Top 6 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Nhật Có Quá Khó Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Học Tiếng Nhật Cơ Bản Khi Trưởng Thành Có Quá Khó?

Tại sao khi trưởng thành khó tiếp nhận được một ngôn ngữ mới?

Phần lớn bất kì ai trong chúng ta đều sẽ gặp khó khăn khi phải học một ngôn ngữ thứ 2 mà không phải là tiếng mẹ đẻ. Và không có gì ngạc nhiên khi mà càng ngày xuất hiện nhiều những trung tâm ngoại ngữ cho người trưởng thành như. Mặc dù vậy hệ thống dạy và học ngôn ngữ mới cho người trưởng thành vẫn còn có rất nhiều hạn chế.

Theo nhiều chuyên gia, bạn không thể học thuộc từ vựng cũng như ngữ pháp rồi mong sẽ nói được tiếng ngoại ngữ đó. Khi đó, cái mà bạn có được chỉ đơn giản là những lý thuyết suông. Đấy là kiến thức mà bạn dùng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi nhưng không thể sử dụng để ứng dụng, làm việc và bói chuyện với một người bản ngữ. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến người trưởng thành khó tiếp nhận được một ngôn ngữ mới, đặc biệt là việc học tiếng Nhật cơ bản.

Bộ não của người trưởng thành khó tiếp nhận được ngôn ngữ mới

Ngày nay, hầu hết mọi người đang học tiếng Nhật cơ bản như cách một đứa trẻ 3 tuổi học. Não người trưởng thành hoạt động theo một cách hoàn toàn khác so với não của trẻ con. Não của trẻ con tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn rất nhiều, giống như miếng bọt biển hút nước vậy. Hơn nữa, trẻ em cũng có điều kiện tốt hơn để học được ngoại ngữ trong khi người trưởng thành lại không có lợi thế này.

Một trong những vấn đề cơ bản nhất là người trưởng thành luôn coi ngôn ngữ là một môn học chứ không phải một kĩ năng. Bạn phải coi đó là một thứ mà bạn làm. Vì vậy bạn cần phải phạm lỗi càng nhiều càng tốt, bạn cần phải mắc sai lầm để bạn biết mình có vấn đề ở đâu và nên sửa nó như thế nào. Và rồi dần dần tự bạn sẽ học được cách sử dụng ngôn ngữ thứ 2 đó. Người trưởng thành phải học tiếng Nhật cơ bản như vậy thì mới đạt được hiệu quả cao.

Bộ chữ tiếng Nhật

Với những người từng học tiếng Nhật sẽ đều biết rằng tiếng Nhật có tới tận 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana và cuối cùng là Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm và là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật. Bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững được nó. Bộ chữ thứ hai là Katakana. Đây là bộ chữ cứng và phần lớn nó được áp dụng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán và có cách viết tương tự như chữ Hán.

Chính vì trong tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ như vậy nên rất nhiều người trưởng thành khi mới bắt đầu học tiếng Nhật vô cùng dễ bỏ cuộc. Đặc biệt là khi họ đều đã đi làm và có rất ít thời gian dành cho việc học tiếng Nhật cơ bản. Không chỉ vậy, tất cả 3 bảng chữ này đều là dạng chữ tượng hình và khác hẳn với bộ chữ mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Việt hay tiếng Anh.

Tiếng Nhật cơ bản có 3 bộ chữ khác nhau

Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì bộ chữ Hiragana và Katakana không quá khó học như bạn nghĩ. Nếu những ai đang đi làm thực sự chăm chỉ học và có phwog pháp tốt thì việc học 2 bộ chữ này là điều vô cùng đơn giản. Vấn đề thực sự nan giải khi bạn bắt đầu tiếp xúc và học tới chữ Kanji.

Tính đến hiện nay thì Kanji có tổng cộng khoảng 3000 chữ và mỗi chữ gần như được viết theo 1 cách khác nhau. Vì vậy, đối với quỹ thời gian của một người trưởng thành thì việc nhớ được 1 lượng lớn chữ lớn như vậy khá là khó khăn. Chính vì vậy 1 trong những yếu tố tạo nên “độ khó” của tiếng Nhật chính là Kanji.

Tuy nhiên, tương tự như mọi ngoại ngữ khác, việc học tiếng Nhật cơ bản chỉ cần bạn chăm chỉ là hoàn toàn có thể học giỏi được dù bạn đã trưởng thành đi chăng nữa. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều phương pháp học hiện đại và hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Phát âm trong tiếng Nhật

Mặc dù việc học tiếng Nhật cơ bản với các bộ chữ khá nhiều và cũng khá khó nhớ. Thế nhưng cách phát âm và các chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản. Trong tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm: a – i – u – e – o và các phụ âm còn lại sẽ được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s – .v.v. vào trước các nguyên âm.

Phát âm tiếng Nhật đơn giản hơn ngữ pháp rất nhiều

Việc phát âm khi học tiếng Nhật cơ bản mang tính quy luật nhất định. Chính vì vậy, việc này khá dễ dàng và bất cứ ai trong chúng ta đều có thể học được. Nếu ngay từ đầu bạn cố gắng học phát âm chính xác thì phần này sẽ rất dễ dàng.

Đối với những ai trưởng thành và không có nhiều thời gian đến lớp học, họ cũng có thể sử dụng những phần mềm học trực học bổ trợ để rèn phát âm. Dầy là một phương pháp học khá tiện lợi và hiệu quả đấy!

Ngữ pháp tiếng Nhật

Khi bắt đầu đi vào học tiếng Nhật cơ bản, bạn sẽ nhận thấy đó là ngữ pháp tiếng Nhật khác hẳn so với ngữ pháp tiếng Anh. Ngữ pháp tiếng Nhật theo 1 quy tắc khác: Chủ ngữ + Vị ngữ + Động từ (Subject – Object – Verb). Như vậy, đối với những người trưởng thành thì việc ghi nhớ như vậy khá là khó khăn và ứng dụng cũng khá phức tạp.

Về thực chất, việc học tiếng Nhật cơ bản khó cũng chỉ là do bạn đang quen theo ngữ pháp tiếng Việt hay tiếng Anh mà thôi. Đa số những ai khi bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản đều cảm thấy như vậy.

Vì thế nên khi bạn tiến hành chuyển sang cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thì sẽ có nhiều bỡ ngỡ và phải mất một thời gian dài mới có thể quen được. Tuy nhiên đó mới chỉ là mẫu ngữ pháp cơ bản mà thôi. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có rất nhiều các mẫu ngữ pháp khác nhau. Nếu những ai trưởng thành không thường xuyên ôn lại hay sử dụng chúng mỗi ngày thì khả năng cao là họ sẽ bị quên hoặc nhầm lẫn các mẫu ngữ pháp với nhau.

Môi trường học tiếng Nhật

Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, để học 1 loại ngôn ngữ mới thì một trong những điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải luyện tập nó thường xuyên và trong một môi trường phù hợp, thuận lợi nhất.

Tuy nhiên để có thể ôn luyện được kiến thức khi học tiếng Nhật cơ bản thường xuyên thì yêu cầu bạn cần phải có môi trường và thời gian luyện tập thuận lợi nhất. Điều này rất khó đối với những người trưởng thành vì họ còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết mỗi ngày.

Môi trường học tập quyết định khá nhiều đến kết quả học tập

Ở Việt Nam, hầu hết chúng đều có thể tiếp cận nhiều với tiếng Anh. Đây cũng là khả năng bạn bắt gặp và nói chuyện được với người Nhật là khá thấp. Xét trên môi trường học tập, hầu hết chúng ta chỉ có môi trường học tiếng Nhật ở các trường đại học hoặc tại các trung tâm dạy tiếng Nhật mà thôi.

Tuy nhiên thời gian học ở trường hay trung tâm là không đủ. Vì khi về đến nhà thì chúng ta vẫn dùng tiếng Việt là chính đúng không nào? Do đó môi trường học tiếng Nhật cơ bản của người trưởng thành bị hạn chế rất nhiều đúng không nào?

Học Tiếng Nhật Có Khó Không

Tiếng Nhật đang dần trở thành ngôn ngữ toàn thế giới

Tiếng Nhật là ngôn ngữ phổ thông của Nhật Bản và theo số liệu nghiên cứu thì trên thế giới hiện có gần 3,5 triệu người ở 133 quốc gia đang học tiếng Nhật đó là chưa kể những người tự học tiếng Nhật tại nhà.

Học tiếng Nhật mở ra rất nhiều cơ hội trên các lĩnh vực học tập, du học và việc làm với mức lương cao và môi trường làm việc quốc tế.

