Top 12 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Anh Lớp 5 Theo Chương Trình Mới Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Từ Vựng Tiếng Anh Lớp 5 Cập Nhật Theo Chương Trình Mới Nhất

Lớp 5 là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình học Tiếng Anh của trẻ, đặc biệt về khía cạnh nâng cao vốn từ vựng. Từ vựng, cũng như một phương pháp, lộ trình học chuyên nghiệp từ chuyên gia, hay từ tư vấn viên sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, và đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập. Hiểu được tầm quan trọng đó, cũng như nhằm mục đích cung cấp nguồn tài liệu tham khảo chính thống đáng tin cậy, Language Link Academic xin gửi đến các bậc phụ huynh, quý thầy cô, và các em học sinh tổng hợp từ vựng Tiếng Anh lớp 5 theo chương trình mới.

1. Từ vựng Tiếng Anh lớp 5 hiệu quả – Phương pháp học hiệu quả

Như đã nói ở trên, lớp 5 chính là giai đoạn quan trọng trong việc định hướng và lựa chọn phương pháp học từ vựng Tiếng Anh phù hợp cho trẻ. Đây là khi kiến thức ngữ pháp của trẻ còn giới hạn, chưa có hệ thống rõ ràng và bài bản. Vậy nên, giai đoạn này phù hợp để trẻ nâng cao và trau dồi từ vựng, các cấu trúc thông dụng sử dụng trong giao tiếp thường ngày.

Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc học từ vựng như nhớ lâu, hiểu sâu, ngoài việc học thuộc từ vựng bằng phương pháp trên, trẻ nên được khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực hành thực tế, sử dụng những từ vựng đã học vào giao tiếp trong các tình huống. Đây cũng là cách ta thúc đẩy trẻ phải tư duy nhiều hơn, tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ, ghi nhớ lâu hơn các từ vựng.

Unit 2: I always get up early. What about you ?

Unit 5: Where will you be this weekend ?

Bên cạnh các kiến thức nền tảng, Language Link Academic còn đầu tư hệ thống hóa, đa dạng hóa các hoạt động học tập, giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi. Hãy để con trải nghiệm một môi trường học tập hiệu quả, khoa học bằng cách đăng ký ngay hôm nay để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Đón xem series phim hoạt hình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, tham gia trả lời các câu hỏi đơn giản, giành ngay những phần quà giá trị!

Soạn Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Theo Chương Trình Học

Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1 ngắn gọn, xúc tích, mạch lạc dễ hiểu… Nó tựa như một cuốn sổ tay văn học giúp cho các bạn có thể khái quát được những vấn đề cốt lõi trong những tác phẩm văn học. Những bài biên soạn là biết bao sự nhiệt huyết, công sức miệt mài của các thầy cô giáo tham gia tư vấn và biên tập.

Chúng tôi mong rằng với những bài soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1 bổ ích này thành tích học tập môn Tiếng Việt của các bạn sẽ được nâng cao. Các bạn sẽ có thể thỏa sức sáng tạo và tung hoành ngòi bút của mình để viết những bài văn hay mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Danh sách các bài soạn văn được sắp xếp theo thứ tự thời gian học trên lớp sau đây.

Tuần 1. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Thư gửi các học sinh

Chính tả: Nghe – viết: Việt Nam thân yêu – Ôn tập quy tắc viết c / k, g / gh, ng / ngh

Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa

Kể chuyện: Lý Tự Trọng

Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 2. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Nghìn năm văn hiến

Chính tả: Nghe – viết: Lương Ngọc Quyến – Cấu tạo của phần vần

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Sắc màu em yêu

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê

Tuần 3. Việt Nam – Tổ quốc em

Tập đọc: Lòng dân

Chính tả: Nhớ – viết: Thư gửi các học sinh – Quy tắc đánh dấu thanh

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

Tuần 4. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Những con sếu bằng giấy

Chính tả: Nghe – viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ – Quy tắc đánh dấu thanh

Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

Tập đọc: Bài ca về trái đất

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa

Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)

Tuần 5. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc

Chính tả: Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa uô / ua)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hòa bình

