Top 8 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Tại Nhật Bản Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Nhật Tại Nhật Bản

1/ Điều kiện giáo dục tiếng Nhật tại Nhật bản Tổ chức pháp nhân hỗ trợ giáo dục: Được thành lập năm 1989. Tổ chức này luôn hỗ trợ không ngừng các sinh viên nước ngoài đến Nhật học tiếng Nhật. Tổ chức kiểm tra, thẩm định khi một trường thành lập đào tạo tiếng Nhật cho người nước ngoài, liên tục phổ biến các chính sách hỗ trợ với đối tượng là sinh viên quốc tế như tiến hành nghiên cứu của giáo viên, phát triển chương trình giảng dạy, nắm bắt những chương trình học bổng phổ biến kịp thời, tư vấn tuyên truyền thủ tục nhập cảnh một cách tốt nhất.

Tổ chức được sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc và nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhật Bản hằng năm thu hút sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau khá đông để đáp ứng nhu cầu giảng dạy mà số lượng trụ sở đào tạo cũng tăng theo, tính đến năm 2011 tại Nhật có đến gần 500 trường đào tạo tiếng Nhật cho người nước ngoài, riêng Việt Nam mỗi năm số lượng du học sinh vào Nhật Bản học lên đến hàng chục nghìn sinh viên và số lượng này sẽ liên tục tăng.

* Khóa học dành cho những người học lên Đại học và Cao hơn

* Khóa học dành cho những người học xong chương trình tiếng rồi về nước hay học tại các trường Cao đẳng và trường dạy Nghề.Thời gian học với số giờ tương đương 760 giờ/năm, trên 20 giờ/tuần, nhiều trường không những dạy tiếng Nhật mà còn dạy cả tiếng Anh, Toán, các môn xã hội với hình thức tự chọn.

Để đảm bảo chất lượng cũng như trình tiến độ tiếp thu của học sinh, nhà trường thường bố trí mỗi lớp khoản 20 học sinh.

2/ Cách chọn trường tiếng tại Nhật bản Hỏi: Làm thế nào để chọn được trường học phù hợp với mình?

Đáp: “Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học. Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.

Hỏi: Các trường đào tạo ngôn ngữ tại Nhật Bản có bảng xếp hạng hay không?

Đáp: Không có bảng xếp hạng cho các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản. Các sinh viên quốc tế cho rằng mức độ nổi tiếng của các trường đào tạo tiếng Nhật là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận vào các trường Đại học là bao nhiêu %. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đó không phải là biểu thị chất lượng và đẳng cấp của các trường. Một số nhà xuất bản, báo chí công bố những tiêu chí riêng, tuy nhiên có sự thay đổi trong cách đặt tiêu chí. Vì vậy, bạn nên chọn trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất và theo chuẩn mực riêng của mình.

Hỏi: Tại sao du học sinh lại tập trung đông tại các vùng quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo?

Đáp: Vì quanh các thành phố lớn phương tiện giao thông và mua sắm rất tiện lợi, có nhiều trò giải trí, việc làm thêm nhiều, người quen đông.. v.v… Theo như lời kể của du học sinh đã từng được Công ty Hiền Quang hướng dẫn du học Nhật Bản thì ở các tỉnh xa cũng có những ưu điểm riêng như: Giá sinh hoạt và giá thuê nhà rẻ hơn các thành phố lớn, lớp học ít sinh viên, có nhiều chương trình đặc sắc, có thể gần gũi sinh hoạt với người dân địa phương, thiên nhiên phong phú, không khí và nước sinh hoạt rất sạch sẽ, có thể nắm bắt được cuộc sống sinh hoạt truyền thống …v.v… Vì vậy các bạn nên cân nhắc không chỉ chọn các trường quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo mà bạn nên mở rộng ra các địa phương khác trên đất nước Nhật.

Những điều lưu ý khi chọn học trường tiếng Nhật.

Bạn hãy chọn theo các thứ tự ưu tiên! Theo bạn trường nào là số một?

Khóa học bình thường? Khóa học để học Đại học? Khóa học để học Cao học? Khóa học để học các trường dạy nghề? Khóa học tiếng Nhật thương mại? Khóa học ngắn hạn?

2. Sắp xếp trình độ các trường có phân chia lớp theo trình độ năng lực tiếng Nhật của học sinh hay không?

3. Chương trình học cơ bảnCó giờ học về các chương trình cơ bản (tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, xã hội v.v…) dành cho những người muốn học tiếp lên hay không?

4. Số tiết học, khóa học nửa ngày hay cả ngày sẽ tốt cho bạn?

5. Môi trường học, giao thông có thuận tiện không?

6. Ký túc xá, trang thiết bị nơi ở, có kí túc xá riêng cho nam và nữ hay không? Có giới thiệu nhà ở cho sinh viên hay không?

