Top 10 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Ngữ Pháp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Ngữ Pháp Tiếng Nhật , Ngữ Pháp Minna No Nihongo

Tổng hợp bài học theo giáo trình Mina no Nihongo, những bài học này được biên soạn chi tiết và cụ thể, hi vọng sẽ giúp ích cho những bạn muốn nâng cao trình độ nhật ngữ.

* Với mẫu câu này ta dùng trợ từ は (đọc là , chứ không phải là )

* Cách dùng: Dùng để nói tên, nghề nghiệp, quốc tịch ( tương tự như động từ TO BE của tiếng Anh.)

* Đây là mẫu câu khẳng định.

わたし  は  マイク  ミラー  です。 ( tôi là Michael Miler)

* Mẫu câu vẫn dùng trợ từ は nhưng với ý nghĩa phủ định. Ở mẫu câu này ta có thể dùng じゃ

hoặc では đi trước ありません đều được.

* Cách dùng tương tự như cấu trúc khẳng định.

サントス さん  は がくせい じゃ (では) ありません。

( anh Santose không phải là sinh viên.)

* Đây là dạng câu hỏi với trợ từ は và trợ từ nghi vấn か ở cuối câu.

( anh Miler có phải là nhân viên công ty không?)

* Đây là mẫu câu dùng trợ từ も với y nghĩa là “cũng là”.

* Đây là trợ trừ có thể dùng để hỏi và trả lời. Khi dùng để hỏi thì người trả lời bắt buộc phải dùng はい để xác nhận hoặc いいえ để phủ định câu hỏi. Nếu xác nhận y kiến thì dùng trợ từ も, chọn phủ định thì phải dùng trợ từ  は.

* Cách dùng: thay thế vị trí của trợ từ は và mang nghĩa “cũng là”

A: わたし は ベトナム じん です。 あなた も ( ベトナム じん です か )

(Tôi là người Việt Nam, bạn cũng là người Việt Nam phải không ?)

B: はい、 わたし も ベトナム じん です。 わたし は だいがくせい です、 あなたも?

(Vâng, tôi cũng là người Việt Nam. Tôi là sinh viên đại học, còn anh cũng vậy phải không)

A: いいえ、 わたし は だいがくせい じゃ ありません。(わたしは) かいしゃいん です

(Không, tôi không phải là sinh viên đại học, tôi là nhan viên công ty.)

Chú ý: Đối với các câu có quá nhiều chủ ngữ “わたしは” ta có thể lược bỏ bớt cho câu văn ngắn gọn.

* Đây là cấu trúc dùng trợ từ の để chỉ sự sở hữu.

* Có khi mang nghĩa là “của” nhưng có khi không mang nghĩa để câu văn hay hơn.

(Nhân viên của công ty IMC)

* Đây là mẫu câu hỏi với từ để hỏi ( nghi vấn từ) なんさい (おいくつ) dùng

なんさい Dùng để hỏi trẻ nhỏ ( dưới 10 tuổi).

おいくつ Dùng để hỏi 1 cách lịch sự.

(Anh Yamada bao nhiêu tuổi vậy?)

Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật

Phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật là bài viết giới thiệu các phương pháp giúp Bạn học ngữ pháp hiệu quả hơn. Trước giờ bạn đã tích lũy được kha khá vốn từ vựng tiếng Nhật cho mình rồi nhưng khi nói tiếng Nhật vẫn không trôi chảy rõ ràng. Đó là do bạn có vốn từ nhưng lại không có vốn Ngữ pháp để vận dụng kết hợp tạo thành câu hay hơn.

Phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả là những phương pháp nào:

1. Lấy ví dụ cho mẫu ngữ pháp đang học:

2. Tổng hợp ngữ pháp thường xuyên:

Khi kết thúc 1 tuần học, bạn nên tổng kết lại những mẫu ngữ pháp mình đã học, về cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng và giành khoảng thời gian để ôn lại. Kết hợp vừa học vừa tổng kết ngữ pháp theo tuần, theo tháng cho đến khi kết thúc chương trình. Bạn cũng có thể tổng hợp các mẫu ngữ pháp vào quyển sổ tay và có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

Phương pháp tổng hợp là phương pháp có hiệu quả tốt đối với việc học bất kì ngôn ngữ nào, đặc biệt là tiếng Nhật phương pháp này lại càng cần thiết vì lượng ngữ pháp tiếng Nhật rất nhiều rất đa dạng. Việc tổng hợp lại giúp bạn hệ thống lại kĩ càng một lần nữa những gì mình đã học để tránh tình trạng nhầm lẫn, dễ lẫn lộn khi học một ngữ pháp khác có nghĩa gần giống. Hơn nữa, một lần tổng hợp lại cũng là để ôn tập lại.

Để diễn tả 1 hành động nào đó trong tiếng Nhật,người học có thể sử dụng nhiều mẫu ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên dưới hình thức nào thì chúng cũng đồng nghĩa. Hoặc đôi khi cùng mang ý nghĩa đó nhưng cách dùng và sắc thái lại khác nhau hoàn toàn. Chính điều này đã làm cho tiếng Nhật thêm phần phong phú và đa dạng hơn.

Nhưng cũng chính vì điều này lại gây ra nhiều khó khăn cho người học tiếng Nhật trong việc phân biệt nên dùng chúng khi nào . Có một số mẫu ngữ pháp không thể hiểu nếu dùng cách suy nghĩ của người Việt, bạn phải nghĩ theo cách nghĩ của người Nhật.

Vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn sắc thái khác nhau của các mẫu ngữ pháp tương đồng như vầy bạn hãy đặt mình vào cách nghĩ của người Nhật nha. Mình nghĩ các bạn đừng cố gắng dịch nghĩa mẫu ngữ pháp vì nó tương đồng nếu dịch sang tiếng Việt cũng thấy tương tự nhau mà thôi, thay vào đó phương pháp tốt nhất là bạn nên luyện đọc và hiểu các giải thích ý nghĩa và cách sử dụng mẫu ngữ pháp đó bằng chính Tiếng Nhật.

4. Làm nhiều dạng bài tập khác nhau:

Chỉ có luyện Ngữ Pháp Tiếng Nhật liên tục với nhiều dạng bài tập mới biết được trình độ và khả năng nắm chắc ngữ pháp đang ở level nào. Tuy nhiên, nếu chỉ làm những bài đơn giản sẽ rất dễ nản và không nâng cao trình độ bạn lên cao được, mà cũng hãy thử sức với những dạng bài khó hơn nha.

5. Học mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày:

Chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày nhưng là tập trung ôn luyện, học nội dung mới đều đặn là bạn đều có thể tiếp thu rất nhanh, đạt mục tiêu đúng kế hoạch. Hãy thử một trong những phương pháp sau:

Nghe nhạc, nghe podcast tiếng Nhật

Xem phim hoạt hình tiếng Nhật

Đọc sách

Luyện viết

Tham gia câu lạc bộ tiếng Nhật

Giao tiếp nhiều hơn với người Nhật để có thể áp dụng ngữ pháp vào thực tế. Bất kể học cái gì cũng vậy, đặc biệt là ngôn ngữ bạn càng phải ôn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần vì nếu không ôn luyện bạn sẽ rất nhanh quên nó. Hơn nữa đã học ngôn ngữ là phải nói phải ứng dụng, nếu không thể nói với người Nhật bạn cũng có thể nói và luyện tập những mẫu Ngữ Pháp Tiếng Nhật bạn đã học với bạn bè.

6. Tìm tài liệu đáng tin cậy là một Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật Hiệu Quả

Có quá nhiều phương pháp và giáo trình chất lượng nhưng bạn không biết phải chọn lựa chúng thế nào. Bạn có thể tham khảo những người đã học trước hoặc trên internet để chọn ra tài liệu phù hợp với việc học ngữ pháp nói chung và các kỹ năng khác nói riêng trong tiếng Nhật.