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Ê-mi-li, con

Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê

Luyện từ và câu: Từ đồng âm

Tuần 6. Cánh chim hòa bình

Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai

Chính tả: Nhớ – viết: Ê-mi-li, con – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa ươ / ưa)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít

Tập làm văn: Luyện tập làm đơn

Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 7. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Những người bạn tốt

Chính tả: Nghe – viết: Dòng kinh quê hương – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa iê / ia)

Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa

Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam

Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Tuần 8. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Kì diệu rừng xanh

Chính tả: Nghe – viết: Kì diệu rừng xanh – Luyện tập đánh dấu thanh (Các tiếng chứa yê / ya)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Trước cổng trời

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)

Tuần 9. Con người với thiên nhiên

Tập đọc: Cái gì quý nhất?

Chính tả: Nhớ – viết: Tiếng đàn ba-lai-ca trên sông Đà – Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Tập đọc: Đất Cà Mau

Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Luyện từ và câu: Đại từ

Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I

Ôn tập giữa học kì I

Tuần 11. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ

Chính tả: Nghe – viết: Luật Bảo vệ môi trường – Phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng

Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô

Kể chuyện: Người đi săn và con nai

Tập đọc: Tiếng vọng

Luyện từ và câu: Quan hệ từ

Tập làm văn: Luyện tập làm đơn

Tuần 12. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Mùa thảo quả

Chính tả: Nghe – viết: Mùa thảo quả – Phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Hành trình của bầy ong

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người

Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)

Tuần 13. Giữ lấy màu xanh

Tập đọc: Người gác rừng tí hon

Chính tả: Nghe – viết: Hành trình của bầy ong – Phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường

Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ

Tuần 14. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Chuỗi ngọc lam

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại

Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé

Tập đọc: Hạt gạo làng ta

Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại

Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp

Tuần 15. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

Chính tả: Nghe – viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo – Phân biệt âm đầu tr / ch, thanh hỏi / thanh ngã

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc

Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)

Tuần 16. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền

Chính tả: Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây – Phân biệt các âm đầu r / d / gi, v – d, các vần iêm / im, iêp / ip

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện

Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)

Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ

Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc

Tuần 17. Vì hạnh phúc con người

Tập đọc: Ngu Công xã Trịnh Tường

Chính tả: Nghe – viết: Người mẹ của 51 đứa con

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ

Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất

Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn

Luyện từ và câu: Ôn tập về câu

Tuần 18. Ôn tập cuối học kì I

Ôn tập cuối học kì I

Ban biên tập rất mong sẽ là người bạn thân thiết, song hành cùng với các bạn học sinh trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình.

Những bài soạn văn lớp 5 tập 1 của chúng tôi đề bám rất sát chương trình học của Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 để có thể đưa ra những bài biên soạn gần gũi chính xác nhất với các bạn học sinh chúng ta.

Ngoài ra chúng tôi rất mong các bạn hãy nêu lên ý kiến đánh giá, nhận xét của mình dưới bài viết của chúng tôi. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ là hành trang để chúng tôi ngày càng trưởng thành hơn để phục vụ được tốt hơn.

Cách Đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng Âm Vần Theo Chương Trình Gdcn

Chương trình giáo dục Tiếng Việt gần đây có sự thay đổi lớn, theo đó thì chương trình Giáo Dục Công Nghệ sẽ dạy các bé lớp 1 cách đánh vần hoàn toàn mới. Điều này sẽ khiến cho các vị phụ huynh gặp đôi chút bỡ ngỡ và không biết phải dạy con mình thế nào. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước. Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, ngoài chuẩn bị tâm lý, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bảng âm vần theo chương trình GDCN và VNEN là tài liệu cực kỳ hữu ích cho các bậc phụ huynh dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.

Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:

– Âm là Vật thật, là âm thanh. – Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1:1 giữa âm và chữ. – Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, 1, m,…)

– Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.

