Top 11 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Anh Online Bảng Chữ Cái Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh là gì?

Hầu hết mọi ngôn ngữ trên thế giới đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tiếng Anh cũng không phải là ngoại lệ Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên và quan trọng cho toàn bộ quá trình học ngôn ngữ về sau. Tuy nhiên, nhiều người khi học bảng chữ cái thường chỉ ghi nhớ mặt chữ mà không nắm chắc toàn bộ kiến thức về bảng chữ cái. Đặc biệt là không nắm chắc cách đọc. Điều này sẽ dẫn đến việc không nghe và phát âm đúng từ ngữ tiếng Anh, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Bảng chữ cái tiếng Anh hay còn gọi là English alphabet hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 mẫu tự. Các chữ cái được sắp xếp theo 1 thứ tự quy định cụ thể. Các ký tự này được dùng để tạo thành các từ có nghĩa trong tiếng Anh. Người bản xứ cũng dùng các chữ cái để đánh vần từ ngữ.

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 26 chữ cái được phân thành 5 chữ cái (vowel letter) và 21 phụ âm (consonant letter). Bảng chữ cái bắt đầu với chữ A và kết thúc bằng chữ Z. Hầu hết các chữ cái tiếng Anh có cách viết như các chữ cái tiếng Việt.

Các nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Anh: A, E, I, O, U.

Các phụ âm trong tiếng Anh: B, C, D, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.

Các nguyên âm và phụ âm đơn có cách đọc khá đơn giản. Nhưng khi ghép các chữ cái lại với nhau thì có thể tạo thành những các phát âm khác nhau. Có đến 44 cách phát âm được tạo thành từ các âm cơ bản này.

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Cách đọc bảng chữ cái hay còn gọi là phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh được dựa trên bảng phiên âm quốc tế IPA.

IPA là viết tắt của từ International Phonetic Alphabet. Đây là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Tương tự như trong tiếng Việt, Bảng phiên âm quốc tế IPA được tạo thành từ các nguyên âm và phụ âm. Có 20 nguyên âm và 24 phụ âm trong IPA. Khi ghép hai nguyên âm lại với nhau, ta được một nguyên âm kép.

A — /eɪ/ phát âm là “Ây”

B — /bi:/ phát âm là “Bi”

C — /si:/ phát âm là “Si”

D — /diː/ phát âm là “Đi”

E — /i:/ phát âm là “I”

F — /ɛf/ phát âm là “Ép”

G — /dʒiː/ phát âm là “Dzi”

H — /eɪtʃ/ phát âm là “Ét s”

I — /aɪ/ phát âm là “Ai”

J — /dʒeɪ/ phát âm là “Dzêi”

K — /keɪ/ phát âm là “Kêy”

L — /ɛl/ phát âm là “Eo”

M — /ɛm/ phát âm là “Em”

N — /ɛn/ phát âm là “En”

O — /oʊ/ phát âm là “Âu”

P — /piː/ phát âm là “Pi”

Q — /kju:/ phát âm là “Kiu”

R — /a:/ phát âm là “A”

S — /ɛs/ phát âm là “És”

T — /ti:/ phát âm là “Ti”

U — /ju:/ phát âm là “Diu”

V — /vi:/ phát âm là “Vi”

W — /d^plju:/ phát âm là Đấp liu

X — /ɛks/ phát âm là “Ék s”

Y — /wai/ phát âm là “Quai”

Z — /zed/ phát âm là “Djét”

Các âm khi phát ra có luồng khí đi từ thanh quản lên môi mà không bị cản trở thì gọi là Nguyên âm. Nói cách khác nguyên âm thường được hiểu là những dao động của thanh quản. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt, đứng trước hoặc sau các phụ âm.

Các âm khi phát ra có luồng khí từ thanh quả đến môi bị cản trở gọi là phụ âm. Nói cách khác, phụ âm là những âm phát ra từ thanh quản đi qua miệng. Các cản trở này bao gồm lưỡi va chạm với môi, răng, hoặc 2 môi va chạm nhau khi phát âm.

Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng chỉ khi nó được phối hợp với nguyên âm.

Lưu ý khi đọc và phát âm phụ âm

Khi đọc với môi

Các phụ âm cần chu môi khi phát âm gồm: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

Các phụ âm khi phát âm có môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/

Khi phát âm môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/

Phát âm với Lưỡi và răng: /f/, /v/

Khi đọc với lưỡi

Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên chạm nướu gồm các phụ âm: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/

Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng gồm các phụ âm: / ɜ: /, / r /.