7. Việc học tiếp, giúp dỡ sinh hoạtCó trao đổi về cuộc sống và việc học tiếp lên hay không?8. Hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp Hướng đi tương lai của các sinh viên khóa trước thế nào? Các sinh viên có đỗ vào các trường mà họ mong muốn không?

9. Tiêu chuẩn giáo dụcĐiểm thi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi du học Nhật bản của các sinh viên khóa trước là bao nhiêu?

10. Số lượng giáo viênTỷ lệ giáo viên với học sinh ra sao? Tỷ lệ giữa giáo viên chính thức và giáo viên không chính thức là bao nhiêu?

11. Học phíSố giờ học, số lượng giáo viên, thiết bị v.v… có phù hợp với giá tiền không?

12. Tỉ lệ sinh viên của các nước đi du học Nhật BảnSinh viên thuộc các nước có sử dung chữ Hán nhiều hay ít? Đối với sinh viên du học thuộc các nước không sử dụng chữ hán có được quan tâm không?

Học Tiếng Việt Tại Nhật Bản

Do quan hệ hợp tác Nhật – Việt trong thời gian gần đây ngày càng phát triển nên tiếng Việt đã trở thành một trong những ngôn ngữ được quan tâm ở đất nước mặt trời mọc. Phong trào học tiếng Việt cũng trở thành “hiện tượng” trong các trường đại học ở Nhật Bản, số sinh viên và điểm thi đầu vào học ngành này tăng lên hàng năm. Khoa tiếng Việt đã được thành lập tại một trường đại học ngoại ngữ nổi tiếng của Nhật Bản từ cách đây hơn 40 năm là Đại học Ngoại ngữ Tokyo, sau đó là Đại học Ngoại ngữ Osaka. Tại các cơ sở đào tạo này với chương trình đào tạo quy mô, bài bản, chất lượng cao, số sinh viên nhiều hơn hẳn so với những cơ sở tương tự tại các nước Âu, Mỹ khác. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều trường đại học khác ở Nhật Bản như Đại học Takushoku, Đại học Kobe, Đại học Waseda, Đại học ngoại ngữ Kanda, Đại học dân lập Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan… đều có chuyên ngành Việt Nam học nằm trong Khoa Văn hoá phương Đông hay Châu Á học. Bên cạnh đó, việc dạy tiếng Việt cho một số đối tượng khác là con em Việt kiều và những người học tiếng Việt vì yêu thích ở các trung tâm ngoại ngữ cũng khá phát triển ở một số nơi như Tokyo, Kobe (là nơi Việt kiều sinh sống đông nhất), Yaoshi (Osaka), Hiroshima.

Việc hình thành khoa tiếng Việt tại các trường Đại học của Nhật Bản

Khởi nguồn có lẽ phải kể đến chuyên ngành tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo ra đời đúng vào năm thế vận hội Olimpic được tổ chức lần đầu tiên ở Nhật Bản (1964). Khoa tiếng Việt của trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo được thành lập dựa trên sự cải tổ Khoa Ngôn ngữ Indonesia và kế thừa truyền thống Khoa tiếng Thái đã tồn tại từ trước đó rất nhiều năm. Sau đó, tiếp nối truyền thống này, vào năm 1975 Khoa tiếng Việt cũng được thành lập tại Đại học ngoại ngữ quốc gia Osaka. Nhưng sau khi thành lập, “Khoa tiếng Việt” của Đại học ngoại ngữ Tokyo chỉ tồn tại được khoảng 10 năm, sau đó có một thời gian dài gián đoạn và khoa mới chỉ được phục hồi vào khoảng hơn chục năm gần đây khi quan hệ Việt – Nhật qua thời kỳ đóng băng, phục hồi và đã bước lên một tầm cao mới.

Thời kỳ đầu khi mới thành lập khoa tiếng Việt, cuốn “Phát âm chữ Kanji, chữ Hán nôm và chữ Hán cổ Trung Quốc” của Mine Tanotoru đã được sử dụng làm cuốn giáo trình đầu tiên của chuyên ngành này. Cũng chính tác giả của cuốn sách ấy trở thành giáo viên của trường. Takeuchi Koresuke, người thầy chuyên nhiệm đầu tiên của khoa cũng xuất thân từ chuyên ngành tiếng Pháp của Đại học Ngoại ngữ Osaka. Từ điểm xuất phát ban đầu ấy cùng với hai thầy giáo kể trên, trợ giáo Gangyo Gawamoto Kunie ngay từ thời còn là sinh viên đã có ý chí sử dụng tiếng Việt để nghiên cứu Việt Nam, sau này ông trở thành một trong ba người thầy đầu tiên của khoa tiếng Việt và đã gia nhập vào làng nghiên cứu Việt Nam học năm 1970.