Ví dụ: Âm /ngờ được ghi bằng 2 chữ :ng và ngh (ngờ kép)

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ : c (cờ), k (ca) và q (cu) Âm /ia được ghi bằng 4 chữ: iễ, ia, yế, ya

Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

– Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

Ví dụ: ca : /cờ/ – /a/ – ca/

ke : /cờl – /e/ – /ke/

quê : /cờ/ – /uê/ – /quê/

Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e, lê, i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u

– Đánh vần theo cơ chế 2 bước :

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ: bà: /bal – huyền – bà Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

Lưu ý: Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại:

Cách 1.

– Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.

– Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba → ba – huyền – bà.

Cách 2.

Đưa tiếng bày vào mô hình phân tích tiếng:

Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà.

Một số ví dụ cụ thể

Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu – phần vần – phần thanh.

Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối. Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:

– Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,…

– Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…

– Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…

– Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,…

Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.

VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y

ý: /y/ – sắc – /ý/

VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:

Che: /chờ/ – /e/ – /che/

Chẻ: /che/ – hỏi – /che/

VD3. Tiếng có âm đệm – âm chính:

Uy:/u/ – /y/ – /uy/

Uỷ :/uy/ – hỏi – /uỷ/

VD4. Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:

Hoa : /hờ/ – /oa/ – /hoa/

Quy /cờ/ – /uy/ – /quy/

Quý :/quy/ – sắc – /quý/

VD5. Tiếng có âm chính – âm cuối:

Em: /e/ – /mờ/ – /em/

Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/

Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/

VD6. Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:

Sang :/sờ/ – /ang/ – /sang/

Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/

Mát : /mát/ – sắc – /mát/

VD7. Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:

Oan: /o/ – /an/ – /oan/

Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/

Uyển: /uyên/ – hỏi – /uyển/

VD8. Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:

Quang: /cờ – /oang/ – /quang/

Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/

2. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ

– Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d

– Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q

Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:

i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

3. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN

– Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

– Các âm đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau: gi; r; d

– Các âm đọc là “cờ: c; k; q

Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:

oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chương Trình Gdpt Mới: Quy Định Lại Vai Trò Gv, Hs Trong Dạy Học Tiếng Anh Theo Chương Trình Mới

– Lượt xem: 4517

Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.

Ở cấp THPT, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Tên gọi của các chủ điểm có thể được thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của học sinh cũng như yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học.

Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là: Cấp tiểu học (Em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em); cấp THCS (Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai); cấp THPT (Cuộc sống của chúng ta, Xã hội của chúng ta, Môi trường của chúng ta, Tương lai của chúng ta).

Quy định lại vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học

Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Hai đường hướng chủ đạo này quy định lại vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học.

Trong đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó bốn vai trò sau đây được cho là nổi bật: người dạy học và nhà giáo dục; người cố vấn; người tham gia vào quá trình học tập; người học và người nghiên cứu.

Những vai trò đã nêu trên đòi hỏi giáo viên có trách nhiệm xây dựng ý thức học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với tư cách là những người học và về mục đích học tập của mình, giúp học sinh lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp, giúp học sinh có quan niệm toàn diện về thế nào là biết một ngoại ngữ.

Khía cạnh thứ hai bao gồm việc giúp học sinh phát triển sự hiểu biết của mình về việc học tiếng Anh nhằm những mục đích gì, trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn học tập.

Khía cạnh thứ tư yêu cầu giáo viên, thông qua giảng dạy, giúp học sinh hiểu được khái niệm “thế nào là biết một ngoại ngữ”; nghĩa là ngôn ngữ được cấu tạo và sử dụng như thế nào trong các tình huống giao tiếp.

Trong đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, học sinh phải được tạo điều kiện tối đa để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, người đàm phán tích cực và có hiệu quả với các thành viên trong nhóm và trong lớp học, người tham gia vào môi trường cộng tác dạy – học.

Điều kiện thực hiện Chương trình

Để việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đạt hiệu quả, cần bảo đảm các điều kiện cơ bản về giáo viên, cơ sở vật chất.

Cụ thể, đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai Chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học do Chương trình quy định.

Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học; cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá sách giáo khoa, tài liệu dạy học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra quy định cho mỗi cấp học.

Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh cần tham khảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh để đảm bảo chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế.

Cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ phù hợp, hỗ trợ học sinh phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Về cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh. Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT.

Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại