Top 6 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Anh Lớp 4 Bài 5 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Tiếng Anh Lớp 4 Unit 5

Cập nhật lời giải bài tập tiếng Anh lớp 4 unit 5 mới nhất, hay nhất. Dựa trên nội dung Sách Giáo Khoa tiếng Hiện nay, việc hỗ trợ học tập cho các bé tại nhà sẽ khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng và mất khá nhiều thời gian vì không biết được lời giải hay đáp án chính xác để có thể hỗ trợ các bé trong quá trình học. Vậy thì đừng lo, Step Up sẽ cung cấp bộ lời giải, cùng đồng hành với bé và bố mẹ giải đáp các phần bài tập cũng như đưa ra định hướng rõ ràng và chuẩn hơn cho bé.

1. Giải bài tập sách giáo khoa tiếng Anh lớp 4 unit 5

Theo nội dung của Sách Giáo Khoa tiếng Anh lớp 4 unit 5 được chia làm 3 Lesson với bố cục thiết kế có đầy đủ các kỹ năng như: nhìn, nghe, nói, viết và luyện tập ôn tập lại kiến thức đã học ở mỗi bài. Từ đó, hỗ trợ các con có thể học từ vựng, cấu trúc câu, luyện nghe và cả một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

Bài viết sau đây Step Up sẽ tổng hợp tài liệu một cách cụ thể nhất về nội dung bài học, cũng như là hướng dẫn lời giải chi tiết nhất cho các bé cũng như các bậc phụ huynh tham khảo hỗ trợ bé có thể đạt kết quả học tập cao hơn.

Tiếng Anh lớp 4 unit 5 – Lesson 1

Bài 1: Look, listen and repeat (Nhìn, nghe và đọc lại)

Tiếng Anh lớp 4 unit 5

Ở phần này, các em bắt đầu học động từ “đặc biệt” can (có thể). Can được dùng để chỉ một khả năng nào đó. Ví dụ: I can draw (Tôi có thể vẽ). Sau can là động từ nguyên mẫu không có “to”. Còn trong trường hợp chúng ta không thể làm điều gì đó thì các em dùng can’t (cannot). Ví dụ: I cannot swim (Tôi không thể bơi). Chúng ta không thể viết chữ can’t thành can not mà phải viết liền vào cannot.

a) Look. I can draw a cat. Nhìn này. Tôi có thể vẽ một con mèo.

It’s really nice. Nó thật đẹp.

b) What can you do, Phong? Bạn có thể làm gì vậy Phong?

I can dance. Tôi có thể nhảy múa.

c) What about you, Nam? Còn bạn thì sao Nam?

Me? I can’t dance, but I can sing. Tôi à? Tôi không thể nhảy múa nhưng tôi có thể hát.

Bài 2: Point and say (Chỉ và nói)

Tiếng Anh lớp 4 unit 5

Làm theo cặp. Nói cho bạn em biết em có thể làm gì.

a) What can you do? Bạn có thể làm gì?

I can skip. Tôi có thể nhảy dây.

b) What can you do? Bạn có thể làm gì?

I can skate. Tôi có thể trượt bóng.

c) What can you do? Bạn có thể làm gì?

I can cook. Tôi có thể nấu ăn.

d) What can you do? Bạn có thể làm gì?

I can swim. Tôi có thể bơi.

Bài 3: Listen anh tick (Nghe và đánh dấu chọn)

Phầncho bé được thầy cô cũng như bố mẹ đánh giá rất quan trọng trong nền tảng học tiếng Anh thành thạo. Các bài nghe trong sách được kết hợp nghe đi nghe lại nhiều lần cả ở nhà và trên lớp sẽ giúp bé phản xạ tiếng Anh tốt hơn.

Tony: I can draw. Look at this!

Mai: Oh! what a nice picture.

Nam: I can cycle.

Mai: Cycle? Let’s cycle together in the park.

Akiko: I’m nine years old.

Mai: What can you do?

Akiko: I can skate.

Mai: Oh, really? It’s wonderful.

Bài 4: Look and write (Nhìn và viết.)