Như đã nói ở trên, khoa tiếng Việt có một thời gian dài bị gián đoạn từ sau năm 1970 đến 1980, đây là giai đoạn Việt Nam trong những năm cuối của cuộc chiến tranh và những năm đầu của thời kỳ xây dựng đất nước. Thời kỳ này bị gián đoạn do: Thứ nhất là quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong giai đoạn đóng băng, hai là tại Nhật Bản hầu như không có sinh viên đăng ký vào chuyên ngành này. Hơn nữa, việc du học Việt Nam của sinh viên Nhật cũng bị hạn chế do chính sách hạn chế lưu học sinh cư trú dài hạn Việt Nam. Nhưng có một điều đặc biệt là, những sinh viên từ trước đó một số năm hay có một số ít những người theo học chuyên ngành Việt ngữ trong thời gian đó, sau này đều trở thành các nhà nghiên cứu so sánh nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam.

Khoa tiếng Việt là một cây cầu kết nối và thúc đẩy một cách tích cực hai bờ giao lưu của Nhật Bản với các trường đại học bên ngoài. Tại sao lại nói như vậy?. Thứ nhất là, hiện nay khoa tiếng Việt tại một số trường như trường Đại học Ngoại ngữ Osaka, Đại học Ngoại ngữ Tokyo đều đã có những hiệp định, chương trình trao đổi sinh viên giữa hai nước với các trường đại học ở Việt Nam như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Hà Nội (trước đây là Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội (trước đây là Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Dân lập Phương Đông… Hàng năm các trường đều thực hiện gửi sinh viên sang đó du học bằng kinh phí nhà nước cấp và ngược lại trường cũng cấp học bổng và miễn học phí cho sinh viên trường bạn, hoạt động này đã diễn ra liên tục trong rất nhiều năm qua. Những sinh viên này có thể là sinh viên năm thứ nhất có kết quả thi đầu vào xuất sắc hoặc là sinh viên ưu tú năm thứ ba. Họ sẽ có một năm học trao đổi tại các trường đại học Việt Nam. Tại đó, sinh viên có thể trau dồi thực hành tiếng Việt, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. Thứ hai là, hiện tại số sinh viên có kinh nghiệm du học ở Việt Nam tại Nhật Bản đang chiếm một ưu thế lớn. Ngoài ra, với số sinh viên tăng đều đặn hàng năm và giữ được ổn định ở con số đó, có thể cho thấy vị thế tiếng Việt đang dần dần có chỗ đứng trong con mắt bạn bè quốc tế mà ở đây là Nhật Bản. Khi rút ra kết luận như vậy, chúng ta cần phải nhìn vào con số thực tế trong quá khứ, đấy là có một thời kỳ trước năm 1973, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản còn nhiều hạn chế và Việt Nam đang trong chiến tranh, con đường du học tiếng Việt của sinh viên Nhật Bản hầu như không có và thậm chí khoa tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Tokyo phải gián đoạn mất hơn 10 năm. Sau chiến tranh từ năm 1975 đến 1980, số lượng sinh viên du học ở Việt Nam cũng rất hạn chế do việc hạn chế lưu học sinh lưu trú lâu dài của Việt Nam. Người Nhật Bản trong giai đoạn này du học tiếng Việt ở Việt Nam hầu như chỉ là người của Đảng cộng sản Nhật Bản hoặc nghiên cứu sinh tiếng Việt của Bộ ngoại giao Nhật Bản, còn du học dưới hình thức khác vào Việt Nam đều rất khó. Và khi trở về những người này chính là những người xây đắp thêm nữa cơ sở nền tảng của việc học Việt ngữ tại Nhật Bản.

Về giáo viên, bên cạnh giáo viên người Nhật còn có các tiết học do các sinh viên Việt Nam hiện đang du học hay làm nghiên cứu sinh tại Nhật đảm nhiệm nhằm giúp đỡ người học có thể phát âm một cách chính xác tiếng Việt. Ngoài ra, còn có thể học tiếng Việt ở một số địa chỉ sau như: Hoshien của trường đại học Waseda, Academy ngôn ngữ học quốc tế đại học Sho Hayashi, Khoa ngôn ngữ Á – phi Đại học Takushoku, Kohinata, Hội văn hóa Châu Á, Trung tâm ngôn ngữ Quảng Đông. Tại Osaka có thể tìm học tiếng Việt tại: Hội âm nhạc Việt Nam, Phòng nghiên cứu Tomida đại học Ngoại ngữ Osaka, Trường Ngôn ngữ Châu Á và Thư viện Châu Á, Hội những người bạn Nhật – Việt (Tamatsukuri), Trung tâm văn hoá Asahi (Higobashi). Nếu không có thời gian nhưng đặc biệt yêu thích tiếng Việt chỉ cần với một máy tính nối mạng người học có thể tự do học tiếng Việt trên nhiều trang website như: http://www.e-e-learning.com/specialty/, http://air.ap.teacup.com/fine…

Thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp

Như vậy, tính đến nay chuyên ngành Tiếng Việt Đại học Ngoại ngữ Tokyo ở đã có lịch sử 44 năm hình thành, phát triển, đào tạo được khoảng trên 300 người. Chưa có các con số thống kê cụ thể sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành này tại các đại học khác. Về số sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học thực sự là con số khiêm tốn so với các chuyên ngành ngôn ngữ khác tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức. Những sinh viên tốt nghiệp lứa đầu tiên, bây giờ hầu hết là người có những vị trí tương đối trong công việc, giáo viên giảng dạy tiếng Việt, các nhà Việt Nam học, một số trở thành cán bộ ngoại giao, một số làm việc ở đài truyền hình, trở thành phóng viên báo chí… Nhưng mạnh nhất ở lớp người đầu tiên vẫn là những người dịch Văn học Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam (hiện có khoảng 100 nhà nghiên cứu Việt Nam học).

Thứ nhất là: Đối với cộng đồng khoảng hơn 10.000 kiều bào đang sống tại nước đây, có rất nhiều người là thế hệ thứ hai, thứ ba và hầu như không biết tiếng mẹ đẻ. Việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa với cộng đồng này nên việc duy trì và phát triển hơn nữa việc dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở đây là hết sức cần thiết. Bên cạnh đề án “Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” được Đảng và nhà nước giao cho Bộ giáo dục xây dựng và thực thi đề án, hay một số chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của Đài phát thanh và truyền hình chúng ta cần có nhiều hơn nữa những hoạt động như vậy để thúc đẩy phong trào học Việt ngữ tại nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản, một trong những đối tác quan trọng của chúng ta hiện nay.

Thứ hai là: Chúng ta có thể trực tiếp đề nghị, hoặc thúc đẩy hợp tác giúp đỡ theo yêu cầu phía bạn bằng cách tăng thêm số học bổng dành cho lưu học sinh của Nhật sang học tiếng Việt ở nước ta, gửi giáo viên có chuyên môn vững vàng sang trợ giúp phía bạn, đồng thời quan tâm hơn nữa việc giúp các trường đại học của Nhật Bản hiện đang đào tạo chuyên ngành Việt ngữ trong việc hoàn chỉnh, thống nhất giáo trình tiếng Việt.

Thứ ba là: Thông qua sứ quán, thông qua các hoạt động ngoại giao chính thức giữa nước ta và Nhật Bản cần khẳng định vị thế của tiếng Việt, qua đó nâng cao được vai trò của việc cần thiết học và dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đối với nước đó trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

LƯU THỊ THU THỦY (Viện Thông tin khoa học xã hội) TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://homepage2.nifty.com/shuku/starthp/ subpage03.html

2. http://www.osaka-gaidai.ac.jp/~vietnam/ index.htm

3. http://www.tufs.ac.jp/common/fs-pg/yone nkan.html

4. http://coelang.tufs.ac.jp/modules/vi/index.html

5. http://www.fls.keio.ac.jp/lang13.htm

6. http://8542.teacup.com/micuaeashitaka/bbs

7. http://www.tufs.ac.jp/research/people/imai _akio.html

8. https://www.kouza.mitaka-univ.org/kouza /C0751500.php

9. Thanh niên các lớp học tiếng Việt, website

http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/176696.asp

10. Cộng đồng người Việt ở Nga – Kế hoạch triển khai việc dạy tiếng Việt, website http://www.vbc.com/vn/congdong/nga/index.php?id57=7234

Trải Nghiệm Tại Nhật Bản

Share

Facebook

Ngữ pháp minna bài 16 – Hãy chỉ cho tôi cách rút tiền tại máy ATM với

Ngữ pháp minna bài 16

Chào các bạn. Chào mừng các bạn đến với Series 50 bài Minna cơ bản. Hôm nay chúng ta sẽ học Minna bài 16.

Ngữ pháp minna bài 16

I. Hoàn cảnh của bài học- Minna bài 16

Ngữ pháp minna bài 16

Bài này chị karina đi rút tiền ở cây ATM. Vì không biết cách sử dụng thẻ nên chị đã hỏi nhân viên nhà ga. Anh nhân viên nhà ga dùng thể て để hướng dẫn cho chị. Ví dụ anh ấy nói : カードを ここに いれて、 あんしょうばんご(暗証番号)を 押してください。(おして) Cho thẻ vào đây, rồi hãy nhập mật khẩu vào.

Mẫu trên dùng thể て để nối 2 động từ, 2 hành động theo tuần tự thời gian. Cho thẻ vào mới nhập mật mã.

Ngoài ra bài này chúng ta sẽ học cách liệt kê nhiều tính từ trong 1 câu. vd: Bạn A thì giỏi và đẹp trai… Ngữ pháp minna bài 16

II.Ngữ pháp minna bài 16

Ngữ pháp minna bài 16

1. Động từ thể て, động từ thể て…

Mẫu này để nối, liệt kê các động từ theo trình tự thời gian

– Vd: Thay vì các nói rời rạc: Hàng ngày tôi ngủ dậy. Tôi Ăn sáng. Tôi tới trường. – tổng là 3 câu. Thì các bạn có thể nói gộp lại. Hàng ngày tôi ngủ dậy, ăn sáng, tới trường. 毎日(まいにち)おきて、あさごはん を たべて、がっこうへ いきます。

Nói như vậy vừa gọn vừa nhanh hơn.

– Một số ví dụ khác. わたしは にほんに きて、にほんごを べんきょうして、にほんのかいしゃで はたらきます。 Tôi tới nhật, học tiếng nhật, rồi làm việc cho công ty nhật.

うちに かえって、シャワーを あびて、ねます。 Tôi trở về nhà, tắm, rồi đi ngủ. Ngữ pháp minna bài 16

2. Nối tình từ đuôi い

– Trong câu có nhiều tính từ đuôi い thì ta chuyển những tính từ đuôi い đó theo công thức chuyển い ー>くて. vd: かわいいー>かわいくて dễ thương わかいー>わかくて trẻ むずかしいー>むずかしくて khó すごいーすごくて ghê gớm(mang nghĩa tốt) おいしいー>おいしくて ngon

– Ví dụ có 2 tính từ đuôi い là : 可愛い(かわいい)- dễ thương và 若い(わかい)trẻ . Đế nói câu cô ấy trẻ và đẹp thì ta chia như sau: かのじょ は わかくて、かわいいです。 Nếu nói vừa đẹp vừa trẻ thì nói như sau: かのじょは かわいくて、わかいです。

– Nhìn vào mẫu trên thì thấy: tính từ cuối cùng sẽ không chia.

Ngữ pháp minna bài 16

3. Nối tình từ đuôi な

– Nối tính từ đuôi な bằng cách thay な bằng で vd: ハンサムなー> ハンサムで しずかなー>しずかで きれいなー>きれいで

– Một số ví dụ: ミラーさんは ハンサムで、しんせつな人です。Anh mira thì là người đẹp trai, tốt bụng. 京都は しずかで、きれいなところです。Kyoto thì là nơi yên tĩnh và đẹp.

– Cũng như tính từ đuôi い, tính từ đuôi な cũng không chia tính từ cuối.

4. Nối danh từ

– Nối danh từ cũng giống như nối tình từ đuôi な, thêm で vào danh từ thôi.

– một số ví dụ: わたしは ベトナム人で、かいしゃいんです。Tôi là người VN và là nhân viên công ty.

5. Lưu ý chung về việc nối tính từ, danh từ

Lưu ý 1: Trong 1 câu có thể nối cả tính từ đuôi い và đuôi な

– Không nhất thiết chỉ có toàn tính từ đuôi い hoặc tính từ đuôi な vd: ケンさんは かわいくて、しんせつな人です。ケンさん thì dễ thương và là người tốt bụng.

Lưu ý 2: Nối tính từ thì các tính từ cần phải cùng nghĩa với nhau, không mang nghĩa ngược nhau

-vd: Câu này sai : このくるまは ふるくて、きれいです。Cái xe này thì cũ và đẹp. với nghĩa trái nhau thì như đã học tại các bài trước chúng ta dùng が このくるまは ふるいですが、きれいです。

6. Động từ 1 thể て、Động từ 2

– Mẫu này nói Động từ 2 sẽ được thực hiện sau khi động từ 1 kết thúc. – Thì của câu chia theo động từ 2

-Ví dụ: Tôi sẽ học tiếng Nhật sau khi tới nhật. 日本(にほん)に行って(いって)から、日本語をべんきょうします。Câu này chia ở tương lại.

Tôi đã học tiếng Nhật sau khi sang Nhật.日本に来てから、日本語をべんきょうしました。Câu này chia ở quá khứ.

