích lũy về ngôn ngữ đủ nhiều, trẻ con sẽ bắt đầu nói.

Chúng nói một cách tự nhiên, không gượng ép, có thể lúc đầu chưa được tròn trịa, nhưng thời gian sẽ giúp chúng tự điều chỉnh và hoàn thiện.

AUA khuyên người lớn cũng học như thế.

Tất nhiên là hơi mất thời gian.

Nhưng họ có lý.

Người lớn khi phát âm sai, rồi quen đi và rất khó để sửa chữa.

Hồi mới sang Thái Lan, tôi cứ nói tên các địa danh theo kiểu được phiên âm ra tiếng Anh.

Rất không chính xác. Bây giờ nghe người Thái nói, biết mình đọc không đúng, nhưng sửa thì hơi khó.

Người tập nói quá sớm có thể giới thiệu về mình:

“Tôi có hai mươi con vịt”

thay vì nói:

“Tôi hai mươi tám tuổi”

Một ông Tây rất dễ biến lời khen ngợi:

“Các cô gái Thái rất gợi cảm”

thành việc báo một thông tin hết sức giật gân:

“Có một cô gái chết trong tình trạng hở hang”.

Với phương pháp như thế, giáo viên ở đây, tất nhiên đều là người Thái, buộc phải có trước tiên hai khả năng, khả năng thể hiện lời nói bằng điệu bộ và khả năng hí họa.

Học viên AT1 đến AT4 đến trường chẳng cần giấy bút, sách vở gì cả.

Vào lớp, sau khi điểm danh, giáo viên bắt đầu nói thao thao bất tuyệt.

Vừa nói họ vừa dùng điệu bộ và mọi sắc thái biểu cảm để minh họa.

Chỗ nào không minh họa được bằng động tác thì họ vẽ lên bảng, hoặc dùng tranh ảnh có sẵn.

Thỉnh thoảng giáo viên cũng đặt câu hỏi với học viên, nhưng họ không khuyến khích, thậm chí là không cho phép trả lời bằng tiếng Thái.

Hôm đầu tiên tôi vào lớp thì chứng kiến một cuộc cãi nhau.

Cô giáo khăng khăng chính Columbus tìm ra châu Mỹ.

Còn Alex, người Pháp, học AT2, thì nửa tiếng Anh, nửa tiếng Pháp khẳng định chính Magellan.

Cô giáo cau mặt và đưa nắm đấm về phía Alex để tỏ ý không đồng tình.

Nghe có vẻ hơi thiếu sư phạm, nhưng thực tế là không khí lớp học rất vui.

Các thầy cô rất khéo làm trò cười.

Họ nói từ chuyện sex cho tới chuyện hoàng gia, họ ca ngợi nhiều điểm tốt cũng như cười nhạo những điều quái gở của người Thái.

Chuyện gì cũng có thể làm học viên cười và cảm thấy thoải mái.

Học tiếng Thái trước hết phải vui

Có khi cả giờ học thầy trò chỉ… đánh bạc.

Còn việc bố trí lịch học thì cũng hết sức… trời ơi.

Học viên đóng tiền mua một số lượng giờ học nào đó mà mình thích, mỗi giờ là 102 baht (gần 3 USD), mua nhiều có khuyến mãi, và muốn đi học lúc nào cũng được trong vòng 2 năm.

AUA dạy liên tục từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, rồi từ 6 đến 8 giờ tối.

Mỗi lớp học kéo dài 1 tiếng đồng hồ và có 2 giáo viên đứng lớp.

Học viên bước vào lớp thì được giáo viên đánh dấu vào sổ, trừ đi 1 giờ!

AT1 và AT2 có thể học chung; AT3, AT4 cùng một lớp, AT5 đến AT10 cũng chỉ có một lớp.

AUA khuyến khích học viên đến lớp đều đặn và càng nhiều giờ càng tốt, tối đa là 6 giờ/ngày.

Kết quả học tập được đánh giá thông qua số giờ đến lớp, cách thức tiếp nhận và hiểu bài của học viên, các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với tiếng Thái, cũng như sự tự đánh giá của học viên.

Có vẻ như họ không coi trọng lắm việc đánh giá bằng thi cử, bởi việc họ quan niệm học phải thoải mái, học là một sự tự thân vận động để đạt được mục tiêu thiết thực do chính học viên đặt ra.

THỤC MINH 

Nguồn: Báo Thanh Niên

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…