Phụ âm có cách phát âm nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/

Phát âm với răng và lưỡi: /ð/, /θ/.

Khi đọc với dây thanh

Dây thanh rung (hữu thanh) khi phát âm các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/

Dây thanh không rung (vô thanh) khi phát âm các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Anh. Bạn không những cần ghi nhớ mặt chữ mà quan trọng hơn hết đó là cần ghi nhớ cách phiên âm của mỗi chữ cái để phát âm đúng theo chuẩn quốc tế.

Dù là học bảng chữ cái hay học từ vựng, bạn cũng nên viết ra phiên âm của từ đó. Điều này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn, từ đó, bạn có thể nghe và nói chuyện như cách người bản xứ nghe và nói.

Các cách học bảng chữ cái tiếng Anh

Khi học tiếng Anh, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình một tập giấy note. Đây là đồ dùng học tiếng Anh vô cùng hữu ích. Giấy note được dùng để ghi lại từ vựng, chữ cái bằng tiếng Anh. Bạn có thể dán giấy ở những nơi mình thường thấy ví dụ gương, tủ lạnh,…. Như vậy, khi di chuyển đến bất cứ đâu trong ngôi nhà của mình, bạn đều có thể học tiếng Anh.

Flashcard là công cụ hỗ trợ học bảng chữ cái và từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay. Khi sử dụng Flashcard, bạn sẽ biết thêm nhiều từ vựng khác nhau và cách phát âm chuẩn quốc tế. Flashcard có kích thước nhỏ gọn, rất thích hợp để bạn bỏ túi và học bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu.

Bài viết đã giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn quốc tế dành cho những ai đang học ngôn ngữ này. Bảng chữ cái trong tiếng Anh khá giống với bảng chữ cái tiếng Việt. Vì vậy không quá khó để có thể ghi nhớ các chữ cái. Lưu ý, cần phải chú trọng vào việc phát âm đúng bảng chữ cái ngay từ đầu. Vì đây là nền tảng quan trọng để bạn phát âm tiếng Anh đúng.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Bảng chữ cái Tiếng Việt

Bài viết này giới thiệu với các bạn bảng chữ cái Tiếng Việt để giúp các bạn có cách phát âm đúng chuẩn khi bắt đầu học chữ. Bảng chữ cái Tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng các bạn cần nắm được khi mới học Tiếng Việt. Trước tiên phải nắm bắt được thông tin về bảng chữ cái như: Bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào?

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách phát âm:

Hiện tại bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn gồm có 29 chữ cái.

Bảng chữ cái Tiếng Việt – Cách viết:

STT

Chữ thường

Chữ hoa

Tên chữ

Phát âm

1

a

A

a

2

ă

Ă

á

3

â

Â

4

b

B

5

c

C

6

d

D

7

đ

Đ

đê

8

e

E

e

9

ê

Ê

ê

10

g

G

giê

11

h

H

hát

12

i

I

i

13

k

K

ca

14

l

L

e – lờ

15

m

M

em mờ/ e – mờ

16

n

N

em nờ/ e – nờ

17

o

O

o

18

ô

Ô

ô

19

ơ

Ơ

Ơ

20

p

P

21

q

Q

cu/quy

22

r

R

e-rờ

23

s

S

ét-xì

24

t

T

25

u

U

u

26

ư

Ư

ư

27

v

V

28

x

X

ích xì

29

y

Y

i dài

Bộ chữ cái Tiếng Việt có cách viết khá đơn giản. Chủ yếu sẽ sử dụng những nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc trên. Chúng ta cũng có hai loại mẫu chữ viết đó là:

Mẫu chữ Viết hoa và chữ viết Thường

Ngoài ra, bảng chữ cái tiếng Việt còn có cách viết thảo

Bảng chữ cái Tiếng Việt – cách chia nguyên âm, phụ âm:

Nguyên âm:

Nguyên âm là một âm thanh trong ngôn ngữ nói, được phát âm với thanh quản mở, do đó không có sự tích lũy áp suất không khí trên bất cứ điểm nào ở thanh môn.