Bài 5: Let’s sing ( Chúng ta cùng hát)

Guessing Game (Trò chơi đoán động vật)

Trong trò chơi này, trước tiên các em chuẩn bị bức tranh về những động vật mà các em muốn để cho ai đó đoán, ví dụ:a dog, a fish, a parrot (con chó, con cá, con vẹt). Sau khi chuẩn bị xong, các bạn học sinh sẽ cùng tham gia trò chơi. Cô giáo sẽ chia thành 5 nhóm. Nếu học sinh trong mỗi nhóm có thể nhận ra những động vật trong tranh thì hãy chỉ tay lên động vật đó và hỏi một vài câu hỏi về động vật (ví dụ như: “What’s this animal?” – Đây là động vật gì? hoặc “What can it do?”- Nó có thể làm gì?, “Can it swim?”- Nó có thể bơi không?). Sau đó trong 1 nhóm nói 2 câu về động vật trong tranh, sử dụng can và can’t (ví dụ: It can swim, but it can’t walk. – Nó có thể bơi, nhưng nó không thể đi bộ.), rồi tiếp tục hỏi “What is it? – Nó là con gì? Học sinh khác nhìn tranh và trả lời (ví dụ: “It’s a fish. – Nó là con cá.”). Và sau cùng nhóm nào đưa ra 5 câu hỏi và 5 câu trả lời đúng trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Tiếng Anh lớp 4 unit 5 – Lesson 2

Bài 1: Look, listen anh repeat (Nhìn, nghe và đọc lại)

a) Can you play volleyball?

Bạn có thể chơi bóng chuyền được không?

No, I can’t, but I can play football.

Không, tôi không thể chơi, nhưng tôi có thể chơi bóng đá.

b) Let’s play football. Nào chúng ta cùng chơi bóng đá.

c) Oh, no! Ôi, không!

Bài 2. Point and say (Chỉ và nói )

Các em cần lưu ý khi viết về “chơi một loại nhạc cụ” nào đó thì theo cấu trúc sau: play + the + tên nhạc cụ. Ví dụ: play the guitar (chơi ghi-ta), play the violin (chơi violin hay chơi vĩ cầm).

a) Can you play table tennis?

Bạn có thể chơi bóng bàn được không?

Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

No, I can’t. Không, tôi không thể.

b) Can you play volleyball?

Bạn có thể chơi bóng chuyền được không?

Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

No, I can’t. Không, tôi không thể.

c) Can you play the piano?

Bạn có thể chơi đàn piano được không?

Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

No, I can’t. Không, tôi không thể.

d) Can you play the guitar?

Bạn có thể chơi đàn ghi-ta được không?

Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

No, I can’t. Không, tôi không thể.

What can you do? Bạn có thể làm gì?

Can you… ? Bạn có thể… được không?

Bài 4: Listen and number (Nghe và điền số).

a.2 b.4 c.3 d.1

Nam: Yes, I can. It’s my favourite sport.

Mai: Let’s play it together.

Tom: No, I can’t.

Tony: What about the piano? Can you play the piano?

Tom: Yes, I can.

Peter: Sorry, I can’t.

Tom: What about football? Can you play football?

Peter: Yes, I can.

Phong: Yes, I do.

Mai: Can you dance?

Phong: No, I can’t. I can’t dance, but I can sing.

Bài 5: Look and write (Nhìn và viết).

Nam: Can you cycle? Bạn có thể đi xe đạp không?

Akiko: No, I can’t. Không, tôi không thể.

Nam: Can you play the piano? Bạn có thể chơi đàn piano không?

Hakim: Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

Nam: Can you play the guitar? Bạn có thể chơi đàn ghi-ta không?

Tony: No, I can’t. Không, tôi không thể.

Nam: Can you play chess? Bạn có thể chơi cờ vua không?

Linda: No, I can’t. Không, tôi không thể.

Bài 6. Let’s sing (Chúng ta cùng hát)

Can you swim?

Bạn có thể bơi không?

Daddy, daddy, Ba ơi, ba ơi,

Daddy, daddy, Ba ơi, ba ơi,

Can you swim? Ba có thể bơi không?

Yes, I can. Có, ba có thể.

Yes, I can. Có, ba có thể.

I can swim. Ba có thể bơi.

