Top 6 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Anh Phổ Thông Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Tiếng Anh Học Sinh Phổ Thông

Thạc sĩ Lê Tuệ Minh: “Đa số giáo viên tiếng Anh đều không đạt trình độ chuẩn yêu cầu về ngôn ngữ và ít có điều kiện được nâng cao trình độ”.

Mong muốn có thêm nhiều góp ý chất lượng giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt nhất cho mục tiêu đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông, Báo Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả góc nhìn của Thạc sĩ Lê Tuệ Minh – Chủ tịch Điều hành Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring.

Thạc sĩ Lê Tuệ Minh phân tích về những tồn tại hạn chế của chương trình, cách dạy tiếng Anh hiện nay, gây lãng phí và tốn kém quá lớn, nhưng hiệu quả thu được lại quá thấp.

3 hạn chế cần thay đổi

Khi đánh giá một chương trình, tôi thấy luôn cần phải xem xét ba khía cạnh lớn: Một là chương trình – giáo trình – phương pháp giảng dạy; Hai là giáo viên; Ba là điều kiện thực hiện chương trình: Thời lượng, cách tổ chức giảng dạy và cơ sở vật chất.

Tất cả các ưu, nhược điểm của chương trình cũng như những giải pháp để có thể khắc phục, điều chỉnh, cập nhật, thay đổi… đều được xem xét xoay quanh 3 khía cạnh này.

Về chương trình, giáo trình tiếng Anh do các chuyên gia Việt Nam tự xây dựng từ cách đây khá lâu đã không còn phù hợp với đòi hỏi hiện nay của học sinh và xã hội.

Chương trình vẫn sử dụng những phương pháp giảng dạy cũ, theo hướng quy nạp (inductive), diễn dịch (deductive), thiên về ngữ pháp, chưa cập nhật theo khung chuẩn ngôn ngữ châu Âu (CEFR).

Cụ thể là chưa cập nhật với các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thiên về giao tiếp (communicative), ứng dụng các phương tiện nghe, nhìn, kỹ thuật số và phương pháp lồng ghép các nội dung kiến thức các môn học khác trong giảng dạy ngoại ngữ (CLIL) như phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong các chương trình và giáo trình giảng dạy tiếng Anh của các nhà xuất bản lớn trên thế giới hiện nay.

Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục cũng đang hết sức tích cực phối hợp với các Nhà xuất bản lớn chuyên về chương trình, giáo trình giảng dạy tiếng Anh như Oxford, Cambridge, Pearson, Mac Millan… để lựa chọn chương trình và bộ giáo trình phù hợp nhất cho học sinh Việt Nam.

Về giáo viên, nhìn tổng thể có rất nhiều vấn đề lớn, đặc biệt là trường công ở khu vực nông thôn: Thiếu nghiêm trọng kể cả về số lượng và chất lượng giáo viên, vì giáo viên chưa được đào tạo đạt chuẩn, đồng thời một số giáo viên đã đạt chuẩn thì lại rẽ ngang sang làm những nghề khác.

Có lẽ với mức thu nhập như hiện nay của giáo viên phổ thông ở hệ thống công lập, ngành giáo dục sẽ còn “chảy máu chất xám”.

Đại đa số các giáo viên tiếng Anh ở lại với nghề đều không đạt trình độ chuẩn yêu cầu về ngôn ngữ và ít có điều kiện được đào tạo, cập nhật để nâng cao trình độ.

Đây là việc không dễ giải quyết một sớm một chiều mà chỉ có thể khắc phục được phần nào bằng cách ứng dụng công nghệ.

Đặc biệt, khía cạnh thứ ba về mặt tổ chức và điều kiện thực hiện chương trình có rất nhiều vấn đề mà hầu như chưa tìm được giải pháp cho tổng thể.

Khi chúng ta cập nhật được chương trình hiện đại, có giải pháp về công nghệ thì sẽ khắc phục được phần nào bài toán về giáo viên.

Ngoài những hạn chế phổ biến do lớp học quá đông trên dưới 50 học sinh (gấp đôi quy mô tối thiểu một lớp học ngoại ngữ hiệu quả), điều kiện ứng dụng công nghệ (máy chiếu, tivi màn hình lớn, thiết bị tương tác, máy tính….) thì hạn chế lớn nhất là do hệ thống tổ chức giảng dạy tiếng Anh đang không có quy hoạch thống nhất.

Các trường triển khai chương trình tiếng Anh tùy theo điều kiện từng trường, từng cấp, không có sự quy hoạch một cách hệ thống và nối tiếp giữa các câp học với nhau, trong khi trường phổ thông ở Việt Nam rất ít trường liên cấp, đa phần là tách rời từng cấp học.

Chính vì vậy, mỗi lần chuyển cấp, các em lại học lại từ đầu rất lãng phí thời gian và tạo ra thời gian “chết” trong các tiết học tiếng Anh theo chương trình đại trà bắt buộc học chung theo cả khối.

Trong khi đó, nếu chương trình được tổ chức theo hướng nối tiếp theo bậc thang đi lên giữa các cấp học, học sinh sẽ thực sự học và tiến bộ đúng theo trình độ và khả năng thực tế của các em.

Có thể thấy ngay điều này khi học sinh tham gia học tập tại các trung tâm ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, chương trình chuẩn… đã đạt được kết quả vượt xa học sinh chỉ học chương trình đang áp dụng đại trà trong các trường.

Cần đổi mới thực sự chương trình, phương pháp dạy ngoại ngữ

Việc đưa vào áp dụng chương trình và giáo trình theo chuẩn, cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến do các chuyên gia đầu ngành của các nhà xuất bản chuyên ngành lớn trên thế giới sẽ mang lại một thay đổi căn bản về nội dung và phương pháp giảng dạy.

Về mặt tổng thể, việc ứng dụng các nguồn tài liệu kỹ thuật số với các phương tiện nghe nhìn như video, film, các đoạn hội thoại, các mô phỏng, các bài giảng được các giáo viên bản ngữ trực tiếp thực hiện với các tình huống giao tiếp thực tế… sẽ là những hướng thay thế khả thi với tình trạng khan hiếm giáo viên chuẩn như hiện nay với kinh phí phù hợp, không quá tốn kém và có thể linh hoạt triển khai tùy điều kiện, tùy mức độ ở tất cả các trường.

Vấn đề tổ chức chương trình theo hệ thống tăng tiến theo bậc thang chứ không bị lặp lại sẽ là vấn đề khó khăn nhất do quá trình thực hiện chương trình cũ đang tạo ra sự khác biệt về trình độ của học sinh quá lớn và điều kiện tổ chức các cấp học vẫn riêng biệt, không có sự kết nối.

Việc này chỉ có thể giải quyết phần nào nếu Bộ Giáo dục cho phép các trường được chủ động trong việc tổ chức chương trình, áp dụng linh hoạt các trình độ tiếng Anh khác nhau tùy theo điều kiện đầu vào của trình độ học sinh của từng trường.

Muốn như vậy, việc ban hành một thang chuẩn về trình độ như kiểu CEFR (thang khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu) và để chương trình, giáo trình bám theo khung chuẩn đó thay vì ấn định đồng loạt theo khối lớp như hiện nay là rất cần thiết.

Xét cho cùng, Bộ Giáo dục cũng đã ban hành quy định cho phép thay thế việc thi tốt nghiệp lớp 12 bằng kết quả các kỳ thi chuẩn hóa tiếng Anh toàn cầu như IELTS và TOEFL thì việc học trong suốt 12 năm theo đúng thang bậc và chuẩn khảo thí như vậy cũng nên triển khai sớm để tiết kiệm sức lực cho các em (vì kết quả đó cũng sẽ dùng để xét tuyển tại bậc Đại học), tránh lãng phí trong những giờ học tại trường phổ thông.

Đối với những trường như Wellspring thì có lợi thế hơn nhiều so với các trường công lập khi thiết kế chương trình tiếng Anh, với sự hỗ trợ và công nhận của các tổ chức giáo dục và khảo thí uy tín hàng đầu thế giới nên phần lớn những vấn đề bất cập đều được xem xét và giải quyết ngay từ đầu.

Ngay trong một khối lớp, chúng tôi có thể chia những lớp thuộc 3-4 trình độ tiếng Anh khác nhau từ điểm xuất phát, vì nếu gộp hết vào một lớp thì rất lãng phí và không công bằng, tối ưu với các em.

Có những học sinh của chúng tôi khi hết Tiểu học đã đạt mức tiếng Anh ở trình độ B1, thậm chí là B2 (theo khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu – CEFR) thì các em phải xuất phát từ lớp 6 với giáo trình Intermediate (trung cấp) chứ không thể học cùng với các em có xuất phát điểm ở mức độ Beginner (khởi đầu) được.

Chúng tôi xin chia sẻ về chương trình như sau: Học sinh Tiểu học và THCS được học song ngữ với 3 cấu phần chính: Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (60%), Tiếng  Anh, các môn Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin (ICT) chiếm 40% với chuẩn chương trình và đánh giá là các bài thi trực tiếp của Cambridge International Examinations (CIE), Cambridge English, ETS (TOEFL), ERB (Hoa Kỳ) với giáo viên bản ngữ chiếm tới trên 80% thời lượng chương trình quốc tế.

Ở bậc THPT, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tùy theo định hướng về lộ trình học tập của học sinh  và gia đình, các em có thể tham gia chương trình Song ngữ, chương trình Phổ thông Quốc tế Cambridge IGCSE/ A Level (THPT Anh Quốc) hoặc chương trình  THPT Song bằng Việt  Nam –  Hoa Kỳ với trường THPT thuộc Đại học Missouri (top 100 trường Đại học hàng đầu Hoa Kỳ).

Việc nắm rõ khả năng và trình độ hiện tại của học sinh để phát hiện, bồi dưỡng, phát triển nhân tài và có chương trình phù hợp, hỗ trợ với những học sinh có xuất phát điểm chưa cao là sự ưu việt của một môi trường giáo dục cá thể hóa để tất cả các học sinh đều có lộ trình phát triển tối ưu nhất.

Theo Giaoduc.net.vn

Hd Dạy Tiếng Anh Phổ Thông

UBND Tỉnh Lâm Đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1558 / SGD&ĐT – GDTrH Đà Lạt, ngày 10 tháng 11 năm 2009

V/v: Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh THCS, THPT năm học 2009 – 2010

Kính gửi: – Các Phòng Giáo dục và Đào tạo; – Các trường Trung học phổ thông.

Căn cứ công văn số 7349/BGDĐT – GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010; công văn số 945/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn việc dạy và học tiếng Anh năm học 2009 – 2010 như sau:

NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG

2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

3. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài cụ thể.

Căn cứ khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PPCT của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều chỉnh phân phối tiết học của từng bài phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng học sinh trong trường. Có phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh.

Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.

Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện…. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả.

Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng

Học Tiếng Phổ Thông Trung Quốc

Bảng chữ cái tiếng Trung: Hướng dẫn Cách học Siêu nhanh và Dễ nhớ

Bảng chữ cái tiếng Trung hay phương án phát âm tiếng Hán, Bính âm Hán ngữ. ✅ Là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để học phát âm tiếng Trung các chữ cái tiếng Trung trong tiếng phổ thông Trung Quốc.

Giản thể: 汉语拼音方案,

Phồn thể: 漢語拼音方案,

Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm.

Bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó đã thay thế các hệ thống Latinh hóa cũ hơn như Wade-Giles (1859, sửa đổi năm 1912) và Hệ thống phiên âm Bưu điện, và thay thế hệ thống Chú âm trong việc dạy cách đọc chữ Hán tại Trung Hoa lục địa.

Cho tới nay, bảng chữ cái tiếng Trung đã được sử dụng như một hệ thống chuyển tự La Tinh chữ Hán trong việc dạy và học tiếng Quan thoại tại Singapore, Malaysia, CHND Trung Hoa,Trung Hoa Dân Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Năm 1979, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã chọn bảng chữ cái tiếng trung làm hệ thống latinh hóa chuẩn cho Hán ngữ. Bảng chữ cái tiếng trung đã trở thành một công cụ hữu dụng trong việc học tiếng Trung Quốc.

Vào cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) đã lập ra bảng những từ tiếng Trung cơ bản thông dụng (通用拼音 tōngyòng pīnyīn) dựa trên bính âm và có một số khác biệt so với phiên âm Hán ngữ. Hệ thống chữ cái tiếng trung này được sử dụng chính thức tại Đài Loan. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, bính âm Hán ngữ đã trở thành hệ chuyển tự La Tinh tiếng Trung tiêu chuẩn của Đài Loan

Bính âm sử dụng 26 chữ cái latinh. Trong đó chữ cái V chỉ dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số và tiếng địa phương.

Có thể mô tả cụ thể hơn như sau:

Phiên âm

Cách đọc tiếng Việt

Ví dụ

b

Phát âm gần giống như pua của tiếng Việt

ba ba ⇒ bố

p

Phát âm gần giống như pua, nhưng khác ở chỗ bật hơi mạnh ra ngoài

pà ⇒ sợ

m

Phát âm gần giống như mua của tiếng Việt

mama ⇒ mẹ f Phát âm gần giống như phua của tiếng Việt

fàn ⇒ cơm d Phát âm gần giống như tưa của tiếng Việt

dà ⇒ to,lớn t Phát âm gần giống như thưa của tiếng Việt

tài tài ⇒ bà(tôn trọng) n Phát âm gần giống như nưa của tiếng Việt l Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt g Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt

ge ge ⇒ anh trai k Phát âm gần như âm khưa nhưng bật hơi mạnh ra ngoài

ke le ⇒ cocacola h Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt

hé nèi ⇒ Hà Nội j Phát âm tương tự chi của tiếng Việt

jia ⇒ nhà q Phát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài

qì x Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt

xiao xiao ⇒ tiểu tiểu zh Phát âm gần giống như trư của tiếng Việt ch Phát âm gần giống tr của tiếng Việt nhưng có bật hơi sh Phát âm gần giống như sư của tiếng Việt r r – uốn lưỡi(cũng có thể phát thành d) zz Phát âm gần giống như chư của tiếng Việt, âm sát tắc không bật hơi c Phát âm gần giống như z nhưng khác ở chỗ có bật hơi s Phát âm gần giống như xư của tiếng Việt, nhưng âm phát ra sát và tắc i Phát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt an đọc gần như an của tiếng Việt en đọc gần như ân của tiếng Việt ang đọc gần như ang của tiếng Việt eng đọc gần như âng của tiếng Việt er ơ…r… uốn lưỡi yi Y wu U Yu u…y… kéo dài a Phát âm như a của tiếng Việt o Phát âm như ô của tiếng Việt e Phát âm như ưa của tiếng Việt u Phát âm như u của tiếng Việt ê Ê ai đọc gần như ai của tiếng Việt ei đọc gần như ey của tiếng Việt ao đọc gần như ao của tiếng Việt ou đọc gần như âu của tiếng Việt

Trong quá trình học tiếng Trung, người học tiếng Trung phải nắm được bảng chữ cái tiếng trung thì mới phát triển được quá trình học tiếng Trung.

Chương Trình Học Tiếng Anh Phổ Thông Lớp 3

Trong chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam hiện nay đã đưa tiếng anh vào giảng dạy. Tiếng anh phổ thông lớp 3 là chương trình học của học sinh tiểu học tiếng anh năm thứ 3, bắt đầu từ lớp 1 học sinh tiểu học đã được học tiếng anh cải cách. Tuy nhiên cũng có những vùng học tiếng anh từ lớp 3 mà không phải bắt đầu sớm hơn thế. Để bắt đầu sớm hơn các chương trình học tiếng anh, các bạn có thể cho con đi học tại các trung tâm tiếng anh để bắt đầu sớm hơn tiếp xúc với tiếng anh

Đối với chương trình giáo dục cũ thì tiếng anh được đưa vào giới thiệu cho học sinh Việt Nam bắt đầu từ học kỳ 1 lớp 6, có thể nói đây là thời điểm muộn để học sinh học tiếng anh nhanh nhất. Khi mà các chương trình giáo dục được cải cách thì việc dựa theo độ tuổi và khả năng tiếp thu để đưa vào những kiến thức và cách tiếp cận tốt nhất cho học sinh.

Mặt bằng thực tế thì các học sinh Việt Nam khả năng tiếng Anh tương đối kém, mà trên thực tế thì học sinh học tới 7 năm tiếng anh nhưng cũng không thể nào nghe nói đọc viết được thành thạo. Vì vậy chương trình cải cách tiếng anh phải thay đổi, thay đổi độ tuổi học tiếng anh, thay đổi cách tiếp cận và đưa kiến thức đến với các học sinh Việt Nam. Vì sao lại có những sự thay đổi như vậy trong việc thay đổi giáo dục?

Nếu như các bạn để ý thì các trung tâm tiếng anh như là Alokiddytrung tâm tiếng anh dành riêng cho trẻ em, đã có nhiều sự thay đổi trong việc cập nhật giáo trình thích hợp đến với các học sinh để có cách tiếp thu tiếng anh và học tiếng anh tốt hơn.

Xét tuyển thi đại học đầu vào kém mà chất lượng đầu ra cũng không cao thì làm sao đảm bảo việc “trồng người” đạt kết quả tốt được. Đối với việc cải cách chương trình giáo dục tiếng anh phổ thông lớp 3 là điều cần thiết nằm trong toàn bộ chương trình cải cách giáo dục của Việt Nam. Nếu như các bạn cần thiết đạt được các kết quả học tập tiếng anh tốt hơn thì hãy chủ động tìm kiếm phương pháp học tiếng anh tốt nhất cho con.

Và các trung tâm dạy tiếng anh cho trẻ em ngày nay được chú ý và đầu tư hơn rất nhiều, dường như đây mới là đối tượng nhắm vào của các bố mẹ muốn xây dựng tiền đề tốt nhất cho con học toàn diện hơn. Mà phương pháp học của người nước ngoài thông qua việc học tiếng anh cũng đa dạng và hiệu quả hơn rất nhiều.