Trong bảng chữ cái về mặt chữ viết có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Âm “i” thường được viết bằng chữ “y” nhưng trong một số trường hợp thì được viết bằng chữ “y”:

Khi đứng một mình. VD: như ý, ý kiến,…

Khi không có âm phụ đứng đầu thì âm “iê” phải được viết là “yê”. VD: yêu quái,…

Lưu ý: Có những nguyên âm phải thêm phần phụ âm hoặc nguyên âm bổ sung.

Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ,UÂ,UÔ,ƯƠ,YÊ.

Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.

Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy ta chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA, IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, ƯA, UI, ƯI, ƯU, UƠ, UAI, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA và UYU.

Phụ âm: 

Phụ âm là những âm phải kèm với nguyên âm mới phát được, nhờ phối hợp với lưỡi, răng và môi. Phụ âm thường sẽ đứng trước và sau nguyên âm để tạo thành một từ.

Phụ âm Tiếng Việt là 1 chữ cái : C, B, T, D, Đ, G, H, K, L, M, N,Q,R, S, T, V, X

9 Phụ âm Tiếng Việt được ghép bởi hai chữ cái: ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh.

Có một phụ âm được ghép bởi ba chữ cái: ngh.

We on social : Facebook

Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn

Ngày nay, việc học tiếng Hàn được rất nhiều người chú ý, đặc biệt là các thanh thiếu niên. Để có thể bắt đầu với tiếng Hàn thì bạn cần tìm hiểu rõ về bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul.

1. Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Hàn

1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Hàn

Ra đời dưới triều đại Joseon vào đời vua thứ 4, bảng chữ cái Tiếng Hàn Hangeul được tạo ra bởi một phật tử hết lòng vì dân đó là vua Sejong (Triều Tiên Thế Tông). Ở triều đại của ông có rất nhiều thành tựu văn hóa to lớn ra đời đồng hồ mặt trời, địa cầu, bản đồ thiên văn,… Trong đóbảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul được xem là thành tựu to lớn nhất thể hiện ý nguyện được xác lập chủ quyền bền vững cho đất nước của vua Sejong. Khi sáng tạo ra bảng chữ cái Tiếng Hàn nhà vua cho rằng các ký tự chỉ cần đơn giản, ý nghĩa để người dân dễ học, dễ đọc mà vẫn truyền tải được thông điệp mong muốn.

Bảng chữ cái Hàn Quốc Hangeul được xem là một trong những bảng chữ cái dễ học nhất thế giới với mặt chữ đơn giản và cách đọc, ghép từ dễ hiểu. Bạn chỉ cần học thuộc 5 phụ âm “ㄱ(g), ㄴ(n), ㅁ(m), ㅅ(s), ㅇ(ng)” và ba nguyên âm “ㆍ, ㅡ, ㅣ”là đã có thể hiểu được mọi phát âm trong từ vựng Tiếng Hàn. Ngoài ra bảng chữ cái này còn mang một ý nghĩa rất sâu sắc mà vua Sejong muốn truyền tải qua từng con chữ. Nếu bạn để ý sẽ thấy bảng chữ cái Tiếng Hàn đều bắt đầu bằng 3 chữ cái “ㅇ”, “ㅡ”, “ㅣ” xuất hiện trong mọi từ vựng. Vua Sejong lấy tam tài “thiên – địa – nhân” là nền tảng để hình thành nên cách học bảng chữ cái Tiếng Hàn.

“ㅇ” trong tiếng Hàn là một hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên đường, cho bầu trời mà người dân xứ Hàn sinh sống.

“ㅡ” trong tiếng Hàn là một nét gạch ngang mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt đất nơi con dân xứ Hàn đặt chân lên.

“ㅣ” trong tiếng Hàn là một nét sổ thẳng mang ý nghĩa tượng trưng cho con người hay chính là những người dân Hàn Quốc.

Joseon dưới triều vua thứ 4 Sejong được xem là giai đoạn lịch sử huy hoàng của Hàn Quốc, là thời điểm mà các thành tựu to lớn ra đời và nhiều nhất là các thành tựu về văn hóa. Sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Hàn không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong nền văn minh của xứ Hàn lúc bấy giờ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc thể hiện chính con người, chính bản sắc, chính lãnh thổ của người Hàn Quốc. Trước khi Hàn ngữ ra đời người dân Hàn Quốc đã phải sử dụng Hán ngữ của người Trung Quốc với bảng Hán tự vừa dài, vừa phức tạp, vốn từ vựng quá rộng và ý nghĩa sâu xa khó đoán, khó học.

Hiểu được nỗi khổ của con dân nên việc vua Sejong cho ra đời Hàn ngữ như một điều thiết yếu để giải thoát người dân khỏi cái bóng khổng lồ của Hán ngữ. Đồng thời khẳng định chủ quyền và tránh sự du nhập văn hóa Trung Hoa, lo ngại sự ăn sâu đánh mất bản sắc của người Hàn. Bảng chữ cái Tiếng Hàn Hangeul là cái tên mà vua Sejong đặt ra mang ý nghĩa “Huấn dân chính âm” tức là “âm ngữ chính để dạy cho dân” tạo nên quốc ngữ của người Hàn ngày nay.

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Hàn cũng sẽ được tạo ra bằng cách ghép các nguyên âm và phụ âm với nhau. Vị trí của nguyên âm trong một âm tiết phụ thuộc vào nó là âm dọc hay âm ngang. Những nguyên âm dọc phải viết ở bên phải phụ âm đầu tiên trong âm tiết, những nguyên âm ngang viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.

Một từ trong tiếng Hàn có 2 cấu trúc cơ bản

Phụ âm ㅇ được viết vào khi không có âm phụ nào được tạo bởi vị trí đầu tiên. Khi đó, ㅇ trở thành âm câm và đóng vai trò là ký tự làm đầy. Vì vậy 이 được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ.

Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)

Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.

Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:

Cách viết: 1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없

2. Cách học nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn

Nhóm 1 bao gồm: [i], [a], [ya], [ơ],[yơ] tương ứng với “ㅣ,ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ”.

Nhóm 2 bao gồm: [ư], [ô], [yô], [u], [yu] tương ứng với “ㅡ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ”.

Khởi động với bảng nguyên âm rất dễ nhớ đúng không, bạn chỉ cần nhớ một nét gạch thẳng và một nét gạch ngang, thêm nguyên tắc trái phải trên dưới là có thể ghi nhớ chính xác 10 âm tiết trong bảng nguyên âm rồi.

2.2. Nguyên âm đôi (nguyên âm mở rộng)

Nếu bảng 10 nguyên âm cơ bản không làm khó bạn thì bảng nguyên âm kép cũng tương tự với những mẹo đơn giản giúp bạn ghi nhớ thật nhanh và chính xác. Tuy nhiên với 11 nguyên âm mở rộng này bạn sẽ có hai cách học đó là chọn từ làm căn bản và ghép từ dựa theo bảng 10 nguyên âm cơ bản.

Trước tiên hãy tìm hiểu cách chọn hai nguyên âm làm chuẩn để phân thành ba nhóm đó là [e: ㅐ], [uê: ㅞ] và [oa: ㅘ].

Nhóm 1 bao gồm: [e], [ye], [ê], [yê] tương ứng với “ㅐ, ㅒ, ㅔ, ㅖ”.

[e: ㅐ] thêm một nét gạch ngang ở trong sẽ được [ye: ㅒ]

[e: ㅐ] đưa nét gạch ngang ở trong sang trái sẽ được [ê: ㅔ]

[ê: ㅔ] thêm một nét gạch ngoài bên trái sẽ được [yê: ㅖ]

Nhóm 2 bao gồm: [oa], [oe,ue], [oê], [uơ] tương ứng với “ㅘ, ㅙ, ㅚ, ㅝ,”.

[oa: ㅘ] thêm một nét sổ thẳng bên phải sẽ được [oe,ue: ㅙ]

[oa: ㅘ] bỏ nét gạch ngoài bên phải sẽ được [oê: ㅚ]

[oa: ㅘ] bỏ nét gạch ngoài bên phải vào trong và chuyển nét gạch ngang bên trái lên trên nét gạch thẳng ngắn sẽ được [uơ: ㅝ]

Nhóm 3 bao gồm: [uê], [uy], [ui] tương đương với “ㅞ, ㅟ, ㅢ”.

Cách thứ 2 để học bảng nguyên âm kép đó là ghép các nguyên âm đơn đã học tại bảng trước, cách này tuy không phải mẹo xoay chuyển nét chữ như phía trên những sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức và nắm vững bảng nguyên âm đơn.

Điều thú vị ở đây là mọi âm tiết đều gắn liền với [i: ㅣ] mà âm này trong dụng ý của vua Sejong nghĩa là con người, với ý nghĩa vạn vật đều gắn liền với con người, con người là căn nguyên hình thành mọi thứ và xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Video hướng dẫn học nguyên âm tiếng hàn (Nguồn: internet)

3. Mẹo học tốt phụ âm trong bảng chữ cái Tiếng Hàn

Nếu nguyên âm gồm có nguyên âm đơn và nguyên âm kép thì phụ âm cũng tương tự như vậy sẽ bao gồm phụ âm đơn và phụ âm kép. Bảng phụ âm Tiếng Hàn có đến 19 phụ âm thì trong đó phụ âm đơn chiếm 14 âm và 5 âm còn lại là phụ âm kép. Giống như cách học nguyên âm thì với phụ âm ta cũng sẽ bắt đầu học từ phụ âm đơn. Bảng này tuy nhiều từ hơn và các nét cũng bắt đầu phức tạp hơn nhưng vẫn có những mẹo học riêng giúp bạn rút ngắn thời gian học bảng chữ cái Tiếng Hàn.

Đối với 14 phụ âm đơn này bạn cần nhớ 4 âm cốt lõi đó là [c,g], [n], [x], [ng] tương ứng với “ㄱ, ㄴ, ㅅ, ㅇ”.

Đối với 5 phụ âm kép việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn đã thuộc bảng phụ âm đơn vì 5 phụ âm kép sẽ dựa hoàn toàn vào việc ghép âm ở bảng nguyên âm đơn và phụ âm đơn. Trong cách học bảng chữ cái Tiếng Hàn chỉ có bảng phụ âm đơn là khó khăn nhất trong việc ghi nhớ.

[k-căng: ㄲ] = [m: ㅁ] bỏ gạch ngang dưới thêm vào bên trái gạch ngang trên [t-căng: ㄸ] = [t,đ: ㄷ] + [t,đ: ㄷ] [p-căng: ㅃ] = [ p,b: ㅂ] + [ p,b: ㅂ] [s-căng: ㅆ] = [x: ㅅ] + [x: ㅅ] [ch-căng: ㅉ] = [x: ㅅ] + [x: ㅅ] thêm gạch ngang phía trên

Phụ âm cuối: trong tiếng Hàn các âm tiết phải được hình thành bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm.

* Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)

Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.

* Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:

1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없

Video hướng dẫn học phụ âm tiếng Hàn (Nguồn: internet)

4. Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh

4.1. Sử dụng Flashcard – Thẻ ghi nhớ

Việc sử dụng flashcard đã trở nên rất phổ biến trong quá trình học ngoại ngữ. Tiếng Hàn cũng không ngoại lệ. Với phương pháp này, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, mà không bị quá căng thẳng đầu óc. Đôi khi, bạn có thể sử dụng các flashcard như chơi một trò chơi. Sẽ rất nhanh chóng để bạn làm quen và ghi nhớ chữ cái tiếng Hàn mà không mất quá nhiều công sức.

Bạn có thể tận dụng các mảnh bìa cứng, cắt thành các hình vuông bằng nhau, sau đó dùng bút dạ viết các ký tự chữ cái tiếng Hàn lên đó. Thêm vào đó, bạn có thể viết một từ tiếng Hàn có chứa nguyên âm hoặc phụ âm đó, để có thể học song song một số từ đơn giản ngay từ khi học bảng chữ cái Hàn Quốc.Trộn đều có mảnh cắt này lên, mỗi ngày học một ít, chắc chắn trong một khoảng thời gian ngắn, các ký tự và quy tắc trên bảng chữ cái tiếng Hàn sẽ nằm trong lòng bàn tay bạn.

Nếu không có thời gian để tự làm cho mình một bộ flashcard, bạn có thể mua tại các hiệu sách lớn. Đối với những flashcard kiểu này, sẽ có sẵn ví dụ minh họa và các hình ảnh sinh động để chữ cái tiếng Hàn dễ dàng được “ghim” vào bộ nhớ của bạn.

4.2. Thường xuyên luyện viết các chữ cái

Tiếng Hàn có cách phát âm không quá khác lạ so với tiếng Việt. Tuy nhiên, ngôn ngữ này không sử dụng các ký tự latinh mà sử dụng các ký tự tượng hình. Để quen dần với các ký tự này, không gì hữu hiệu hơn bằng việc tập viết thường xuyên.