Mummy, mummy, Mẹ ơi, mẹ ơi,

Mummy, mummy, Mẹ ơi, mẹ ơi.

Can you dance? Mẹ có thể múa không?

Yes, I can. Có, mẹ có thể.

Yes, I can. Có, mẹ có thể.

I can dance. Mẹ có thể múa.

Baby, baby, Con yêu, con yêu,

Baby, baby, Con yêu, con yêu,

Can you sing? Con có thể hát không?

Yes, I can. Dạ, con có thể.

Yes, I can. Dạ, con có thể.

I can sing. Con có thể hát ạ.

Mai: Do you like music?

Phong: Yes, I do.

Mai: Can you dance?

Phong: No, I can’t. I can’t dance, but I can sing.

Tiếng Anh lớp 4 unit 5 – Lesson 3

s: s ing I can sing. Tôi có thể hát.

sw: sw im I can’t swim. Tôi không thể bơi.

Bài 2: Listen and circle. Then write and say aloud (Nghe và khoanh tròn. Sau đó viết và đọc lớn).

a.4 b.1 c.2 d.3

Bài 3: Let’s chant (Chúng ta cùng hát ca)

Can you sing? Bạn có thể hát không?

No, I can’t. Không, tôi không thể.

I can’t sing. Tôi không thể hát.

Can you swim? Bạn có thể bơi không?

No, I can’t. Không, tôi không thể.

I can’t swim. Tôi không thể bơi.

Can you swing? Bạn có thể nhún nhảy không?

No, I can’t. Không, tôi không thể.

I can’t swing. Tôi không thể nhún nhảỵ.

Bài 4: Read and complete (Đọc và trả lời)

Xin chào. Mình tên là Mai. Mình rất thích âm nhạc. Mình có thể hát và nhảy múa nhưng mình không thể chơi đàn piano. Bạn của mình là Nam và Phong. Phong có thể chơi cầu lông nhưng cậu ấy không thể chơi đá bóng. Nam có thể chơi cờ vua nhưng cậu ấy không thể bơi.

Bài 5: Write about you (Viết về bạn )

My name’s Phuong Trinh. I can sing, but I can’t dance. I can’t play the guitar. I can swim. I can ride a bike. I can speak English. What about you?

Tên tôi là Phương Trinh. Tôi có thể hát nhưng tôi không biết nhảy múa. Tôi không thể chơi đàn ghi-ta. Tôi có thể bơi. Tôi có thể đi xe đạp. Tôi có thể nói tiếng Anh. Còn bạn thì sao?

Phỏng vấn ba người bạn và hoàn thành bảng sau:

Nam: Can you swim, Trinh? Bạn có thể bơi không, Trinh?

Trinh: Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

Nam: Can you play badminton? Bạn có thể chơi cầu lông không?

Trinh: No, I can’t. Không, tôi không thể.

Nam: Can you play chess? Bạn có thể chơi cờ vua không?

Trinh: Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

Nam: Can you play the piano? Bạn có thể chơi đàn piano không?

Trinh: Yes, I can. Vâng, tôi có thể.

Name swim play badminton play chess play the piano

Trinh Yes No Yes Yes

Trang Yes Yes No No

Khang Yes No Yes No

2. Giải bài tập sách bài tập tiếng Anh lớp 4 unit 5

(1) Complete and say the words aloud

Hoàn thành và đọc to những từ sau

2) Complete with the words above and say the sentences aloud

Hoàn thành những từ trên và đọc to những câu sau

Bạn có biết bơi không?

Bạn có hát được không?

Bạn có thể ngồi trên cái ghế này được không?

Tôi thích kẹo

(1) Look and match (nhìn và nối)

2) Look and write. (nhìn và viết)

cô ấy có thể trượt băng

anh ấy có thể nấu ăn

cô ấy có thể hát

họ có thể nhảy dây

họ không thể nhảy

C. SENTENCE PATTERNS – mẫu câu

1) Look, circle and write. (nhìn khoanh tròn và viết)

anh ấy có thể hát không? Không, anh ấy không thê

Anh ấy có thể nhảy không? Không anh ấy không thê

Cô ấy có thể trượt băng không? có cô ấy có thể

Họ có thể vẽ mèo được không? có họ có thể

Họ có thể đạp xe được không? Không, họ không thể

2) Write the answers. (viết câu trả lời)

Anh ấy có thể làm gì? Anh ấy có thể nấu ăn

cô ấy có thể làm gì? Cô ấy có thể đạp xe

Họ có thể làm gì? Họ có thể nhảy

(1) Read and reply (đọc và đáp lại)

2) Ask and answer the questions to find out what your family members can do

Hỏi và trả lời câu hỏi để tìm ra các thành viên trong gia đình bạn có thể làm gì

1) Read and complete (đọc và hoàn thành)

Nam: cậu có 1 con thú cưng nào không, Quân?

Quân: Tớ có, tớ có 1 con vẹt

Nam: Nó có thể làm gì?

Quân: nó có thể bay, hát và trèo cây

Nam: Nó có thể nói không?

Quân: có, nó có thể nói. Nó có thể đếm đến 10 bằng tiếng Anh nữa

Nam: Ồ, tuyệt vời

2) Read and complete (đọc và hoàn thành)

Đây là Mai. Cô ấy học ở trường Quốc tế Hà Nội

Cô ấy thích âm nhạc

Cô ấy có thể hát

Cô ấy không thể chơi piano

Anh trai cô ấy có thể chơi piano

Nhưng anh ấy không thể hát

Xin chào, Tôi là Mai. Tôi học ở trường quốc tế Hà Nội. Tôi rất thích âm nhạc. Tôi có thể hát, nhưng tôi không thể chơi piano. Tôi có 1 anh trai. Anh ấy có thể chơi piano nhưng không thể hát.

1) Look and complete (nhìn và hoàn thành)

Mai can sing (Mai có thể hát)

can dance (tom có thể nhảy)

can’t skip (Nam k thể nhảy dây)

can play football (Tony có thể chơi bóng đá)

can’t play the piano (Linda không thể chơi piano)

2) write about your family (viết về gia đình của bạn)

Mẹ bạn có thể………

bà ấy không thể…………..

Bố bạn có thể…………

Ông ấy không thể………..

Tôi có thể………….

Tôi không thể……………

Trong việc học tập môn tiếng Anh, bên cạnh ngữ pháp thì từ vựng đóng vai trò cốt lõi và vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm cho các bé thật nhiều từ vựng để vốn từ của bé phong phú hơn, giúp cho việc đọc hiểu của bé trở nên dễ dàng. Về cách học từ vựng tiếng Anh thì các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và tham khảo các loại sách học từ vựng dành cho trẻ hoặc cho các em học trên các web học từ vựng tiếng Anh online.

10 Bài Văn Mẫu Tả Cái Bàn Học Lớp 4,5 Ngắn

Đề bài: Tả cái bàn học

10 bài văn mẫu Tả cái bàn học

MẹoCách viết một bài văn miêu tả hay

Bài mẫu số 1: Tả cái bàn học

Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

Để có thể Tả cái bàn học hay, em cần tìm hiểu Tập làm văn: Thế nào là miêu tả? hoặc tìm hiểu chi tiết Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật đồng thời nâng cao kĩ năng viết văn của mình.

Bài mẫu số 2: Tả cái bàn học

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan… Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Bài mẫu số 3: Tả cái bàn học

Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.

Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thíết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.

Bài mẫu số 4: Tả cái bàn học

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị.

Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó. Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh. Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô-rê-mon”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Bài mẫu số 5: Tả cái bàn học

Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.

Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.

Bài mẫu số 6: Tả cái bàn học

Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.

Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân được quét bởi một lớp véc ni màu gạch sậm, bóng loáng. Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ chơi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế hằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng. Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một cái giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp các loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, sách truyện thiếu nhi… theo thứ tự nhất định. Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là cái thế giới riêng trong phòng em. Các bạn đến thăm em cũng thường ao ước có một cái bàn như thế để học. Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.

Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời.

Bài mẫu số 7: Tả cái bàn học

“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.

À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành layơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.

Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.

Bài mẫu số 8: Tả cái bàn học

Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thỏa mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò.

Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khác cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường.

Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung. Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gang ngăn nắp. Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo. Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành.

Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.