Tôi sẽ học bài sau khi ăn cơm xong. ごはんを 食べてから、べんきょうします。

7. Danh từ 1 は Danh từ 2 が tính từ です。

– Danh từ 2 là thuộc tính của danh từ 1 – Đi vào 1 số ví dụ cụ thể để dễ hình dung

vd1: 日本は たべものが 美味しいです。(おいしい) đồ ăn ở Nhật thì ngon. danh từ 2 là: đồ ăn tính từ: ngon

vd2: ミラーさんは せがたかい です。 Danh từ 1: ミラーさん chủ ngữ chính của câu Danh từ 2: せ- lưng là danh từ 2 Tính từ: たかい – cao Anh mira thì cao.

– Câu này hay được dùng để miêu tả 1 người hoặc 1 vùng đất nào đó vd: CHị A tóc dài. Anh B da đen…hoặc Cảnh của vn thì đẹp…

8. Câu hỏi どうやって

– Hỏi: bằng cách nào? – Mẫu này để hỏi cách thức để làm gì đó, trình tự để làm gì đó? – Vd: rút tiền bằng cách nào?どうやって お金をひきだしますか。 カードをいれて、あんしょうばんごうをおして、このボタンをおしてください。 Hãy cho thẻ vào, nhập mật khẩu rồi bấm nút này. – Hỏi trình tự để làm gì đó nên câu trả lời của mẫu này thường dùng mẫu nối động từ đã học ở phần 1

9. Câu hỏi どの

Ngữ pháp minna bài 16 – Bài 2 hay 3 gì đó chúng ta đã học về この、その、あの đi với danh từ để bổ nghĩa cho danh từ. Dịch là cái này, cái đó, cái kia.

– Từ để hỏi cho 3 loại từ trên là どの

– どの được dùng để hỏi, để xác định 1 đối tượng trong 1 nhóm nhiều đối tượng( từ 3 đối tượng trở lên)

vd: ミラーさんは どの人ですか。anh Mira là người nào vậy? あの はだがしろくて、せがたかいひとです。Là người da trắng và cao kia kìa.

– Câu trả lời cho câu hỏi kiểu này thường dùng câu nối tính từ. Vì là câu miêu tả đối tượng được hỏi.

– Để hỏi tính chất của 1 danh từ thì ta dùng từ để hỏi どんな- như thế nào?

vd: ハノイは どんな町(まち) ですか。Hà nội là thành phố như thế nào vậy? にぎやかで 人が多い(おおい)町です。Là thành phố náo nhiệt và đông người.

1. Mẫu câu nối tính từ được dùng rất nhiều trong cuộc sống

– Mẫu câu nối tính từ được dùng rất nhiều trong cuộc sống. Miêu tả 1 cái gì đó thì người ta hay dùng mẫu này. Nên bạn nào có xem phim hay nghe người Nhật nói chuyện sẽ hay nghe thấy で hay くて là như vậy. Cố gắng nắm vững và vận dụng trong cuộc sống.

2. Rút tiền tại Nhật cũng khá phức tạp

– Bài này chị karina phải hỏi nhân viên ngân hàng mới rút được tiền. Thực tế là vậy. Với những người mới sang nhật việc rút tiền cũng không hề đơn giản. Bạn nào chuẩn bị sang Nhật thì học bài này kỹ 1 chút sẽ có ích lợi. Xem qua cách anh nhân viên hướng dẫn đúng như thực tế ngoài đời. Phần giải thích ngữ pháp bằng tiếng việt có bổ sung 1 số từ vựng giải thích việc rút tiền.

Top Trường Nhật Ngữ Đáng Học Tại Nhật Bản

Bạn đang băn khoăn trong việc chọn trường tiếng khi du học tại Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tuyển sinh du học chúng tôi nhận thấy 10 ngôi trường sau được liệt kê trong danh sách những trường tiếng được đánh giá cao nhất. Điểm danh nào:

1.Học viện ngôn ngữ YU

Học viện ngôn ngữ Yu (Yu Language Academy) được thành lập từ năm 1974 tại Tokyo, Nhật Bản. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và không ngừng phát triển,“Học viện ngôn ngữ Yu” hiện đã là cái tên quen thuộc với mỗi học sinh, là thành viên của Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ và được đánh giá là một trong số những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng tại Nhật.

Không chỉ chú trọng duy trì truyền thống dạy và học, Học viện ngôn ngữ Yu còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các chương trình giao lưu du học sinh các nước, giúp các bạn sớm hòa nhập cuộc sống và bắt kịp tiến độ học tập

2.Trường Nhật ngữ trực thuộc Đại học Quốc tế Tokyo ( TIUJ)

Trường Nhật ngữ trực thuộc Đại học Quốc tế Tokyo được thành lập vào năm 1987. Kể từ khi thành lập tới nay trường được đánh giá là một trường Nhật ngữ uy tín, tạo bước đệm cho các bạn học tiếp lên đại học hay cao học.

Tận dụng lợi thế từ việc liên kết với các trường đại học danh tiếng, trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao, lễ hội của sinh viên Nhật và tham dự các chương trình giao lưu quốc tế học sinh, sinh viên.

Đại học quốc tế Tokyo được thành lập vào năm 1965. Hiện trường đã thành lập được 5 khoa với 11 chuyên ngành chính. Khóa nghiên cứu sinh 5 năm hiện có 6300 sinh viên trong đó có 770 bạn du học sinh đến từ 22 quốc gia khác nhau.

Ngoài ra trường còn liên kết và mỗi năm gửi khoảng 100 bạn sinh viên sang đào tạo tại trường Đại học Willamette ở Salem, Oregon, Hoa Kỳ. Mục tiêu đào tạo của trường là phát triển nguồn nhân lực am hiểu sâu sắc văn hóa và các giá trị quốc tế.

3.Trường Nhật ngữ Tokyo Human Academy

Trường tiếng Nhật Human Academy thuộc Human Group – là tổ chức giáo dục và đào tạo nhân tài hàng đầu Nhật Bản. Nhà trường sử dụng rất nhiều tài liệu giảng dạy phong phú của Human Group, không chỉ tiếng Nhật, các học viên còn có thể trải nghiệm văn hóa và kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản như manga, anime, lồng tiếng và thiết kế vi tính

4.Học viện Quốc tế Aoyama

Học viện Quốc tế Aoyama là một ngôi trường Nhật ngữ được thành lập từ năm 1988 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trường đã không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục, trở thành một trong những học viện đào tạo Nhật ngữ uy tín. Với phương châm giảng dạy tiếng Nhật như một ngôn ngữ quốc tế, trường không những đào tạo cho học sinh những kiến thức về Nhật ngữ mà còn tạo nhiều cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt,… để học tập thêm về văn hóa Nhật Bản.

Học viện Aoyama nằm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản – nơi nhịp sống dường như không bao giờ ngừng lại. Bạn có thể nhìn thấy tàu ra vào suốt đêm ngày ở ga Shinjuky, hay từng dòng, từng dòng người đi lại trên các đại lộ, các con đường của Tokyo. Nơi đây là một trong những địa điểm tập trung của những công ty hàng đầu thế giới, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất. Tuy hiện đại nhưng Tokyo vẫn không đánh mất những giá trị truyền thống độc đáo của mình. Sự hấp dẫn, nổi tiếng của Tokyo không chỉ là những tòa nhà chọc trời với khu trung tâm mua sắm sầm uất mà còn là những ngôi đền, những tượng phật vĩ đại, góp phần không nhỏ để làm nên một bản sắc riêng của Tokyo.

5.Học viện quốc tế Yoshida

Học viện quốc tế Yoshida tọa lạc trong một khuôn viên rộng tại Tokyo. Với khí hậu trong lành, ổn định, nhiều danh lam thắng cảnh và con người thân thiện, các trường học của Sapporo là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Với bề dày hơn 52 năm xây dựng và trưởng thành Học viện quốc tế Yoshida là môi trường sư phạm lý tưởng đào tạo nhiều thế hệ sinh viên trong và ngoài nước.

Sau khóa học tiếng Nhật tại khoa tiếng Nhật của Học viện, các bạn sinh viên có thể đăng ký vào học tại các khoa đào tạo nghề của trường như: Khoa điện tử viễn thông, Khoa chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Khoa thương mại, Khoa tạo mẫu tóc, Khoa thể thao, khoa kinh tế….

6.Trường Nhật ngữ JIN Tokyo

Trường Nhật ngữ JIN Tokyo (tên cũ là ATI) thành lập năm 1974, tại quận Kita thành phố Tokyo và được hiệp hội xúc tiếnđào tạo tiếng Nhật công nhận tư cách pháp nhân là trường tiếng Nhật đạt tiêu chuẩn chất lượng cao có chương trình giảng dạy tốt. Đội ngũ giáo viên của trường đều là người Nhật Bản với kinh nghiệm dày dặn, khả năng chuyên môn vững vàng cùng lòng nhiệt tình, say mê công việc luôn sẵn sàng giúp sinh viên trong mọi hoàn cảnh để sinh viên hòa đồng nhanh với môi trường sống mới, yên tâm theo đuổi ước mơ của mình.

Ngoài ra, trường cũng tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn, dài hạn và chương trình học online từ cấp sơ cấp tới ôn thi kỳ thi EJU.

Trường Nhật ngữ JINTokyo luôn chú trọng duy trì truyền thống tốt đẹp là thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa lành mạnh cho sinh viên tham gia các câu lạc bộ bóng đá cũng như các sinh hoạt cộng đồng giúp sinh viên mới dễ dàng làm quen và hòa nhập với tập quán sinh hoạt của Nhật Bản.