Để có đượcPhương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật Hiệu Quả thì đây là điều bạn cần phải lưu ý, vì dù phương pháp có tốt đi chăng nữa mà nếu bạn tiếp cận với kiến thức sai, không đáng tin cậy ngay từ đầu thì chẳng phải đã thất bại rồi hay sao.

Tham khảo khóa luyện thi JLPT tại tiếng Nhật Daruma

Phương pháp học các kỹ năng khác:

Học Ngữ Pháp Tiếng Trung

“一样” là tính từ, nghĩa là “giống nhau”, có thể làm vị ngữ, định ngữ. Ví dụ:

1) 这两支笔的颜色一样。Màu hai cây viết này giống nhau.

2) 他们俩性格很不一样。Tính tình hai người họ rất khác nhau.

Trước “一样” có thể dùng ngữ giới tân “跟…”làm trạng ngữ.

Nếu hai danh từ so sánh đều có định ngữ, một trong hai trung tâm ngữ có thể lược bỏ, có khi “的” cũng lược bỏ được.

“跟…一样” dùng chung với nhau đã thành một công thức cố định. Nó có thể làm trạng ngữ, cũng có thể làm định ngữ. Ví dụ:

7) 他写的汉字跟小王写的一样好看。Chữ Hán anh ấy viết đẹp như chữ Hán Tiểu Vương viết.

8) 这条路跟那条路一样宽。Con đường này rộng như con đường kia

 Hình thức phủ định của “跟…一样”

Khi dùng “不” để phủ định, “不” có hai vị trí: ở trước “跟” hay trước “一样” đều được, nhưng thường gặp hơn là để trước “一样”.

Ý của câu này không giống ý câu kia.

Động từ “有” có thể dùng trong câu so sánh, có ý là đã đạt đến trình độ nào đó. Công thức nói chung của loại câu này là:

A 有 B (这么hay 那么) phương tiện muốn so sánh

1. 弟弟有我这么高。Em trai cao bằng tôi.

2. 你有他那么会讲故事吗?Anh có biết kể chuyện như anh ấy không?

Trong mẫu câu này, B cũng có thể là ngữ số lượng. Lượng từ ở đây là đơn vị đo lường. Ví dụ:

3. 我有五十公斤重。Tôi nặng 50 kg.

Khi phủ định, ta dùng “没有 “

5. 这个教室没有那个(教室)那么大。Lớp học này không lớn bằng lớp học kia.

6. 姐姐没有我这么爱看滑冰。Chị không thích xem trượt băng như tôi.

Khi có bổ ngữ trạng thái, “(没) 有…” đặt trước động từ hoặc trước thành phần chủ yếu của bổ ngữ. Nếu động từ có tân ngữ, “(没) 有…” đặt trước động từ lặp lại hoặc trước thành phần chính của bổ ngữ.

7. 我起得没有妈妈那么早。Tôi dậy không sớm bằng mẹ.

Ngoài các cách hỏi khác ra, ta có thể dùng “多” để hỏi mức độ.

8. 你的朋友跳得多少高?Bạn của bạn nhảy cao bao nhiêu?

Khi dùng “多” để hỏi, cần chú ý ba điểm sau:

1) “多” đọc thanh 1 (duō), nhưng trong khẩu ngữ thường đọc thành thanh 2

2) Trước “多” thường có “有”, ý là đã “đạt đến”, thể phủ định dùng “没有”

3) Trong câu đáp, sau số lượng từ dùng hoặc không dùng tính từ, trước số lượng từ dùng hoặc không dùng “有 (没有)” đều được. Ví dụ:

9. 我的朋友跳得有一米六七(高)。Bạn tôi nhảy cao 1m67.

Khi dùng giới từ “比” để so sánh, công thức chung là:

A 比 B số lượng chênh lệch/mức độ so sánh

1. 今天比昨天热。Hôm nay nóng hơn hôm qua.