Trái hẳn với quan niệm chung của nhiều người rằng tiếng Nhật rất khó thì các nhà ngôn ngữ học lại khẳng định tiếng Nhật rất dễ nếu so sánh với các ngôn ngữ khác. Một phần bởi vì tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên ân và 13 phụ âm. Trong khi đó tiếng Anh có 12 nguyên âm và 24 phụ âm.

Cũng theo giáo sư Machida, động từ tiếng Nhật cũng tuân theo những quy tắc thông thường. Ông đã viết trong cuốn sách Gengo Sekai Chizu (Bản đồ ngôn ngữ thế giới) của mình rằng : Nhìn chung, tiếng Nhật là ngôn ngữ rất dễ học, vì động từ trong tiếng Nhật không có nhiều cách chia.

Các nhà ngôn ngữ học cũng khẳng định rằng để học viết được chữ Nhật quả thực rất nhiều gian nan. Bởi hệ thống chữ tiếng Nhật nằm trong top những loại chữ phức tạp nhất vì đó là sự kết hợp của nhiều hệ thống chữ viết : Kanji, hiragana, katakana, Ảrập và Romanji.

Một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới đã viết trong cuốn sách của mình rằng “Tôi cho rằng hiếm có nước nào mà lại có hệ thống chữ cái phức tạp đến vậy” .

Hệ thống chữ Kanji du nhập vào Nhật Bản từ khi nào? chữ hiragana và katakana có nguồn gốc như thế nào?

Từ thế kỷ thứ IV thì không có hệ thống chữ viết Nhật Bản gốc nào được biết tới trước khi chữ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản. Ban đầu, những âm tiết Hiragana giống như những nét vẽ . Nhưng vào thế kỷ thứ IX, khi chữ Trung Quốc bắt đầu được sử dụng để mô tả các âm trong tiếng Nhật.Trong khi đó, chữ Katakana lại được hình thành từ một phần của chữ Kanji. Hầu hết chữ Kanji đều có hai cách phát âm : phát âm phụ thuộc xem từ đó mô tả tiếng Nhật hay tiếng Trung Quốc.

Có bao nhiêu từ tiếng Nhật cần phải học để giao tiếp, đọc tiếng Nhật tốt?

Theo như báo cáo từ Viện nghiên cứu ngôn ngữ Quốc gia Nhật Bản thì các tạp chí hiện hành tiếng Nhật sử dụng khoảng 30.000 từ, nhưng 90% trong số đó lại được cấu thành từ 10.000 gốc từ. Tức là các bạn phải nắm được 10.000 gốc từ mới có thể giao tiếp, đọc tốt tiếng Nhật.Con số này lớn hơn gấp nhiều lần so với các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh : 3000 từ; tiếng Pháp : 2000 từ. Trong từ điển bách khoa toàn thư cũng có viết rằng tiếng Nhật có số lượng từ vựng tương đối lớn vì có rất nhiều từ vay mượn.

Đến đây, bạn đã có cơ sở để khẳng định tiếng Nhật khó hay dễ rồi đúng không?

Học tiếng Nhật theo phương pháp hoàn toàn mới, một môi trường đào tạo chuẩn quốc tế chỉ có ở Trung tâm Tiếng Nhật SOFL, hãy đăng ký học và cảm nhận nào!

Thông tin được cung cấp bởi: TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFLCơ sở 1 Số 365 Phố Vọng – Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà NộiCơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà NộiCơ sở 4: Số 491B phố Nguyễn Văn Cừ phường Gia Thụy Long Biên Hà NộiEmail: nhatngusofl@gmail.comĐiện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88Website : http://trungtamnhatngu.edu.vn/

Học Tiếng Nhật Có Khó Hay Không?