Bài mẫu số 9: Tả cái bàn học

Em có một chiếc bàn học rất đẹp. Nó được ba em kê cạnh đầu giừng để em tiện học tập và dễ dàng đi ngủ sau mỗi lần học xong.

Cái bàn học được làm bằng gỗ mít nên rất là sáng và được phun bóng. Nó có màu vàng. Bề mặt chiếc bàn là một hình chữ nhật có chiều dài 120 cm và chiều rộng là 60 cm. Bên dưới được thiết kế làm 3 ngăn kéo có độ rộng vừa phải để đủ em đựng ít sách và vở cộng thêm đồ dùng học tập hàng ngày từ đó làm cho chiếc bàn học của em trở lên ngăn nắp hơn. Chiếc bàn có 4 chân hình vuông cao khoảng 1m phù hợp với chiều cao và có một chiếc ghế đi kèm để em có thể ngồi học.

Bên trên chiếc bàn em xếp sách giáo khoa ra một góc, vở viết ra một góc, sách bài tập ra một góc như vậy đến khi tìm rất nhanh và thuận lợi. Đồng thời cái bàn rộng em có thể để thêm một số thứ để trang trí cho nó đẹp hơn như đồng hồ, bình hoa.

Em rất thích cái bàn học này, nhờ có bàn học mà em có chỗ để học tập và viết bài sau mỗi giờ tan học và học bài cũ. Em rất thích cái bàn học này. Em sẽ cố gắng giữ gìn nó một cách cẩn thận để nó luôn mới và đẹp.

Bài mẫu số 10: Tả cái bàn học

Khi bắt đầu vào học lớp một, ba em đã chặt cây gỗ xà cừ to sau nhà và mang đi đóng tặng em một cái bàn học để giúp em có một quá trình học tốt hơn.

Cái bàn học được làm bằng gỗ xà cừ sơn màu nâu đất. Bề mặt cái bàn là một hình chữ nhật có chiều dài là 1m và chiều rộng là 50 cm. Bên dưới là một cái ngăn kéo để em có thể đựng đồ dùng học tập bên trong mà không bị mất hay lấp láp. Cái bàn có 4 chân cao chừng gần 1m có hình vuông để giúp mặt bàn đứng vững hơn. Và khi tì xuống cũng không bị khập khiễng hay nghiêng ngả giúp e có thể học bài tốt hơn.

Em rất yêu quý cái bàn học này, sẽ sẽ cố gắng giữ gìn để nó luôn mới và theo em trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập của mình và để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ thành một người giỏi giang.

Bàn học là người bạn thân thiết với mỗi bạn học sinh, là vật dụng không thể thiếu trong hoạt động học. Cùng viết về các đồ vật, bên cạnh các vật dụng trong học tập, các em có thể luyện tập viết bài tả đồ vật trong gia đình, sinh hoạt khác như: Tả cái đồng hồ treo tường, Tả cái tủ lạnh, Tả cái tivi (vô tuyến truyền hình), Tả cái tủ

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-cai-ban-hoc-40906n.aspx

Các Bài Tập Và Giải Bài Tập Tiếng Anh Lớp 4

Một số các bài học tiếng anh lớp 4 https://alokiddy.com.vn/tieng-anh-lop-4-movers-2-ls5 theo chương trình cải cách giáo dục hiện nay mà các bạn có thể tham khảo tại Alokiddy để hiểu biết và tiếp cận với kiến thức mà con em mình đang học tập. Để từ đó có thể học tập cùng và hướng dẫn con học tập tốt hơn.

Bài tập tiếng anh lớp 4 bài 4

Ngoài việc phải ghi nhớ số đếm trong việc học tiếng anh trẻ em https://alokiddy.com.vn/ thì các bạn học sinh còn phải ghi nhớ cả số thứ tự mà quy tắc viết cũng khá đơn giản, thế nhưng cách đọc lại không hề đơn giản một chút nào. Việc ghi nhớ song song cả số đếm lẫn số thứ tự trong tiếng anh có thể nói phức tạp hơn tiếng Việt, đó là hai cách đọc và cách viết hoàn toàn nhau và dễ gây nhầm lẫn cho học sinh hơn. Vậy làm thế nào để con học tốt trong bài học này?