Bạn cần lưu ý một số cách viết bảng chữ cái tiếng Hàn như: viết theo chiều từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.

Mỗi ký tự cần được viết đi viết lại nhiều lần, không nhất thiết phải theo thứ tự trên bảng chữ cái tiếng Hàn. Bạn có thể sử dụng phương pháp luyện viết giống như khi chúng ta bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Việt. Luyện thường xuyên kết hợp với phát âm thành tiếng, bạn nhất định sẽ nhận được trái ngọt sau sự nỗ lực của mình.

Ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi tính kiên trì rất cao. Nếu bạn thực sự yêu thích ngoại ngữ nói chung, tiếng Hàn nói riêng, việc luyện viết thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy rõ tác dụng của hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”. Hãy chăm chỉ ngay từ những bước đầu làm quen với Hàn ngữ, khi đã nắm vững bảng chữ cái Hàn Quốc, là kiến thức tiền đề, bạn sẽ dễ dàng nghiên cứu tiếp mà không bị vấp váp hay gặp quá nhiều khó khăn nữa.

Thường xuyên luyện viết sẽ giúp bạn nhớ bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh hơn

4.3. Đọc các chữ cái thành tiếng

Việc phát âm một ngôn ngữ mới thường xuyên sẽ giúp bạn quen dần với âm vực của nó. Đối với bảng chữ cái tiếng Hàn, âm vực không quá xa lại so với cách phát âm của tiếng Việt, việc luyện đọc thành tiếng thường xuyên cũng không quá khó khăn. Một ký tự, bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, kiểm tra thật kỹ cho đến khi âm vực giống như trên băng đĩa hoặc trong sách hướng dẫn để đảm bảo có thể phát âm thật chuẩn trong quá trình học sau này.

4.4. Học tiếng Hàn trực tuyến

Học trực tuyến là một cụm từ trở nên rất quen thuộc với các bạn trẻ có nhu cầu học ngoại ngữ. Nếu quỹ thời gian của bạn không nhiều, bạn có thể học bảng chữ cái tiếng Hàn thông qua các bài học trên youtube hoặc mua một khóa học sơ cấp online.

Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để tham khảo các bài học chữ cái tiếng Hàn tại tài khoản trực tuyến của mình. Ở đây, các thầy cô giáo sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều mẹo hay để có thể nhớ bảng chữ cái Hàn Quốc một cách nhanh chóng, các tài liệu cơ bản cũng sẽ được cung cấp đầy đủ. Học Hàn ngữ một cách có bài bản, sẽ khiến cho “trình” của bạn tăng nhanh một cách đáng kể.

Hiện nay, do nhu cầu chung của mọi người về việc học Hàn ngữ, có rất nhiều các trung tâm tiếng Hàn xuất hiện. Nếu bạn có thời gian và muốn học ngôn ngữ này một cách thuần thục, cách tốt nhất là đăng ký một khóa học tại một trung tâm uy tín. Để bắt đầu với bảng chữ cái tiếng Hàn, bạn có thể tham gia một khóa học sơ cấp tại trung tâm.

So với việc tự tìm hiểu, khi được học có định hướng và người hướng dẫn, việc học bảng chữ cái tiếng Hàn của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thông thường, sau khoảng một thời gian ngắn, bạn có thể nắm chắc các kiến thức cơ bản về bảng chữ cái cũng như cách ghép âm ghép vần để tạo thành các từ trong tiếng Hàn.

Cách Dạy Bảng Chữ Cái

Bảng chữ cái thường được giảng dạy cho trẻ nhỏ qua việc lồng ghép các trò chơi thú vị, bài hát sôi động hoặc những hình ảnh, thẻ dạy học bắt mắt. Tuy nhiên, đối với người lớn thì các hình thức, kỹ thuật giảng dạy này không phù hợp. Nếu giáo viên không cẩn thận sẽ dễ nhầm lẫn, áp dụng những phương pháp dạy trẻ nhỏ lên người lớn dẫn đến hiệu quả học không được cao.