Trước tính từ vị ngữ ta có thể dùng thêm phó từ trình độ “更”, “还” nhưng nhất thiết không được dùng các phó từ trình độ như “很”,”非常”,”太”. Ví dụ:

Ta cũng có thể dùng “比” trong câu vị ngữ động từ. Ví dụ:

3. 今年的粮食产量比去年增加了很多。Sản lượng lương thực năm nay tăng lên rất nhiều so với năm ngoái.

Nếu muốn nói rõ sự chênh lệch cụ thể, sau vị ngữ ta dùng bổ ngữ số lượng.

4. 弟弟比妹妹大两岁。Em trai lớn hơn em gái hai tuổi.

Học Ngữ Pháp Tiếng Pháp Cho Kỳ Thi Tcf

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap France trường dạy tiếng pháp uy tín chất lượng nhất hiện nay. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tiếng pháp cơ bản Tiếng pháp giao tiếp Học tiếng pháp miễn phí

Kỳ thi TCF TP, hoặc TCF Dap là kỳ thi nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Pháp của bạn. Đối với những học viên học Tiếng Pháp, chưa có bằng DELF, thì văn bằng TCF này được sử dụng thay thế, nếu bạn có kế hoạch du học Pháp, đổi quốc tịch, xin định cư ở Canada, làm việc ở môi trường Pháp ngữ.

Dạng đề thi TCF cũng có 5 phần thi: nghe, nói, viết , đọc và ngữ pháp. Đối với kỳ thi tcf, phần nói và viết không bắt buộc nếu bạn thi tcf để xin quốc tịch. Riêng với du học, bạn bắt buộc phải thi viết, phần nói không bắt buộc thi. Bài thi tcf bắt buộc với tất cả những ai thi tcf bao gồm: nghe – cấu trúc ngữ pháp – đọc hiểu. Mỗi phần có mức thang điểm như nhau là 699 điểm. Điểm tcf sẽ có thang điểm trung bình của 3 phần thi nghe – cấu trúc ngữ pháp – đọc hiểu. Vì vậy, phần ngữ pháp được coi là phần khá quan trọng trong kỳ thi TCF.

Học Tiếng Pháp – Cap France, xin tổng hợp 6 chủ điểm ngữ pháp lớn mà bạn cần phải dành thạo, cho việc nâng cao tiếng pháp, cũng như phục vụ cho kỳ thi tcf của mình.

1. LES TEMPS:

Trong tiếng Pháp chia thành temps và mode, tuy nhiên, chúng ta không cần học hết tất cả, chỉ cần tập trung vào 8 thì cơ bản như sau:

2. LES PRONOMS RELATIFS – Đại từ quan hệ Dùng đại từ quan hệ làm câu dài hơn chút, có nhiều vế, đạt đến trình độ ngữ pháp phức tạp hơn chút chứ không chỉ dừng lại ở một Chủ ngữ + 1 Vị ngữ (Ví dụ: Marc appelle une copine qu’il rencontre souvent à l’université).

3. PREPOSITION – Cách dùng thành thạo các giới từ “sur, en, dans, à, de…..”

Đưa ra một ví dụ đơn giản như sau: quelque chose “pour” manger ? = có gì để ăn không ?. Đáng nhẽ ra phải viết là : quelque chose “à” manger ?

Giới từ rất quan trọng, vì vậy các bạn cũng cần nắm vững phần này.

4. Sự hoà hợp giữa Chủ ngữ và Động từ trong câu Cách chia vị ngữ theo số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ, để không bị sai ngớ ngẩn như: Elle et moi “suis” les meilleures amies

5. LA VOIX PASSIVE – Câu bị động

6. LES PHRASES CONDITIONNELLES / HYPOTHÉTIQUES – Câu điều kiện loại cơ bản – Loại 1 và loại 2

Tags: ngu phap tieng phap cho ky thi tcf, day tieng phap, hoc tieng phap mien phi, tieng phap co ban, hoc tieng phap, tieng phap giao tiep