Thứ nhất, các con còn bé chưa hiểu nhiều về khái niệm quy luật, tất cả những từ tiếng anh này đều có những quy tắc và quy luật để học tập và ghi nhớ dễ nhất, hãy hướng dẫn con học theo những quy tắc này hoặc tự đưa ra những định nghĩa và quy tắc của riêng mình mà con con có thể nghiệm ra. Như vậy thì các con học thuộc các số đếm hay số thứ tự rất nhanh, vận dụng cũng linh hoạt và dễ hơn.

Trong việc học tập tiếng anh mỗi ngày, con học sớm việc luyện nghe nói và phát âm tiếng anh sẽ chuẩn và dễ dàng tiếp thu hơn, ở trẻ nhỏ có sự nhạy bén trong việc lắng nghe âm thanh rất tốt. Thay vì để lớn lên như trước kia thì đưa tiếng anh vào giảng dạy từ lớp 1 là sự hợp lý và rất tốt cho con. Các trung tâm tiếng anh thiếu nhi https://alokiddy.com.vn/trung-tam-tieng-anh-tre-em trên địa bàn các thành phố lớn hiện nay, việc học tiếng anh cũng được các bậc phụ huynh quan tâm và cho con học từ rất sớm. Tại trung tâm Alokiddy cũng có những lớp học tiếng anh từ 3 tuổi – thời gian vàng cho con học tập ngôn ngữ mới để tiếp thu và theo kịp với các bài học tiếng anh khi đã đưa bắt đầu vào các bậc học chính thức của Việt Nam.

Nguồn chia sẻ: https://languagelink.com.vn/

Học Tiếng Anh Lớp 4 Qua Bài Hát Được Không ?

Học tiếng Anh lớp bốn qua bài hát có tốt ko ? Liệu với độ tuổi này, phương pháp này còn mang đến hiệu quả hay không. thực tại cho chúng ta thấy bất cứ phương pháp nào cũng có hiệu quả riêng của nó nếu được sử dụng đúng thời kỳ và khai triển đúng cách. Các em lớp 4 cũng vậy, ở độ tuổi này sẽ phải tiếp nạp nhiều tri thức tiếng Anh khác nhau nhưng mà phương pháp học qua bài hát vẫn tiếp tục được ưa thích .

Học tiếng Anh không chỉ đơn giản hóa là nắm vững ngữ pháp, xây dựng cho mình vốn từ mới phong phú mà cần thiết là phải giao tiếp tiếng Anh tốt. Trong bất cứ hoàn cảnh tình huống nào, các em cũng đều có thể có khả năng trò chuyện được với người nước ngoài.

Hiện có tương đối nhiều phương pháp cải thiện kỹ năng nghe của các em trong số đó phải kể đến là học tiếng Anh qua bài hát. Các em được nghe những bài hát mình thích, được hát theo điệu nhạc vui nhộn, cảm thấy yêu thích khi học thì chắc hẳn các em sẽ thích bộ môn này.

không chỉ những thế, các em còn có thể cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh. tại sao lại vậy. đấy là khi các em nghe, nhớ lời thì có thể nhắc lại theo đúng giọng của người bản ngữ. Đó là cách luyện nói tiếng Anh rất tốt phải không nào.

Học tiếng Anh qua bài hát nơi đâu?

Học tiếng Anh qua bài hát lớp 4, các bậc cha mẹ và các em có thể tìm các bài hát trên mạng mọi đề tài như thiên nhiên, con vật… sàng lọc các bài hát vui nhộn với lời thoại dễ nhớ.

Vậy nghe bài hát tiếng Anh khi nào để có hiệu quả. Các em có thể nghe khi đang đùa nghịch cùng bạn, nghe sau khi học bài xong, nghe trước khi đi ngủ đều rất tốt cho các em. Tạo lề thói nghe nhiều sẽ giúp các em làm quen với môi trường tiếng Anh, cách phát âm, ngữ điệu và cách nhấn nhá khi đọc. Nếu làm được điều đó, các em khi đọc tiếng Anh sẽ tự nhiên và giống với người bản ngữ hơn.

Bài gốc: chúng tôi