Nếu nội dung học quá đơn giản như cho trẻ nhỏ, người lớn sẽ dễ từ bỏ vì nhanh chóng chán. Vì vậy, Edu2Review sẽ đưa ra cho bạn các phương pháp tối ưu về cách dạy bảng chữ cái trong tiếng Anh căn bản cho người lớn.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

#1. Xác định trình độ

Khi dạy tiếng Anh cho người lớn, thử thách mà bạn sẽ gặp phải là học viên thuộc đủ mọi trình độ. Vì vậy, bạn cần xác định, kiểm tra đúng trình độ, năng lực tiếng Anh của người học.

Bên cạnh đó, người lớn đòi hỏi mọi thứ cần phải rõ ràng bởi vì họ đang đầu tư cả tiền bạc và thời gian để học tiếng Anh. Họ muốn nhận thấy rõ sự tiến bộ qua từng ngày và được hệ thống kiến thức.

Bảng chữ cái tiếng Anh đầy đủ (Nguồn: Youtube)

#2. Kiểm tra kiến thức về bảng chữ cái

Một ý tưởng hay là trước khi dạy hãy kiểm tra xem người học đã biết các chữ cái nào chưa. Sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp với người lớn hơn thay vì dùng flashcard, bạn có thể thuyết trình bằng PowerPoint với máy chiếu sẽ khiến người học cảm thấy thoải mái hơn. Đây là loại công nghệ rất phổ biến ở nơi làm việc giúp cho quá trình học tập, kiểm tra gần gũi với thực tế hơn. Yêu cầu người học đoán tên các chữ cái được xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình nhằm xác định được trình độ của họ.

#3. Nhận diện các mặt chữ

Nếu như trong các lớp dạy trẻ em giáo viên sẽ cho cả lớp đồng thanh đọc theo bạn nhưng khi dạy người lớn thì khác. Bạn hãy phát cho họ các tờ giấy có in chữ cái bởi vì người lớn thường có xu hướng nắm quyền kiểm soát việc học của bản thân, từ đó sẽ thúc đẩy việc tự học. Sau đó có thể vừa phát giấy vừa lặp lại các chữ cái, đọc đi đọc lại ngữ âm cho cả lớp nghe.

Có một điểm cần chú ý là người lớn thường cảm thấy ngại ngùng khi phải lặp lại phát âm của giáo viên và đọc to theo vì vậy không nên ép buộc họ. Sau khi đã cảm thấy thực sự thoải mái trong môi trường học tập mới và quen với các phương pháp học, họ sẽ bắt đầu lặp lại phát âm của giáo viên và có những phản ứng khả quan hơn.

#4. Giới thiệu thẻ dạy học Flashcard

Học viên đã cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên liên tục cho lặp lại và nhận diện mặt chữ. Đây mới là lúc áp dụng thẻ dạy học truyền thống. Người học trưởng thành thường cần thời gian để cảm thấy thoải mái và thả lỏng trong môi trường học tập mới, sau đó mới có thể hòa mình vào các hoạt động trong lớp. Sẽ cần nhiều thời gian để thích nghi trong lần đầu tiên học ngoại ngữ.

Hãy mời người học gọi tên chữ cái bằng nụ cười và ngôn ngữ hình thể, không trang trí cầu kì mà chỉ giơ lên các thẻ bảng chữ cái đơn giản. Sau một vài lượt đoán, học viên sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của lớp và tự tin hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy qua giọng nói lớn dần.

#6. Phát huy tác dụng của gương cầm tay

Khi người lớn đã quá quen với tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu ngoại ngữ và học ngữ âm sẽ càng nan giải hơn. Rất khó phát âm chính xác khi học và mỗi ngôn ngữ đều có cách phát âm khác nhau. Ngoài ra, người lớn cũng rất dễ nản lòng và cảm thấy ngại ngùng khi phải phát âm lặp đi lặp lại.

Gương cầm tay hỗ trợ việc phát âm (Nguồn: myphamhalo)

Sử dụng gương cầm tay để người học kiểm tra được cách đặt môi lưỡi khi phát âm. Giáo viên nên làm mẫu trước rồi yêu cầu học viên tự luyện khẩu hình miệng qua gương cầm tay.

#7. Luyện đọc sách

Đọc sách là một cách hữu hiệu để nhận mặt các nguyên âm, chữ cái, cách phát âm. Sử dụng những từ trọng tâm để việc phát âm dễ dàng hơn khi đó người lớn sẽ có cảm giác mình đang tiến bộ và hứng thú học hơn.

Bích Diệp tổng hợp