Với những người từng học tiếng Nhật sẽ đều biết rằng trong tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana, và Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm được cho là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật mà hầu hết bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana là bộ chữ cứng phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Và cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán. Chính vì trong tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ như vậy nên rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật vô cùng dễ nản, đặc biệt là khi tất cả là dạng chữ tượng hình – khác hẳn với bộ chữ cái Romaji mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì 2 bộ chữ Hiragana và Katakana không khó nhằn như bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự chăm chỉ học 2 bộ chữ này hàng ngày thì cùng lắm chỉ mất 2 tuần là bạn đã có thể nắm được hết cả 2 rồi. Vấn đề chỉ thực sự nan giải khi bạn bắt đầu học tới chữ Kanji. Tính đến hiện nay thì Kanji có tổng cộng khoảng 3000 chữ, trong đó có tầm 1500 – 1900 chữ thông dụng. Mỗi chữ gần như được viết theo 1 cách khác nhau vì vậy việc nhớ được 1 lượng lớn chữ Kanji khá là khó khăn. Chính vì vậy Kanji có thể được coi là 1 trong những yếu tố tạo nên “độ khó” của tiếng Nhật.

2. Phát âm trong tiếng Nhật:

Mặc dù bộ chữ của tiếng Nhật, đặc biệt là Kanji, khá nhiều và cũng khá khó nhớ, cách phát âm các từ và các chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản. Trong tiếng Nhật luôn chỉ có 5 nguyên âm: a – i – u – e – o, lần lượt đọc là a – i – ư – ê – ô. Các phụ âm còn lại được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s – .v.v. vào trước các nguyên âm và đọc tương tự (ví dụ như ka – ki – kư – kê – kô/ sa – shi – sư – sê – sô). Khi đọc 1 từ, giả dụ từ sekai (thế giới), từ này được ghép từ 3 chữ se – ka – i và chúng ta chỉ cần đọc ghép các chữ lại và ta có (se – kai). Chính vì vậy, việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng, điều còn lại chỉ là nhớ mặt chữ và ý nghĩa của nó thôi. Như vậy nếu nói rằng phát âm tiếng Nhật khó thì hoàn toàn sai lầm, nếu nói đến vấn đề nói tiếng Nhật thì vấn đề lại nằm ở cách nói của người Nhật thường khá là nhanh và nhiều khi chúng ta không bắt được những gì họ nói.

3. Ngữ pháp tiếng Nhật

Khi bắt đầu đi vào học ngữ pháp tiếng Nhật, chúng ta sẽ thấy có 1 điểm khác biệt rất lớn so với ngữ pháp tiếng Anh. Nếu như trong ngữ pháp tiếng Anh họ theo quy tắc Chủ ngữ – Động từ – Vị ngữ (Subject – Verb – Object), thì trong ngữ pháp tiếng Nhật họ lại theo 1 quy tắc khác: Chủ ngữ – Vị ngữ – Động từ (Subject – Object – Verb). Như vậy lấy ví dụ 1 câu tiếng Anh “I eat rice” thì sang tiếng Nhật chúng ta sẽ có “I rice eat” và chuyển sang tiếng Nhật sẽ là “watashiwa gohan wo tabemasu” (わたしはごはんをたべます, chuyển sang kanji sẽ là 私はご飯を食べます). Điều này về thực chất không hề gây khó khăn cho người mới học tiếng Nhật, có chăng cũng chỉ là do chúng ta quen theo ngữ pháp tiếng Việt hay tiếng Anh nên khi chuyển sang cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật sẽ có hơi bỡ ngỡ. Tuy nhiên đó là mẫu ngữ pháp cơ bản, ngoài ra trong tiếng Nhật có rất nhiều các loại mẫu ngữ pháp khác nhau và nếu người học không thường xuyên ôn lại hay sử dụng chúng thì khả năng cao là sẽ quên hoặc nhầm lẫn giữa các mấu ngữ pháp.

4. Môi trường học tiếng Nhật

Người ta vẫn thường quan niệm rằng để học 1 thứ ngôn ngữ mới, 1 trong những điều quan trọng đó là bạn cần phải luyện tập nó thường xuyên thì bạn mới có thể giỏi hơn được. Tuy nhiên để có thể luyện tập thường xuyên thì bạn cần phải có môi trường luyện tập, điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta tiếp cận nhiều với tiếng Anh là chính và khả năng bạn có thể bắt gặp với người Nhật là khá thấp. Xét trên phương diện môi trường học tập, hầu hết bạn chỉ có môi trường học tiếng Nhật ở các trường đại học, hoặc là các trung tâm dạy tiếng Nhật hiện nay. Tuy nhiên việc học ở trường hay trung tâm dường như là không đủ, thời lượng chúng ta học trên trường và trung tâm chỉ có giới hạn và khi về đến nhà chúng ta vẫn dùng tiếng Việt là chính (trừ phi trong gia đình có người học tiếng Nhật).

Chúc mọi người có nhiều niềm vui và gặp được nhiều điều thú vị khi học tiếng Nhật.

(Nguồn: http://akira.edu.vn/)

Học Tiếng Nga Không Quá Khó Nhưng Cũng Không Dễ Dàng

Tiếng Nga đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người chọn học. Bên cạnh đó khi bạn biết tiếng Nga thì bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc, du học tại Nga hơn đấy…

Học tiếng Nga khó hay dễ

Đối với bất cứ ai nói với chúng tôi rằng tiếng Nga rất dễ dàng, chúng tôi có thể đưa ra một trăm ví dụ cho thấy rằng nó thường khó khăn vất vả và thậm chí khó hiểu. Để thành thạo nó là cả một quá trình phấn đấu miệt mài của bản thân.

Một lo lắng điển hình của một người học khi bắt đầu một khóa học tiếng Nga là không biết tiếng Nga khó hay dễ. Đây là một trong những thắc mắc của hầu hết các bạn đang và định tìm hiểu về tiếng Nga. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một vài thông tin về tiếng Nga để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về một trong những ngôn ngữ nhiều người sử dụng nhất hành tinh này.

Học tiếng Nga như thế nào

1. Học tiếng Nga với bảng chữ cái

Một trong những thử thách cho những người mới bắt đầu đó là học bảng chữ cái. Bảng chữ cái khó trong những bài học đầu tiên, dễ dàng hơn sau đó. Mỗi từ tương ứng với một âm thanh, phần lớn là ngữ âm với một vài ngoại lệ. Nhưng ngay cả khi bạn quên mất những ngoại lệ và đọc mọi thứ chính xác theo cách nó đã được viết ra, người Nga sẽ vẫn hiểu bạn hoàn hảo, bởi vì mọi người đều biết cách đánh vần. Việc học bảng chữ cái cũng rất quang trọng để có thể học tiếng Nga hiệu quả hơn.

Bảng chữ cái tiếng Nga là một bảng chữ cái Kirin gồm 33 kí tự bao gồm 31 chữ cái và 2 dấu.

2. Cách phát âm tiếng Nga

Phát âm là dễ dàng cho người bản xứ của Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Hin-ddi và một số ngôn ngữ khác (đặc biệt, tất nhiên, tiếng Slavic!) Bởi vì một hệ thống khớp nối tương tự. Có thể rất khó khăn cho người bản xứ tiếng Anh và tiếng Pháp vì các cụm phụ âm (như ZDR, VSTR, DN) và cuộn R. Nói như vậy, không 100% người Nga có thể phát âm thanh R hoàn hảo, và đó không phải là một vấn đề lớn. Để có thể phát âm tốt hơn bạn cần rất nhiều thời gian để luyện tập và học hỏi những bí quyết trong đối thoại.

Học tiếng Nga thực sự không khó

Học tiếng Nga khó hay dễ

Từ vựng tiếng Nga là một trong những kiến thức cơ bản mà bạn phải học để có thể đi tiếp ở các mục tiêu tiếp theo. Học từ vựng tốt thì bạn sẽ thực hiện các mục tiêu khác dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó muốn học tiếng Nga nhanh và hiệu quả nhất đòi hỏi các bạn phải thật chăm chỉ, nỗ lực và có phương pháp học tập đúng đắn.

5. Cú pháp trong tiếng Nga

Cú pháp (các quy tắc xây dựng một câu) – chủ yếu dễ dàng! Tất cả các câu hỏi mang tính chất chung, tất cả những gì bạn làm là nói câu khẳng định với ngữ điệu ngữ điệu. Và bằng văn bản, chỉ cần đặt một dấu hỏi vào cuối. Ngoài ra, thứ tự từ trong tiếng Nga rất linh hoạt, do đó, trong hầu hết các tình huống, bạn có thể đặt các từ theo một thứ tự khác nhau, dù bạn cảm thấy thế nào, và sẽ ổn thôi. “Tôi đã nhìn thấy anh ấy ngày hôm qua” = “Anh ấy đã nhìn thấy ngày hôm qua” = “Hôm qua nhìn thấy anh ấy”,… Đôi khi nó nhấn mạnh thêm vào một từ nào đó nhưng về mặt ngữ pháp nó không tạo ra sự khác biệt.