7.Trường Nhật ngữ Japan Culture Language Institite

Trường JCLI (Japan Culture Language Institute) tọa lạc tại Takadanobama, Shinjuku-ku (Làng đại học), ngay trung tâm thủ đô Tokyo,được thành lập năm 1980. Là trường chuyên dạy tiếng Nhật danh tiếng tại Nhật Bản vì sự kết hợp của truyền thống và uy tín. Trường được đánh giá cao về đội ngũ giáo viên giỏi, tỷ lệ vào đại học và chất lượng tiết học cao.

Chương trình học đa dạng, có nhiều khóa học tùy vào mục đích và năng lực của học sinh. Khóa học luyện thi vào các trường Đại học công lập và dân lập. Khóa học luyện thi vào cao học ở các trường công lập. Khóa luyện thi vào các trường dạy nghề. Khóa học tập trung vào hội thoại tiếng Nhật. Khóa học chuẩn bị cho xin việc tại Nhật Bản.Thời gian nhập học: Tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.

8.Học viện giáo dục quốc tế TOCHIGI TIEI

Tọa lạc ngay tại Utsunomiya – Tochigi, học viện TIEI (Tokyo International Education Institude) là trường trực thuộc tập đoàn Jellyfish Japan, được Jellyfish thành lập với mục tiêu đào tạo du học sinh đảm bảo chất lượng học tập với nhiều chương trinh du học, thực tập da dạng, hướng tới việc hỗ trợ nhiều nhất các du học sinh đã và đang chuẩn bị làm hồ sơ du học tại các chi nhánh Jellyfish trên toàn thế giới.

Tochigi là trung tâm văn hóa lớn, vừa có nền giáo dục phát triển. Đây cũng là quê hương của nhiều trường Đại học, Cao đẳng bao gồm cả những trường về Khoa học và công nghệ, văn học, y học, giáo dục và nghệ thuật. Học viện TIEI nằm ở Utsunomiya, thủ phủ của tỉnh TOCHIGI với nền kinh tế phát triển và văn hóa độc đáo. Đây là một trong những điểm dừng chân lý tưởng cho các bạn du học sinh đến học tập và làm việc.

9.Trường Nhật ngữ Makuhari

Trường Nhật ngữ Makuhari được thành lập năm 2010 ở quận Hanamigawa, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Trường Makuhari thuộc tỉnh Chiba, ngay liền kề Tokyo, đi đến sân bay quốc tế Tokyo – Narita khoảng 30 phút, đến công viên Tokyo Disney land 30 phút và đến trung tâm Tokyo khoảng 35 đến 40 phút tàu điện. Ưu điểm nổi bật của trường Nhật ngữ Makuhari là du học sinh có nhiều cơ hội được gặp gỡ và giao lưu với người bản xứ ngay tại trong trường, vì thế du học sinh sẽ có nhiều cơ hội được thực hành và cọ xát để nâng cao vốn tiếng Nhật cũng như hiểu biết thêm về Văn Hóa Nhật Bản.

Trường Nhật ngữ Makuhari cung cấp các khóa học tiếng Nhật và dự bị đại học cho các học sinh quốc tế có nhu cầu học tập lên các trường cao đẳng/đại học uy tín tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, trường Nhật ngữ Makuhari còn tổ chức các khóa đào tạo giáo viên tiếng Nhật cho người Nhật. Ngoài ra, trường còn cung cấp các khóa học tiếng Trung, Hàn. Trường Nhật ngữ Makuhari còn được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy.

10. Học viên ngôn  ngữ quốc tế JILA

Học viên ngôn ngữ quốc tế J-ILA Nhật Bản có hai trụ sở tọa lạc tại hai thành phố lớn của Nhật Bản: Hokkaido và Fukuoka. Thành phố Hokkaido nằm ở phía Bắc, là hòn đảo lớn thứ hai Nhật Bản, nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon nhất cả nước; đặc biệt là món cua tại thành phố cảng Hakodate nằm đối diện đảo Honshu. Bên cạnh đó, thành phố Fukuoka lại nổi tiếng là thành phố cảng sôi động, cửa ngõ giao thương buôn bán lớn nhất của Nhật Bản với các nước châu Á khác. Nơi đây còn được biết đến với cái tên “thành phố thân thiện” bởi môi trường trong lành, đường phố sạch sẽ, con người nhiệt tình và có nhiều phương tiện, máy móc hiện đại.

Với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm cùng môi trường học tập lý tưởng, Học viện ngôn ngữ quốc tế J-ILA Nhật Bản hứa hẹn là bước khởi đầu vững chắc cùng bạn hướng tới tương lai tươi đẹp.